Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Việt Nam 1967: Ai chỉ đạo cuộc chiến ở miền Bắc? - The New York Times
Nguồn: Lien-Hang Nguyen, “Who Called the Shots in Hanoi?”, The New York Times, 14/02/2017.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Bất kỳ câu chuyện nào về chiến sự trong Chiến tranh Việt Nam cũng đều nói rằng Mỹ đã phải chiến đấu với một “kẻ thù khó nắm bắt”: những toán lính du kích bất ngờ tấn công rồi nhanh chóng biến mất; hay các tư lệnh tiểu đoàn nhất định không chịu đánh công khai. Tuy nhiên, câu nói sáo rỗng ấy có nhiều ý nghĩa hơn những gì hầu hết chúng ta nghĩ. Thậm chí đến tận năm 1967, quân đội, tình báo và các lãnh đạo dân sự Mỹ vẫn hoàn toàn không biết ai mới thực sự là người ra quyết định tại Hà Nội.
Ai lãnh đạo Bắc Việt Nam?
Ở một mức độ nào đó, đây là những gì chính quyền miền Bắc mong muốn – một ấn tượng rằng mọi quyết định đều là tập thể, dù vẫn có bàn tay dẫn dắt nhẹ nhàng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự nhầm lẫn của người Mỹ, dù không cố ý, nhưng cũng phản ánh thực tế là chính trị miền Bắc còn lộn xộn và chia rẽ, một trong những thực tế mà tới nay các nhà sử học mới hiểu được phần nào.
Nhờ có quá trình giải mật hồ sơ lịch sử lúc chậm lúc nhanh, các ấn phẩm hồi ký và lịch sử “không chính thức”, việc lan truyền các bức “thư ngỏ” của các cựu lãnh đạo bất mãn, cùng những nghiên cứu, phân tích cẩn thận và tỉ mỉ từ các chuyên gia Việt Nam, bây giờ chúng ta đã có thể hiểu sâu hơn về việc ai là lãnh đạo cao nhất ở Hà Nội và làm thế nào mà ông ta đạt được vị trí đó.
Trong cuộc chiến, các chuyên gia tình báo Mỹ cứ quanh quẩn trong một danh sách dài những nhân vật tình nghi. Đôi khi các báo cáo và phân tích tình báo chỉ ra rằng toàn bộ 11 thành viên của Bộ Chính trị là những người lãnh đạo thực sự của Đảng Lao động Việt Nam.
Lựa chọn rõ ràng nhất, đồng thời là cái tên luôn được báo chí mô tả là lãnh đạo miền Bắc, chính là Hồ Chí Minh, vị cha già mà chuyến đi tìm đường cứu nước cùng sự nghiệp chống thực dân lừng lẫy đã khiến ông trở thành nhân vật nổi tiếng thế giới. Một ứng viên khác là Võ Nguyên Giáp, vị tướng có công đánh tan quân Pháp mạnh hơn nhiều lần một cách ngoạn mục tại Điện Biên Phủ. Thậm chí Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại đàm phán Geneva năm 1954, cũng từng được nêu tên như là “bộ não” thực sự đằng sau cuộc chiến của Hà Nội.
Thực ra câu trả lời không nằm trong số những người này. Lãnh đạo thực sự là Lê Văn Nhuận, người sau này lấy tên là Lê Duẩn, một quan chức đảng không mấy nổi bật, với xuất thân khiêm tốn từ một làng quê miền Trung Việt Nam.
Sự trỗi dậy của Lê Duẩn
Gần như không nằm trong tầm ngắm của tình báo Mỹ, nhưng Lê Duẩn đã cai trị đảng bằng bàn tay sắt từ cuối những năm 1950 cho đến khi ông qua đời vào năm 1986. Từ xưa tới nay, chưa có bất kỳ Tổng Bí thư nào có thể nắm giữ quyền lực được lâu như vậy. Thế nhưng người nước ngoài lại biết rất ít về Lê Duẩn, cũng như làm thế nào mà ông đã đánh bại được quốc gia hùng mạnh nhất thế giới.
