Hình Ảnh & Sự Kiện

Victoria: Tuần Lễ Tỵ Nạn - Lễ Tưởng Niệm Đồng Bào Hy Sinh Trên Đường Đi Tìm Tự Do

"Tuần Lễ Tỵ Nạn là dịp để mừng những thành quả, những đóng góp tích cực mà người tỵ nạn chúng ta cống hiến cho nước Úc, là một quốc gia đã được phong phú hóa nhờ


"Tuần Lễ Tỵ Nạn là dịp để mừng những thành quả, những đóng góp tích cực mà người tỵ nạn chúng ta cống hiến cho nước Úc, là một quốc gia đã được phong phú hóa nhờ vào chính sách đa văn hóa và những người tỵ nạn chọn nơi đây làm quê hương. Đó là điều không thể chối cải, và người Việt có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng một xã hội đa văn hóa vì chính chúng ta là những người đã được thừa hưởng những điều tốt đẹp từ chính sách nàỵ" - đó là phần mở đầu bài phát biểu của cô Nguyễn Kim Hương (Thủ Quỹ CĐNVTD/VIC) tại buổi lễ được tổ chức ở Springvale.

Năm nay, để tạo sự thuận tiện cho đồng bào hai miền Đông và Tây, CĐNVTD/VIC tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào hy sinh trên đường vượt biên, vượt biển tìm tự do vào dịp Tuần Lễ Tỵ Nạn tại hai vùng - Springvale (Miền Đông - Ngày Thứ Bảy 24/06/2017) và Footscray (Miền Tây - Ngày Chủ Nhật 25/06/2017). Tại Springvale, buổi lễ được tổ chức trong hội trường của trường tiểu học Springvale Rise, và ở Footscray tại Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân, Jensen Park.

Tham gia và tham dự buổi lễ không chỉ có thế hệ thứ nhất, các vị CQN QLVNCH, các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo mà còn có thế hệ thứ hai, thứ ba tuy không phải là tỵ nạn nhưng mang giòng máu tỵ nạn. Sự hiện diện của các thế hệ trẻ đã nói lên sự gìn giữ và phát huy truyền thống tỵ nạn và tinh thần nhân bản VNCH. Bước theo thế hệ đi trước là các thế hệ đi sau cùng sánh vai nhau trong các sinh hoạt cộng đồng, đấy là hình ảnh của sự gắn bó và nối tiếp giữa các thế hệ.

Tại Springvale, đứng bên cạnh MC Hà Thúc Trí, thế hệ thứ hai, là cô Như Hoàng, thế hệ thứ nhất. Ở Footscray, ông Nguyễn Thế Phong (Trưởng Ban Quản Trị Đền Thờ Quốc Tổ), thế hệ đi trước song hành cùng MC Elisa Huỳnh, thế hệ tiếp nối. Hát quốc ca Úc có em Jenny Trần ở Springvale, Timothy (Thanh Toàn) Đinh ở Footscray và ở hai nơi quốc ca VNCH đều được Hội Phụ Nữ CĐ hùng hồn hợp ca làm tròn nghi thức chào quốc kỳ Úc-Việt với hai thế hệ.

Là cái xương sống của cộng đồng, Hội CQN QLVNCH/VIC đều hiện diện ở cả hai buổi lễ. Riêng tại Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân, Footscray, Hội CQN QLVNCH/VIC đảm nhiệm lễ thượng kỳ tại kỳ đài do HĐTP Maribyrnong dựng lên (dành riêng cho cộng đồng Người Việt) sau khi đã chấp thuận và công nhận Cờ Vàng theo kiến nghị của CĐNVTD/VIC, vào ngày 20/10/2015.

Tại Springvale, bà Bé Hà (Trưởng BTC) ngỏ lời chào mừng quan khách và nói rằng - Không ai muốn rời bỏ quê hương của mình nhưng chúng ta/tôi phải trốn chạy chế độ CS để đi tìm tự do. Tiếp theo, bà Bé Hà đã ngắn gọn kể lại chuyến vượt biên lênh đênh trên biển cả hơn một tháng trời, thiếu nước, thiếu lương thực và đã bị hải tặc Thái Lan chận cướp nhiều lần. Nhưng may mắn thay sau đó tàu của bà đã được cứu vớt đưa vào thành phố Darwin. Kể lại câu chuyện này bà muốn nói lên lòng biết ơn sâu xa đối với đất nước Úc, và nguyện đền ơn đáp nghĩa bằng những đóng góp tích cực cho xã hội.

Ông Luke Donnellan (Bộ Trưởng Bộ Đường Sá và An Toàn Giao Thông) luôn xúc động khi nghe những câu chuyện vượt biên, vượt biển đầy nước mắt, hiểm nguy, kinh hoàng nhưng thật can đảm của người Việt, nhất là những người chỉ đến được bến bờ tự do sau bao lần thất bại đã nói lên sự quyết tâm rời bỏ chế độ CS. Và ngày hôm nay nhờ đón nhận được những cơ hội tốt cộng đồng Người Việt đã thành công và có những đóng góp lớn lao cho xã hội. Ông nghĩ rằng thay vì cộng đồng Người Việt cứ mãi cám ơn nước Úc thì đây là lúc nước Úc phải cám ơn ngược lại vì cộng đồng Người Việt đã có những đóng góp thật đáng kể cho xã hội đa văn hóa Úc Châu.

Các vị dân cử địa phương tham dự, ngoài Bộ Trưởng Luke Donnellan còn có các Nghị Viên Heang (Meng) Tak, Sean O'Reilly và Lợi Trương của HĐTP Greater Dandenong.

Nghị Viên Sean O'Reilly cho rằng thành phố Greater Dandenong là nơi thích hợp nhất cho việc tổ chức Tuần Lễ Tỵ Nạn vì thành phố này là thành phố đa dạng nhất nước Úc với trên 150 sắc dân sống hài hòa với nhau. Trong bài quốc ca Úc có câu "With courage let us all combine" (Với sự can đảm chúng ta hãy cùng nhau [xây dựng một nước Úc tốt đẹp]) đã cho thấy chính sách đa văn hóa đã có từ trong lịch sử xây dựng đất nước Úc, và thành phố Greater Dandenong đã có kế hoạch đón nhận người di dân và tỵ nạn, giúp cho họ hội nhập và thành công.

Sau đó ông Châu Hoàng Vũ (PGHH) được mời làm vị chủ tế cữ hành lễ cầu nguyện cho những hương linh kém may mắn. Tiếp theo, đồng bào lần lượt bước lên cung kính dâng hoa để bày tỏ sự tiếc thương đối với những người không bao giờ đến được bến bờ tự do.

Xen kẻ là những vũ khúc, ca khúc nói về cuộc đời tỵ nạn - các em thuộc Saint Joseph Church với vũ khúc múa quạt, ca sĩ Anh Đào (Đêm Chôn Dầu Vượt Biển), nhóm hợp ca Saint Joseph Church (Bước Chân Việt Nam), bé Nguyễn Bảo Trân, 10 tuổi (Lòng Mẹ), ca sĩ Hoàng Hiệp (Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt), và ban hợp ca Hội Phụ Nữ CĐ (Ta Là Người Việt Nam).

Vào cuối buổi lễ, có một số đồng bào chia sẽ những câu chuyện vượt biên của mình, trong đó có lẽ câu chuyện của ông Nguyễn Thế Phong là ly kỳ và lôi cuốn nhất (xin bấm vào đây để nghe lời kể lại của chính ông Phong).

Tại Footscray, sau nghi thức chao quốc kỳ Úc-Việt và một phút mặc niệm, hai MC Elisa Huỳnh và ông Nguyễn Thế Phong ngõ lời chào đồng bào và xướng danh một số quan khách - Bà Thị Trưởng Catherine Cummings, Nghị Viên Cúc Lâm, và Nghị Viên Gina Huỳnh thuộc HĐTP Maribyrnong, Nghị Viên Trương Lợi (HĐTP Greater Dandenong), ông Trần Đông (Giám Đốc Văn Khố Thuyền Nhân), ông Nguyễn Công Minh (Chủ Tịch Tổng Hội CQN QLVNCH Liên Bang Úc Châu), ông Trần Khánh Dư (PGHH) và các thành viên của BCH CĐNVTD/VIC.

Trước sự tề tựu đông đủ của đồng bào trong tiết trời se lạnh của một sáng mùa đông, Andrew Đỗ (Đỗ Quang Huy, PCT Kế Hoạch & Tài Chánh CĐNVTD/VIC) đã có một bài phát biểu bày tỏ lòng ngưỡng phục về sự can đảm, hy sinh của các bậc cha anh, và đã ghi nhận - "Tôi có mặt hôm nay vì sự dũng cảm và hy sinh của ba mẹ tôi, cũng như những người tỵ nạn khác." Đồng thời kêu gọi - "Cộng đồng người Việt tỵ nạn đã đóng góp rất nhiều cho nước Úc, tuy nhiên trong giai đoạn này, chúng ta phải can đảm để lên tiếng chống lại bất công, và kêu gọi sự đoàn kết để có được một xã hội Úc công bằng hơn cho mọi người. Khi con người đã có can đảm phải rời khỏi đất nước họ, vì lo sợ bị đàn áp bất công, thì chúng ta phải có can đảm chào đón những người xin tỵ nạn đó.

Trước khi dứt lời, tôi xin tạm dịch bốn câu cuối của bài quốc ca Úc, như một lời nhắc nhở về nghĩa vụ của chúng ta, là những người đã tị nạn và là người Úc đương thời:


Đối với những người đã vượt biển,
Chúng ta có vô số tài nguyên để chia sẻ;
Với sự can đảm chúng ta hãy cùng nhau
Xây dựng một nước Úc tốt đẹp"

("For those who've come across the seas,

We've boundless plains to share;
With courage let us all combine
To Advance Australia Fair.")


Tư tưởng lớn gặp nhau (Great minds think alike) - Nghị Viên Sean O'Reilly và Andrew Đỗ đã gặp nhau trên vấn đề đón nhận người tỵ nạn qua những chữ và nghĩa của bài quốc ca Úc.

Ông Trần Đông (Trưởng BTC) trân trọng thưa cùng đồng bào - Nhân Tuần Lễ Tỵ Nạn chúng ta tề tựu về đây để tưởng nhớ hàng trăm ngàn người đã bỏ mình trên biển cả, trong rừng sâu trên đường đi tìm tự do và cũng để tri ân sự giúp đỡ của quốc tế và đất nước Úc đã cưu mang và giúp đỡ hàng triệu người tỵ nạn trên thế giới trong đó có người Việt chúng ta.

Bà Thị Trưởng Catherine Cummings chia sẽ - Bà đã là nghị viên trong 20 năm qua và đã chứng kiến những ngày mới đến rồi kế tiếp là sự hội nhập của cộng đồng người Việt kể từ cuối thập niên 70. Mẹ của bà cũng là một người Đức di dân sang Úc sau Đệ Nhị Thế Chiến, nhưng bà Catherine cảm thấy hối tiếc khi không nói được tiếng Đức vì lúc bấy giờ mẹ của bà chỉ muốn bà giỏi tiếng Anh để nhanh chóng trở thành người Úc. Chính vì vậy mà bà hy vọng cộng đồng Người Việt sẽ tiếp tục dạy con em tiếng Việt, quốc ca Việt Nam (VNCH), gìn giữ văn hóa Việt, ... để đóng góp cho xã hội đa văn hóa Úc mỗi ngày một thêm phong phú hơn.

Ông Trần Khánh Dư (PGHH) cho biết PGHH đã có một lịch sử chống CS rất lâu dài, và khi nước mất thì đạo cũng mất. Rồi ông Dư có một ý tưởng - Có khi nào chúng ta nghĩ rằng sang năm chúng ta làm lễ tưởng niệm đồng bào hy sinh trên đường vượt biên, vượt biển tại Sài Gòn hay không?!

Đặc biệt, em Ngô Hoàng thay mặt cho tất cả các anh em tầm trú nói lên một vài tâm tư, nguyện vọng của những người không biết ngày mai sẽ ra sao - "... Hơn 40 năm về trước đã có hàng triệu đồng bào của chúng ta đã phải bỏ cả mạng sống trên biển, trên con đường chạy trốn cộng sản và tìm đến bến bờ tự do. Và sau gần 40 năm vẫn còn có những người phải chạy trốn để tìm kiếm tự do. Thử hỏi tại sao lại như vậy? Xin trả lời rằng sống dưới sự cai trị của chế độ độc tài cộng sản chúng tôi không hề có cái quyền căn bản của một con người ..." Và cũng như bao người tầm trú khác, em Ngô Hoàng ước mong "... có một cơ hội để làm lại cuộc đời ở trên đất nước tự do này."

Trong bầu không khí trang nghiêm ông Nguyễn Thế Phong (Trưởng Ban Quản Trị ĐTQT), chủ tế, và em Huy Bảo, phụ tế, đã làm lễ cầu nguyện cho những người kém may mắn. Với tấm lòng thành, ông Nguyễn Thế Phong đã xướng đọc một bài văn tế dâng lên cho những hương linh đồng bào tử nạn trên đường đi tìm tự do và các anh hùng liệt sĩ của QLVNCH đã hy sinh để bảo vệ tự do. Sau đó, đồng bào lần lượt bước lên cung kính dâng hương để bày tỏ lòng tưởng nhớ đến những người mà giờ đây xác ở phương nào - vùi trong rừng sâu hay trôi về nơi đâu.

Để hồi tưởng về một quá khứ đau thương, một vài ca khúc gắn liền với cuộc đời tỵ nạn đã được đưa vào chương trình của buổi lễ. "Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt" và "Đêm Chôn Dầu Vượt Biển" đã được Timothy (Thanh Toàn) Đinh trình bày và những lời ca xót xa đã giúp Timothy hiểu được rất nhiều (bổ túc thêm cho kiến thức mà Timothy học hỏi được từ Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc) về những nổi khổ đau, tủi nhục của người Việt tỵ nạn.

Qua ca khúc "Thương Tiếc" (Viễn Trình), cô Mỹ Linh và anh Nguyễn Minh Hà đã cất tiếng ca đầy thương cảm thay cho tác giả và những người còn sống để dâng lên cho bao oan hồn mà nay "còn lại chỉ là tiếc thương" đã làm nhiều người phải sụt sùi, ngậm ngùi rơi nước mắt.

Một lần nữa, cũng như ở Springvale, để kết thúc buổi lễ tại Footscray ban hợp ca Hội Phụ Nữ CĐ cất cao tiếng hát "Ta Là Người Việt Nam", hãnh diện về nguồn gốc và tinh thần quật cường của dân tộc Việt.

Tuần Lễ Tỵ Nạn chỉ có ở những đất nước tự do và bao dung như đất nước Úc. Vì sự hèn hạ, hà khắc, man rợ và phi nhân tính của chế độ CS mà con dân nước Việt đã phải liều thân đi tìm sự sống và tấm lòng bao dung ở những đất nước xa lạ, tuy khác màu da, khác tiếng nói nhưng lại được tôn trọng và đối xử bình đẳng như mọi người và như một con người đúng nghĩa, hơn hẳn ở ngay chính quê hương Việt Nam mà nay đã được gọi là "thiên đàng cộng sản".

Melbourne
20/06/2013

Một số hình ảnh của buổi lễ tại Springvale – https://goo.gl/photos/6VMqDoM5cg9PoY4V6

 

 


Một số hình ảnh của buổi lễ tại Footscray – https://goo.gl/photos/h75QjfVHCwCqAhbG7


http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/4844-4844
TVQ chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Victoria: Tuần Lễ Tỵ Nạn - Lễ Tưởng Niệm Đồng Bào Hy Sinh Trên Đường Đi Tìm Tự Do

"Tuần Lễ Tỵ Nạn là dịp để mừng những thành quả, những đóng góp tích cực mà người tỵ nạn chúng ta cống hiến cho nước Úc, là một quốc gia đã được phong phú hóa nhờ


"Tuần Lễ Tỵ Nạn là dịp để mừng những thành quả, những đóng góp tích cực mà người tỵ nạn chúng ta cống hiến cho nước Úc, là một quốc gia đã được phong phú hóa nhờ vào chính sách đa văn hóa và những người tỵ nạn chọn nơi đây làm quê hương. Đó là điều không thể chối cải, và người Việt có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng một xã hội đa văn hóa vì chính chúng ta là những người đã được thừa hưởng những điều tốt đẹp từ chính sách nàỵ" - đó là phần mở đầu bài phát biểu của cô Nguyễn Kim Hương (Thủ Quỹ CĐNVTD/VIC) tại buổi lễ được tổ chức ở Springvale.

Năm nay, để tạo sự thuận tiện cho đồng bào hai miền Đông và Tây, CĐNVTD/VIC tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào hy sinh trên đường vượt biên, vượt biển tìm tự do vào dịp Tuần Lễ Tỵ Nạn tại hai vùng - Springvale (Miền Đông - Ngày Thứ Bảy 24/06/2017) và Footscray (Miền Tây - Ngày Chủ Nhật 25/06/2017). Tại Springvale, buổi lễ được tổ chức trong hội trường của trường tiểu học Springvale Rise, và ở Footscray tại Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân, Jensen Park.

Tham gia và tham dự buổi lễ không chỉ có thế hệ thứ nhất, các vị CQN QLVNCH, các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo mà còn có thế hệ thứ hai, thứ ba tuy không phải là tỵ nạn nhưng mang giòng máu tỵ nạn. Sự hiện diện của các thế hệ trẻ đã nói lên sự gìn giữ và phát huy truyền thống tỵ nạn và tinh thần nhân bản VNCH. Bước theo thế hệ đi trước là các thế hệ đi sau cùng sánh vai nhau trong các sinh hoạt cộng đồng, đấy là hình ảnh của sự gắn bó và nối tiếp giữa các thế hệ.

Tại Springvale, đứng bên cạnh MC Hà Thúc Trí, thế hệ thứ hai, là cô Như Hoàng, thế hệ thứ nhất. Ở Footscray, ông Nguyễn Thế Phong (Trưởng Ban Quản Trị Đền Thờ Quốc Tổ), thế hệ đi trước song hành cùng MC Elisa Huỳnh, thế hệ tiếp nối. Hát quốc ca Úc có em Jenny Trần ở Springvale, Timothy (Thanh Toàn) Đinh ở Footscray và ở hai nơi quốc ca VNCH đều được Hội Phụ Nữ CĐ hùng hồn hợp ca làm tròn nghi thức chào quốc kỳ Úc-Việt với hai thế hệ.

Là cái xương sống của cộng đồng, Hội CQN QLVNCH/VIC đều hiện diện ở cả hai buổi lễ. Riêng tại Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân, Footscray, Hội CQN QLVNCH/VIC đảm nhiệm lễ thượng kỳ tại kỳ đài do HĐTP Maribyrnong dựng lên (dành riêng cho cộng đồng Người Việt) sau khi đã chấp thuận và công nhận Cờ Vàng theo kiến nghị của CĐNVTD/VIC, vào ngày 20/10/2015.

Tại Springvale, bà Bé Hà (Trưởng BTC) ngỏ lời chào mừng quan khách và nói rằng - Không ai muốn rời bỏ quê hương của mình nhưng chúng ta/tôi phải trốn chạy chế độ CS để đi tìm tự do. Tiếp theo, bà Bé Hà đã ngắn gọn kể lại chuyến vượt biên lênh đênh trên biển cả hơn một tháng trời, thiếu nước, thiếu lương thực và đã bị hải tặc Thái Lan chận cướp nhiều lần. Nhưng may mắn thay sau đó tàu của bà đã được cứu vớt đưa vào thành phố Darwin. Kể lại câu chuyện này bà muốn nói lên lòng biết ơn sâu xa đối với đất nước Úc, và nguyện đền ơn đáp nghĩa bằng những đóng góp tích cực cho xã hội.

Ông Luke Donnellan (Bộ Trưởng Bộ Đường Sá và An Toàn Giao Thông) luôn xúc động khi nghe những câu chuyện vượt biên, vượt biển đầy nước mắt, hiểm nguy, kinh hoàng nhưng thật can đảm của người Việt, nhất là những người chỉ đến được bến bờ tự do sau bao lần thất bại đã nói lên sự quyết tâm rời bỏ chế độ CS. Và ngày hôm nay nhờ đón nhận được những cơ hội tốt cộng đồng Người Việt đã thành công và có những đóng góp lớn lao cho xã hội. Ông nghĩ rằng thay vì cộng đồng Người Việt cứ mãi cám ơn nước Úc thì đây là lúc nước Úc phải cám ơn ngược lại vì cộng đồng Người Việt đã có những đóng góp thật đáng kể cho xã hội đa văn hóa Úc Châu.

Các vị dân cử địa phương tham dự, ngoài Bộ Trưởng Luke Donnellan còn có các Nghị Viên Heang (Meng) Tak, Sean O'Reilly và Lợi Trương của HĐTP Greater Dandenong.

Nghị Viên Sean O'Reilly cho rằng thành phố Greater Dandenong là nơi thích hợp nhất cho việc tổ chức Tuần Lễ Tỵ Nạn vì thành phố này là thành phố đa dạng nhất nước Úc với trên 150 sắc dân sống hài hòa với nhau. Trong bài quốc ca Úc có câu "With courage let us all combine" (Với sự can đảm chúng ta hãy cùng nhau [xây dựng một nước Úc tốt đẹp]) đã cho thấy chính sách đa văn hóa đã có từ trong lịch sử xây dựng đất nước Úc, và thành phố Greater Dandenong đã có kế hoạch đón nhận người di dân và tỵ nạn, giúp cho họ hội nhập và thành công.

Sau đó ông Châu Hoàng Vũ (PGHH) được mời làm vị chủ tế cữ hành lễ cầu nguyện cho những hương linh kém may mắn. Tiếp theo, đồng bào lần lượt bước lên cung kính dâng hoa để bày tỏ sự tiếc thương đối với những người không bao giờ đến được bến bờ tự do.

Xen kẻ là những vũ khúc, ca khúc nói về cuộc đời tỵ nạn - các em thuộc Saint Joseph Church với vũ khúc múa quạt, ca sĩ Anh Đào (Đêm Chôn Dầu Vượt Biển), nhóm hợp ca Saint Joseph Church (Bước Chân Việt Nam), bé Nguyễn Bảo Trân, 10 tuổi (Lòng Mẹ), ca sĩ Hoàng Hiệp (Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt), và ban hợp ca Hội Phụ Nữ CĐ (Ta Là Người Việt Nam).

Vào cuối buổi lễ, có một số đồng bào chia sẽ những câu chuyện vượt biên của mình, trong đó có lẽ câu chuyện của ông Nguyễn Thế Phong là ly kỳ và lôi cuốn nhất (xin bấm vào đây để nghe lời kể lại của chính ông Phong).

Tại Footscray, sau nghi thức chao quốc kỳ Úc-Việt và một phút mặc niệm, hai MC Elisa Huỳnh và ông Nguyễn Thế Phong ngõ lời chào đồng bào và xướng danh một số quan khách - Bà Thị Trưởng Catherine Cummings, Nghị Viên Cúc Lâm, và Nghị Viên Gina Huỳnh thuộc HĐTP Maribyrnong, Nghị Viên Trương Lợi (HĐTP Greater Dandenong), ông Trần Đông (Giám Đốc Văn Khố Thuyền Nhân), ông Nguyễn Công Minh (Chủ Tịch Tổng Hội CQN QLVNCH Liên Bang Úc Châu), ông Trần Khánh Dư (PGHH) và các thành viên của BCH CĐNVTD/VIC.

Trước sự tề tựu đông đủ của đồng bào trong tiết trời se lạnh của một sáng mùa đông, Andrew Đỗ (Đỗ Quang Huy, PCT Kế Hoạch & Tài Chánh CĐNVTD/VIC) đã có một bài phát biểu bày tỏ lòng ngưỡng phục về sự can đảm, hy sinh của các bậc cha anh, và đã ghi nhận - "Tôi có mặt hôm nay vì sự dũng cảm và hy sinh của ba mẹ tôi, cũng như những người tỵ nạn khác." Đồng thời kêu gọi - "Cộng đồng người Việt tỵ nạn đã đóng góp rất nhiều cho nước Úc, tuy nhiên trong giai đoạn này, chúng ta phải can đảm để lên tiếng chống lại bất công, và kêu gọi sự đoàn kết để có được một xã hội Úc công bằng hơn cho mọi người. Khi con người đã có can đảm phải rời khỏi đất nước họ, vì lo sợ bị đàn áp bất công, thì chúng ta phải có can đảm chào đón những người xin tỵ nạn đó.

Trước khi dứt lời, tôi xin tạm dịch bốn câu cuối của bài quốc ca Úc, như một lời nhắc nhở về nghĩa vụ của chúng ta, là những người đã tị nạn và là người Úc đương thời:


Đối với những người đã vượt biển,
Chúng ta có vô số tài nguyên để chia sẻ;
Với sự can đảm chúng ta hãy cùng nhau
Xây dựng một nước Úc tốt đẹp"

("For those who've come across the seas,

We've boundless plains to share;
With courage let us all combine
To Advance Australia Fair.")


Tư tưởng lớn gặp nhau (Great minds think alike) - Nghị Viên Sean O'Reilly và Andrew Đỗ đã gặp nhau trên vấn đề đón nhận người tỵ nạn qua những chữ và nghĩa của bài quốc ca Úc.

Ông Trần Đông (Trưởng BTC) trân trọng thưa cùng đồng bào - Nhân Tuần Lễ Tỵ Nạn chúng ta tề tựu về đây để tưởng nhớ hàng trăm ngàn người đã bỏ mình trên biển cả, trong rừng sâu trên đường đi tìm tự do và cũng để tri ân sự giúp đỡ của quốc tế và đất nước Úc đã cưu mang và giúp đỡ hàng triệu người tỵ nạn trên thế giới trong đó có người Việt chúng ta.

Bà Thị Trưởng Catherine Cummings chia sẽ - Bà đã là nghị viên trong 20 năm qua và đã chứng kiến những ngày mới đến rồi kế tiếp là sự hội nhập của cộng đồng người Việt kể từ cuối thập niên 70. Mẹ của bà cũng là một người Đức di dân sang Úc sau Đệ Nhị Thế Chiến, nhưng bà Catherine cảm thấy hối tiếc khi không nói được tiếng Đức vì lúc bấy giờ mẹ của bà chỉ muốn bà giỏi tiếng Anh để nhanh chóng trở thành người Úc. Chính vì vậy mà bà hy vọng cộng đồng Người Việt sẽ tiếp tục dạy con em tiếng Việt, quốc ca Việt Nam (VNCH), gìn giữ văn hóa Việt, ... để đóng góp cho xã hội đa văn hóa Úc mỗi ngày một thêm phong phú hơn.

Ông Trần Khánh Dư (PGHH) cho biết PGHH đã có một lịch sử chống CS rất lâu dài, và khi nước mất thì đạo cũng mất. Rồi ông Dư có một ý tưởng - Có khi nào chúng ta nghĩ rằng sang năm chúng ta làm lễ tưởng niệm đồng bào hy sinh trên đường vượt biên, vượt biển tại Sài Gòn hay không?!

Đặc biệt, em Ngô Hoàng thay mặt cho tất cả các anh em tầm trú nói lên một vài tâm tư, nguyện vọng của những người không biết ngày mai sẽ ra sao - "... Hơn 40 năm về trước đã có hàng triệu đồng bào của chúng ta đã phải bỏ cả mạng sống trên biển, trên con đường chạy trốn cộng sản và tìm đến bến bờ tự do. Và sau gần 40 năm vẫn còn có những người phải chạy trốn để tìm kiếm tự do. Thử hỏi tại sao lại như vậy? Xin trả lời rằng sống dưới sự cai trị của chế độ độc tài cộng sản chúng tôi không hề có cái quyền căn bản của một con người ..." Và cũng như bao người tầm trú khác, em Ngô Hoàng ước mong "... có một cơ hội để làm lại cuộc đời ở trên đất nước tự do này."

Trong bầu không khí trang nghiêm ông Nguyễn Thế Phong (Trưởng Ban Quản Trị ĐTQT), chủ tế, và em Huy Bảo, phụ tế, đã làm lễ cầu nguyện cho những người kém may mắn. Với tấm lòng thành, ông Nguyễn Thế Phong đã xướng đọc một bài văn tế dâng lên cho những hương linh đồng bào tử nạn trên đường đi tìm tự do và các anh hùng liệt sĩ của QLVNCH đã hy sinh để bảo vệ tự do. Sau đó, đồng bào lần lượt bước lên cung kính dâng hương để bày tỏ lòng tưởng nhớ đến những người mà giờ đây xác ở phương nào - vùi trong rừng sâu hay trôi về nơi đâu.

Để hồi tưởng về một quá khứ đau thương, một vài ca khúc gắn liền với cuộc đời tỵ nạn đã được đưa vào chương trình của buổi lễ. "Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt" và "Đêm Chôn Dầu Vượt Biển" đã được Timothy (Thanh Toàn) Đinh trình bày và những lời ca xót xa đã giúp Timothy hiểu được rất nhiều (bổ túc thêm cho kiến thức mà Timothy học hỏi được từ Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc) về những nổi khổ đau, tủi nhục của người Việt tỵ nạn.

Qua ca khúc "Thương Tiếc" (Viễn Trình), cô Mỹ Linh và anh Nguyễn Minh Hà đã cất tiếng ca đầy thương cảm thay cho tác giả và những người còn sống để dâng lên cho bao oan hồn mà nay "còn lại chỉ là tiếc thương" đã làm nhiều người phải sụt sùi, ngậm ngùi rơi nước mắt.

Một lần nữa, cũng như ở Springvale, để kết thúc buổi lễ tại Footscray ban hợp ca Hội Phụ Nữ CĐ cất cao tiếng hát "Ta Là Người Việt Nam", hãnh diện về nguồn gốc và tinh thần quật cường của dân tộc Việt.

Tuần Lễ Tỵ Nạn chỉ có ở những đất nước tự do và bao dung như đất nước Úc. Vì sự hèn hạ, hà khắc, man rợ và phi nhân tính của chế độ CS mà con dân nước Việt đã phải liều thân đi tìm sự sống và tấm lòng bao dung ở những đất nước xa lạ, tuy khác màu da, khác tiếng nói nhưng lại được tôn trọng và đối xử bình đẳng như mọi người và như một con người đúng nghĩa, hơn hẳn ở ngay chính quê hương Việt Nam mà nay đã được gọi là "thiên đàng cộng sản".

Melbourne
20/06/2013

Một số hình ảnh của buổi lễ tại Springvale – https://goo.gl/photos/6VMqDoM5cg9PoY4V6

 

 


Một số hình ảnh của buổi lễ tại Footscray – https://goo.gl/photos/h75QjfVHCwCqAhbG7


http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/4844-4844
TVQ chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm