Cà Kê Dê Ngỗng
Vì sao người dân Trung Quốc ủng hộ một kẻ giết người?
Sau 6 năm bị cưỡng chế phải phá bỏ nhà, bị biến thành một người vô gia cư và nghèo đói, ông Hầu Kiến Trung, 55 tuổi, đã trả thù bằng cách giết ông Cao Quân Hề, người chịu trách nhiệm việc phá dỡ.
Một tòa nhà bị chính quyền phá hủy ở thành phố Hải Khẩu, Trung Quốc ngày 6/8/2010 (Ảnh: ChinaFotoPress/Getty Images)
Sau 6 năm bị cưỡng chế phải phá bỏ nhà, bị biến thành một người vô
gia cư và nghèo đói, ông Hầu Kiến Trung, 55 tuổi, đã trả thù bằng cách
giết ông Cao Quân Hề, người chịu trách nhiệm việc phá dỡ.
Nhiều người dùng internet ở Trung Quốc đã bày tỏ sự cảm thông, trong khi một số còn ca ngợi ông Hầu như một anh hùng.
Ngày 25/5, ông Hầu đã chém ông Cao đến chết với một cái rìu và một con
dao giữa ban ngày gần trạm xe bus ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, truyền thông
Trung Quốc đưa tin.
Sau cuộc tấn công, ông Hầu không bỏ chạy khỏi hiện trường mà còn yêu cầu
những người đứng ngoài xem gọi cảnh sát, tờ Tin tức Kinh doanh Trung
Quốc (China Business News) đưa tin. Khi cảnh sát tới bắt, ông Hầu hoàn
toàn tuân thủ, thậm chí còn nói không cần phải còng tay.
Khi Trung Quốc trải qua sự bùng nổ ồ ạt của bất động sản, được quảng bá
rầm rộ như dấu hiệu rõ ràng nhất của phát triển kinh tế rực sáng như sao
băng của đất nước, rất nhiều người dân nghèo ở Trung Quốc đã trở thành
nạn nhân của những nhà phát triển bất động sản giàu có. Với những khoản
bồi thường rất nhỏ, đất đai của họ gần như bị cướp đoạt. Những người
chọn bảo vệ tài sản của mình, thay vì trở thành người vô gia cư, thường
phải đối mặt với bạo lực từ những công nhân xây dựng, từ các đám côn đồ
được thuê, hoặc thậm chí từ cảnh sát câu kết với các nhà phát triển bất
động sản. Những cuộc xung đột liên tiếp, những vụ thương tích và tử vong
liên quan đã trở thành đề tài nóng bỏng trong công luận những năm gần
đây.
Năm 2010, một người nông dân tên Dương Hữu Đức đã bảo vệ mảnh đất của
mình khỏi các đội xây dựng bằng cách bắn pháo tự tạo từ một tháp canh.
Yang Youde wheels his homemade cannons around his property on June 6. (Epoch Times Archive)
Ông Dương Hữu Đức và các khẩu súng pháo tự tạo (Ảnh: Epoch Times Archive)
Nhiều người xem ông Hầu Kiến Trung, vốn kiếm sống bằng nghề lái xe ôm
bất hợp pháp sau khi mất nhà, như một người bảo vệ công lý trong thời
đại mà pháp luật thường bị nhà cầm quyền chà đạp.
“Khi luật pháp không thể mang lại công lý, ông đã tự mình thực thi công
lý. Ông Hầu là một trang nam nhi thực thụ. Tôi ủng hộ ông”, một người
dùng Internet có tên “Pingfan” nói.
Một người dùng giấu tên đến từ Tây An nói: “Ông Hầu chắc chắn đã phải
rất tuyệt vọng, nếu không, ai mà có thể chờ tới 6 năm để trả thù? Giết
người chắc chắn là một việc làm sai trái, nhưng tất cả mọi thứ xảy ra
đều có lý do. Cảnh sát phải điều tra điều gì đã xảy ra và nói với người
dân sự thật!”.
Những người khác còn đề nghị quyên góp tiền ủng hộ gia đình ông.
