Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Việt sử Xứ Đàng Trong: Dẫu thêm hai cánh trường thành khó bay

Chính nhờ hệ thống các lũy phòng thủ được xây dựng do sáng kiến của Lộc Khê hầu Đào Duy Từ mà quân đội chúa Nguyễn - với lực lượng yếu hơn - đã đẩy lùi các cuộc tấn công của quân Trịnh.

Theo tài liệu của tác giả R.P.Cadière trong tạp chí nghiên cứu Bulletin de l’Ecole Françaises d’Extrème d’Orient, 1906 (tập san Viện Viễn Đông Bác Cổ), lũy Trường Dục là một trường thành bằng đất, bắt đầu từ làng Trường Dục, dưới chân núi Trường Sơn, chạy tới phá Hạc Hải (Thạch bàn hải nhi). Lũy dọc theo bờ sông Rào Đá, đến chỗ giáp sông Nhật Lệ, lại từ sông này ngược lên tả ngạn đến làng Quảng Xá, đi qua địa phận các làng Trường Dục, Xuân Dục, Cổ Hiền tới Đình Thôn. Lũy dài 2.500 trượng (khoảng 10 đến 12 cây số), có nơi cao đến 3 thước tây, chân rộng từ 6 đến 8 thước tây. Phỏng quân Trịnh vượt qua được sông Nhật Lệ mà tiến lên thì phía tây gặp núi non hiểm trở, không qua được, phía đông là một đồng bằng, nay là phá Vạn Xuân quanh năm bùn lầy, rồi đến một bãi cát lớn. Ở giữa phá Vạn Xuân và bãi cát có một khoảng đất, đường quốc lộ ngang qua đó, trên khoảng đất này chúa Nguyễn đặt nhiều công cuộc phòng thủ. Trong lũy Trường Dục, có dinh để các quan ở, các trại lính và kho lương, theo hình chữ dĩ 已, ở trong chữ hồi 回, nên lũy này còn gọi là Hồi văn lũy.
Việt sử Xứ Đàng Trong: Dẫu thêm hai cánh trường thành khó bay - ảnh 1