Sinh năm 1907, Lê Duẩn là một trong năm người con của một gia đình nông dân nghèo ở làng Bích La, tỉnh Quảng Trị. Ông đã chứng kiến sự chuyển đổi của đất nước mình dưới ách áp bức và bóc lột của thực dân Pháp. Ban đầu, ông nối nghiệp cha trở thành một nhân viên đường sắt. Nhưng sau đó, bị cuốn vào phong trào chống thực dân của nhiều thanh niên cùng thế hệ, chàng trai Lê Duẩn 21 tuổi đã chuyển đến sống tại Hà Nội cùng với cô dâu mới là Lê Thị Sương. Tại đây, ngay tại trung tâm quyền lực của người Pháp, Lê Duẩn đã gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và giành được một ghế trong Ủy ban Giáo dục và Đào tạo nhờ công việc ngành đường sắt của mình.
Nhưng phải đến lúc vào nhà tù thuộc địa thì ông Duẩn mới giành được uy tín cách mạng thực sự của mình. Các tù nhân thường xuyên bị cai ngục người Pháp đánh đập, nhưng họ đã trở nên cấp tiến hơn nhờ được củng cố ý thức hệ và cùng nhau tái xây dựng mạng lưới đảng khi bị nhốt chung trong những buồng giam chật chội. Lê Duẩn đã bị giam trong các nhà tù thực dân không chỉ một, mà là hai lần (năm 1931 và năm 1945.) Khi ông được thả sau lần bị giam thứ hai vào năm 1945, Việt Nam đã thay đổi rất nhiều. Thế chiến II đã kết thúc, và nhìn từ bề ngoài thì người Pháp cũng như người Nhật đều đã bại trận. Quan trọng nhất, Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo giàu sức lôi cuốn, đã tuyên bố nền độc lập của Việt Nam tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội vào ngày 02/09/1945.
Tuy nhiên, những ngày sau độc lập đối với Lê Duẩn và Việt Nam là quãng thời gian thử thách. Người Pháp không có ý định để cho đế chế của họ tan rã mà không chiến đấu, và Lê Duẩn hiểu rằng việc khẳng định bản thân trong chính phủ mới là một thách thức. Hy vọng được trở thành bộ trưởng quốc phòng, nhưng ông đã thua Tướng Giáp, người thân thiết hơn với Hồ Chí Minh. Thất bại năm 1945 này có thể là một nguyên nhân khiến Lê Duẩn luôn khinh thường Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh.
Thay vì ở lại Hà Nội làm một ủy viên Bộ Chính trị và giữ một chức bộ trưởng thoải mái nào đó, Lê Duẩn lại phụ trách hoạt động của Đảng ở một nơi có thể được gọi là “miền Nam hoang dã” (Wild South.) Ông đến Đồng bằng sông Cửu Long, nơi mà quyền lực của đảng còn rất yếu so với ở miền Bắc. Không chỉ có người Pháp mong muốn chiếm lại phần phía nam thuộc địa cũ của họ, mà các lực lượng bán quân sự của Phật giáo và các nhóm giang hồ người Hoa ở Chợ Lớn cũng đang kiểm soát tất cả các phần quan trọng của khu vực.
Mối quan hệ với Lê Đức Thọ
Lê Duẩn sẽ không đơn độc trong nhiệm vụ giúp Đảng kiểm soát miền Nam. Năm 1948, Lê Đức Thọ xuất hiện và trở thành ‘phó tướng’ của ông. Là một nhà cách mạng đáng nể từ miền Bắc, người đã thăng tiến trong Đảng qua nhiều năm gian khổ ở nhà tù thực dân, Lê Đức Thọ đã hình thành một mối quan hệ mạnh mẽ với Lê Duẩn, cùng tiêu diệt các đối thủ chính trị và kẻ thù.
