Thân Hữu Tiếp Tay...
Việt Gian Nâng Bi : Bài diễn văn vượt lên trên những điều đáng chê trách!
Người dân có quyền và cần bộc lộ “sự la ó phản đối”, hoặc là “tiếng vỗ tay hoan hô” về những phát biểu hoặc những hành vi của các nhà lãnh đạo. Tiếng nói khách quan và mạnh mẽ của người dân sẽ góp phần cổ vũ cho sự lớn mạnh của một xã hội công dân đang bước đầu hình thành ở Việt Nam.
Bài diễn văn hôm kia của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tại diễn đàn Shangri-La 12 là một bài phát biểu hay, sáng sủa và thật là hiếm có của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong nhiều năm qua. Nếu so sánh thì có sự khác hẳn với bài diễn văn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cũng ở một diễn đàn quốc tế, tại Cuba, cách đây hai năm. Khác về nội dung tư tưởng, về tầm nhìn của một nhà lãnh đạo quốc gia, kể cả ngôn phong và các loại thuật ngữ.
Ngoài cái văn phong sáng sủa, ẩn dụ mang tính chất ngoại giao, bài diễn văn của Thủ tướng Dũng, đã nói lên khá rõ ràng, súc tích mà tế nhị, về đường lối đối ngoại rất đặc thù của Việt Nam trong tình hình phức tạp hiện nay của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Khen cũng hơi thừa!
Nhưng cũng cần tiếng vỗ tay tán thưởng đối với những bộc lộ tích cực, có sức thuyết phục. Bài diễn văn của Thủ tướng Dũng đã được dư luận thế giới đồng tình và trong nước, thì đáp ứng được lòng mong muốn của nhiều người. Có thể nói, ông đã vượt lên trên và làm lu mờ những khiếm khuyết về kinh tế, về bộ máy tham nhũng mà ông phải chịu trách nhiệm trong thời gian qua, với vai trò là Thủ tướng của một nước.
1. Với Trung Quốc
“Xây dựng lòng tin chiến lược” là một từ ngữ mới, một khái niệm rất xác đáng cho tình hình khu vực hiện nay, đối với mỗi nước ASEAN, đối với các nước lớn, và đặc biệt, ở giữa những con chữ, là nhắc nhở nước Trung Hoa rằng, sự lẽo lự, điêu ngoa, và nham hiểm sẽ không tạo được niềm tin, sẽ không phải là “lòng tin chiến lược”. Đã nhiều năm qua, Việt Nam đã bị (ai?) bắt buộc đội oằn lưng 16 chữ vàng tào lao, cũng là bày tỏ một thứ “niềm tin chiến lược” đặt không đúng chỗ, kể từ Hội nghị Thành Đô 1991, mà nhân dân, cả Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay, đều không muốn nhắc đến, vì một đằng là sự xấu hổ, một đằng khác là vì sự sợ hãi hoặc ngoan ngoãn. Cũng vì lẽ ấy mà Nhà nước Việt Nam phải “chịu trận” một cách đương nhiên trước sự phẫn nộ và chê trách thậm tệ của nhân dân. Nhưng đã đến lúc, Thủ tướng Dũng đã bộc lộ với nhân dân và thế giới, rằng niềm tin “thiếu chiến lược” đó nay đã qua rồi, song vì chữ nhân và chữ nhẫn của dân tộc Việt Nam, cánh cửa của niềm tin vẫn mở cho bất cứ ai, bởi vì một hạnh phúc chung của khu vực, chứ không phải do sự hèn nhát, càng không phải vì cái “hệ tư tưởng” vốn là “bà đỡ” của tham nhũng và lạc hậu, mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã một mình nâng lên tầm cao thế giới, và tự rước lấy sự ném đá vào mình. Thủ tướng Dũng đã tuyên bố công khai, Việt Nam đang hiện đại hóa quân đội, đủ sức để bảo vệ đất nước, chống kẻ xâm lược, và, thêm một khẳng định về niềm tin: nếu xảy ra chiến tranh sẽ không có ai là kẻ chiến thắng, mà các bên đều là người thua. Ở đây, ý nói chiến tranh là sự bất hạnh cho tất cả, mà đồng thời kẻ xâm lăng sẽ không đạt được mục đích. Ai là kẻ đang đe dọa Việt Nam, đe dọa Biển Đông và hòa bình khu vực? Dù không nêu đích danh, nhưng cả thế giới đều rõ. Qua diễn văn của Thủ tướng Dũng, Việt Nam đã xác định chỗ đứng đúng đắn của mình trong trời đất, và trong cộng đồng các quốc gia. Đó là tư tưởng thoát lên trên lối tư duy cũ mòn kiểu phe phái chủ nghĩa, vốn đã kìm hãm, níu chân Việt Nam trong 40 năm qua. Rõ ràng, nay lập trường đã dứt khoát, với lời lẽ thẳng thắn: Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với pháp luật quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền. Trong bối cảnh Việt Nam chịu đầy áp lực với 16 chữ vàng suốt hai thập kỷ, Thủ tướng nói được như thế, vừa xác đáng lại vừa dũng cảm. Bởi sau lưng Thủ tướng, và cả trước mặt, đang láng cháng biết bao nhân dạng còn đeo đẳng 16 chữ nặng nề nói trên! Nêu lên điều này một cách minh bạch, đầy đủ, ở một diễn đàn công khai và rộng lớn, chỉ mới có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tôi thực sự hoan nghênh và cảm kích. Từ hướng nhìn này làm rõ cái nhìn về sự vật khác.
“Thế lực thù địch” từ nay đã được xác định! Không vì sự đồng dạng lợi ích của chủ thuyết hay phe đảng, không vì “núi liền núi, sông liền sông”, không vì cả “sổ hưu” của người già mà quên để quên tương lai của trẻ em, mà “thế lực thù địch” đã trở thành sự đánh tráo một cách nham hiểm, biến thành đầu mối tội ác của mọi tội ác, quay dao búa sang người vô tội, và người yêu nước.
Bài diễn văn đã bộc lộ rạch ròi về một thế chiến lược có tầm quan trọng, đối lập với thế chiến lược mờ ám của nhiều năm qua, gở mối nguy lớn nhất và cấp bách nhất cho dân tộc. “Xây dựng lòng tin chiến lược” đặt trên nền tảng luật pháp quốc tế, trên đối thoại chân thành vì lợi ích chung, và kèm theo thể hiện trên hành động cụ thể, là lời đề xuất đúng đắn, có sức thu hút sự đồng cảm với nhiều quốc gia, làm bộc lộ chân tướng của một nước có chủ nghĩa giả dối và tráo trở.
Tôi hoan hô Thủ tướng Dũng!
2. Với Mỹ
Thủ tướng Dũng đã thừa nhận và đề cao vai trò nước lớn, là Mỹ và Trung Quốc. Có vai trò, chính là có quyền lợi và trách nhiệm ràng buộc. Thủ tướng Dũng, lần đầu tiên đã công khai tán thành, thừa nhận, và hoan nghênh trên diễn đàn quốc tế, sự hiện diện của Mỹ tại Đông Á, Đông Nam Á, và Châu Á – Thái Bình Dương, làm cho sự hiện diện đó càng thêm trọng lượng, cùng hiện hữu như Trung Quốc. Đó là điều ngược lại ý muốn căn bản của Trung Quốc, chỉ muốn Biển Đông Là ao nhà, cầm dao búa mà canh cửa như kẻ côn đồ, coi Asean như cái chợ riêng của mình, không ai được bước tới, vừa ăn cướp, vừa lu loa lên rằng Mỹ kìm chế sự vươn lên của Trung Quốc. Ngổ ngáo đến buồn cười, họ từng thách thức: “Hai Đại Cường Quốc, Mỹ – một nước trẻ nhất thế giới, Trung Quốc – một nước lâu đời nhất thế giới, đứng vững trên hai bờ Thái Bình Dương, “so gươm” cùng nhau, và cuộc so gươm hoành tráng, vĩ đại nhất thế kỷ 21.” (trích trong tác phẩm Giấc mơ Trung Quốc – Tư duy nước lớn và định vị chiến lược trong thời đại hậu Mỹ của Lưu Minh Phúc, Nguyễn Hải Hoành dịch, nxb Thời Đại, 2011). Đúng là quê hương của tiểu thuyết kiếm hiệp. Họ không hiểu rằng, họ đang đứng dưới tầm văn hóa và văn minh nhân loại.
Nước Mỹ rất am hiểu tình thế “đứng đầu gió” của Việt Nam, trước một một kẻ láng giềng hung hăng vô nhân tính, và Việt Nam đã chủ trương một chiến lược quân sự quan hệ đa phương, nhưng không liên kết với một nước khác để chống một nước khác, hẳn Mỹ đã có sự đồng cảm sâu sắc, nên không quan ngại để cùng Việt Nam, đã và đang thực hiện chương trình hợp tác an ninh biển, và v.v., dù không có Hiệp định song phương.
Ta không nghe tiếng đáp trả của Mỹ về cuộc “thách đấu” hoành tráng đó, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Hagel có nói ở Shangri-La trong dịp này: Mỹ “sẵn sàng sử dụng những loại vũ khí hiện đại nhất của mình, để bảo vệ an ninh khu vực cũng như quốc tế, nếu biến động xảy ra”. Trong quá trình thực hiện đường lối cai trị “toàn trị” của tập đoàn cộng sản Trung Quốc đối với nhân dân Trung Hoa đã thành thói quen qua 2/3 thế kỷ, nên tập đoàn lãnh đạo cộng sản Trung Quốc đã bỏ lại đằng sau mình tính nhân văn, vì thế mọi ứng xử với thế giới trở nên thô lậu và kệch cỡm.
Tôi hoan hô Thủ tướng Dũng!
3. Với ASEAN
Bài diễn văn đã kêu gọi sự đoàn kết của ASEAN, vì đoàn kết là xu thế đúng đắn nhất, nhưng không đoàn kết theo khái niệm cột chung vào nhau bằng một sợi xích sắt thời nô lệ, như đã từng diễn ra trong lịch sử và cũng đã “quá vãng”, mà Việt Nam thì không còn luyến tiếc, vì đã trải qua với nhiều đắng cay. Bài diễn văn cũng nêu lên ý nghĩa: Mỗi quốc gia, dù lớn nhỏ, đều là một chủ thể, nằm trong một cấu trúc bền vững có chủ thể khu vực là ASEAN, là trung tâm của cơ chế hợp tác đa phương với sự tham gia của các nước lớn, để cùng tồn tại bền vững trong hòa bình và phát triển, nếu mỗi nước trong ASEAN không muốn tự đánh mất mình bằng cách xé rào, đu theo một nước lớn nào đó, bởi sự quyến rũ tạm thời, cục bộ, mà đi ngược lợi ích, phá vỡ hòa bình khu vực. Chức năng của ASEAN còn là vai trò người trung gian thực tâm đáng được tin cậy, để làm mềm sự cọ xát các tham vọng của hai cường quốc Mỹ-Trung, ngăn chận việc dùng mỗi nước trong ASEAN đơn thuần như chất xúc tác có lợi riêng cho mình, để xé ASEAN thành những mảnh nhỏ. Tuy nói chung cho cả hai, nhưng ai cũng hiểu, kẻ đã có hành động như thế là ai! Khêu gợi một đường lối như thế cho ASEAN, thiết nghĩ là rất đúng đắn.
Tôi hoan hô Thủ tướng Dũng!
4. Một bước ra khỏi ao nhà
Diễn văn cũng đề cập đến tiến trình dân chủ hóa của Myanmar với cách nhìn tích cực. Chúng ta cũng “thật lòng” như ông, tin tưởng một cách “chiến lược” rằng, Thủ tướng Dũng đã quan tâm, đã hiểu biết thật sự, thế nào là dân chủ ở đó, những gì đang diễn ra ở đó. Và người dân Việt Nam cũng nóng lòng muốn như thế. Đặc biệt, những người lãnh đạo ở Myanmar đã đứng thẳng lưng trước một kẻ đầu gấu “vĩ đại”.
Diễn văn cũng đề cập đến Hiến chương Liên Hiệp Quốc, làm nền tảng cho “Lòng tin chiến lược”: “Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, và các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử trở thành giá trị của toàn nhân loại.”
Một lần nữa, xin hoan hô Thủ tướng!
Đã qua rồi, thời kỳ mà tiếc thay, một số người vẫn đang kiên trì níu kéo, về một thứ “Hiến chương Liên Hiệp Riêng”, một thứ “Luật pháp Quốc tế Riêng”, và các thứ “Chuẩn mực Riêng”có đặc tính mơ hồ là cụm từ xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt sự thông báo của Thủ tướng: Việt Nam xác định tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Đó là một bước ra đi thoát khỏi não trạng “ao nhà”, “vườn nhà”, là bước dũng cảm phá rào cản của kẻ chủ mưu ngăn chận. Phải chăng, Việt Nam đã chứng tỏ ý thức trách nhiệm của một quốc gia tự tin về giá trị của mình, và trưởng thành để dám vươn lên, hòa nhập vào cộng đồng thế giới, không co ro, mặc cảm, tách biệt, bảo thủ với khẩu hiệu “hòa nhập chứ không hòa tan” của một thời ấu trĩ, quê mùa và khá “thô thiển”, do sự tự nhận thức và do sự kìm chế của kẻ khác.
5. Về Thủ tướng Dũng và những chướng ngại
Căn cứ vào bài diễn văn của một lãnh đạo, để “hoan hô” hay “đả kích” có phải là nhẹ dạ hay hồ đồ lắm không? Nhưng quả thật, lâu lắm rồi mới có một bài diễn văn như thế, tại sao không luận bàn?
Người ta cũng nhớ kỹ và quan tâm đến những việc làm khác của Thủ tướng Dũng, như các phát biểu rất tiên phong về chủ quyền biển đảo, về luật biểu tình, về sửa đổi Hiến pháp mới đây của phía Chính phủ, khá được lòng dân. Bên cạnh đó vẫn còn dấu ấn nặng nề về sự đổ vỡ kinh tế thê thảm, về nạn tham nhũng đồ sộ và có hệ thống, về sự đổ đốn mọi mặt trong đời sống xã hội, không thể kể hết. Thủ tướng có đề cập đến những khái niệm “chính trị cường quyền”, sự tiến bộ về dân chủ ở Myanmar, có nói đến Hiến chương Liên Hiệp Quốc, trong đó có Tuyên ngôn nhân quyền, có phê phán một quốc gia “đòi hỏi phi lý, hành động trái luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt” và các vấn đề khác về nội trị.
Quả thật, bài diễn văn đang tạo nên những luồng sinh khí đầy sức sống, nhưng có nhiều chiều (dĩ nhiên phải thế) đối với những người dân đang quan tâm đến thời cuộc. Người ta đang bàn luận, theo dõi những gì sẽ diễn ra trong thời gian tới, người ta đang soi mói khoảng cách giữa việc làm và lời nói, giữa ý chí quyết liệt đổi mới (từ ngữ mà Thủ tướng hay dùng) với một thực tế trì trệ, nặng nề về nội trị. Dĩ nhiên ai cũng hiểu, trong thiết chế chính trị này, không chỉ một mình Thủ tướng chịu trách nhiệm, mà Thủ tướng có một phần can dự không nhỏ.
Vậy, việc “xây dựng lòng tin chiến lược” đối với dân thì sao đây?
Hình như Thủ tướng đang điều hành một guồng máy “chính trị cường quyền”? Đã không có sự tiến bộ nào về dân chủ, cái mà Thủ tướng đã ca ngợi ở Myanmar. Tuyên ngôn nhân quyền mà Thủ tướng trân trọng lấy làm nền tảng cho ứng xử, lại bị ứng xử quá mức thô bạo ở đường phố. Chống cái quốc gia “đòi hỏi phi lý” thì bị đánh đập và bắt nhốt, và cho vào rọ “thế lực thù địch”. Chống tham nhũng thì bị bỏ tù. Và có bao nhiêu con voi tham nhũng bị đưa vào chuồng? Và quan trọng lúc này, xử lý ra sao các quan điểm đối chọi về sửa đổi Hiến pháp?
Ai cũng hiểu, ông Thủ tướng không là Chính phủ, Chính phủ cũng không phải là ông Thủ tướng, nhưng trong Chính phủ có ông Thủ tướng, trong ông Thủ tướng có Chính phủ, ngoài Chính phủ còn có “Siêu Chính phủ”, lại có “Siêu” của “Siêu Chính phủ” núp đâu đó. Cuối cùng, hỏi xin thật: Thủ tướng, ông là ai?
Thế nào thì cũng cố lên, dù gian nan, nhưng nếu ông Thủ tướng quyết liệt, làm đúng, thì dân hết lòng ủng hộ.
6. Tạm thay lời kết
Ông Đông A (tôi không biết là ai, xin gọi tạm là nhà báo), viết rằng: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là “một nhân vật chính trị thú vị, đa chiều, đa ảnh, rất đáng để quan sát, xem ông ứng xử…”.
Nhưng không phải là chuyện xem chơi, mà với sự quan tâm chân chính của một công dân, cũng đồng thời là người quan sát, ông hỏi, thì phải thế nào? Ông nêu ý kiến: “Ít nhất phải tẩy sạch định kiến và đường nhăn cũ trong tư duy.”
Vâng, đúng thế, đa số dân ta ít có định kiến, cả với kẻ thù trong quá khứ, sẵn sàng có cái nhìn mới cho sự đổi mới. Phải nên thật khách quan để xem ông Thủ tướng nói và làm, đặc biệt, lẽ nào ông chỉ “xây dựng lòng tin chiến lược” ở Shangri-La, mà không nghĩ tới việc “xây dựng lòng tin chiến lược” ở nhân dân? Riêng tôi thì sẵn sàng la ó, cũng sẵn sàng hoan hô.
Bài diễn văn này thuộc diện tôi hoan hô./.
3-6-2013
Hạ Đình Nguyên
Bauxite VN
Việt Gian Nâng Bi : Bài diễn văn vượt lên trên những điều đáng chê trách!
Người dân có quyền và cần bộc lộ “sự la ó phản đối”, hoặc là “tiếng vỗ tay hoan hô” về những phát biểu hoặc những hành vi của các nhà lãnh đạo. Tiếng nói khách quan và mạnh mẽ của người dân sẽ góp phần cổ vũ cho sự lớn mạnh của một xã hội công dân đang bước đầu hình thành ở Việt Nam.
Bài diễn văn hôm kia của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tại diễn đàn Shangri-La 12 là một bài phát biểu hay, sáng sủa và thật là hiếm có của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong nhiều năm qua. Nếu so sánh thì có sự khác hẳn với bài diễn văn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cũng ở một diễn đàn quốc tế, tại Cuba, cách đây hai năm. Khác về nội dung tư tưởng, về tầm nhìn của một nhà lãnh đạo quốc gia, kể cả ngôn phong và các loại thuật ngữ.
Ngoài cái văn phong sáng sủa, ẩn dụ mang tính chất ngoại giao, bài diễn văn của Thủ tướng Dũng, đã nói lên khá rõ ràng, súc tích mà tế nhị, về đường lối đối ngoại rất đặc thù của Việt Nam trong tình hình phức tạp hiện nay của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Khen cũng hơi thừa!
Nhưng cũng cần tiếng vỗ tay tán thưởng đối với những bộc lộ tích cực, có sức thuyết phục. Bài diễn văn của Thủ tướng Dũng đã được dư luận thế giới đồng tình và trong nước, thì đáp ứng được lòng mong muốn của nhiều người. Có thể nói, ông đã vượt lên trên và làm lu mờ những khiếm khuyết về kinh tế, về bộ máy tham nhũng mà ông phải chịu trách nhiệm trong thời gian qua, với vai trò là Thủ tướng của một nước.
1. Với Trung Quốc
“Xây dựng lòng tin chiến lược” là một từ ngữ mới, một khái niệm rất xác đáng cho tình hình khu vực hiện nay, đối với mỗi nước ASEAN, đối với các nước lớn, và đặc biệt, ở giữa những con chữ, là nhắc nhở nước Trung Hoa rằng, sự lẽo lự, điêu ngoa, và nham hiểm sẽ không tạo được niềm tin, sẽ không phải là “lòng tin chiến lược”. Đã nhiều năm qua, Việt Nam đã bị (ai?) bắt buộc đội oằn lưng 16 chữ vàng tào lao, cũng là bày tỏ một thứ “niềm tin chiến lược” đặt không đúng chỗ, kể từ Hội nghị Thành Đô 1991, mà nhân dân, cả Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay, đều không muốn nhắc đến, vì một đằng là sự xấu hổ, một đằng khác là vì sự sợ hãi hoặc ngoan ngoãn. Cũng vì lẽ ấy mà Nhà nước Việt Nam phải “chịu trận” một cách đương nhiên trước sự phẫn nộ và chê trách thậm tệ của nhân dân. Nhưng đã đến lúc, Thủ tướng Dũng đã bộc lộ với nhân dân và thế giới, rằng niềm tin “thiếu chiến lược” đó nay đã qua rồi, song vì chữ nhân và chữ nhẫn của dân tộc Việt Nam, cánh cửa của niềm tin vẫn mở cho bất cứ ai, bởi vì một hạnh phúc chung của khu vực, chứ không phải do sự hèn nhát, càng không phải vì cái “hệ tư tưởng” vốn là “bà đỡ” của tham nhũng và lạc hậu, mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã một mình nâng lên tầm cao thế giới, và tự rước lấy sự ném đá vào mình. Thủ tướng Dũng đã tuyên bố công khai, Việt Nam đang hiện đại hóa quân đội, đủ sức để bảo vệ đất nước, chống kẻ xâm lược, và, thêm một khẳng định về niềm tin: nếu xảy ra chiến tranh sẽ không có ai là kẻ chiến thắng, mà các bên đều là người thua. Ở đây, ý nói chiến tranh là sự bất hạnh cho tất cả, mà đồng thời kẻ xâm lăng sẽ không đạt được mục đích. Ai là kẻ đang đe dọa Việt Nam, đe dọa Biển Đông và hòa bình khu vực? Dù không nêu đích danh, nhưng cả thế giới đều rõ. Qua diễn văn của Thủ tướng Dũng, Việt Nam đã xác định chỗ đứng đúng đắn của mình trong trời đất, và trong cộng đồng các quốc gia. Đó là tư tưởng thoát lên trên lối tư duy cũ mòn kiểu phe phái chủ nghĩa, vốn đã kìm hãm, níu chân Việt Nam trong 40 năm qua. Rõ ràng, nay lập trường đã dứt khoát, với lời lẽ thẳng thắn: Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với pháp luật quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền. Trong bối cảnh Việt Nam chịu đầy áp lực với 16 chữ vàng suốt hai thập kỷ, Thủ tướng nói được như thế, vừa xác đáng lại vừa dũng cảm. Bởi sau lưng Thủ tướng, và cả trước mặt, đang láng cháng biết bao nhân dạng còn đeo đẳng 16 chữ nặng nề nói trên! Nêu lên điều này một cách minh bạch, đầy đủ, ở một diễn đàn công khai và rộng lớn, chỉ mới có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tôi thực sự hoan nghênh và cảm kích. Từ hướng nhìn này làm rõ cái nhìn về sự vật khác.
“Thế lực thù địch” từ nay đã được xác định! Không vì sự đồng dạng lợi ích của chủ thuyết hay phe đảng, không vì “núi liền núi, sông liền sông”, không vì cả “sổ hưu” của người già mà quên để quên tương lai của trẻ em, mà “thế lực thù địch” đã trở thành sự đánh tráo một cách nham hiểm, biến thành đầu mối tội ác của mọi tội ác, quay dao búa sang người vô tội, và người yêu nước.
Bài diễn văn đã bộc lộ rạch ròi về một thế chiến lược có tầm quan trọng, đối lập với thế chiến lược mờ ám của nhiều năm qua, gở mối nguy lớn nhất và cấp bách nhất cho dân tộc. “Xây dựng lòng tin chiến lược” đặt trên nền tảng luật pháp quốc tế, trên đối thoại chân thành vì lợi ích chung, và kèm theo thể hiện trên hành động cụ thể, là lời đề xuất đúng đắn, có sức thu hút sự đồng cảm với nhiều quốc gia, làm bộc lộ chân tướng của một nước có chủ nghĩa giả dối và tráo trở.
Tôi hoan hô Thủ tướng Dũng!
2. Với Mỹ
Thủ tướng Dũng đã thừa nhận và đề cao vai trò nước lớn, là Mỹ và Trung Quốc. Có vai trò, chính là có quyền lợi và trách nhiệm ràng buộc. Thủ tướng Dũng, lần đầu tiên đã công khai tán thành, thừa nhận, và hoan nghênh trên diễn đàn quốc tế, sự hiện diện của Mỹ tại Đông Á, Đông Nam Á, và Châu Á – Thái Bình Dương, làm cho sự hiện diện đó càng thêm trọng lượng, cùng hiện hữu như Trung Quốc. Đó là điều ngược lại ý muốn căn bản của Trung Quốc, chỉ muốn Biển Đông Là ao nhà, cầm dao búa mà canh cửa như kẻ côn đồ, coi Asean như cái chợ riêng của mình, không ai được bước tới, vừa ăn cướp, vừa lu loa lên rằng Mỹ kìm chế sự vươn lên của Trung Quốc. Ngổ ngáo đến buồn cười, họ từng thách thức: “Hai Đại Cường Quốc, Mỹ – một nước trẻ nhất thế giới, Trung Quốc – một nước lâu đời nhất thế giới, đứng vững trên hai bờ Thái Bình Dương, “so gươm” cùng nhau, và cuộc so gươm hoành tráng, vĩ đại nhất thế kỷ 21.” (trích trong tác phẩm Giấc mơ Trung Quốc – Tư duy nước lớn và định vị chiến lược trong thời đại hậu Mỹ của Lưu Minh Phúc, Nguyễn Hải Hoành dịch, nxb Thời Đại, 2011). Đúng là quê hương của tiểu thuyết kiếm hiệp. Họ không hiểu rằng, họ đang đứng dưới tầm văn hóa và văn minh nhân loại.
Nước Mỹ rất am hiểu tình thế “đứng đầu gió” của Việt Nam, trước một một kẻ láng giềng hung hăng vô nhân tính, và Việt Nam đã chủ trương một chiến lược quân sự quan hệ đa phương, nhưng không liên kết với một nước khác để chống một nước khác, hẳn Mỹ đã có sự đồng cảm sâu sắc, nên không quan ngại để cùng Việt Nam, đã và đang thực hiện chương trình hợp tác an ninh biển, và v.v., dù không có Hiệp định song phương.
Ta không nghe tiếng đáp trả của Mỹ về cuộc “thách đấu” hoành tráng đó, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Hagel có nói ở Shangri-La trong dịp này: Mỹ “sẵn sàng sử dụng những loại vũ khí hiện đại nhất của mình, để bảo vệ an ninh khu vực cũng như quốc tế, nếu biến động xảy ra”. Trong quá trình thực hiện đường lối cai trị “toàn trị” của tập đoàn cộng sản Trung Quốc đối với nhân dân Trung Hoa đã thành thói quen qua 2/3 thế kỷ, nên tập đoàn lãnh đạo cộng sản Trung Quốc đã bỏ lại đằng sau mình tính nhân văn, vì thế mọi ứng xử với thế giới trở nên thô lậu và kệch cỡm.
Tôi hoan hô Thủ tướng Dũng!
3. Với ASEAN
Bài diễn văn đã kêu gọi sự đoàn kết của ASEAN, vì đoàn kết là xu thế đúng đắn nhất, nhưng không đoàn kết theo khái niệm cột chung vào nhau bằng một sợi xích sắt thời nô lệ, như đã từng diễn ra trong lịch sử và cũng đã “quá vãng”, mà Việt Nam thì không còn luyến tiếc, vì đã trải qua với nhiều đắng cay. Bài diễn văn cũng nêu lên ý nghĩa: Mỗi quốc gia, dù lớn nhỏ, đều là một chủ thể, nằm trong một cấu trúc bền vững có chủ thể khu vực là ASEAN, là trung tâm của cơ chế hợp tác đa phương với sự tham gia của các nước lớn, để cùng tồn tại bền vững trong hòa bình và phát triển, nếu mỗi nước trong ASEAN không muốn tự đánh mất mình bằng cách xé rào, đu theo một nước lớn nào đó, bởi sự quyến rũ tạm thời, cục bộ, mà đi ngược lợi ích, phá vỡ hòa bình khu vực. Chức năng của ASEAN còn là vai trò người trung gian thực tâm đáng được tin cậy, để làm mềm sự cọ xát các tham vọng của hai cường quốc Mỹ-Trung, ngăn chận việc dùng mỗi nước trong ASEAN đơn thuần như chất xúc tác có lợi riêng cho mình, để xé ASEAN thành những mảnh nhỏ. Tuy nói chung cho cả hai, nhưng ai cũng hiểu, kẻ đã có hành động như thế là ai! Khêu gợi một đường lối như thế cho ASEAN, thiết nghĩ là rất đúng đắn.
Tôi hoan hô Thủ tướng Dũng!
4. Một bước ra khỏi ao nhà
Diễn văn cũng đề cập đến tiến trình dân chủ hóa của Myanmar với cách nhìn tích cực. Chúng ta cũng “thật lòng” như ông, tin tưởng một cách “chiến lược” rằng, Thủ tướng Dũng đã quan tâm, đã hiểu biết thật sự, thế nào là dân chủ ở đó, những gì đang diễn ra ở đó. Và người dân Việt Nam cũng nóng lòng muốn như thế. Đặc biệt, những người lãnh đạo ở Myanmar đã đứng thẳng lưng trước một kẻ đầu gấu “vĩ đại”.
Diễn văn cũng đề cập đến Hiến chương Liên Hiệp Quốc, làm nền tảng cho “Lòng tin chiến lược”: “Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, và các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử trở thành giá trị của toàn nhân loại.”
Một lần nữa, xin hoan hô Thủ tướng!
Đã qua rồi, thời kỳ mà tiếc thay, một số người vẫn đang kiên trì níu kéo, về một thứ “Hiến chương Liên Hiệp Riêng”, một thứ “Luật pháp Quốc tế Riêng”, và các thứ “Chuẩn mực Riêng”có đặc tính mơ hồ là cụm từ xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt sự thông báo của Thủ tướng: Việt Nam xác định tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Đó là một bước ra đi thoát khỏi não trạng “ao nhà”, “vườn nhà”, là bước dũng cảm phá rào cản của kẻ chủ mưu ngăn chận. Phải chăng, Việt Nam đã chứng tỏ ý thức trách nhiệm của một quốc gia tự tin về giá trị của mình, và trưởng thành để dám vươn lên, hòa nhập vào cộng đồng thế giới, không co ro, mặc cảm, tách biệt, bảo thủ với khẩu hiệu “hòa nhập chứ không hòa tan” của một thời ấu trĩ, quê mùa và khá “thô thiển”, do sự tự nhận thức và do sự kìm chế của kẻ khác.
5. Về Thủ tướng Dũng và những chướng ngại
Căn cứ vào bài diễn văn của một lãnh đạo, để “hoan hô” hay “đả kích” có phải là nhẹ dạ hay hồ đồ lắm không? Nhưng quả thật, lâu lắm rồi mới có một bài diễn văn như thế, tại sao không luận bàn?
Người ta cũng nhớ kỹ và quan tâm đến những việc làm khác của Thủ tướng Dũng, như các phát biểu rất tiên phong về chủ quyền biển đảo, về luật biểu tình, về sửa đổi Hiến pháp mới đây của phía Chính phủ, khá được lòng dân. Bên cạnh đó vẫn còn dấu ấn nặng nề về sự đổ vỡ kinh tế thê thảm, về nạn tham nhũng đồ sộ và có hệ thống, về sự đổ đốn mọi mặt trong đời sống xã hội, không thể kể hết. Thủ tướng có đề cập đến những khái niệm “chính trị cường quyền”, sự tiến bộ về dân chủ ở Myanmar, có nói đến Hiến chương Liên Hiệp Quốc, trong đó có Tuyên ngôn nhân quyền, có phê phán một quốc gia “đòi hỏi phi lý, hành động trái luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt” và các vấn đề khác về nội trị.
Quả thật, bài diễn văn đang tạo nên những luồng sinh khí đầy sức sống, nhưng có nhiều chiều (dĩ nhiên phải thế) đối với những người dân đang quan tâm đến thời cuộc. Người ta đang bàn luận, theo dõi những gì sẽ diễn ra trong thời gian tới, người ta đang soi mói khoảng cách giữa việc làm và lời nói, giữa ý chí quyết liệt đổi mới (từ ngữ mà Thủ tướng hay dùng) với một thực tế trì trệ, nặng nề về nội trị. Dĩ nhiên ai cũng hiểu, trong thiết chế chính trị này, không chỉ một mình Thủ tướng chịu trách nhiệm, mà Thủ tướng có một phần can dự không nhỏ.
Vậy, việc “xây dựng lòng tin chiến lược” đối với dân thì sao đây?
Hình như Thủ tướng đang điều hành một guồng máy “chính trị cường quyền”? Đã không có sự tiến bộ nào về dân chủ, cái mà Thủ tướng đã ca ngợi ở Myanmar. Tuyên ngôn nhân quyền mà Thủ tướng trân trọng lấy làm nền tảng cho ứng xử, lại bị ứng xử quá mức thô bạo ở đường phố. Chống cái quốc gia “đòi hỏi phi lý” thì bị đánh đập và bắt nhốt, và cho vào rọ “thế lực thù địch”. Chống tham nhũng thì bị bỏ tù. Và có bao nhiêu con voi tham nhũng bị đưa vào chuồng? Và quan trọng lúc này, xử lý ra sao các quan điểm đối chọi về sửa đổi Hiến pháp?
Ai cũng hiểu, ông Thủ tướng không là Chính phủ, Chính phủ cũng không phải là ông Thủ tướng, nhưng trong Chính phủ có ông Thủ tướng, trong ông Thủ tướng có Chính phủ, ngoài Chính phủ còn có “Siêu Chính phủ”, lại có “Siêu” của “Siêu Chính phủ” núp đâu đó. Cuối cùng, hỏi xin thật: Thủ tướng, ông là ai?
Thế nào thì cũng cố lên, dù gian nan, nhưng nếu ông Thủ tướng quyết liệt, làm đúng, thì dân hết lòng ủng hộ.
6. Tạm thay lời kết
Ông Đông A (tôi không biết là ai, xin gọi tạm là nhà báo), viết rằng: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là “một nhân vật chính trị thú vị, đa chiều, đa ảnh, rất đáng để quan sát, xem ông ứng xử…”.
Nhưng không phải là chuyện xem chơi, mà với sự quan tâm chân chính của một công dân, cũng đồng thời là người quan sát, ông hỏi, thì phải thế nào? Ông nêu ý kiến: “Ít nhất phải tẩy sạch định kiến và đường nhăn cũ trong tư duy.”
Vâng, đúng thế, đa số dân ta ít có định kiến, cả với kẻ thù trong quá khứ, sẵn sàng có cái nhìn mới cho sự đổi mới. Phải nên thật khách quan để xem ông Thủ tướng nói và làm, đặc biệt, lẽ nào ông chỉ “xây dựng lòng tin chiến lược” ở Shangri-La, mà không nghĩ tới việc “xây dựng lòng tin chiến lược” ở nhân dân? Riêng tôi thì sẵn sàng la ó, cũng sẵn sàng hoan hô.
Bài diễn văn này thuộc diện tôi hoan hô./.
3-6-2013
Hạ Đình Nguyên
Bauxite VN