Nhiều sự kiện lịch sử vốn rất phức tạp và chồng chéo trong công cuộc khai phá và “mở cõi” đất Nam bộ đã được Phan Khoang, dựa trên hệ thống sử liệu đồ sộ, thể hiện một cách mạch lạc trong tác phẩm Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558 - 1777 (Cuộc nam tiến của dân tộc VN). 
Lũy Trường Dục là để giữ con đường núi và chặn ngang đường tiến lên của quân địch đã đổ bộ được sông Nhật Lệ. Vậy phải chặn ngay quân địch khi mới đổ bộ lên Nhật Lệ. Vì đó, năm sau, Lộc Khê hầu lại đắp lũy Động Hải, cách lũy Trường Dục 20 cây số, về phía bắc. Núi Đâu Mâu là một rặng núi lớn, từ núi Trường Sơn chia ra làm hai dãy đồi, dãy thứ nhất chạy đến sông Nhật Lệ, ở địa phận làng Văn In (sử gọi là làng Cầm La, thường gọi là Cồn Hàu), dãy thứ nhì chạy đến bờ biển, khoảng 15 cây số về phía bắc, ở địa phận là Phú Hội, thường gọi là Kẻ Địa. Hai dãy đồi ấy như hai cái càng cua ôm lại một đồng bằng rộng bùn lầy, hình bán nguyệt, mùa đông đầy nước, không qua được. Thành Đồng Hới ở giữa đường kinh nổi hai đầu cái bán nguyệt đó. Lũy Động Hải được xây dựng trên một đường từ cửa Nhật Lệ, ban đầu chạy xiên về phía nam, rồi rẽ sang phía tây, cho đến rặng núi Đâu Mâu, cắt ngang chính giữa đồng bằng nói trên. Phía bắc có con sông Lệ Kỳ khá rộng và hai bờ đều là bùn lầy.
Lũy Động Hải dài 3.000 trượng (12 cây số), cứ cách một trượng đặt một khẩu súng khóa sơn, 3 hay 5 trượng lại xây một pháo đài, đặt một khẩu súng nòng lớn, lũy cao một trượng 5 xích (6 thước tây), mặt ngoài đóng gỗ lim, trong đắp đất, làm 5 cấp, voi ngựa có thể đi được.
Quân Trịnh từ bắc vào chỉ có thể dùng hai con đường: phía đông là đường theo bờ biển, nghĩa là dọc theo quốc lộ ngày nay, phía tây là đường núi, đồng bằng làng Võ Xá bùn lầy không cho họ tiến vào khoảng giữa được. Ở hai đầu lũy, chúa Nguyễn có các trở ngại. Hạm đội chúa Trịnh lên sông Nhật Lệ, còn bộ binh thì qua lũy Động Hải, theo đường bộ kéo vào nam. Thì ở đây, họ gặp phải đồn binh hiểm yếu của dinh Mười là lỵ sở hành chính và quân sự của Quảng Bình, ở trên địa phận làng Võ Xá hiện nay. Nơi này dài nhiều cây số, ở phía bắc và phía nam đều có những đồn binh bảo vệ.
Năm Mậu Tý (1648), quân Trịnh chiếm được Động Hải và dinh Quảng Bình (dinh Mười), nhưng họ không thắng được, vì ở phía tây còn có lũy Trường Dục bẻ gãy mọi cố gắng tiến lên của họ. Xem thế thì tuy lũy Trường Dục và lũy Động Hải đã được kiến trúc hai lần, trong hai giai đoạn, nhưng vẫn tạo thành một hệ thống phối hợp với nhau.
Lũy Động Hải còn gọi là Trường Lũy (lũy dài) hoặc là lũy Nhật Lệ vì nó nằm ngay trên tả ngạn sông này, hoặc lũy Trấn Ninh, là lấy tên làng ở phía đông lũy mà gọi, thường thì gọi là lũy Thầy, vì Đào Duy Từ đáng là thầy Chúa, đắp lên.
Thời ấy có những câu ca dao nói lên sự hiểm trở của lũy Thầy:
Thứ nhứt thì sợ lũy Thầy,
Thứ nhì sợ lầy Võ Xá.
Có tài vượt nổi sông Gianh
Dẫu thêm hai cánh trường thành khó bay.
Các lũy phụ
Ngoài lũy Trường Dục và lũy Động Hải (Nhật Lệ) là hai lũy lớn, còn nhiều công trình phụ thuộc mà các tướng sẽ tùy theo nhu cầu, kiến trúc thêm để bổ túc cho việc phòng thủ. Chúng ta sẽ thấy lũy Trường Sa đắp lên năm Quý Dậu (1633), trên bãi cát giữa cửa Động Hải và cửa Tùng để phòng đối phó quân địch khi họ không đổ bộ ở cửa Nhật Lệ mà theo đường thủy xuống phía nam, đổ bộ lên bãi biển ở phía bắc cửa Tùng; lũy Trấn Ninh kiến trúc năm Nhâm Dần (1662) để bảo vệ phía đông lũy Động Hải mà giữ đường biển.
Chính lũy Trấn Ninh này, trong chiến cuộc năm Nhâm Tí (1672), quân Trịnh đã cố gắng đánh trong mấy tháng, hy sinh rất nhiều, nhưng không hạ được, vì sự chống giữ kiên trì của Nguyễn Hữu Dật, rồi phải rút về, và từ đó nghỉ binh, mặc nhiên chấp nhận sông Gianh làm giới tuyến giữa hai miền Nam, Bắc.