Một nhà văn độc lập Trung Quốc tên là Đỗ Quang Đạt nói với Đài Á Châu Tự
do (RFA) rằng sự ủng hộ của cộng đồng đối với ông Hầu cho thấy thái độ
khinh bỉ nói chung của dân chúng đối với việc cưỡng chế phá hủy tài sản
đang diễn ra ở đất nước họ.
“Người dân Trung Quốc cực lực phẫn nộ về việc chính phủ phá hủy nhà của
họ, vì vậy những bình luận trên Interrnet ủng hộ chủ nhà trở nên áp
đảo”, ông Đỗ nói. “Do những khoản lợi nhuận khổng lồ thu được từ những
dự án phá dỡ nhà, không có giới hạn nào đối với các quan chức khi liên
quan tới ‘việc làm ăn’ này”.
Phá dỡ nhà là nguyên nhân của nhiều cuộc xung đột chết người ở Trung
Quốc đại lục. Trong vụ việc mới nhất, diễn ra hôm 29/5 ở Tam Á, thuộc
tỉnh Hải Nam phía nam Trung Quốc, chính quyền thành phố đã bố trí 200
người đàn ông để phá dỡ nhà của người dân địa phương mặc dù không đạt
được một thỏa thuận nào trước đó. Hàng chục người dân địa phương phản
đối việc phá dỡ này đã bị đánh đập và bị thương. Hơn 10 người dân phải
nhập viện và 7 người bị bắt.
Người dân địa phương cho rằng chính phủ đã không đồng ý bồi thường sau
khi phá hủy nhà, những ngôi nhà vốn được người dân xây lên bằng tiền của
chính họ.
Trong các tranh chấp khác, các chủ nhà đã dùng những biện pháp cực đoan
để phản đối việc phá dỡ, như tự thiêu và những cách khác để tự tử.
Tổ chức giám sát Quyền Công dân và Quyền Sinh kế, một nhóm dân sự ở tỉnh
Hồ Bắc thuộc miền trung Trung Quốc đã công bố một báo cáo thống kê
không đầy đủ vào năm ngoái cho thấy có ít nhất 16 người chết do các vụ
cưỡng chế phá dỡ nhà năm 2013.
Lu Chen & Leo Timm, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Thuần Thanh biên dịch
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Vì sao người dân Trung Quốc ủng hộ một kẻ giết người?
Sau 6 năm bị cưỡng chế phải phá bỏ nhà, bị biến thành một người vô gia cư và nghèo đói, ông Hầu Kiến Trung, 55 tuổi, đã trả thù bằng cách giết ông Cao Quân Hề, người chịu trách nhiệm việc phá dỡ.
Một tòa nhà bị chính quyền phá hủy ở thành phố Hải Khẩu, Trung Quốc ngày 6/8/2010 (Ảnh: ChinaFotoPress/Getty Images)
Sau 6 năm bị cưỡng chế phải phá bỏ nhà, bị biến thành một người vô
gia cư và nghèo đói, ông Hầu Kiến Trung, 55 tuổi, đã trả thù bằng cách
giết ông Cao Quân Hề, người chịu trách nhiệm việc phá dỡ.
Nhiều người dùng internet ở Trung Quốc đã bày tỏ sự cảm thông, trong khi một số còn ca ngợi ông Hầu như một anh hùng.
Ngày 25/5, ông Hầu đã chém ông Cao đến chết với một cái rìu và một con
dao giữa ban ngày gần trạm xe bus ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, truyền thông
Trung Quốc đưa tin.
Sau cuộc tấn công, ông Hầu không bỏ chạy khỏi hiện trường mà còn yêu cầu
những người đứng ngoài xem gọi cảnh sát, tờ Tin tức Kinh doanh Trung
Quốc (China Business News) đưa tin. Khi cảnh sát tới bắt, ông Hầu hoàn
toàn tuân thủ, thậm chí còn nói không cần phải còng tay.
Khi Trung Quốc trải qua sự bùng nổ ồ ạt của bất động sản, được quảng bá
rầm rộ như dấu hiệu rõ ràng nhất của phát triển kinh tế rực sáng như sao
băng của đất nước, rất nhiều người dân nghèo ở Trung Quốc đã trở thành
nạn nhân của những nhà phát triển bất động sản giàu có. Với những khoản
bồi thường rất nhỏ, đất đai của họ gần như bị cướp đoạt. Những người
chọn bảo vệ tài sản của mình, thay vì trở thành người vô gia cư, thường
phải đối mặt với bạo lực từ những công nhân xây dựng, từ các đám côn đồ
được thuê, hoặc thậm chí từ cảnh sát câu kết với các nhà phát triển bất
động sản. Những cuộc xung đột liên tiếp, những vụ thương tích và tử vong
liên quan đã trở thành đề tài nóng bỏng trong công luận những năm gần
đây.
Năm 2010, một người nông dân tên Dương Hữu Đức đã bảo vệ mảnh đất của
mình khỏi các đội xây dựng bằng cách bắn pháo tự tạo từ một tháp canh.
Yang Youde wheels his homemade cannons around his property on June 6. (Epoch Times Archive)
Ông Dương Hữu Đức và các khẩu súng pháo tự tạo (Ảnh: Epoch Times Archive)
Nhiều người xem ông Hầu Kiến Trung, vốn kiếm sống bằng nghề lái xe ôm
bất hợp pháp sau khi mất nhà, như một người bảo vệ công lý trong thời
đại mà pháp luật thường bị nhà cầm quyền chà đạp.
“Khi luật pháp không thể mang lại công lý, ông đã tự mình thực thi công
lý. Ông Hầu là một trang nam nhi thực thụ. Tôi ủng hộ ông”, một người
dùng Internet có tên “Pingfan” nói.
Một người dùng giấu tên đến từ Tây An nói: “Ông Hầu chắc chắn đã phải
rất tuyệt vọng, nếu không, ai mà có thể chờ tới 6 năm để trả thù? Giết
người chắc chắn là một việc làm sai trái, nhưng tất cả mọi thứ xảy ra
đều có lý do. Cảnh sát phải điều tra điều gì đã xảy ra và nói với người
dân sự thật!”.
Những người khác còn đề nghị quyên góp tiền ủng hộ gia đình ông.
Một nhà văn độc lập Trung Quốc tên là Đỗ Quang Đạt nói với Đài Á Châu Tự
do (RFA) rằng sự ủng hộ của cộng đồng đối với ông Hầu cho thấy thái độ
khinh bỉ nói chung của dân chúng đối với việc cưỡng chế phá hủy tài sản
đang diễn ra ở đất nước họ.
“Người dân Trung Quốc cực lực phẫn nộ về việc chính phủ phá hủy nhà của
họ, vì vậy những bình luận trên Interrnet ủng hộ chủ nhà trở nên áp
đảo”, ông Đỗ nói. “Do những khoản lợi nhuận khổng lồ thu được từ những
dự án phá dỡ nhà, không có giới hạn nào đối với các quan chức khi liên
quan tới ‘việc làm ăn’ này”.
Phá dỡ nhà là nguyên nhân của nhiều cuộc xung đột chết người ở Trung
Quốc đại lục. Trong vụ việc mới nhất, diễn ra hôm 29/5 ở Tam Á, thuộc
tỉnh Hải Nam phía nam Trung Quốc, chính quyền thành phố đã bố trí 200
người đàn ông để phá dỡ nhà của người dân địa phương mặc dù không đạt
được một thỏa thuận nào trước đó. Hàng chục người dân địa phương phản
đối việc phá dỡ này đã bị đánh đập và bị thương. Hơn 10 người dân phải
nhập viện và 7 người bị bắt.
Người dân địa phương cho rằng chính phủ đã không đồng ý bồi thường sau
khi phá hủy nhà, những ngôi nhà vốn được người dân xây lên bằng tiền của
chính họ.
Trong các tranh chấp khác, các chủ nhà đã dùng những biện pháp cực đoan
để phản đối việc phá dỡ, như tự thiêu và những cách khác để tự tử.
Tổ chức giám sát Quyền Công dân và Quyền Sinh kế, một nhóm dân sự ở tỉnh
Hồ Bắc thuộc miền trung Trung Quốc đã công bố một báo cáo thống kê
không đầy đủ vào năm ngoái cho thấy có ít nhất 16 người chết do các vụ
cưỡng chế phá dỡ nhà năm 2013.
Lu Chen & Leo Timm, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Thuần Thanh biên dịch