Kinh Đời
Viết Từ Sài Gòn - Đằng sau sự nhẫn nhục của dân chúng lúc này
Cho đến thời điểm hiện nay, người dân Việt Nam hoàn toàn có thể làm một cuộc cách mạng lớn bất kì giờ nào nhưng người ta vẫn chưa chịu làm. Chưa chịu làm không phải là chưa muốn làm mà có v
Cho đến thời điểm hiện nay, người dân Việt Nam hoàn toàn có thể làm một cuộc cách mạng lớn bất kì giờ nào nhưng người ta vẫn chưa chịu làm. Chưa chịu làm không phải là chưa muốn làm mà có vẻ như khả năng quan sát. Sự im lặng này giống như sự im lặng của một cộng đồng thổ dân đang lăm le tay giáo, tay mác, nhìn con mồi hung hãn đang nằm chờ chết, đang cố cửa quậy trong cái bẫy và càng lúc, sức cựa quậy của nó càng yếu dần. Đến khi nhóm thổ dân này hô xung phong thì xem như sắp có một bữa tiệc diễn ra.
Cho đến thời điểm hiện nay, người dân Việt Nam hoàn toàn có thể làm một cuộc cách mạng lớn bất kì giờ nào nhưng người ta vẫn chưa chịu làm. Chưa chịu làm không phải là chưa muốn làm mà có vẻ như khả năng quan sát. Sự im lặng này giống như sự im lặng của một cộng đồng thổ dân đang lăm le tay giáo, tay mác, nhìn con mồi hung hãn đang nằm chờ chết, đang cố cửa quậy trong cái bẫy và càng lúc, sức cựa quậy của nó càng yếu dần. Đến khi nhóm thổ dân này hô xung phong thì xem như sắp có một bữa tiệc diễn ra.
Ảnh chụp màn hình bài báo Tuổi Trẻ. Nguồn: Văn Định |
Cái câu hỏi này cứ ám lấy tôi mấy ngày gần đây. Tiếng trống thu càng háo
hức, dồn dập bao nhiêu thì câu hỏi này lại quấn lấy đầu óc của tôi bấy
nhiêu. Tại sao người dân lại rành như vậy? Mà tại sao đã rành như vậy mà
người ta vẫn nhẫn nhục để chịu?
Nhưng mà người dân biết gì? Và nhẫn nhục cái gì? Đây là hai câu hỏi mấu
chốt. Thực ra cái gọi là mấu chốt cũng chỉ có giá trị tương đối, ít
nhiều võ đoán. Nhưng chí ít sự võ đoán này cũng cởi bỏ được đám rối mù
hàng triệu nguyên nhân của sự cam chịu, nhẫn nhục của đại bộ phận nhân
dân trước cường quyền, bất công và độc đoán, độc tài như hiện nay!
Ở khía cạnh thứ nhất, sự biết của nhân dân, có thể nói rằng chưa bao giờ
tôi cảm thấy ngạc nhiên, thậm chí ngạc nhiên đến tột độ như bây giờ.
Sau khi tiếp xúc với rất nhiều nông dân ở miền Bắc, đặc biệt là vùng
Đông Bắc và Tây Bắc, tôi nhận ra là người dân miền Bắc rất thích nghe
chương trình của RFA, BBC trước đây và RFI, VOA. Bên cạnh đó, các đài
tôn giáo hải ngoại cũng được họ quan tâm đặc biệt. Mọi bình luận, câu
chuyện của họ đều xoay quanh các thông tin mà họ thu nạp từ đài hải
ngoại và đài quốc tế. Điều này gợi nhắc đến số đông người Sài Gòn và số
đông người miền Trung, có vẻ như sở thích nghe thông tin hải ngoại của
người miền Trung và miền Nam đều rơi vào các nhóm nông dân, người lao
động phổ thông.
Và đáng sợ ở chỗ tôi nhớ không lầm thì các đài RFA, VOA, RFI, báo mạng
BBC chưa bao giờ đưa thông tin về số tiền Formosa đầu tư vào Việt Nam là
tiền ảo. Nhưng người nông dân đã nói thế. Cách giải ảo của họ là một bí
mật. Vấn đề là họ đã khẳng định rằng nhà nước Cộng sản Việt Nam đã bị
lừa một cú rất ngoạn mục và Formosa đã dắt mũi hệ thống cầm quyền Cộng
sản Việt Nam như dắt một con bò đi qua đồng cỏ, muốn cho ăn thì ăn, bắt
nhịn thì phải nhịn.
Đây là thông tin mà tôi bắt gặp ở hầu hết người nông dân miền miền Bắc,
miền Trung và một số người lao động ở Sài Gòn: Vốn đầu tư của Formosa
gần 10 tỉ Mỹ kim nhưng vốn mà Formosa bỏ ra xây dựng Formosa Hà Tĩnh chỉ
có 4 tỉ Mỹ kim, 6 tỉ còn lại, Formosa đã vay của Việt Nam để xây dựng.
Như vậy, Formosa đã rất thành công trong chiến lược “dùng cây đậu để nấu
đậu” tại Việt Nam.
Chính vì bị lún quá sâu vào quả lừa tài chính này nên chính quyền trung
ương Cộng sản Việt Nam chỉ còn nước ngậm bồ hòn. Và để làm được việc
này, Formosa có bàn tay nâng đỡ của Trung Quốc. Một mặt Trung Quốc cho
Việt Nam vay vốn, mặt khác, họ để Formosa vay lại vốn của Việt Nam bằng
chính đồng tiền của Trung Quốc thổi vào Việt Nam.
Cách làm như vậy rất hợp thời tại Việt Nam. Bởi giới quan lại Việt Nam
nói cho cùng là một lũ sâu mọt, gặm tiền còn hơn cả sâu mọt gặm thóc.
Đương nhiên với thói xấu này, hễ thấy một gói tiền nước ngoài cho vay là
họ đã sáng mắt và nghĩ cách để xâu xé nó. Và Formosa như một lối thoát,
một cửa mở cho máu tham của bọn họ. Vừa vay xong tiền của Trung Quốc
thì liền sau đó là dự án của Formosa Hà Tĩnh xin vay, với số tiền vay
khổng lồ 6 tỉ Mỹ kim, đương nhiên đám sâu mọt sẽ gặm được cả khối. Và
khi đã ăn xôi chùa thì phải nghẹn họng.
Chính vì nghẹn họng mà khi Formosa xả thải làm chết bờ biển Việt Nam,
nhà cầm quyền trung ương Cộng sản Việt Nam không những không đưa vụ việc
này ra ánh sáng mà còn dấm dúi, che đậy và tiếp tục nâng đỡ cho Formosa
bằng cách hôm trước Formosa chấp nhận đền bù 500 triệu Mỹ kim thì hôm
sau, Việt Nam hoàn thuế cho Formosa hơn 14,000 tỉ Việt Nam đồng. Số tiền
cao hơn nhiều với số tiền đền bù!
Chuyện này nhìn rất lạ, nhưng người dân lại cho rằng điều này không lạ,
nó được cho là bình thường khi chính miệng tân thủ tướng Việt Nam Nguyễn
Xuân Phúc đứng ra kêu gọi đồng bào hãy khoan dung, hãy tha thứ khi
Formosa biết hối cãi, biết nhìn ra lỗi của mình. Thực ra, ông Phúc là
một tay cực kì quỉ quyệt trong chính trị, biệt danh Phúc Hói hay Phúc
Lũi nhằm ám chỉ sự thông minh, giảo hoạt của ông ta. Nhưng ông ta lại
giả ngu giả dại để xin cho Formosa không phải chỉ vì Formosa biết hối lộ
mà thực ra, nếu vụ việc này đưa ra tòa hình sự, rất có thể Formosa sẽ
chơi bài ngửa. Lúc đó, chưa biết thằng nào lỗi hơn thằng nào. Và đây là
ác chủ bài giúp Formosa luôn đứng thế thượng phong khi đối mặt với nhà
cầm quyền trung ương Cộng sản Việt Nam.
Bởi vì với tỉ lệ vàng hiện nay, mọi doanh nghiệp Trung Quốc và Đài Loan
có thể lũng đoạn chính trị, làm đảo lộn và khuynh loát đám quan lại chop
bu Cộng sản Việt Nam một cách dễ dàng, đó là tỉ lệ 10 – 5 – 3 – 1.
Nghĩa là trong 10 đồng đầu tư, cứ đầu tư 5 đồng, để 5 đồng còn lại vay
của Việt Nam. Và trong 5 đồng vay đó, dùng 3 đồng đấm vào mõm bọn quan
chức, còn một đồng xây dựng, một đồng bỏ túi. Nếu chết thì chắc chắn là
chết chùm bởi phía Việt Nam có dính 5 đồng cho mượn cùng với hàng trăm
thằng run bần bật khi có sự cố bởi đã nhận hối lộ, đút lót…
Và đến đây, chắc cũng có thể dễ dàng hơn khi nhìn cách mà đám quan lại
Việt Nam từ trung ương tới đại phương bỏ mặc nhân dân sống chết mặc bây,
lo xun xoe và bợ đỡ một tập đoàn kinh tế nước ngoài thiếu điều đi phụ
tá lúc người ta tiểu tiện. Mọi thứ đều có lý do của nó. Nhưng vì sao
người dân biết nhiều mà vẫn cam chịu?
Bởi vì cho đến thời điểm hiện nay, người dân Việt Nam hoàn toàn có thể
làm một cuộc cách mạng lớn bất kì giờ nào nhưng người ta vẫn chưa chịu
làm. Chưa chịu làm không phải là chưa muốn làm mà có vẻ như khả năng
quan sát và đánh hội đồng của nhân dân rất cao. Đứng trên góc độ phân
tích thông tin cũng như thái độ hoàn toàn bất tín, thậm chí khinh bỉ nhà
nước và hoài nghi nhà nước có thể quay đầu cướp cạn cùa nhân dân thêm
lần nữa mà nhân dân vẫn im lặng. Sự im lặng này giống như sự im lặng của
một cộng đồng thổ dân đang lăm le tay giáo, tay mác, nhìn con mồi hung
hãn đang nằm chờ chết, đang cố cửa quậy trong cái bẫy và càng lúc, sức
cựa quậy của nó càng yếu dần. Đến khi nhóm thổ dân này hô xung phong thì
xem như sắp có một bữa tiệc diễn ra.
Nói gí thì nói, khi tôi được đi nhiều, tiếp xúc với người dân nhiều, nếu
không muốn nói là nhiều vô kể, mỗi ngày, niềm tin của tôi về tinh thần
dân tộc lại càng vững hơn. Tôi luôn cảm thấy người ta đang chờ đợi một
điều gì đó, và cái điều gì đó cũng đang đến rất gần. Vấn đề tiếng hô
xung phong ấy xuất phát từ chỗ nào, bụi cây nào thì mãi luôn là ẩn số.
Nhưng chắc chắn sẽ có điều này!
Viết Từ Sài Gòn
(Blog RFA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Viết Từ Sài Gòn - Đằng sau sự nhẫn nhục của dân chúng lúc này
Cho đến thời điểm hiện nay, người dân Việt Nam hoàn toàn có thể làm một cuộc cách mạng lớn bất kì giờ nào nhưng người ta vẫn chưa chịu làm. Chưa chịu làm không phải là chưa muốn làm mà có v
Cho đến thời điểm hiện nay, người dân Việt Nam hoàn toàn có thể làm một cuộc cách mạng lớn bất kì giờ nào nhưng người ta vẫn chưa chịu làm. Chưa chịu làm không phải là chưa muốn làm mà có vẻ như khả năng quan sát. Sự im lặng này giống như sự im lặng của một cộng đồng thổ dân đang lăm le tay giáo, tay mác, nhìn con mồi hung hãn đang nằm chờ chết, đang cố cửa quậy trong cái bẫy và càng lúc, sức cựa quậy của nó càng yếu dần. Đến khi nhóm thổ dân này hô xung phong thì xem như sắp có một bữa tiệc diễn ra.
Ảnh chụp màn hình bài báo Tuổi Trẻ. Nguồn: Văn Định |
Cái câu hỏi này cứ ám lấy tôi mấy ngày gần đây. Tiếng trống thu càng háo
hức, dồn dập bao nhiêu thì câu hỏi này lại quấn lấy đầu óc của tôi bấy
nhiêu. Tại sao người dân lại rành như vậy? Mà tại sao đã rành như vậy mà
người ta vẫn nhẫn nhục để chịu?
Nhưng mà người dân biết gì? Và nhẫn nhục cái gì? Đây là hai câu hỏi mấu
chốt. Thực ra cái gọi là mấu chốt cũng chỉ có giá trị tương đối, ít
nhiều võ đoán. Nhưng chí ít sự võ đoán này cũng cởi bỏ được đám rối mù
hàng triệu nguyên nhân của sự cam chịu, nhẫn nhục của đại bộ phận nhân
dân trước cường quyền, bất công và độc đoán, độc tài như hiện nay!
Ở khía cạnh thứ nhất, sự biết của nhân dân, có thể nói rằng chưa bao giờ
tôi cảm thấy ngạc nhiên, thậm chí ngạc nhiên đến tột độ như bây giờ.
Sau khi tiếp xúc với rất nhiều nông dân ở miền Bắc, đặc biệt là vùng
Đông Bắc và Tây Bắc, tôi nhận ra là người dân miền Bắc rất thích nghe
chương trình của RFA, BBC trước đây và RFI, VOA. Bên cạnh đó, các đài
tôn giáo hải ngoại cũng được họ quan tâm đặc biệt. Mọi bình luận, câu
chuyện của họ đều xoay quanh các thông tin mà họ thu nạp từ đài hải
ngoại và đài quốc tế. Điều này gợi nhắc đến số đông người Sài Gòn và số
đông người miền Trung, có vẻ như sở thích nghe thông tin hải ngoại của
người miền Trung và miền Nam đều rơi vào các nhóm nông dân, người lao
động phổ thông.
Và đáng sợ ở chỗ tôi nhớ không lầm thì các đài RFA, VOA, RFI, báo mạng
BBC chưa bao giờ đưa thông tin về số tiền Formosa đầu tư vào Việt Nam là
tiền ảo. Nhưng người nông dân đã nói thế. Cách giải ảo của họ là một bí
mật. Vấn đề là họ đã khẳng định rằng nhà nước Cộng sản Việt Nam đã bị
lừa một cú rất ngoạn mục và Formosa đã dắt mũi hệ thống cầm quyền Cộng
sản Việt Nam như dắt một con bò đi qua đồng cỏ, muốn cho ăn thì ăn, bắt
nhịn thì phải nhịn.
Đây là thông tin mà tôi bắt gặp ở hầu hết người nông dân miền miền Bắc,
miền Trung và một số người lao động ở Sài Gòn: Vốn đầu tư của Formosa
gần 10 tỉ Mỹ kim nhưng vốn mà Formosa bỏ ra xây dựng Formosa Hà Tĩnh chỉ
có 4 tỉ Mỹ kim, 6 tỉ còn lại, Formosa đã vay của Việt Nam để xây dựng.
Như vậy, Formosa đã rất thành công trong chiến lược “dùng cây đậu để nấu
đậu” tại Việt Nam.
Chính vì bị lún quá sâu vào quả lừa tài chính này nên chính quyền trung
ương Cộng sản Việt Nam chỉ còn nước ngậm bồ hòn. Và để làm được việc
này, Formosa có bàn tay nâng đỡ của Trung Quốc. Một mặt Trung Quốc cho
Việt Nam vay vốn, mặt khác, họ để Formosa vay lại vốn của Việt Nam bằng
chính đồng tiền của Trung Quốc thổi vào Việt Nam.
Cách làm như vậy rất hợp thời tại Việt Nam. Bởi giới quan lại Việt Nam
nói cho cùng là một lũ sâu mọt, gặm tiền còn hơn cả sâu mọt gặm thóc.
Đương nhiên với thói xấu này, hễ thấy một gói tiền nước ngoài cho vay là
họ đã sáng mắt và nghĩ cách để xâu xé nó. Và Formosa như một lối thoát,
một cửa mở cho máu tham của bọn họ. Vừa vay xong tiền của Trung Quốc
thì liền sau đó là dự án của Formosa Hà Tĩnh xin vay, với số tiền vay
khổng lồ 6 tỉ Mỹ kim, đương nhiên đám sâu mọt sẽ gặm được cả khối. Và
khi đã ăn xôi chùa thì phải nghẹn họng.
Chính vì nghẹn họng mà khi Formosa xả thải làm chết bờ biển Việt Nam,
nhà cầm quyền trung ương Cộng sản Việt Nam không những không đưa vụ việc
này ra ánh sáng mà còn dấm dúi, che đậy và tiếp tục nâng đỡ cho Formosa
bằng cách hôm trước Formosa chấp nhận đền bù 500 triệu Mỹ kim thì hôm
sau, Việt Nam hoàn thuế cho Formosa hơn 14,000 tỉ Việt Nam đồng. Số tiền
cao hơn nhiều với số tiền đền bù!
Chuyện này nhìn rất lạ, nhưng người dân lại cho rằng điều này không lạ,
nó được cho là bình thường khi chính miệng tân thủ tướng Việt Nam Nguyễn
Xuân Phúc đứng ra kêu gọi đồng bào hãy khoan dung, hãy tha thứ khi
Formosa biết hối cãi, biết nhìn ra lỗi của mình. Thực ra, ông Phúc là
một tay cực kì quỉ quyệt trong chính trị, biệt danh Phúc Hói hay Phúc
Lũi nhằm ám chỉ sự thông minh, giảo hoạt của ông ta. Nhưng ông ta lại
giả ngu giả dại để xin cho Formosa không phải chỉ vì Formosa biết hối lộ
mà thực ra, nếu vụ việc này đưa ra tòa hình sự, rất có thể Formosa sẽ
chơi bài ngửa. Lúc đó, chưa biết thằng nào lỗi hơn thằng nào. Và đây là
ác chủ bài giúp Formosa luôn đứng thế thượng phong khi đối mặt với nhà
cầm quyền trung ương Cộng sản Việt Nam.
Bởi vì với tỉ lệ vàng hiện nay, mọi doanh nghiệp Trung Quốc và Đài Loan
có thể lũng đoạn chính trị, làm đảo lộn và khuynh loát đám quan lại chop
bu Cộng sản Việt Nam một cách dễ dàng, đó là tỉ lệ 10 – 5 – 3 – 1.
Nghĩa là trong 10 đồng đầu tư, cứ đầu tư 5 đồng, để 5 đồng còn lại vay
của Việt Nam. Và trong 5 đồng vay đó, dùng 3 đồng đấm vào mõm bọn quan
chức, còn một đồng xây dựng, một đồng bỏ túi. Nếu chết thì chắc chắn là
chết chùm bởi phía Việt Nam có dính 5 đồng cho mượn cùng với hàng trăm
thằng run bần bật khi có sự cố bởi đã nhận hối lộ, đút lót…
Và đến đây, chắc cũng có thể dễ dàng hơn khi nhìn cách mà đám quan lại
Việt Nam từ trung ương tới đại phương bỏ mặc nhân dân sống chết mặc bây,
lo xun xoe và bợ đỡ một tập đoàn kinh tế nước ngoài thiếu điều đi phụ
tá lúc người ta tiểu tiện. Mọi thứ đều có lý do của nó. Nhưng vì sao
người dân biết nhiều mà vẫn cam chịu?
Bởi vì cho đến thời điểm hiện nay, người dân Việt Nam hoàn toàn có thể
làm một cuộc cách mạng lớn bất kì giờ nào nhưng người ta vẫn chưa chịu
làm. Chưa chịu làm không phải là chưa muốn làm mà có vẻ như khả năng
quan sát và đánh hội đồng của nhân dân rất cao. Đứng trên góc độ phân
tích thông tin cũng như thái độ hoàn toàn bất tín, thậm chí khinh bỉ nhà
nước và hoài nghi nhà nước có thể quay đầu cướp cạn cùa nhân dân thêm
lần nữa mà nhân dân vẫn im lặng. Sự im lặng này giống như sự im lặng của
một cộng đồng thổ dân đang lăm le tay giáo, tay mác, nhìn con mồi hung
hãn đang nằm chờ chết, đang cố cửa quậy trong cái bẫy và càng lúc, sức
cựa quậy của nó càng yếu dần. Đến khi nhóm thổ dân này hô xung phong thì
xem như sắp có một bữa tiệc diễn ra.
Nói gí thì nói, khi tôi được đi nhiều, tiếp xúc với người dân nhiều, nếu
không muốn nói là nhiều vô kể, mỗi ngày, niềm tin của tôi về tinh thần
dân tộc lại càng vững hơn. Tôi luôn cảm thấy người ta đang chờ đợi một
điều gì đó, và cái điều gì đó cũng đang đến rất gần. Vấn đề tiếng hô
xung phong ấy xuất phát từ chỗ nào, bụi cây nào thì mãi luôn là ẩn số.
Nhưng chắc chắn sẽ có điều này!
Viết Từ Sài Gòn
(Blog RFA)