Kinh Đời
Việt Nam mình ngộ quá phải không anh?
Người Việt Nam có khiếm khuyết nghiêm trọng về ý thức công bằng. Tôi chưa nói chi xa xôi đến các khái niệm công bằng xã hội, công bằng cơ hội, công bằng trước pháp luật; mà chỉ nói đến loại công bằng cơ bản: công bằng trong đối xử, trong các mối quan hệ giữa các cá nhân trong gia đình và trong cộng đồng. Thật, không thể xây dựng một xã hội dân chủ pháp trị với nền móng ý thức chung thiếu ý chí công bằng.
Tôi lớn lên trong sự chứng kiến sinh động tình trạng bất công trong cách đối xử giữa các cá nhân trong cộng đồng mình nên tôi coi trọng sự công bằng hơn bất cứ điều gì khác. Đừng nói gì cho cao xa, hãy công bằng với nhau trước đã, rồi mới nói đến yêu thương sau. Không có công bằng, yêu thương chỉ là mỹ từ trống rỗng. Cái thứ văn hoá đại gia đình và văn hoá làng xã không vượt ra nỗi luỹ tre làng chính là cái nôi nuôi dưỡng bất công và nô dịch hoá con người.
Người Á Đông nói chung, hay người Việt Nam nói riêng xưa, và bất hạnh là cho đến nay, vẫn coi trọng kiểu sống đại gia đình, tôn thờ văn hoá dòng tộc, khư khư bám giữ sự tự ái huyết thống. Đây là một dạng thức của chủ nghĩa tập thể đè bẹp tự do và nhân phẩm cá nhân. Dòng họ, đại gia đình chỉ là cái vỏ rỗng tuếch nếu không có từng cá nhân riêng lẽ với đầy đủ nhân phẩm. Họ tôn thờ cái được gọi là dòng họ hoặc đại gia đình để biến các "con ngáo ộp" này thành cái bóng đen đè nát cuộc sống và hạnh phúc của con người bởi vì trong đó không hề hiện diện sự công bằng.
Công bằng ở đây là gì? Công bằng là sự cân đối trong cán cân đối xử, là sự phân phối, xử lý, đánh giá, sắp xếp cân bằng trong các phạm vi vật chất lẫn tinh thần, trong các phạm trù cụ thể lẫn trừu tượng, dựa trên tiêu chuẩn PHẨM GIÁ ĐỒNG ĐỀU VÀ PHỔ QUÁT cho tất cả con người. Nói một cách dân dã, công bằng là: đừng cho người khác những gì mình không muốn, đừng bảo người khác thực hiện điều mình không làm được, đừng đẩy người khác vào tình huống mà chính mình cũng không chịu đựng được, đừng lấy của người ta những gì thuộc về họ...
Thế giới nhân sinh luôn lệch lạc, đó là điều ko thể chối cãi. Nhưng hình như không ở đâu mà tôi nhìn thấy sự không công bằng nhan nhản như ở Việt Nam ta. Chỉ riêng trong cộng đồng làng xóm, dòng họ và gia đình thôi cũng đầy dẫy sự không công bằng. Hôm nay, xin chỉ nêu ra vài ví dụ để cùng suy ngẫm:
- Người ta thấy bình thường (thậm chí tự hào) khi con trai mình ngoại tình nhưng lại không tiếc lời nhục mạ người con dâu ngoại tình.
- Người ta yêu cầu vợ phải có trách nhiệm với chồng và nhà chồng, trong khi anh chồng chẳng có trách nhiệm gì với vợ và gia đình vợ cả.
- Người ta đòi một người phải hy sinh vì gia đình hoặc dòng tộc, trong khi gia đình và dòng tộc chẳng làm gì để bảo vệ thành viên của mình cả.
- Người ta trách con rể thiếu tử tế nhưng không bao giờ nhìn thấy thiếu sót của con trai mình đối với gia đình vợ anh ta (con trai mình cũng là con rể nhà người khác).
- Người ta luôn sợ con dâu "đem của về nhà mẹ đẻ" nhưng lại buộc con gái mình phải có trách nhiệm với gia đình cha mẹ ruột.
- Họ sợ con rể chăm lo cho gia đình cha mẹ ruột của anh ta, làm khổ con gái họ; nhưng lại buộc con trai mình phải chăm lo cho gia đình mình.
- Họ coi khinh con dâu và gia đình thông gia nhưng lại yêu cầu con rể mình phải tôn trọng gia đình vợ (con gái mình cũng là con dâu nhà người ta).
- Họ coi thường con rể và gia đình thông gia nhưng đòi con trai mình phải được nhà vợ anh ta tôn trọng.
- Người ta đòi hỏi người bà con của mình phải rộng rãi chi tiêu cho họ, trong khi họ không đối đãi trở lại theo cùng cách như thế.
- Họ đòi con cháu phải phụng dưỡng mình khi chính mình vẫn còn sức lao động, chưa già yếu và đòi phải được chu cấp sung túc trong khi trước đó họ không tạo cho con cháu mình nền tảng tốt để bước vào cuộc đời. (Hiếu thảo cũng phải được xem xét theo lẽ công bằng: cha mẹ nuôi con khôn lớn thì đến khi cha mẹ GIÀ YẾU con cái phải đáp lại. Đó là CÔNG BẰNG)
Nói chung, người ta, một cách bất công và ngu ngốc, luôn đòi người khác tử tế với mình trong khi mình không đối xử với họ theo cùng cách. Các mối quan hệ không được đặt trên nền tảng công bằng thì không sớm thì muộn sẽ đổ vỡ. Môi trường gia đình, đại gia đình, dòng tộc ở Việt Nam chi phối rất lớn cuộc sống thành viên của nó, được coi như cái nôi nuôi dưỡng nhân cách con người. Thế nên, con người, đặc biệt là trẻ con, lớn lên trong môi trường đại gia đình thiếu sự công bằng như thế sẽ khó phát triển tâm hồn hướng thượng; không trách con trẻ lớn lên sẽ tiếp tục lối suy nghĩ và lối sống chà đạp công bằng đó khi bước vào đời. Những con người thế nào sẽ xây dựng nên xã hội như thế đó. Chúng ta cùng chúc nhau Năm mới thay đổi được chính mình trước khi thay đổi xã hội.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Việt Nam mình ngộ quá phải không anh?
Người Việt Nam có khiếm khuyết nghiêm trọng về ý thức công bằng. Tôi chưa nói chi xa xôi đến các khái niệm công bằng xã hội, công bằng cơ hội, công bằng trước pháp luật; mà chỉ nói đến loại công bằng cơ bản: công bằng trong đối xử, trong các mối quan hệ giữa các cá nhân trong gia đình và trong cộng đồng. Thật, không thể xây dựng một xã hội dân chủ pháp trị với nền móng ý thức chung thiếu ý chí công bằng.
Tôi lớn lên trong sự chứng kiến sinh động tình trạng bất công trong cách đối xử giữa các cá nhân trong cộng đồng mình nên tôi coi trọng sự công bằng hơn bất cứ điều gì khác. Đừng nói gì cho cao xa, hãy công bằng với nhau trước đã, rồi mới nói đến yêu thương sau. Không có công bằng, yêu thương chỉ là mỹ từ trống rỗng. Cái thứ văn hoá đại gia đình và văn hoá làng xã không vượt ra nỗi luỹ tre làng chính là cái nôi nuôi dưỡng bất công và nô dịch hoá con người.
Người Á Đông nói chung, hay người Việt Nam nói riêng xưa, và bất hạnh là cho đến nay, vẫn coi trọng kiểu sống đại gia đình, tôn thờ văn hoá dòng tộc, khư khư bám giữ sự tự ái huyết thống. Đây là một dạng thức của chủ nghĩa tập thể đè bẹp tự do và nhân phẩm cá nhân. Dòng họ, đại gia đình chỉ là cái vỏ rỗng tuếch nếu không có từng cá nhân riêng lẽ với đầy đủ nhân phẩm. Họ tôn thờ cái được gọi là dòng họ hoặc đại gia đình để biến các "con ngáo ộp" này thành cái bóng đen đè nát cuộc sống và hạnh phúc của con người bởi vì trong đó không hề hiện diện sự công bằng.
Công bằng ở đây là gì? Công bằng là sự cân đối trong cán cân đối xử, là sự phân phối, xử lý, đánh giá, sắp xếp cân bằng trong các phạm vi vật chất lẫn tinh thần, trong các phạm trù cụ thể lẫn trừu tượng, dựa trên tiêu chuẩn PHẨM GIÁ ĐỒNG ĐỀU VÀ PHỔ QUÁT cho tất cả con người. Nói một cách dân dã, công bằng là: đừng cho người khác những gì mình không muốn, đừng bảo người khác thực hiện điều mình không làm được, đừng đẩy người khác vào tình huống mà chính mình cũng không chịu đựng được, đừng lấy của người ta những gì thuộc về họ...
Thế giới nhân sinh luôn lệch lạc, đó là điều ko thể chối cãi. Nhưng hình như không ở đâu mà tôi nhìn thấy sự không công bằng nhan nhản như ở Việt Nam ta. Chỉ riêng trong cộng đồng làng xóm, dòng họ và gia đình thôi cũng đầy dẫy sự không công bằng. Hôm nay, xin chỉ nêu ra vài ví dụ để cùng suy ngẫm:
- Người ta thấy bình thường (thậm chí tự hào) khi con trai mình ngoại tình nhưng lại không tiếc lời nhục mạ người con dâu ngoại tình.
- Người ta yêu cầu vợ phải có trách nhiệm với chồng và nhà chồng, trong khi anh chồng chẳng có trách nhiệm gì với vợ và gia đình vợ cả.
- Người ta đòi một người phải hy sinh vì gia đình hoặc dòng tộc, trong khi gia đình và dòng tộc chẳng làm gì để bảo vệ thành viên của mình cả.
- Người ta trách con rể thiếu tử tế nhưng không bao giờ nhìn thấy thiếu sót của con trai mình đối với gia đình vợ anh ta (con trai mình cũng là con rể nhà người khác).
- Người ta luôn sợ con dâu "đem của về nhà mẹ đẻ" nhưng lại buộc con gái mình phải có trách nhiệm với gia đình cha mẹ ruột.
- Họ sợ con rể chăm lo cho gia đình cha mẹ ruột của anh ta, làm khổ con gái họ; nhưng lại buộc con trai mình phải chăm lo cho gia đình mình.
- Họ coi khinh con dâu và gia đình thông gia nhưng lại yêu cầu con rể mình phải tôn trọng gia đình vợ (con gái mình cũng là con dâu nhà người ta).
- Họ coi thường con rể và gia đình thông gia nhưng đòi con trai mình phải được nhà vợ anh ta tôn trọng.
- Người ta đòi hỏi người bà con của mình phải rộng rãi chi tiêu cho họ, trong khi họ không đối đãi trở lại theo cùng cách như thế.
- Họ đòi con cháu phải phụng dưỡng mình khi chính mình vẫn còn sức lao động, chưa già yếu và đòi phải được chu cấp sung túc trong khi trước đó họ không tạo cho con cháu mình nền tảng tốt để bước vào cuộc đời. (Hiếu thảo cũng phải được xem xét theo lẽ công bằng: cha mẹ nuôi con khôn lớn thì đến khi cha mẹ GIÀ YẾU con cái phải đáp lại. Đó là CÔNG BẰNG)
Nói chung, người ta, một cách bất công và ngu ngốc, luôn đòi người khác tử tế với mình trong khi mình không đối xử với họ theo cùng cách. Các mối quan hệ không được đặt trên nền tảng công bằng thì không sớm thì muộn sẽ đổ vỡ. Môi trường gia đình, đại gia đình, dòng tộc ở Việt Nam chi phối rất lớn cuộc sống thành viên của nó, được coi như cái nôi nuôi dưỡng nhân cách con người. Thế nên, con người, đặc biệt là trẻ con, lớn lên trong môi trường đại gia đình thiếu sự công bằng như thế sẽ khó phát triển tâm hồn hướng thượng; không trách con trẻ lớn lên sẽ tiếp tục lối suy nghĩ và lối sống chà đạp công bằng đó khi bước vào đời. Những con người thế nào sẽ xây dựng nên xã hội như thế đó. Chúng ta cùng chúc nhau Năm mới thay đổi được chính mình trước khi thay đổi xã hội.