Phan Khoang

(Theo Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558 - 1777 (Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam), NXB Khoa học Xã hội, 2016)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Việt sử Xứ Đàng Trong: Dẫu thêm hai cánh trường thành khó bay

Chính nhờ hệ thống các lũy phòng thủ được xây dựng do sáng kiến của Lộc Khê hầu Đào Duy Từ mà quân đội chúa Nguyễn - với lực lượng yếu hơn - đã đẩy lùi các cuộc tấn công của quân Trịnh.

Theo tài liệu của tác giả R.P.Cadière trong tạp chí nghiên cứu Bulletin de l’Ecole Françaises d’Extrème d’Orient, 1906 (tập san Viện Viễn Đông Bác Cổ), lũy Trường Dục là một trường thành bằng đất, bắt đầu từ làng Trường Dục, dưới chân núi Trường Sơn, chạy tới phá Hạc Hải (Thạch bàn hải nhi). Lũy dọc theo bờ sông Rào Đá, đến chỗ giáp sông Nhật Lệ, lại từ sông này ngược lên tả ngạn đến làng Quảng Xá, đi qua địa phận các làng Trường Dục, Xuân Dục, Cổ Hiền tới Đình Thôn. Lũy dài 2.500 trượng (khoảng 10 đến 12 cây số), có nơi cao đến 3 thước tây, chân rộng từ 6 đến 8 thước tây. Phỏng quân Trịnh vượt qua được sông Nhật Lệ mà tiến lên thì phía tây gặp núi non hiểm trở, không qua được, phía đông là một đồng bằng, nay là phá Vạn Xuân quanh năm bùn lầy, rồi đến một bãi cát lớn. Ở giữa phá Vạn Xuân và bãi cát có một khoảng đất, đường quốc lộ ngang qua đó, trên khoảng đất này chúa Nguyễn đặt nhiều công cuộc phòng thủ. Trong lũy Trường Dục, có dinh để các quan ở, các trại lính và kho lương, theo hình chữ dĩ 已, ở trong chữ hồi 回, nên lũy này còn gọi là Hồi văn lũy.
Việt sử Xứ Đàng Trong: Dẫu thêm hai cánh trường thành khó bay - ảnh 1


Nhiều sự kiện lịch sử vốn rất phức tạp và chồng chéo trong công cuộc khai phá và “mở cõi” đất Nam bộ đã được Phan Khoang, dựa trên hệ thống sử liệu đồ sộ, thể hiện một cách mạch lạc trong tác phẩm Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558 - 1777 (Cuộc nam tiến của dân tộc VN). 
Lũy Trường Dục là để giữ con đường núi và chặn ngang đường tiến lên của quân địch đã đổ bộ được sông Nhật Lệ. Vậy phải chặn ngay quân địch khi mới đổ bộ lên Nhật Lệ. Vì đó, năm sau, Lộc Khê hầu lại đắp lũy Động Hải, cách lũy Trường Dục 20 cây số, về phía bắc. Núi Đâu Mâu là một rặng núi lớn, từ núi Trường Sơn chia ra làm hai dãy đồi, dãy thứ nhất chạy đến sông Nhật Lệ, ở địa phận làng Văn In (sử gọi là làng Cầm La, thường gọi là Cồn Hàu), dãy thứ nhì chạy đến bờ biển, khoảng 15 cây số về phía bắc, ở địa phận là Phú Hội, thường gọi là Kẻ Địa. Hai dãy đồi ấy như hai cái càng cua ôm lại một đồng bằng rộng bùn lầy, hình bán nguyệt, mùa đông đầy nước, không qua được. Thành Đồng Hới ở giữa đường kinh nổi hai đầu cái bán nguyệt đó. Lũy Động Hải được xây dựng trên một đường từ cửa Nhật Lệ, ban đầu chạy xiên về phía nam, rồi rẽ sang phía tây, cho đến rặng núi Đâu Mâu, cắt ngang chính giữa đồng bằng nói trên. Phía bắc có con sông Lệ Kỳ khá rộng và hai bờ đều là bùn lầy.
Lũy Động Hải dài 3.000 trượng (12 cây số), cứ cách một trượng đặt một khẩu súng khóa sơn, 3 hay 5 trượng lại xây một pháo đài, đặt một khẩu súng nòng lớn, lũy cao một trượng 5 xích (6 thước tây), mặt ngoài đóng gỗ lim, trong đắp đất, làm 5 cấp, voi ngựa có thể đi được.
Quân Trịnh từ bắc vào chỉ có thể dùng hai con đường: phía đông là đường theo bờ biển, nghĩa là dọc theo quốc lộ ngày nay, phía tây là đường núi, đồng bằng làng Võ Xá bùn lầy không cho họ tiến vào khoảng giữa được. Ở hai đầu lũy, chúa Nguyễn có các trở ngại. Hạm đội chúa Trịnh lên sông Nhật Lệ, còn bộ binh thì qua lũy Động Hải, theo đường bộ kéo vào nam. Thì ở đây, họ gặp phải đồn binh hiểm yếu của dinh Mười là lỵ sở hành chính và quân sự của Quảng Bình, ở trên địa phận làng Võ Xá hiện nay. Nơi này dài nhiều cây số, ở phía bắc và phía nam đều có những đồn binh bảo vệ.
Năm Mậu Tý (1648), quân Trịnh chiếm được Động Hải và dinh Quảng Bình (dinh Mười), nhưng họ không thắng được, vì ở phía tây còn có lũy Trường Dục bẻ gãy mọi cố gắng tiến lên của họ. Xem thế thì tuy lũy Trường Dục và lũy Động Hải đã được kiến trúc hai lần, trong hai giai đoạn, nhưng vẫn tạo thành một hệ thống phối hợp với nhau.
Lũy Động Hải còn gọi là Trường Lũy (lũy dài) hoặc là lũy Nhật Lệ vì nó nằm ngay trên tả ngạn sông này, hoặc lũy Trấn Ninh, là lấy tên làng ở phía đông lũy mà gọi, thường thì gọi là lũy Thầy, vì Đào Duy Từ đáng là thầy Chúa, đắp lên.
Thời ấy có những câu ca dao nói lên sự hiểm trở của lũy Thầy:
Thứ nhứt thì sợ lũy Thầy,
Thứ nhì sợ lầy Võ Xá.
Có tài vượt nổi sông Gianh
Dẫu thêm hai cánh trường thành khó bay.
Các lũy phụ
Ngoài lũy Trường Dục và lũy Động Hải (Nhật Lệ) là hai lũy lớn, còn nhiều công trình phụ thuộc mà các tướng sẽ tùy theo nhu cầu, kiến trúc thêm để bổ túc cho việc phòng thủ. Chúng ta sẽ thấy lũy Trường Sa đắp lên năm Quý Dậu (1633), trên bãi cát giữa cửa Động Hải và cửa Tùng để phòng đối phó quân địch khi họ không đổ bộ ở cửa Nhật Lệ mà theo đường thủy xuống phía nam, đổ bộ lên bãi biển ở phía bắc cửa Tùng; lũy Trấn Ninh kiến trúc năm Nhâm Dần (1662) để bảo vệ phía đông lũy Động Hải mà giữ đường biển.
Chính lũy Trấn Ninh này, trong chiến cuộc năm Nhâm Tí (1672), quân Trịnh đã cố gắng đánh trong mấy tháng, hy sinh rất nhiều, nhưng không hạ được, vì sự chống giữ kiên trì của Nguyễn Hữu Dật, rồi phải rút về, và từ đó nghỉ binh, mặc nhiên chấp nhận sông Gianh làm giới tuyến giữa hai miền Nam, Bắc.

Phan Khoang

(Theo Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558 - 1777 (Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam), NXB Khoa học Xã hội, 2016)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm