Di Sản Hồ Chí Minh
Việt Cộng được coi là ngoại lệ lớn nhất của giáo dục thế giới
Theo bài viết đăng trên tờ Business Insider ngày 14/7 cho biết: Thông thường, khả năng kinh tế của một quốc gia sẽ ảnh hưởng chất lượng của học sinh nước đó tại các kỳ thi lớn.
Thành tích học sinh Việt Nam khiến nhiều chuyên gia không thể lý giải
Theo bài viết đăng trên tờ Business Insider ngày 14/7 cho biết: Thông
thường, khả năng kinh tế của một quốc gia sẽ ảnh hưởng chất lượng của
học sinh nước đó tại các kỳ thi lớn.
Tuy nhiên, với GDP bình quân đầu người chỉ bằng một phần nhỏ của Mỹ,
Việt Nam lại có thể tạo ra kết quả đầy bất ngờ khiến nhiều chuyên gia
không thể lý giải.
Các nhà nghiên cứu tiến hành xem xét hai kỳ thi quốc tế lớn nhằm tìm hiểu "ấn tượng Việt Nam".
Một trong số đó là TIMMS (Chương trình nghiên cứu Toán học và Khoa học
quốc tế). Tại kỳ thi này, học sinh Việt Nam thể hiện vượt trội hơn so
với các nước có mức GDP đầu người tương đương.
Số liệu từ TIMMS. |
Năm 2014, nhà nghiên cứu Abhijeet Singh tại Đại học College London công
bố nghiên cứu của ông về TIMMS và nhận ra, giáo dục Việt Nam tạo ra sự
vượt trội từ sớm.
Ở độ tuổi 5, trẻ em Việt Nam chỉ tốt hơn học sinh các nước đang phát
triển khác. Theo độ tuổi tăng dần, độ chênh lệch ngày càng lớn.
Trong bài nghiên cứu về Cải thiện Hệ thống giáo dục, chuyên gia giáo dục
Lee Crawfurd nhận định: "Một năm tiểu học ở Việt Nam hiệu quả hơn nhiều
so với một năm tiểu học ở Peru hay Ấn Độ về mặt học tập kỹ năng".
"Từ hiện tượng Việt Nam, nghiên cứu này đề cập vấn đề là: "Tại sao chênh
lệch lớn về hiệu quả giáo dục hàng năm lại tồn tại giữa các quốc gia
khác nhau?". Nói một cách đơn giản, tại sao giáo dục ở một số nước lại
tốt hơn?", Lee Crawfurd viết.
Việt Nam xếp thứ 12 chất lượng giáo dục toàn cầu: Ước lệ và phiến diện
Hiện tại, hai nhà nghiên cứu Suhas D. Parandekar và Elisabeth K. Sedmik
của tổ chức Ngân hàng Thế giới, cũng tiến hành khảo sát kết quả của
Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA) từ năm 2012 trở lại đây
nhằm lý giải vấn đề này.
Trong số 8 nước đang phát triển tham gia chương trình, Việt Nam có GDP
đầu người thấp nhất, 4.098 USD, nhưng lại đạt kết quả cao nhất.
Điểm số của học sinh Việt Nam khiến nhiều người bất ngờ, thậm chí có thể
so sánh với các nước có chất lượng giáo dục hàng đầu như Phần Lan, Thụy
Sĩ và vượt trội hơn hẳn so với Colombia, Peru.
Điểm môn Toán của Việt Nam cao hơn điểm trung bình của các nước thu nhập
thấp còn lại đến 128 điểm. Điều này đồng nghĩa việc chất lượng giáo dục
Việt Nam vượt trước 3 năm so với 7 nước kia.
Điều gì đang diễn ra?
Hai nhà nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới đã sử dụng dữ liệu PISA, bao
gồm các vấn đề về hoàn cảnh sống của học sinh, kinh nghiệm học hành, hệ
thống trường học, nhằm tìm hiểu yếu tố giúp giáo dục Việt Nam đạt hiệu
quả cao hơn so với hoàn cảnh kinh tế. Họ phát hiện, đầu tư giáo dục cùng
khác biệt văn hóa chiếm 50% nguyên nhân tạo ra sự khác biệt.
Kết quả PISA 2012 cùng GDP bình quân đầu người của các nước. |
Khác biệt văn hóa khiến học sinh mỗi nước có đặc điểm riêng. Nhìn chung,
trẻ em Việt Nam tập trung học bài và làm bài tập rất nghiêm túc. Các em
ít khi đi học muộn hay nghỉ học không xin phép, bỏ học.
Ngoài giờ đến trường, học sinh Việt Nam dành nhiều hơn 3 tiếng mỗi tuần
để học bài so với học sinh nước phát triển khác. Các em cũng không tỏ ra
quá lo lắng về môn Toán và khá tự tin về khả năng ứng dụng môn học này
trong tương lai.
Ngoài ra, phụ huynh thường quan tâm việc học hành của con. Về cơ cấu,
nền giáo dục có sự tập trung cao. Giáo viên không tự phụ trách, hoạt
động của họ chịu sự giám sát từ người khác. Giáo dục cũng đề cao yếu tố
thành tích hơn.
Quan trọng hơn, dù GDP không cao, Việt Nam chú trọng đầu tư cho giáo dục hơn hẳn các nước thu nhập thấp khác.
So với 7 nước đang phát triển cùng tham gia PISA, trình độ phát triển
kinh tế của Việt Nam thấp hơn, tỷ lệ phụ huynh thất học cao hơn, số
lượng trường học ở thành phố thấp hơn, trong khi ở nông thôn lại cao
hơn. Thông thường, đây là những yếu tố bất lợi đối với các nền giáo dục.
Tuy nhiên, ngược lại với các khó khăn kinh tế, cơ sở hạ tầng và các
nguồn lực cho ngành giáo dục Việt Nam lại tốt hơn 7 nước còn lại.
Các trường học không có nhiều máy tính nhưng thường được kết nối
Internet. Các nhà nghiên cứu coi đây là bằng chứng cho thấy Việt Nam chú
trọng đầu tư giáo dục.
Hơn nữa, học sinh ở Việt Nam cũng có xu hướng tiếp cận giáo dục sớm khi
những đứa trẻ thường đi học ở trường mẫu giáo hơn so với các học sinh ở
các nước khác.
Dĩ nhiên, những yếu tố này chỉ chiếm một nửa trong khoảng cách thành
tựu. Phần còn lại của hiện tượng Việt Nam vẫn còn là một bí ẩn.
Nhưng những kết quả mà Việt Nam đạt được là một tín hiệu tốt cho giáo
dục và nghiên cứu kinh tế và chúng ta có thể thấy rõ được rằng một nước
nghèo hoàn toàn có thể đạt được những thành tích tốt về giáo dục như
những nước giàu.
Thùy Linh (lược dịch)
(Giáo Dục)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Việt Cộng được coi là ngoại lệ lớn nhất của giáo dục thế giới
Theo bài viết đăng trên tờ Business Insider ngày 14/7 cho biết: Thông thường, khả năng kinh tế của một quốc gia sẽ ảnh hưởng chất lượng của học sinh nước đó tại các kỳ thi lớn.
Thành tích học sinh Việt Nam khiến nhiều chuyên gia không thể lý giải
Theo bài viết đăng trên tờ Business Insider ngày 14/7 cho biết: Thông
thường, khả năng kinh tế của một quốc gia sẽ ảnh hưởng chất lượng của
học sinh nước đó tại các kỳ thi lớn.
Tuy nhiên, với GDP bình quân đầu người chỉ bằng một phần nhỏ của Mỹ,
Việt Nam lại có thể tạo ra kết quả đầy bất ngờ khiến nhiều chuyên gia
không thể lý giải.
Các nhà nghiên cứu tiến hành xem xét hai kỳ thi quốc tế lớn nhằm tìm hiểu "ấn tượng Việt Nam".
Một trong số đó là TIMMS (Chương trình nghiên cứu Toán học và Khoa học
quốc tế). Tại kỳ thi này, học sinh Việt Nam thể hiện vượt trội hơn so
với các nước có mức GDP đầu người tương đương.
Số liệu từ TIMMS. |
Năm 2014, nhà nghiên cứu Abhijeet Singh tại Đại học College London công
bố nghiên cứu của ông về TIMMS và nhận ra, giáo dục Việt Nam tạo ra sự
vượt trội từ sớm.
Ở độ tuổi 5, trẻ em Việt Nam chỉ tốt hơn học sinh các nước đang phát
triển khác. Theo độ tuổi tăng dần, độ chênh lệch ngày càng lớn.
Trong bài nghiên cứu về Cải thiện Hệ thống giáo dục, chuyên gia giáo dục
Lee Crawfurd nhận định: "Một năm tiểu học ở Việt Nam hiệu quả hơn nhiều
so với một năm tiểu học ở Peru hay Ấn Độ về mặt học tập kỹ năng".
"Từ hiện tượng Việt Nam, nghiên cứu này đề cập vấn đề là: "Tại sao chênh
lệch lớn về hiệu quả giáo dục hàng năm lại tồn tại giữa các quốc gia
khác nhau?". Nói một cách đơn giản, tại sao giáo dục ở một số nước lại
tốt hơn?", Lee Crawfurd viết.
Việt Nam xếp thứ 12 chất lượng giáo dục toàn cầu: Ước lệ và phiến diện
Hiện tại, hai nhà nghiên cứu Suhas D. Parandekar và Elisabeth K. Sedmik
của tổ chức Ngân hàng Thế giới, cũng tiến hành khảo sát kết quả của
Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA) từ năm 2012 trở lại đây
nhằm lý giải vấn đề này.
Trong số 8 nước đang phát triển tham gia chương trình, Việt Nam có GDP
đầu người thấp nhất, 4.098 USD, nhưng lại đạt kết quả cao nhất.
Điểm số của học sinh Việt Nam khiến nhiều người bất ngờ, thậm chí có thể
so sánh với các nước có chất lượng giáo dục hàng đầu như Phần Lan, Thụy
Sĩ và vượt trội hơn hẳn so với Colombia, Peru.
Điểm môn Toán của Việt Nam cao hơn điểm trung bình của các nước thu nhập
thấp còn lại đến 128 điểm. Điều này đồng nghĩa việc chất lượng giáo dục
Việt Nam vượt trước 3 năm so với 7 nước kia.
Điều gì đang diễn ra?
Hai nhà nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới đã sử dụng dữ liệu PISA, bao
gồm các vấn đề về hoàn cảnh sống của học sinh, kinh nghiệm học hành, hệ
thống trường học, nhằm tìm hiểu yếu tố giúp giáo dục Việt Nam đạt hiệu
quả cao hơn so với hoàn cảnh kinh tế. Họ phát hiện, đầu tư giáo dục cùng
khác biệt văn hóa chiếm 50% nguyên nhân tạo ra sự khác biệt.
Kết quả PISA 2012 cùng GDP bình quân đầu người của các nước. |
Khác biệt văn hóa khiến học sinh mỗi nước có đặc điểm riêng. Nhìn chung,
trẻ em Việt Nam tập trung học bài và làm bài tập rất nghiêm túc. Các em
ít khi đi học muộn hay nghỉ học không xin phép, bỏ học.
Ngoài giờ đến trường, học sinh Việt Nam dành nhiều hơn 3 tiếng mỗi tuần
để học bài so với học sinh nước phát triển khác. Các em cũng không tỏ ra
quá lo lắng về môn Toán và khá tự tin về khả năng ứng dụng môn học này
trong tương lai.
Ngoài ra, phụ huynh thường quan tâm việc học hành của con. Về cơ cấu,
nền giáo dục có sự tập trung cao. Giáo viên không tự phụ trách, hoạt
động của họ chịu sự giám sát từ người khác. Giáo dục cũng đề cao yếu tố
thành tích hơn.
Quan trọng hơn, dù GDP không cao, Việt Nam chú trọng đầu tư cho giáo dục hơn hẳn các nước thu nhập thấp khác.
So với 7 nước đang phát triển cùng tham gia PISA, trình độ phát triển
kinh tế của Việt Nam thấp hơn, tỷ lệ phụ huynh thất học cao hơn, số
lượng trường học ở thành phố thấp hơn, trong khi ở nông thôn lại cao
hơn. Thông thường, đây là những yếu tố bất lợi đối với các nền giáo dục.
Tuy nhiên, ngược lại với các khó khăn kinh tế, cơ sở hạ tầng và các
nguồn lực cho ngành giáo dục Việt Nam lại tốt hơn 7 nước còn lại.
Các trường học không có nhiều máy tính nhưng thường được kết nối
Internet. Các nhà nghiên cứu coi đây là bằng chứng cho thấy Việt Nam chú
trọng đầu tư giáo dục.
Hơn nữa, học sinh ở Việt Nam cũng có xu hướng tiếp cận giáo dục sớm khi
những đứa trẻ thường đi học ở trường mẫu giáo hơn so với các học sinh ở
các nước khác.
Dĩ nhiên, những yếu tố này chỉ chiếm một nửa trong khoảng cách thành
tựu. Phần còn lại của hiện tượng Việt Nam vẫn còn là một bí ẩn.
Nhưng những kết quả mà Việt Nam đạt được là một tín hiệu tốt cho giáo
dục và nghiên cứu kinh tế và chúng ta có thể thấy rõ được rằng một nước
nghèo hoàn toàn có thể đạt được những thành tích tốt về giáo dục như
những nước giàu.
Thùy Linh (lược dịch)
(Giáo Dục)