Hoạt động của Lê Duẩn ở miền Nam cũng như mối liên hệ với Lê Đức Thọ là những yếu tố quan trọng giúp ông vươn lên trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu và ảnh hưởng tới chính sách của ông trên cương vị đó. Năm 1954, đất nước bị chia cắt tại vĩ tuyến 17, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ cũng bị chia tách. Ông Thọ tập kết ra miền Bắc, còn ông Duẩn bí mật trở lại Đồng bằng sông Cửu Long, nơi ông đã chứng kiến Tổng thống miền Nam Ngô Đình Diệm tàn sát quân kháng chiến, và lời hứa hẹn về một đất nước thống nhất cứ ngày một xa vời.
Trở về Hà Nội, Lê Duẩn nhận thấy Đảng đang bị bao vây bởi những khó khăn trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Khi có thay đổi lớn trong bộ máy lãnh đạo Đảng cộng sản, thời gian của Lê Duẩn ở miền Nam đã được đền đáp: Ông là ủy viên Bộ Chính trị duy nhất không có liên quan đến chính sách thất bại của Đảng ở miền Bắc (chỉ cải cách ruộng đất – NBT). Sau khi Tổng Bí thư đương nhiệm Trường Chinh từ chức, Lê Duẩn đã lên thay và tiếp quản việc điều hành Đảng Lao động Việt Nam.
Được Lê Đức Thọ ủng hộ, Lê Duẩn đã quyết tâm xây dựng một nhà nước cảnh sát mạnh mẽ ở miền Bắc để chuẩn bị cho chiến tranh toàn diện ở miền Nam. Các lãnh đạo chính thức khác, như Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, muốn kết hợp chính trị và quân sự, nhưng Lê Duẩn và Lê Đức Thọ cho rằng thống nhất đất nước dưới sự bảo trợ của đảng chỉ có thể được thực hiện bằng cách leo thang quân sự bởi lực lượng nổi dậy ở miền Nam.
Chiến lược của Lê Duẩn
Họ mở màn chiến dịch vào cuối năm 1963, sau khi cả Ngô Đình Diệm và John F. Kennedy đều bị ám sát. Nhận thấy cơ hội giành chiến thắng nhanh chóng khi miền Nam đang thiếu lãnh đạo, Lê Duẩn đã thuyết phục các quan chức Đảng sử dụng toàn lực để giành chiến thắng bằng một kế hoạch táo bạo mà ông gọi là “Tổng tiến công và nổi dậy.”
Đó thực là một canh bạc. Năm 1964, khi Lê Duẩn bắt đầu phát triển kế hoạch của mình, lực lượng của phe cộng sản chưa đủ mạnh để tiêu diệt quân đội miền Nam và do đó phải kích động người dân đứng lên – tiến công và nổi dậy – dù cho khả năng lãnh đạo dân sự – quân sự ở miền Nam lúc đó tương đối yếu. Nhưng ông Duẩn đã kiên nhẫn. Gửi binh lính và trang thiết bị từ miền Bắc qua các tuyến đường biển và đường bộ rất mất thời gian, nhưng cuối cùng Lê Duẩn vẫn làm thay đổi được tình trạng chiến sự phía dưới vĩ tuyến 17, từ chiến tranh du kích tiến hành bởi lực lượng nổi dậy miền Nam thành một cuộc nội chiến toàn diện có sự tham gia của quân đội chính quy miền Bắc.
Tính đến mùa thu năm 1964, vị Tổng Bí thư đã hoàn tất “Kế hoạch X”, giai đoạn cuối cùng trong ván cược giành chiến thắng của ông – bao gồm một cuộc tấn công đầy tham vọng nhắm vào Sài Gòn. Cho các đơn vị lính đặc công trang bị vũ khí hạng nặng đến trấn giữ các mục tiêu chủ chốt, còn quân cách mạng thì đóng rải rác khắp Sài Gòn sẽ kích động nhân dân đứng lên giành lấy chính quyền khỏi tay “chế độ bù nhìn” đang sụp đổ. Kế hoạch đã được tính toán rất kỹ càng, năm tiểu đoàn sẽ đóng tại năm hướng trong khu vực ngoại ô thành phố nhằm cách ly vùng trung tâm thành phố khỏi lực lượng quân đội Việt Nam Cộng hòa còn lại cho đến khi lực lượng chủ chốt có thể tiến đến.
Sự xuất hiện của quân đội Mỹ vào năm 1965 đã làm thay đổi việc đánh nhanh thắng nhanh với “Kế hoạch X”, nhưng vị Tổng Bí thư vẫn kiên trì. Luôn tin rằng nếu quay trở lại lối đánh du kích nặng về phòng thủ sẽ làm suy yếu tinh thần của lực lượng cộng sản, Lê Duẩn ra lệnh duy trì thế chủ động và khởi động các trận đánh lớn. Tuy nhiên, chiến lược tấn công này gặp phải sự chống trả sâu rộng của Mỹ ở vùng nông thôn miền Nam trong năm 1966 và đầu năm 1967, khiến sự điều khiển chiến tranh của Lê Duẩn đã bị chỉ trích nặng nề tại Hà Nội.
Quyền kiểm soát của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ ở miền Bắc cũng như nỗ lực chiến tranh bất ngờ gặp phải nguy hiểm. Trước khi cả hai có thể tiến hành một phiên bản nâng cấp của “Kế hoạch X” – theo đó sẽ tấn công không chỉ Sài Gòn mà còn tất cả các thành phố và thị xã trên khắp miền Nam Việt Nam – họ phải đập tan những lời chỉ trích và lấy lại quyền kiểm soát ở Hà Nội. Năm 1967, trong khi người Mỹ ném bom, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ cũng bắt đầu một cuộc chiến chính trị khốc liệt ở Hà Nội, điều cuối cùng trở thành một cuộc thanh trừng lớn nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam – và tạo tiền đề cho những gì họ dự định sẽ là chiến dịch đỉnh điểm của Chiến tranh Việt Nam.
Xem thêm:
Lien-Hang Nguyen là Giáo sư Lịch sử tại Đại học Columbia và là tác giả của cuốn sách sắp được phát hành “Tet 1968: The Battles That Changed the Vietnam War and the Global Cold War.”
Các tiêu đề phụ trong bài do Nghiencuuquocte.org tự đặt.
http://nghiencuuquocte.org/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Việt Nam 1967: Ai chỉ đạo cuộc chiến ở miền Bắc? - The New York Times
Nguồn: Lien-Hang Nguyen, “Who Called the Shots in Hanoi?”, The New York Times, 14/02/2017.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Bất kỳ câu chuyện nào về chiến sự trong Chiến tranh Việt Nam cũng đều nói rằng Mỹ đã phải chiến đấu với một “kẻ thù khó nắm bắt”: những toán lính du kích bất ngờ tấn công rồi nhanh chóng biến mất; hay các tư lệnh tiểu đoàn nhất định không chịu đánh công khai. Tuy nhiên, câu nói sáo rỗng ấy có nhiều ý nghĩa hơn những gì hầu hết chúng ta nghĩ. Thậm chí đến tận năm 1967, quân đội, tình báo và các lãnh đạo dân sự Mỹ vẫn hoàn toàn không biết ai mới thực sự là người ra quyết định tại Hà Nội.
Ai lãnh đạo Bắc Việt Nam?
Ở một mức độ nào đó, đây là những gì chính quyền miền Bắc mong muốn – một ấn tượng rằng mọi quyết định đều là tập thể, dù vẫn có bàn tay dẫn dắt nhẹ nhàng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự nhầm lẫn của người Mỹ, dù không cố ý, nhưng cũng phản ánh thực tế là chính trị miền Bắc còn lộn xộn và chia rẽ, một trong những thực tế mà tới nay các nhà sử học mới hiểu được phần nào.
Nhờ có quá trình giải mật hồ sơ lịch sử lúc chậm lúc nhanh, các ấn phẩm hồi ký và lịch sử “không chính thức”, việc lan truyền các bức “thư ngỏ” của các cựu lãnh đạo bất mãn, cùng những nghiên cứu, phân tích cẩn thận và tỉ mỉ từ các chuyên gia Việt Nam, bây giờ chúng ta đã có thể hiểu sâu hơn về việc ai là lãnh đạo cao nhất ở Hà Nội và làm thế nào mà ông ta đạt được vị trí đó.
Trong cuộc chiến, các chuyên gia tình báo Mỹ cứ quanh quẩn trong một danh sách dài những nhân vật tình nghi. Đôi khi các báo cáo và phân tích tình báo chỉ ra rằng toàn bộ 11 thành viên của Bộ Chính trị là những người lãnh đạo thực sự của Đảng Lao động Việt Nam.
Lựa chọn rõ ràng nhất, đồng thời là cái tên luôn được báo chí mô tả là lãnh đạo miền Bắc, chính là Hồ Chí Minh, vị cha già mà chuyến đi tìm đường cứu nước cùng sự nghiệp chống thực dân lừng lẫy đã khiến ông trở thành nhân vật nổi tiếng thế giới. Một ứng viên khác là Võ Nguyên Giáp, vị tướng có công đánh tan quân Pháp mạnh hơn nhiều lần một cách ngoạn mục tại Điện Biên Phủ. Thậm chí Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại đàm phán Geneva năm 1954, cũng từng được nêu tên như là “bộ não” thực sự đằng sau cuộc chiến của Hà Nội.
Thực ra câu trả lời không nằm trong số những người này. Lãnh đạo thực sự là Lê Văn Nhuận, người sau này lấy tên là Lê Duẩn, một quan chức đảng không mấy nổi bật, với xuất thân khiêm tốn từ một làng quê miền Trung Việt Nam.
Sự trỗi dậy của Lê Duẩn
Gần như không nằm trong tầm ngắm của tình báo Mỹ, nhưng Lê Duẩn đã cai trị đảng bằng bàn tay sắt từ cuối những năm 1950 cho đến khi ông qua đời vào năm 1986. Từ xưa tới nay, chưa có bất kỳ Tổng Bí thư nào có thể nắm giữ quyền lực được lâu như vậy. Thế nhưng người nước ngoài lại biết rất ít về Lê Duẩn, cũng như làm thế nào mà ông đã đánh bại được quốc gia hùng mạnh nhất thế giới.
Sinh năm 1907, Lê Duẩn là một trong năm người con của một gia đình nông dân nghèo ở làng Bích La, tỉnh Quảng Trị. Ông đã chứng kiến sự chuyển đổi của đất nước mình dưới ách áp bức và bóc lột của thực dân Pháp. Ban đầu, ông nối nghiệp cha trở thành một nhân viên đường sắt. Nhưng sau đó, bị cuốn vào phong trào chống thực dân của nhiều thanh niên cùng thế hệ, chàng trai Lê Duẩn 21 tuổi đã chuyển đến sống tại Hà Nội cùng với cô dâu mới là Lê Thị Sương. Tại đây, ngay tại trung tâm quyền lực của người Pháp, Lê Duẩn đã gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và giành được một ghế trong Ủy ban Giáo dục và Đào tạo nhờ công việc ngành đường sắt của mình.
Nhưng phải đến lúc vào nhà tù thuộc địa thì ông Duẩn mới giành được uy tín cách mạng thực sự của mình. Các tù nhân thường xuyên bị cai ngục người Pháp đánh đập, nhưng họ đã trở nên cấp tiến hơn nhờ được củng cố ý thức hệ và cùng nhau tái xây dựng mạng lưới đảng khi bị nhốt chung trong những buồng giam chật chội. Lê Duẩn đã bị giam trong các nhà tù thực dân không chỉ một, mà là hai lần (năm 1931 và năm 1945.) Khi ông được thả sau lần bị giam thứ hai vào năm 1945, Việt Nam đã thay đổi rất nhiều. Thế chiến II đã kết thúc, và nhìn từ bề ngoài thì người Pháp cũng như người Nhật đều đã bại trận. Quan trọng nhất, Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo giàu sức lôi cuốn, đã tuyên bố nền độc lập của Việt Nam tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội vào ngày 02/09/1945.
Tuy nhiên, những ngày sau độc lập đối với Lê Duẩn và Việt Nam là quãng thời gian thử thách. Người Pháp không có ý định để cho đế chế của họ tan rã mà không chiến đấu, và Lê Duẩn hiểu rằng việc khẳng định bản thân trong chính phủ mới là một thách thức. Hy vọng được trở thành bộ trưởng quốc phòng, nhưng ông đã thua Tướng Giáp, người thân thiết hơn với Hồ Chí Minh. Thất bại năm 1945 này có thể là một nguyên nhân khiến Lê Duẩn luôn khinh thường Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh.
Thay vì ở lại Hà Nội làm một ủy viên Bộ Chính trị và giữ một chức bộ trưởng thoải mái nào đó, Lê Duẩn lại phụ trách hoạt động của Đảng ở một nơi có thể được gọi là “miền Nam hoang dã” (Wild South.) Ông đến Đồng bằng sông Cửu Long, nơi mà quyền lực của đảng còn rất yếu so với ở miền Bắc. Không chỉ có người Pháp mong muốn chiếm lại phần phía nam thuộc địa cũ của họ, mà các lực lượng bán quân sự của Phật giáo và các nhóm giang hồ người Hoa ở Chợ Lớn cũng đang kiểm soát tất cả các phần quan trọng của khu vực.
Mối quan hệ với Lê Đức Thọ
Lê Duẩn sẽ không đơn độc trong nhiệm vụ giúp Đảng kiểm soát miền Nam. Năm 1948, Lê Đức Thọ xuất hiện và trở thành ‘phó tướng’ của ông. Là một nhà cách mạng đáng nể từ miền Bắc, người đã thăng tiến trong Đảng qua nhiều năm gian khổ ở nhà tù thực dân, Lê Đức Thọ đã hình thành một mối quan hệ mạnh mẽ với Lê Duẩn, cùng tiêu diệt các đối thủ chính trị và kẻ thù.
Hoạt động của Lê Duẩn ở miền Nam cũng như mối liên hệ với Lê Đức Thọ là những yếu tố quan trọng giúp ông vươn lên trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu và ảnh hưởng tới chính sách của ông trên cương vị đó. Năm 1954, đất nước bị chia cắt tại vĩ tuyến 17, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ cũng bị chia tách. Ông Thọ tập kết ra miền Bắc, còn ông Duẩn bí mật trở lại Đồng bằng sông Cửu Long, nơi ông đã chứng kiến Tổng thống miền Nam Ngô Đình Diệm tàn sát quân kháng chiến, và lời hứa hẹn về một đất nước thống nhất cứ ngày một xa vời.
Trở về Hà Nội, Lê Duẩn nhận thấy Đảng đang bị bao vây bởi những khó khăn trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Khi có thay đổi lớn trong bộ máy lãnh đạo Đảng cộng sản, thời gian của Lê Duẩn ở miền Nam đã được đền đáp: Ông là ủy viên Bộ Chính trị duy nhất không có liên quan đến chính sách thất bại của Đảng ở miền Bắc (chỉ cải cách ruộng đất – NBT). Sau khi Tổng Bí thư đương nhiệm Trường Chinh từ chức, Lê Duẩn đã lên thay và tiếp quản việc điều hành Đảng Lao động Việt Nam.
Được Lê Đức Thọ ủng hộ, Lê Duẩn đã quyết tâm xây dựng một nhà nước cảnh sát mạnh mẽ ở miền Bắc để chuẩn bị cho chiến tranh toàn diện ở miền Nam. Các lãnh đạo chính thức khác, như Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, muốn kết hợp chính trị và quân sự, nhưng Lê Duẩn và Lê Đức Thọ cho rằng thống nhất đất nước dưới sự bảo trợ của đảng chỉ có thể được thực hiện bằng cách leo thang quân sự bởi lực lượng nổi dậy ở miền Nam.
Chiến lược của Lê Duẩn
Họ mở màn chiến dịch vào cuối năm 1963, sau khi cả Ngô Đình Diệm và John F. Kennedy đều bị ám sát. Nhận thấy cơ hội giành chiến thắng nhanh chóng khi miền Nam đang thiếu lãnh đạo, Lê Duẩn đã thuyết phục các quan chức Đảng sử dụng toàn lực để giành chiến thắng bằng một kế hoạch táo bạo mà ông gọi là “Tổng tiến công và nổi dậy.”
Đó thực là một canh bạc. Năm 1964, khi Lê Duẩn bắt đầu phát triển kế hoạch của mình, lực lượng của phe cộng sản chưa đủ mạnh để tiêu diệt quân đội miền Nam và do đó phải kích động người dân đứng lên – tiến công và nổi dậy – dù cho khả năng lãnh đạo dân sự – quân sự ở miền Nam lúc đó tương đối yếu. Nhưng ông Duẩn đã kiên nhẫn. Gửi binh lính và trang thiết bị từ miền Bắc qua các tuyến đường biển và đường bộ rất mất thời gian, nhưng cuối cùng Lê Duẩn vẫn làm thay đổi được tình trạng chiến sự phía dưới vĩ tuyến 17, từ chiến tranh du kích tiến hành bởi lực lượng nổi dậy miền Nam thành một cuộc nội chiến toàn diện có sự tham gia của quân đội chính quy miền Bắc.
Tính đến mùa thu năm 1964, vị Tổng Bí thư đã hoàn tất “Kế hoạch X”, giai đoạn cuối cùng trong ván cược giành chiến thắng của ông – bao gồm một cuộc tấn công đầy tham vọng nhắm vào Sài Gòn. Cho các đơn vị lính đặc công trang bị vũ khí hạng nặng đến trấn giữ các mục tiêu chủ chốt, còn quân cách mạng thì đóng rải rác khắp Sài Gòn sẽ kích động nhân dân đứng lên giành lấy chính quyền khỏi tay “chế độ bù nhìn” đang sụp đổ. Kế hoạch đã được tính toán rất kỹ càng, năm tiểu đoàn sẽ đóng tại năm hướng trong khu vực ngoại ô thành phố nhằm cách ly vùng trung tâm thành phố khỏi lực lượng quân đội Việt Nam Cộng hòa còn lại cho đến khi lực lượng chủ chốt có thể tiến đến.
Sự xuất hiện của quân đội Mỹ vào năm 1965 đã làm thay đổi việc đánh nhanh thắng nhanh với “Kế hoạch X”, nhưng vị Tổng Bí thư vẫn kiên trì. Luôn tin rằng nếu quay trở lại lối đánh du kích nặng về phòng thủ sẽ làm suy yếu tinh thần của lực lượng cộng sản, Lê Duẩn ra lệnh duy trì thế chủ động và khởi động các trận đánh lớn. Tuy nhiên, chiến lược tấn công này gặp phải sự chống trả sâu rộng của Mỹ ở vùng nông thôn miền Nam trong năm 1966 và đầu năm 1967, khiến sự điều khiển chiến tranh của Lê Duẩn đã bị chỉ trích nặng nề tại Hà Nội.
Quyền kiểm soát của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ ở miền Bắc cũng như nỗ lực chiến tranh bất ngờ gặp phải nguy hiểm. Trước khi cả hai có thể tiến hành một phiên bản nâng cấp của “Kế hoạch X” – theo đó sẽ tấn công không chỉ Sài Gòn mà còn tất cả các thành phố và thị xã trên khắp miền Nam Việt Nam – họ phải đập tan những lời chỉ trích và lấy lại quyền kiểm soát ở Hà Nội. Năm 1967, trong khi người Mỹ ném bom, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ cũng bắt đầu một cuộc chiến chính trị khốc liệt ở Hà Nội, điều cuối cùng trở thành một cuộc thanh trừng lớn nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam – và tạo tiền đề cho những gì họ dự định sẽ là chiến dịch đỉnh điểm của Chiến tranh Việt Nam.
Xem thêm:
Lien-Hang Nguyen là Giáo sư Lịch sử tại Đại học Columbia và là tác giả của cuốn sách sắp được phát hành “Tet 1968: The Battles That Changed the Vietnam War and the Global Cold War.”
Các tiêu đề phụ trong bài do Nghiencuuquocte.org tự đặt.
http://nghiencuuquocte.org/