Di Sản Hồ Chí Minh

Việt Nam: Thay đổi sớm ban lãnh đạo, hệ quả của đấu đá nội bộ

Trong suốt thời gian từ khi được vào Bộ Chính trị và giữ cương vị Phó chủ tịch Quốc hội vào năm 2013 đến nay, bà Ngân đã lắng tiếng một cách đáng ngạc nhiên, gần giống như tình trạng « hàng trăm đại biểu không phát biểu gì trong nhiều kỳ họp Quốc hội ».
media
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (phải) trò chuyện với các đại biểu Quốc hội trong phiên khai mạc tại Hà Nội ngày 21/03/2016. REUTERS/Kham

Đúng như kịch bản đã định trước, Quốc hội Việt Nam hôm qua 31/03/2016 đã « miễn nhiệm » ông Trương Tấn Sang, « giới thiệu » ông Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước. Trước đó một ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã được « miễn nhiệm », người thay thế là bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Tương tự, đến ngày 6/4, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị « miễn nhiệm » để nhường chỗ cho ông Nguyễn Xuân Phúc.

Tóm lại, là một loạt thủ tục rắc rối có vẻ hợp pháp, nhưng mục đích là đưa toàn bộ ba nhân vật trong bộ tứ lãnh đạo hiện nay, hiện không còn trong Bộ Chính trị, phải « về vườn » trước thời hạn. Trong khi lẽ ra công việc bầu ban lãnh đạo mới là của Quốc hội khóa 14, mà đến nay vẫn chưa được bầu ra. RFI Việt ngữ đã trao đổi với tiến sĩ Phạm Chí Dũng ở Saigon về sự kiện này.

RFI : Thân chào tiến sĩ Phạm Chí Dũng. Vì sao lại phải có quy trình thay đổi nhân sự cấp cao phức tạp như đã và đang diễn ra tại Quốc hội Việt Nam, theo anh ?

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng : Về sự kiện kỳ họp thứ 11 Quốc hội Việt Nam thay thế ba nhân sự lãnh đạo cao cấp theo thứ tự là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi những người này vẫn còn trong thời gian « theo nhiệm kỳ làm việc của Quốc hội », tôi cho rằng đây là hệ quả tất yếu của cuộc chiến quyền lực đã kéo dài nhiều năm trong đảng, đặc biệt bắt đầu nổi lên vào năm 2012.

Là người phải nhòa nước mắt tại Hội nghị trung ương 6 vào cuối năm 2012 khi không thể kỷ luật được « đồng chí X », hẳn ông Nguyễn Phú Trọng đã quá thấm thía một bài học đắt giá về công tác tổ chức và xử thế nhân sự mà giới chính trị gia Trung Quốc lưu truyền, áp dụng trong suốt chiều dài mấy ngàn năm lịch sử cho tới tận bây giờ: « Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc ».

Hệ quả về thay thế này đã bắt nguồn từ hai Hội nghị trung ương 13 và 14 trước Đại hội 12 vào cuối năm 2015, và ngay trong Đại hội 12. Vào thời gian đó, có dư luận nhận định rằng sở dĩ cả hai ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Sinh Hùng đều phải rút lui khỏi Bộ Chính trị là nhằm « kéo » ông Nguyễn Tấn Dũng cũng phải rút lui theo.

Nhưng thôi ủy viên Bộ Chính trị vẫn chưa phải là « hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ». Đảng lý luận rằng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm gì trong khoảng thời gian từ sau Đại hội 12 đến tận tháng 7/2016 là thời điểm kỳ họp đầu tiên của Quốc hội mới diễn ra. Thoạt đầu, những người bên đảng còn đưa ra lý do này lý do khác về việc cần kíp « thay ngựa giữa dòng », nhưng cuối cùng họ cũng phải nói một mập mờ: không để có « khoảng trống quyền lực ».

Ngay phía trước vào tháng Năm tới lại là cuộc tiếp đón Tổng thống Mỹ Obama tại Hà Nội, được coi là đặc biệt mang tính thể diện và thực dụng để cho Trung Quốc thấy Việt Nam cũng có bạn. Không chỉ thể diện của Tổng bí thư Trọng, mà cả người được ông Trọng cơ cấu vào chức vụ thủ tướng là ông Nguyễn Xuân Phúc cũng có thể được nâng cao thể diện nhờ vào cuộc tiếp đón này.

Nhưng muốn lấp đầy « khoảng trống quyền lực », lại cần vai trò Quốc hội, không phải là Quốc hội mới mà là Quốc hội cũ, vì có thể những người bên đảng không thể chắc chắn rằng Quốc hội mới còn chịu « gật » theo ý đảng như Quốc hội cũ hay không. Thế là tiếp theo « quy trình rất tập trung » của Đại hội 12, cả Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đều « được » miễn nhiệm, bất chấp việc hai ông này có đơn xin từ nhiệm theo quy định hay không. Tiếp đó là gì thì ai cũng nhìn thấy: ông Nguyễn Tấn Dũng đương nhiên phải « nghỉ sớm ».


RFI : Như vậy thì giai đoạn sắp tới sẽ như thế nào ?

Những người bên đảng đã giành thắng lợi lớn trong cuộc chiến quyền lực và có thể bằng vào quan niệm « đã loại được một nhà độc tài », nhưng xét cho cùng, nếu chính trị mà không mang lại lợi ích gì cho xã hội và người dân thì đó chỉ là một thứ chính trị vô nghĩa, một thứ chính trị báo trước tương lai sụp đổ.

Bởi thế, kết quả « loại nhà độc tài » trong đảng không thể quan trọng bằng việc đảng, quốc hội và chính phủ sẽ làm những gì sau đó để chống tham nhũng và để chặn đà khủng hoảng niềm tin của nhân dân đối với chính thể này, giúp cho chế độ còn có lý do để tồn tại thêm một thời gian nữa.

Muốn đạt được những mục đích đó, tổ chức được xem là « cao nhất » là Quốc hội lại phải tự thân thay đổi, chứ không thể để bị phụ thuộc vào ý chỉ « cương lĩnh đảng quan trọng hơn Hiến pháp » như trước đây. Theo tôi, bà Nguyễn Thị Kim Ngân - chủ tịch mới của Quốc hội Việt Nam - nhiều khả năng khó mà tạo ra được sự đột biến theo chiều hướng tích cực để Quốc hội bớt « gật » và mang tính độc lập hơn so với thể chế « lãnh đạo toàn diện » của đảng.

Trong suốt thời gian từ khi được vào Bộ Chính trị và giữ cương vị Phó chủ tịch Quốc hội vào năm 2013 đến nay, bà Ngân đã lắng tiếng một cách đáng ngạc nhiên, gần giống như tình trạng « hàng trăm đại biểu không phát biểu gì trong nhiều kỳ họp Quốc hội ». Cũng không thấy bà Ngân đưa ra một sáng kiến công khai nào để cải thiện những vấn đề then chốt của Quốc hội như làm luật, giám sát chính phủ và các chính quyền địa phương, càng không thấy bà Ngân thể hiện chính kiến về việc vấn đề Biển Đông bị Trung Quốc xâm lấn… Những dấu hiệu có tính chứng minh theo thời gian như thế cho thấy bà Nguyễn Thị Kim Ngân có thể là người năng lực bình thường, thậm chí rất bình thường, khó mà làm cho Quốc hội bớt tính lợi ích nhóm và « gần dân và vì dân hơn ».

Quốc hội Việt Nam chỉ có thể thay đổi theo hướng đi lên với điều kiện chính Tổng bí thư Trọng và ê-kíp quanh ông thay đổi. Giả dụ ông Trọng quyết định nới hơn về dân chủ và để rộng cửa hơn cho vai trò của Quốc hội, khi đó bà Nguyễn Thị Kim Ngân mới có cơ hội để « mở miệng ». Nhưng giả thiết này còn phải chờ thời gian để kiểm nghiệm.

RFI : Một ẩn số nữa là ông Trần Đại Quang…

Nhân vật thứ hai bên cạnh Tổng bí thư Trọng và có vai trò có thể xem là thực chất hoặc chỉ mang tính hình thức là ông Trần Đại Quang - người được cơ cấu vào chức danh chủ tịch nước. Tôi không cho rằng ông Quang sẽ làm khá hơn người tiền nhiệm là ông Trương Tấn Sang về nhiệm vụ « thống lĩnh các lực lượng vũ trang ». Cùng lắm, ông Trần Đại Quang chỉ có thể can thiệp được phần nào đó vào Bộ Công an là nơi trước đó ông là bộ trưởng.

Nhưng chủ tịch nước lại đặc biệt liên đới mặt đối ngoại. Không chỉ đối ngoại về ngoại giao và công cán nước này nước nọ, chủ tịch nước ở Việt Nam thường xuyên vấp phải những chất vấn của nhiều chính phủ và quốc hội trên thế giới về thực trạng bết bát tối tăm về dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Mà nhân quyền lại cơ bản phụ thuộc vào lối suy nghĩ và hành xử của ngành công an, tức phụ thuộc vào ông Tô Lâm - người được cho là sẽ thay thế chức bộ trưởng công an của ông Trần Đại Quang.

Nếu trong thời gian tới mà ngành công an vẫn giữ nguyên quan điểm và lối hành xử trấn áp, đàn áp nhân quyền thì chính Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ phải « lãnh đạn » nhiều nhất từ cộng đồng quốc tế, khiến nhiều chương trình hợp tác quốc tế về kinh tế như TPP, vay vốn, nhận viện trợ… của chính thể Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng.


RFI : Còn về ông Nguyễn Xuân Phúc, nhân vật sẽ điều hành chính phủ trong thời gian tới, thì như thế nào, thưa anh?

Trách nhiệm nặng nề nhất sẽ thuộc về ông Nguyễn Xuân Phúc - thủ tướng mới thay cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông Phúc sẽ phải « gánh » cả một di sản hậu quả khổng lồ từ thời chính phủ Nguyễn Tấn Dũng để lại: tham nhũng, lãng phí, nợ công, nợ xấu, bội chi, thâm hụt ngân sách, trả nợ nước ngoài. Đây mới chỉ nói về kinh tế, chưa kể rất nhiều hậu quả ghê gớm khác về xã hội.

Cho tới nay, « tham nhũng vẫn ổn định » - nói theo một khái niệm mà Tổng thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã phát ra. Cứ nhìn vào hiện tượng gần một triệu cán bộ kê khai tài sản trên toàn quốc mà chỉ phát hiện có 5 trường hợp « kê khai không trung thực » là đủ biết mật độ tham nhũng và bao che tham nhũng dày đặc đến thế nào. Tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng cũng quá thấp, chẳng hạn như ở TPHCM, chỉ thu hồi được 5 tỉ trong số 2.000 tỉ đồng bị thất thoát, tức chỉ có 0,25% - thua xa mức báo cáo toàn quốc là 10%.

Còn nợ công thì hoàn toàn không phải như tỉ lệ từ 50-55% GDP như chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vẫn thường báo cáo, mà từ năm 2011 đã vọt lên đến ít nhất 98% GDP, khiến người dân Việt phải è cổ ra gánh nợ. Trong khi đó, nợ xấu chiếm đến 17% tổng nợ nhưng mới chỉ xử lý được chưa đầy 10% bằng « tiền tươi thóc thật », tức con số báo cáo của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước đã kéo giảm nợ xấu về dưới 3% là cực kỳ giả dối.

Cùng lúc, bội chi năm 2016 lên đến 6,1% GDP, chỉ thua mức bội chi năm 2013 là 6,3% GDP, nhưng hơn hẳn con số 4,5% GDP mà chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã cam kết với Quốc hội vào cuối năm 2015. Bội chi đến thế mà các địa phương xin kế hoạch chi cho năm 2016 vẫn đưa tổng chi dự kiến gấp 20,5 lần con số mà ngân sách trung ương có thể chi, chứng tỏ những âm mưu về xây trụ sở, công trình ngàn tỉ hoặc chục ngàn tỉ vẫn còn nguyên vẹn, chỉ chờ ngân sách vay mượn được ODA là lập tức phóng tay đút túi.

RFI : « Nội lực » thì như vậy, còn « ngoại lực » thì sao?

Từ cuối năm 2015 cho đến nay, những tin tức vay vốn nước ngoài là hết sức xấu đối với chính thể Việt Nam.

Tháng 12/2015, Ngân hàng Thế giới đột ngột quyết định ngừng các khoản vay ưu đãi đối với Việt Nam. Vào đầu năm 2016, cả hai chuyến làm việc tại Hà Nội của Chủ tịch nhóm Ngân hàng Thế giới Jim Jong Kim và Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde đều không mang lại bất cứ hứa hẹn nào về việc Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẽ tiếp tục cho Việt Nam vay vốn ưu đãi, mặc dù hai nhân vật này đã được cả tổng bí thư, chủ tịch nước và thủ tướng Việt Nam tiếp đón. Mà Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế lại chiếm một tỉ trọng rất lớn trong tổng vốn cho Việt Nam vay. Đến tháng 3/2016, đến lượt Ngân hàng Phát triển Á châu tuyên bố ngừng cho Việt Nam vay vốn ODA ưu đãi…

Như vậy, bất chấp Đại hội 12 và kỳ họp thứ 11 Quốc hội Việt Nam « thành công tốt đẹp » đến thế nào, việc ưu tiên trước mắt của dàn nhân sự mới chính là trả nợ. Chỉ riêng năm 2016, số tiền phải trả nợ chiếm tới gần 1/4 số thu ngân sách, tương đương khoảng 150.000 tỉ đồng. Những năm sau còn phải trả nhiều hơn.

Nhưng hầu bao nhà nước thì thế nào? Cuối năm 2015, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh lần đầu tiên tiết lộ « ngân sách trung ương chỉ còn 45.000 tỉ đồng ». Còn vào đầu năm nay, Viện trưởng Kinh tế Trung ương Trần Đình Thiên phải kêu lên « Ngân sách năm nay gay rồi! ».

Kịch bản xấu nhất đối với không chỉ nền kinh tế mà cả với nền hành chính công ở Việt Nam là đến cuối 2016 hoặc sang năm 2017 sẽ có phá sản lớn trong hệ thống ngân hàng, bởi nợ xấu không thể giải quyết được, cùng lúc ngân sách kiệt quệ. Khi đó, thậm chí tiền trả lương cho công chức viên chức và lực lượng vũ trang cũng thiếu hụt trầm trọng. Chẳng lẽ Ngân hàng Nhà nước phải in tiền ồ ạt vào lúc đó?

RFI : Có vẻ bức tranh vẫn một màu xám, liệu có quá sức đối với ông Phúc ?

Khi bàn về những vấn nạn quá mệt mỏi này, tôi chợt nhớ lại hình ảnh Cụ Rùa Hồ Gươm đột ngột qua đời ngay trước ngày khai mạc Đại hội 12 đảng cầm quyền ở Việt Nam. Khi đó, tôi đã bị ám ảnh bởi một điềm gở, rất gở đối với dân tộc này. Sau tết nguyên đán 2016 thì đồng bằng sông Cửu Long bất ngờ bị nạn hạn hán và nhiễm mặn khủng khiếp. Cá tôm, lúa, cây trồng chết như rạ và người nông dân khốn khổ gấp bội so với trước đây.

Lịch sử Việt Nam đã từng có những giai đoạn hạn hán không một giọt mưa kéo dài suốt ba năm liên tiếp, khiến dân chết đói và sinh ra phản kháng dữ dội của người dân phải chịu sưu cao thuế nặng đối với triều đình cai trị. Năm 2016 này Việt Nam không chỉ bị hạn hán mà còn cả nhiễm mặn, lập tức xuất hiện những tố cáo về tình trạng chính phủ Việt Nam« không làm gì cả » trong nhiều năm trước để cải thiện môi trường đồng bằng sông Cửu Long.

Một hậu quả xã hội hoàn toàn có thể xảy ra là: nếu năm nay người nông dân miền Tây Nam Bộ còn tồn tại được nhờ vào số tiền tích lũy từ trước, thì đến năm 2017 nếu hạn hán và nhiễm mặn vẫn tiếp diễn, nông dân sẽ sống bằng gì? Hay họ sẽ nổi loạn trong thế cùng tắc biến?

Thủ tướng mới là Nguyễn Xuân Phúc lại không phải là một thiên tài để có thể xoay chuyển tình thế, biến không thành có. Trong suốt thời làm phó cho ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Phúc hoàn toàn mờ nhạt. Theo tôi, đặc điểm nổi trội của ông Nguyễn Xuân Phúc chỉ là ông là người có thể chẳng mặn mà gì với ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, mà ông theo chủ nghĩa thực dụng, xu thời. Và trên hết, ông là người tham vọng chính trị.

RFI : Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Phạm Chí Dũng.

Thụy My

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Việt Nam: Thay đổi sớm ban lãnh đạo, hệ quả của đấu đá nội bộ

Trong suốt thời gian từ khi được vào Bộ Chính trị và giữ cương vị Phó chủ tịch Quốc hội vào năm 2013 đến nay, bà Ngân đã lắng tiếng một cách đáng ngạc nhiên, gần giống như tình trạng « hàng trăm đại biểu không phát biểu gì trong nhiều kỳ họp Quốc hội ».
media
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (phải) trò chuyện với các đại biểu Quốc hội trong phiên khai mạc tại Hà Nội ngày 21/03/2016. REUTERS/Kham

Đúng như kịch bản đã định trước, Quốc hội Việt Nam hôm qua 31/03/2016 đã « miễn nhiệm » ông Trương Tấn Sang, « giới thiệu » ông Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước. Trước đó một ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã được « miễn nhiệm », người thay thế là bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Tương tự, đến ngày 6/4, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị « miễn nhiệm » để nhường chỗ cho ông Nguyễn Xuân Phúc.

Tóm lại, là một loạt thủ tục rắc rối có vẻ hợp pháp, nhưng mục đích là đưa toàn bộ ba nhân vật trong bộ tứ lãnh đạo hiện nay, hiện không còn trong Bộ Chính trị, phải « về vườn » trước thời hạn. Trong khi lẽ ra công việc bầu ban lãnh đạo mới là của Quốc hội khóa 14, mà đến nay vẫn chưa được bầu ra. RFI Việt ngữ đã trao đổi với tiến sĩ Phạm Chí Dũng ở Saigon về sự kiện này.

RFI : Thân chào tiến sĩ Phạm Chí Dũng. Vì sao lại phải có quy trình thay đổi nhân sự cấp cao phức tạp như đã và đang diễn ra tại Quốc hội Việt Nam, theo anh ?

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng : Về sự kiện kỳ họp thứ 11 Quốc hội Việt Nam thay thế ba nhân sự lãnh đạo cao cấp theo thứ tự là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi những người này vẫn còn trong thời gian « theo nhiệm kỳ làm việc của Quốc hội », tôi cho rằng đây là hệ quả tất yếu của cuộc chiến quyền lực đã kéo dài nhiều năm trong đảng, đặc biệt bắt đầu nổi lên vào năm 2012.

Là người phải nhòa nước mắt tại Hội nghị trung ương 6 vào cuối năm 2012 khi không thể kỷ luật được « đồng chí X », hẳn ông Nguyễn Phú Trọng đã quá thấm thía một bài học đắt giá về công tác tổ chức và xử thế nhân sự mà giới chính trị gia Trung Quốc lưu truyền, áp dụng trong suốt chiều dài mấy ngàn năm lịch sử cho tới tận bây giờ: « Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc ».

Hệ quả về thay thế này đã bắt nguồn từ hai Hội nghị trung ương 13 và 14 trước Đại hội 12 vào cuối năm 2015, và ngay trong Đại hội 12. Vào thời gian đó, có dư luận nhận định rằng sở dĩ cả hai ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Sinh Hùng đều phải rút lui khỏi Bộ Chính trị là nhằm « kéo » ông Nguyễn Tấn Dũng cũng phải rút lui theo.

Nhưng thôi ủy viên Bộ Chính trị vẫn chưa phải là « hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ». Đảng lý luận rằng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm gì trong khoảng thời gian từ sau Đại hội 12 đến tận tháng 7/2016 là thời điểm kỳ họp đầu tiên của Quốc hội mới diễn ra. Thoạt đầu, những người bên đảng còn đưa ra lý do này lý do khác về việc cần kíp « thay ngựa giữa dòng », nhưng cuối cùng họ cũng phải nói một mập mờ: không để có « khoảng trống quyền lực ».

Ngay phía trước vào tháng Năm tới lại là cuộc tiếp đón Tổng thống Mỹ Obama tại Hà Nội, được coi là đặc biệt mang tính thể diện và thực dụng để cho Trung Quốc thấy Việt Nam cũng có bạn. Không chỉ thể diện của Tổng bí thư Trọng, mà cả người được ông Trọng cơ cấu vào chức vụ thủ tướng là ông Nguyễn Xuân Phúc cũng có thể được nâng cao thể diện nhờ vào cuộc tiếp đón này.

Nhưng muốn lấp đầy « khoảng trống quyền lực », lại cần vai trò Quốc hội, không phải là Quốc hội mới mà là Quốc hội cũ, vì có thể những người bên đảng không thể chắc chắn rằng Quốc hội mới còn chịu « gật » theo ý đảng như Quốc hội cũ hay không. Thế là tiếp theo « quy trình rất tập trung » của Đại hội 12, cả Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đều « được » miễn nhiệm, bất chấp việc hai ông này có đơn xin từ nhiệm theo quy định hay không. Tiếp đó là gì thì ai cũng nhìn thấy: ông Nguyễn Tấn Dũng đương nhiên phải « nghỉ sớm ».


RFI : Như vậy thì giai đoạn sắp tới sẽ như thế nào ?

Những người bên đảng đã giành thắng lợi lớn trong cuộc chiến quyền lực và có thể bằng vào quan niệm « đã loại được một nhà độc tài », nhưng xét cho cùng, nếu chính trị mà không mang lại lợi ích gì cho xã hội và người dân thì đó chỉ là một thứ chính trị vô nghĩa, một thứ chính trị báo trước tương lai sụp đổ.

Bởi thế, kết quả « loại nhà độc tài » trong đảng không thể quan trọng bằng việc đảng, quốc hội và chính phủ sẽ làm những gì sau đó để chống tham nhũng và để chặn đà khủng hoảng niềm tin của nhân dân đối với chính thể này, giúp cho chế độ còn có lý do để tồn tại thêm một thời gian nữa.

Muốn đạt được những mục đích đó, tổ chức được xem là « cao nhất » là Quốc hội lại phải tự thân thay đổi, chứ không thể để bị phụ thuộc vào ý chỉ « cương lĩnh đảng quan trọng hơn Hiến pháp » như trước đây. Theo tôi, bà Nguyễn Thị Kim Ngân - chủ tịch mới của Quốc hội Việt Nam - nhiều khả năng khó mà tạo ra được sự đột biến theo chiều hướng tích cực để Quốc hội bớt « gật » và mang tính độc lập hơn so với thể chế « lãnh đạo toàn diện » của đảng.

Trong suốt thời gian từ khi được vào Bộ Chính trị và giữ cương vị Phó chủ tịch Quốc hội vào năm 2013 đến nay, bà Ngân đã lắng tiếng một cách đáng ngạc nhiên, gần giống như tình trạng « hàng trăm đại biểu không phát biểu gì trong nhiều kỳ họp Quốc hội ». Cũng không thấy bà Ngân đưa ra một sáng kiến công khai nào để cải thiện những vấn đề then chốt của Quốc hội như làm luật, giám sát chính phủ và các chính quyền địa phương, càng không thấy bà Ngân thể hiện chính kiến về việc vấn đề Biển Đông bị Trung Quốc xâm lấn… Những dấu hiệu có tính chứng minh theo thời gian như thế cho thấy bà Nguyễn Thị Kim Ngân có thể là người năng lực bình thường, thậm chí rất bình thường, khó mà làm cho Quốc hội bớt tính lợi ích nhóm và « gần dân và vì dân hơn ».

Quốc hội Việt Nam chỉ có thể thay đổi theo hướng đi lên với điều kiện chính Tổng bí thư Trọng và ê-kíp quanh ông thay đổi. Giả dụ ông Trọng quyết định nới hơn về dân chủ và để rộng cửa hơn cho vai trò của Quốc hội, khi đó bà Nguyễn Thị Kim Ngân mới có cơ hội để « mở miệng ». Nhưng giả thiết này còn phải chờ thời gian để kiểm nghiệm.

RFI : Một ẩn số nữa là ông Trần Đại Quang…

Nhân vật thứ hai bên cạnh Tổng bí thư Trọng và có vai trò có thể xem là thực chất hoặc chỉ mang tính hình thức là ông Trần Đại Quang - người được cơ cấu vào chức danh chủ tịch nước. Tôi không cho rằng ông Quang sẽ làm khá hơn người tiền nhiệm là ông Trương Tấn Sang về nhiệm vụ « thống lĩnh các lực lượng vũ trang ». Cùng lắm, ông Trần Đại Quang chỉ có thể can thiệp được phần nào đó vào Bộ Công an là nơi trước đó ông là bộ trưởng.

Nhưng chủ tịch nước lại đặc biệt liên đới mặt đối ngoại. Không chỉ đối ngoại về ngoại giao và công cán nước này nước nọ, chủ tịch nước ở Việt Nam thường xuyên vấp phải những chất vấn của nhiều chính phủ và quốc hội trên thế giới về thực trạng bết bát tối tăm về dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Mà nhân quyền lại cơ bản phụ thuộc vào lối suy nghĩ và hành xử của ngành công an, tức phụ thuộc vào ông Tô Lâm - người được cho là sẽ thay thế chức bộ trưởng công an của ông Trần Đại Quang.

Nếu trong thời gian tới mà ngành công an vẫn giữ nguyên quan điểm và lối hành xử trấn áp, đàn áp nhân quyền thì chính Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ phải « lãnh đạn » nhiều nhất từ cộng đồng quốc tế, khiến nhiều chương trình hợp tác quốc tế về kinh tế như TPP, vay vốn, nhận viện trợ… của chính thể Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng.


RFI : Còn về ông Nguyễn Xuân Phúc, nhân vật sẽ điều hành chính phủ trong thời gian tới, thì như thế nào, thưa anh?

Trách nhiệm nặng nề nhất sẽ thuộc về ông Nguyễn Xuân Phúc - thủ tướng mới thay cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông Phúc sẽ phải « gánh » cả một di sản hậu quả khổng lồ từ thời chính phủ Nguyễn Tấn Dũng để lại: tham nhũng, lãng phí, nợ công, nợ xấu, bội chi, thâm hụt ngân sách, trả nợ nước ngoài. Đây mới chỉ nói về kinh tế, chưa kể rất nhiều hậu quả ghê gớm khác về xã hội.

Cho tới nay, « tham nhũng vẫn ổn định » - nói theo một khái niệm mà Tổng thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã phát ra. Cứ nhìn vào hiện tượng gần một triệu cán bộ kê khai tài sản trên toàn quốc mà chỉ phát hiện có 5 trường hợp « kê khai không trung thực » là đủ biết mật độ tham nhũng và bao che tham nhũng dày đặc đến thế nào. Tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng cũng quá thấp, chẳng hạn như ở TPHCM, chỉ thu hồi được 5 tỉ trong số 2.000 tỉ đồng bị thất thoát, tức chỉ có 0,25% - thua xa mức báo cáo toàn quốc là 10%.

Còn nợ công thì hoàn toàn không phải như tỉ lệ từ 50-55% GDP như chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vẫn thường báo cáo, mà từ năm 2011 đã vọt lên đến ít nhất 98% GDP, khiến người dân Việt phải è cổ ra gánh nợ. Trong khi đó, nợ xấu chiếm đến 17% tổng nợ nhưng mới chỉ xử lý được chưa đầy 10% bằng « tiền tươi thóc thật », tức con số báo cáo của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước đã kéo giảm nợ xấu về dưới 3% là cực kỳ giả dối.

Cùng lúc, bội chi năm 2016 lên đến 6,1% GDP, chỉ thua mức bội chi năm 2013 là 6,3% GDP, nhưng hơn hẳn con số 4,5% GDP mà chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã cam kết với Quốc hội vào cuối năm 2015. Bội chi đến thế mà các địa phương xin kế hoạch chi cho năm 2016 vẫn đưa tổng chi dự kiến gấp 20,5 lần con số mà ngân sách trung ương có thể chi, chứng tỏ những âm mưu về xây trụ sở, công trình ngàn tỉ hoặc chục ngàn tỉ vẫn còn nguyên vẹn, chỉ chờ ngân sách vay mượn được ODA là lập tức phóng tay đút túi.

RFI : « Nội lực » thì như vậy, còn « ngoại lực » thì sao?

Từ cuối năm 2015 cho đến nay, những tin tức vay vốn nước ngoài là hết sức xấu đối với chính thể Việt Nam.

Tháng 12/2015, Ngân hàng Thế giới đột ngột quyết định ngừng các khoản vay ưu đãi đối với Việt Nam. Vào đầu năm 2016, cả hai chuyến làm việc tại Hà Nội của Chủ tịch nhóm Ngân hàng Thế giới Jim Jong Kim và Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde đều không mang lại bất cứ hứa hẹn nào về việc Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẽ tiếp tục cho Việt Nam vay vốn ưu đãi, mặc dù hai nhân vật này đã được cả tổng bí thư, chủ tịch nước và thủ tướng Việt Nam tiếp đón. Mà Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế lại chiếm một tỉ trọng rất lớn trong tổng vốn cho Việt Nam vay. Đến tháng 3/2016, đến lượt Ngân hàng Phát triển Á châu tuyên bố ngừng cho Việt Nam vay vốn ODA ưu đãi…

Như vậy, bất chấp Đại hội 12 và kỳ họp thứ 11 Quốc hội Việt Nam « thành công tốt đẹp » đến thế nào, việc ưu tiên trước mắt của dàn nhân sự mới chính là trả nợ. Chỉ riêng năm 2016, số tiền phải trả nợ chiếm tới gần 1/4 số thu ngân sách, tương đương khoảng 150.000 tỉ đồng. Những năm sau còn phải trả nhiều hơn.

Nhưng hầu bao nhà nước thì thế nào? Cuối năm 2015, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh lần đầu tiên tiết lộ « ngân sách trung ương chỉ còn 45.000 tỉ đồng ». Còn vào đầu năm nay, Viện trưởng Kinh tế Trung ương Trần Đình Thiên phải kêu lên « Ngân sách năm nay gay rồi! ».

Kịch bản xấu nhất đối với không chỉ nền kinh tế mà cả với nền hành chính công ở Việt Nam là đến cuối 2016 hoặc sang năm 2017 sẽ có phá sản lớn trong hệ thống ngân hàng, bởi nợ xấu không thể giải quyết được, cùng lúc ngân sách kiệt quệ. Khi đó, thậm chí tiền trả lương cho công chức viên chức và lực lượng vũ trang cũng thiếu hụt trầm trọng. Chẳng lẽ Ngân hàng Nhà nước phải in tiền ồ ạt vào lúc đó?

RFI : Có vẻ bức tranh vẫn một màu xám, liệu có quá sức đối với ông Phúc ?

Khi bàn về những vấn nạn quá mệt mỏi này, tôi chợt nhớ lại hình ảnh Cụ Rùa Hồ Gươm đột ngột qua đời ngay trước ngày khai mạc Đại hội 12 đảng cầm quyền ở Việt Nam. Khi đó, tôi đã bị ám ảnh bởi một điềm gở, rất gở đối với dân tộc này. Sau tết nguyên đán 2016 thì đồng bằng sông Cửu Long bất ngờ bị nạn hạn hán và nhiễm mặn khủng khiếp. Cá tôm, lúa, cây trồng chết như rạ và người nông dân khốn khổ gấp bội so với trước đây.

Lịch sử Việt Nam đã từng có những giai đoạn hạn hán không một giọt mưa kéo dài suốt ba năm liên tiếp, khiến dân chết đói và sinh ra phản kháng dữ dội của người dân phải chịu sưu cao thuế nặng đối với triều đình cai trị. Năm 2016 này Việt Nam không chỉ bị hạn hán mà còn cả nhiễm mặn, lập tức xuất hiện những tố cáo về tình trạng chính phủ Việt Nam« không làm gì cả » trong nhiều năm trước để cải thiện môi trường đồng bằng sông Cửu Long.

Một hậu quả xã hội hoàn toàn có thể xảy ra là: nếu năm nay người nông dân miền Tây Nam Bộ còn tồn tại được nhờ vào số tiền tích lũy từ trước, thì đến năm 2017 nếu hạn hán và nhiễm mặn vẫn tiếp diễn, nông dân sẽ sống bằng gì? Hay họ sẽ nổi loạn trong thế cùng tắc biến?

Thủ tướng mới là Nguyễn Xuân Phúc lại không phải là một thiên tài để có thể xoay chuyển tình thế, biến không thành có. Trong suốt thời làm phó cho ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Phúc hoàn toàn mờ nhạt. Theo tôi, đặc điểm nổi trội của ông Nguyễn Xuân Phúc chỉ là ông là người có thể chẳng mặn mà gì với ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, mà ông theo chủ nghĩa thực dụng, xu thời. Và trên hết, ông là người tham vọng chính trị.

RFI : Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Phạm Chí Dũng.

Thụy My

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm