Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Vì sao nước TIN LÀNH giàu hơn
[Vì sao nước TIN LÀNH giàu hơn] Trước tiên, phiền các bạn bình tĩnh. Đây chỉ là bài tham khảo chứ không có mục đích gì. Giờ vô vấn đề. Không phải nước giàu nào cũng là nước Tin Lành (Thiên Chúa Giáo, nhưng Tin Lành (Protestant), nhưng gần như tất cả các nước Tin Lành đều rất giàu. Không tin tôi hả? Hãy nhìn bảng xếp hạng các nước giàu có nhất xem, tôi sẽ liệt kê 8 nước trong top 20 thôi:
- Mỹ
- 1 Mỹ.
- 2
- 3 Úc.
- 4 Anh Quốc.
- 5 Na Uy.
- 6 Đan Mạch.
- 7 Đức – tỷ lệ Công Giáo và Tin Lanh ngang nhau.
- 8 New Zealand.
Ngày xưa thì Công Giáo là lớn nhất. Nhưng sau khi Martin Luther tu sĩ người Đức thực hiện cuộc cách mạng Tin Lành vì không đồng ý với cơ chế tổ chức và quyền lực thì sinh ra Tin Lành. Ai muốn tìm hiểu thêm cứ việc, ở đây tôi không nói đến. Trở lại vấn đề – các nước Tin Lành hầu hết rất giàu. Có phải ngẫu nhiên không? Tôi cho rằng không. Nghiên cứu và tìm hiểu của tôi đã đưa tôi những câu trả lời sau đây, để giải thích vì sao các quốc gia Tin Lành lại giàu có.
- Giáo dục – Với sự cải cách Tin Lành được dẫn đầu bởi Martin Luther, các nhà truyền đạo cũng như những cha Tin Lành đã khuyến khích người dân đọc Kinh Thánh. Trước đây vì đa số dân chúng không biết đọc nên nhà thờ là nơi truyền kiến thức giáo lý cho họ. Sau cuộc cải cách đó thì Tin Lành khuyến khích người dân độc Kinh Thanh trực tiếp để giải nghĩa và hiểu. Các nhà truyền đạo vừa dạy chữ vừa dạy Kinh Thánh cho nên vì thế mà người dân trở nên hiểu biết hơn. Và đó là nền tảng cho giáo dục Tin Lành.
- Khoa học – Các nước Tin Lành khuyến khích dân chúng khám phá khoa học để tìm hiểu sự thật. Cảm hứng có thể tìm thấy trong Psalms hay Genenis.
- Cơ chế quyền lực tự do – Khác với Nhà Thờ Công Giáo, với cơ chế chặt chẽ, các nước Tin Lành tin vào một cơ chế tự do hơn. Quyền lực không nên tập trung vào bất cứ cá nhân hay tổ chức nào.
- Chủ nghĩa tư bản – Các nước Tin Lành đã không sáng chế ra chủ nghĩa tư bản nhưng họ đã áp dụng nó hiệu quả hơn. Trong tư duy Tin Lành, làm giàu chẳng có gì sai. Làm giàu là phục vụ Chúa, là làm đẹp cho đời. Tiền không có tội, lòng tham để làm hại người khác mới có tội. 1 Timothy 6:10 viết “Lòng tham cho đồng tiền là nguồn gốc của mọi tội lỗi.” Chính điều này đã xây dựng nền tảng làm giàu ở các nước Tin Lành, điển hình là Mỹ.
- Tinh thần làm việc – Đi kèm với chủ nghĩa tư bản, Tin Lành cho rằng làm việc cật lực là cách để phục vụ Chúa và nhân loại. Lao động là vinh quang chứ không phải khổ sai hay án phạt.
- Sự tách biệt giữa quyền lực Nhà Thờ và Nhà Nước – Điều này không đồng nghĩa với việc tách biệt lý tưởng hay giá trị tôn giáo ra khỏi nhà nước. Nhà nước được thành lập bởi con người và con người có thể tin vào tôn giáo. Nhưng các nước Tin Lành tách biệt Nhà Thờ – nghĩa là tổ chức tôn giáo – ra khỏi chính phủ. Nghĩa là Nhà Thờ chỉ là một tổ chức chứ không có quyền phán xét chính sách hay chính phủ và có hiệu lực.
- Lãi suất – Trong khi Nhà Thờ Công Giáo cấm việc cho vay tính lãi suất thì Tin Lành lại cho phép. Điều này tuy nhỏ nhưng nó đã thả lỏng thị trường tự do và chủ nghĩa tư bản. Lãi suất là giá cả của đồng tiền, là cách thị trường dùng để phân phối tài nguyên và tiền bạc. Khi dụng cụ này được thả lòng thì nó tạo nền tảng để phát triển kinh tế.
- Không thần tượng cá nhân – Tin Lành hiếm khi nào thần tượng hóa bất cứ cá nhân hay tổ chức nào. Dù bạn là cha nhà thờ, vua chúa hay lãnh đạo chính trị – bạn chỉ là một cá nhân. Người ta tin vào lý tưởng chứ không tin vào cá nhân. Cho nên độc tài hiếm khi nào xuất hiện hay thành công ở các nước Tin Lành.
Những lý do nêu trên có thể sai, có thể đúng, tùy vào quan niệm của từng người. Các nước Công Giáo như Ý và Pháp cũng là những quốc gia giàu có. Nghĩa là Tin Lành không phải là điều kiện phải có, mà là một yếu tố quan trọng trong bao yếu tố khác. Không phải nước giàu nào cũng là Tin Lành nhưng các nước Tin Lành đều rất giàu. Nguyên nhân có thể tóm tắt là không thần tượng cá nhân, chủ nghĩa tư bản, phân chia quyền lực, làm việc có trách nhiệm và giáo dục.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Vì sao nước TIN LÀNH giàu hơn
[Vì sao nước TIN LÀNH giàu hơn] Trước tiên, phiền các bạn bình tĩnh. Đây chỉ là bài tham khảo chứ không có mục đích gì. Giờ vô vấn đề. Không phải nước giàu nào cũng là nước Tin Lành (Thiên Chúa Giáo, nhưng Tin Lành (Protestant), nhưng gần như tất cả các nước Tin Lành đều rất giàu. Không tin tôi hả? Hãy nhìn bảng xếp hạng các nước giàu có nhất xem, tôi sẽ liệt kê 8 nước trong top 20 thôi:
- Mỹ
- 1 Mỹ.
- 2
- 3 Úc.
- 4 Anh Quốc.
- 5 Na Uy.
- 6 Đan Mạch.
- 7 Đức – tỷ lệ Công Giáo và Tin Lanh ngang nhau.
- 8 New Zealand.
Ngày xưa thì Công Giáo là lớn nhất. Nhưng sau khi Martin Luther tu sĩ người Đức thực hiện cuộc cách mạng Tin Lành vì không đồng ý với cơ chế tổ chức và quyền lực thì sinh ra Tin Lành. Ai muốn tìm hiểu thêm cứ việc, ở đây tôi không nói đến. Trở lại vấn đề – các nước Tin Lành hầu hết rất giàu. Có phải ngẫu nhiên không? Tôi cho rằng không. Nghiên cứu và tìm hiểu của tôi đã đưa tôi những câu trả lời sau đây, để giải thích vì sao các quốc gia Tin Lành lại giàu có.
- Giáo dục – Với sự cải cách Tin Lành được dẫn đầu bởi Martin Luther, các nhà truyền đạo cũng như những cha Tin Lành đã khuyến khích người dân đọc Kinh Thánh. Trước đây vì đa số dân chúng không biết đọc nên nhà thờ là nơi truyền kiến thức giáo lý cho họ. Sau cuộc cải cách đó thì Tin Lành khuyến khích người dân độc Kinh Thanh trực tiếp để giải nghĩa và hiểu. Các nhà truyền đạo vừa dạy chữ vừa dạy Kinh Thánh cho nên vì thế mà người dân trở nên hiểu biết hơn. Và đó là nền tảng cho giáo dục Tin Lành.
- Khoa học – Các nước Tin Lành khuyến khích dân chúng khám phá khoa học để tìm hiểu sự thật. Cảm hứng có thể tìm thấy trong Psalms hay Genenis.
- Cơ chế quyền lực tự do – Khác với Nhà Thờ Công Giáo, với cơ chế chặt chẽ, các nước Tin Lành tin vào một cơ chế tự do hơn. Quyền lực không nên tập trung vào bất cứ cá nhân hay tổ chức nào.
- Chủ nghĩa tư bản – Các nước Tin Lành đã không sáng chế ra chủ nghĩa tư bản nhưng họ đã áp dụng nó hiệu quả hơn. Trong tư duy Tin Lành, làm giàu chẳng có gì sai. Làm giàu là phục vụ Chúa, là làm đẹp cho đời. Tiền không có tội, lòng tham để làm hại người khác mới có tội. 1 Timothy 6:10 viết “Lòng tham cho đồng tiền là nguồn gốc của mọi tội lỗi.” Chính điều này đã xây dựng nền tảng làm giàu ở các nước Tin Lành, điển hình là Mỹ.
- Tinh thần làm việc – Đi kèm với chủ nghĩa tư bản, Tin Lành cho rằng làm việc cật lực là cách để phục vụ Chúa và nhân loại. Lao động là vinh quang chứ không phải khổ sai hay án phạt.
- Sự tách biệt giữa quyền lực Nhà Thờ và Nhà Nước – Điều này không đồng nghĩa với việc tách biệt lý tưởng hay giá trị tôn giáo ra khỏi nhà nước. Nhà nước được thành lập bởi con người và con người có thể tin vào tôn giáo. Nhưng các nước Tin Lành tách biệt Nhà Thờ – nghĩa là tổ chức tôn giáo – ra khỏi chính phủ. Nghĩa là Nhà Thờ chỉ là một tổ chức chứ không có quyền phán xét chính sách hay chính phủ và có hiệu lực.
- Lãi suất – Trong khi Nhà Thờ Công Giáo cấm việc cho vay tính lãi suất thì Tin Lành lại cho phép. Điều này tuy nhỏ nhưng nó đã thả lỏng thị trường tự do và chủ nghĩa tư bản. Lãi suất là giá cả của đồng tiền, là cách thị trường dùng để phân phối tài nguyên và tiền bạc. Khi dụng cụ này được thả lòng thì nó tạo nền tảng để phát triển kinh tế.
- Không thần tượng cá nhân – Tin Lành hiếm khi nào thần tượng hóa bất cứ cá nhân hay tổ chức nào. Dù bạn là cha nhà thờ, vua chúa hay lãnh đạo chính trị – bạn chỉ là một cá nhân. Người ta tin vào lý tưởng chứ không tin vào cá nhân. Cho nên độc tài hiếm khi nào xuất hiện hay thành công ở các nước Tin Lành.
Những lý do nêu trên có thể sai, có thể đúng, tùy vào quan niệm của từng người. Các nước Công Giáo như Ý và Pháp cũng là những quốc gia giàu có. Nghĩa là Tin Lành không phải là điều kiện phải có, mà là một yếu tố quan trọng trong bao yếu tố khác. Không phải nước giàu nào cũng là Tin Lành nhưng các nước Tin Lành đều rất giàu. Nguyên nhân có thể tóm tắt là không thần tượng cá nhân, chủ nghĩa tư bản, phân chia quyền lực, làm việc có trách nhiệm và giáo dục.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa