Tham Khảo
VietTuSaiGon - Một cách nhìn khác về chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng
Nhìn lại lịch sử đối ngoại của nhà nước Cộng sản Việt Nam, có một điểm rất đặc biệt và có tính xuyên suốt, đó là “chiến lược đu dây và dựa lưng” hay nói cách khác, nền ngoại giao nhà nước Cộng sản
Nhìn lại lịch sử đối ngoại của nhà nước Cộng sản Việt Nam, có một điểm rất đặc biệt và có tính xuyên suốt, đó là “chiến lược đu dây và dựa lưng” hay nói cách khác, nền ngoại giao nhà nước Cộng sản có đặc trưng của một nền ngoại giao nhược tiểu, đặc việc ăn xin, dựa dẫm lên hàng đầu. Và lần này, khi mà Trung quốc bắt đầu rục rịch nhiều thứ theo khuynh hướng xấu, gấu Nga cũng không còn đủ mạnh để có thể chia cho vài mẩu bánh mì, chính sách ngoại giao của nhà nước Cộng sản Việt Nam chuyển hướng sang phía Mỹ.
Nhìn lại lịch sử đối ngoại của nhà nước Cộng sản Việt Nam, có một điểm rất đặc biệt và có tính xuyên suốt, đó là “chiến lược đu dây và dựa lưng” hay nói cách khác, nền ngoại giao nhà nước Cộng sản có đặc trưng của một nền ngoại giao nhược tiểu, đặc việc ăn xin, dựa dẫm lên hàng đầu. Và lần này, khi mà Trung quốc bắt đầu rục rịch nhiều thứ theo khuynh hướng xấu, gấu Nga cũng không còn đủ mạnh để có thể chia cho vài mẩu bánh mì, chính sách ngoại giao của nhà nước Cộng sản Việt Nam chuyển hướng sang phía Mỹ.
Thử
nhắc lại chuyện cũ, trong những năm 1950 đến 1965, hầu như mọi thứ quân
nhu, quân dụng và vũ khí chiến lược của Cộng sản Bắc Việt đều do Cộng
sản Trung Quốc cung cấp, kể cả chuyên gia quân sự để cố vấn cho Cộng sản
đánh trận Điện Biên Phủ cũng là của Trung Quốc. Có thể nói trong giai
đoạn này, nếu không có sự chống lưng của Cộng sản Trung Quốc, Cộng sản
Việt Nam hầu như không có gì đáng nói, nếu không muốn nói chẳng là gì cả
đối với Pháp, Mỹ hay Việt Nam Cộng Hòa bởi họ có thừa gan dạ và lạc hậu
nhưng lại thiếu những thứ rất căn bản để làm nên lịch sử của họ.
Những năm 1965 trở về sau, khi mà nợ nần với Trung Quốc đã tăng cao,
trong khi đó Trung Quốc không đủ khả năng để tiếp tục cung cấp, chống
lưng cho Cộng sản Việt Nam, lúc này, trục ngoại giao chuyển hướng sang
Liên Xô, mọi thứ tài trợ, viện trợ từ Liên Xô một lần nữa giúp cho Cộng
sản Việt Nam mạnh hơn. Và lúc này, tình anh em với Cộng sản Trung Quốc
rất phai nhạt, phai nhạt đến độ Cộng sản Trung Quốc tuyên bố Cộng sản
Việt Nam là thằng ăn cháo đá bát, qua cầu rút váng và Đặng Tiểu Bình đã
đùng đùng lôi đình quyết “dạy cho Việt Nam một bài học”. Cái mà họ Đặng
muốn dạy đây không phải là dân tộc Việt Nam hay quốc gia Việt Nam mà là
dạy cho thằng đàn em Cộng sản Việt Nam một bài học về sự vong ơn bội
nghĩa. Trận chiến 1979 với hàng trăm ngàn sinh mạng ngã xuống oan khuất
là bằng chứng của trận lôi đình giữa anh em nhà Trung Cộng – Việt Cộng
này.
Bù vào, sau khi vay tiền từ khối Sev, nhận viện trợ, vay nhân đạo từ
Liên Xô lên hàng tỉ đô la để rồi bán chuối non, bán dưa hấu bơm nước, bí
đao bơm nước cho Liên Xô, kết quả là trong hàng trăm ngàn lô hàng nhập
khẩu từ Việt Nam, Liên Xô thở dài, lắc đầu vì chỉ dùng đuợc chừng vài
chục lô sau khi tuyển lựa và mang đi đổ hầm rác. Cái tình anh em chiến
hữu của Liên Xô và Cộng sản Việt Nam suy cho cùng là sự trả giá của họ
vì cái điều gọi là “quốc tế Cộng sản” cùng với những bài thơ ca ngợi
Stalin, ca ngợi Lênin của Tố Hữu, với những món hàng không xài được.
Và cái tình anh em đó cũng kết thúc khi Liên Xô sụp đổ, Cộng sản Việt
Nam thẳng thừng tính phí lên cao gấp mười lần với những người Liên Xô
đang lưu trú tại Việt Nam, kết cục là họ phải lo mà cuốn gói, trong vòng
chưa đầy ba tháng cuối năm 1990, không còn thấy bóng dáng ông bà cô cậu
Liên Xô nào trên đất Việt Nam. Và hầu như các tờ báo Liên Xô cũng nhanh
chóng bị vứt vào sọt rác, thay vào đó, các phương tiện truyền thông nhà
nước bắt đầu ca ngợi Mao Trạch Đông, Lý Bằng, Giang Trạch Dân, Đặng
Tiểu Bình. Ngay cả tờ tạp chí mệnh danh đứng đầu về tri thức những năm
đó là tờ Kiến Thức Ngày Nay cũng đi hàng loạt bài về Đặng Tiểu Bình, ca
ngợi ông ta là ngôi sao trên bầu trời chính trị thế giới. Và đương
nhiên, Hội nghị Thành Đô như một bát nước lạnh (có cả mùi tanh) mà Cộng
sản Việt Nam thẳng tay hắt vào người anh em mắt xanh mũi lỏ Cộng sản
Liên Xô để quay sang õng ẹo trên lưng gã bự con bặm trợn Cộng sản Trung
Quốc.
Đương nhiên là lần quay trở lại này, gã bự con Cộng sản Trung Quốc không
còn hấp tấp, ham hố như trước mà anh ta bắt đầu tính toán, đề phòng mọi
bề và đưa ra những thế buộc đối với kẻ phụ tình Cộng sản Việt Nam,
nguyên tắt “bánh ít trao đi bánh qui trả lại” được thực hiện rốt ráo.
Thậm chí, một cái bánh ít trao đi phải có năm, bảy cái bánh qui trả lại
mới vừa lòng gã to vâm Cộng sản Trung Quốc. Và trong tình thế chẳng còn
ai để dựa ngoài gã Trung Cộng, mà nếu không dựa thì có khi chết đói,
chết khát, Cộng sản Việt Nam đã chọn Cộng sản Trung Quốc, mười sáu chữ
vàng và bốn tốt cũng ra đời từ chỗ này.
Cộng sản Trung Quốc lúc này tha hồ tác oai tác quái bởi nước cờ chính
trị khu vực đang rơi vào tay, có món lợi nào hời hơn món lợi lãnh thổ,
lãnh hải đã bị buộc trong thế cờ chính trị, cả một đất nước Việt Nam
trước sau gì cũng phải là của Trung Quốc, là tỉnh lẻ của Trung Quốc một
khi ván cờ tàn. Trong khi đó, Cộng sản Việt Nam chỉ còn biết vâng phục,
ngậm bồ hồn chịu nhục để có miếng xôi mà ăn. Hậu quả thì miễn bàn, nó đã
hiển hiện quá rõ, chẳng còn gì để bàn thêm.
Nhưng thế cờ bỗng dưng một lần nữa thay đổi đột ngột, tình hình tài
chính Trung Quốc có vấn đề trầm trọng, thị trường chứng khoán tuột dốc
chưa từng thấy, và điều này chắc chắn sẽ kéo theo thị trường bất động
sản bị xì bong bóng, có thể trong vòng chưa đầy nửa năm, tình hình kinh
tế của quốc gia được xem là ngang hàng với Mỹ sẽ vấp rất nhiều khó khăn.
Lúc này, YTrung quốc buộc phải nghĩ đến một chiến lược mới, mở rộng về
phía Nam, lấy kinh tế biển, khai thác biển làm mũi nhọn. Và điều này
đụng trực tiếp đến chuyện cũ, đó là phải biến Việt Nam thành tiền đồn
trên đất liền để bảo vệ biển Đông mà họ gọi là biển Hoa Nam. Chỉ có cách
này mới cứu vãn được tình hình Trung Quốc và đảm bảo nền độc tài cùng
các nhóm lợi ích của họ lâu dài.
Và trong quá trình dựa lưng Trung Quốc, Cộng sản Việt Nam dần biến dạng
thành một loại mafia mà ở họ, vấn đề lợi ích nhóm quyết định sống còn,
những cuộc tàn phá tài nguyên, môi trường cũng như danh dự quốc gia, lợi
ích lâu dài và lương tâm quốc gia dần nhấn chìm đất nước, dân tộc vào
bóng tối dốt nát, tàn nhẫn, mất niềm tin. Bây giờ cũng là lúc người Cộng
sản giật mình hoảng sợ trước tình hình chính trị quốc tế. Một bên Trung
Quốc trắng trợn đòi nợ, một bên thì nhân dân phản đối. Với đà này,
chẳng bao lâu nữa họ sẽ như thế nào tự họ quá biết.
Dựa Mỹ! Đó là kế hoạch táo bạo cứu vãn tình thế của chóp bu Cộng sản
Việt Nam. Bởi ít ra, trong qua trình hòa hoãn, dựa lưng Mỹ, họ cũng đỡ
bị nhân dân chống đối và trái bóng phản kháng sẽ nhanh chóng tạm dừng.
Chỉ cần chừng đó, họ đủ thời gian để tẩu tán tài sản, tẩu tán mọi tài
liệu. Hơn nữa, kinh nghiệm của Gorbachov, Raul Castro cho thấy đây là
cách bảo toàn mạng sống tốt nhất. Và khi đã đủ thời gian để lớp sau mọc
lông mọc cánh, một cơ chế bầu cử dân chủ trá hình sẽ diễn ra, lúc này
con cháu của các quan chức chóp bu Cộng sản với đầy đủ phương tiện tài
chánh lại đứng ra tranh cử. Đâu lại vào đó.
Vì đây là lúc mà mọi chế độ độc tài trên thế giới đều lung lay, có nguy
cơ sụp đổ bất kì giờ nào, Cộng sản Việt Nam có vẻ như nhanh tay một
chút, chuyển loại hình chính trị mà lợi ích nhóm vẫn được đảm bảo. Chính
vì vậy, bây giờ Nguyễn Phú Trọng có thể hứa và làm nhiều hơn những gì
Mỹ đưa ra. Nhưng ông ta không làm thế, dù sao cũng phải diễn kịch một
chút cho nó ra vẻ mình là đảng viên trung kiên và không đến nỗi lộ mặt
ăn xin truyền kiếp của chế độ.
VietTuSaiGon
(Blog RFA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
VietTuSaiGon - Một cách nhìn khác về chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng
Nhìn lại lịch sử đối ngoại của nhà nước Cộng sản Việt Nam, có một điểm rất đặc biệt và có tính xuyên suốt, đó là “chiến lược đu dây và dựa lưng” hay nói cách khác, nền ngoại giao nhà nước Cộng sản
Nhìn lại lịch sử đối ngoại của nhà nước Cộng sản Việt Nam, có một điểm
rất đặc biệt và có tính xuyên suốt, đó là “chiến lược đu dây và dựa
lưng” hay nói cách khác, nền ngoại giao nhà nước Cộng sản có đặc trưng
của một nền ngoại giao nhược tiểu, đặc việc ăn xin, dựa dẫm lên hàng
đầu. Và lần này, khi mà Trung quốc bắt đầu rục rịch nhiều thứ theo
khuynh hướng xấu, gấu Nga cũng không còn đủ mạnh để có thể chia cho vài
mẩu bánh mì, chính sách ngoại giao của nhà nước Cộng sản Việt Nam chuyển
hướng sang phía Mỹ.
Thử
nhắc lại chuyện cũ, trong những năm 1950 đến 1965, hầu như mọi thứ quân
nhu, quân dụng và vũ khí chiến lược của Cộng sản Bắc Việt đều do Cộng
sản Trung Quốc cung cấp, kể cả chuyên gia quân sự để cố vấn cho Cộng sản
đánh trận Điện Biên Phủ cũng là của Trung Quốc. Có thể nói trong giai
đoạn này, nếu không có sự chống lưng của Cộng sản Trung Quốc, Cộng sản
Việt Nam hầu như không có gì đáng nói, nếu không muốn nói chẳng là gì cả
đối với Pháp, Mỹ hay Việt Nam Cộng Hòa bởi họ có thừa gan dạ và lạc hậu
nhưng lại thiếu những thứ rất căn bản để làm nên lịch sử của họ.
Những năm 1965 trở về sau, khi mà nợ nần với Trung Quốc đã tăng cao,
trong khi đó Trung Quốc không đủ khả năng để tiếp tục cung cấp, chống
lưng cho Cộng sản Việt Nam, lúc này, trục ngoại giao chuyển hướng sang
Liên Xô, mọi thứ tài trợ, viện trợ từ Liên Xô một lần nữa giúp cho Cộng
sản Việt Nam mạnh hơn. Và lúc này, tình anh em với Cộng sản Trung Quốc
rất phai nhạt, phai nhạt đến độ Cộng sản Trung Quốc tuyên bố Cộng sản
Việt Nam là thằng ăn cháo đá bát, qua cầu rút váng và Đặng Tiểu Bình đã
đùng đùng lôi đình quyết “dạy cho Việt Nam một bài học”. Cái mà họ Đặng
muốn dạy đây không phải là dân tộc Việt Nam hay quốc gia Việt Nam mà là
dạy cho thằng đàn em Cộng sản Việt Nam một bài học về sự vong ơn bội
nghĩa. Trận chiến 1979 với hàng trăm ngàn sinh mạng ngã xuống oan khuất
là bằng chứng của trận lôi đình giữa anh em nhà Trung Cộng – Việt Cộng
này.
Bù vào, sau khi vay tiền từ khối Sev, nhận viện trợ, vay nhân đạo từ
Liên Xô lên hàng tỉ đô la để rồi bán chuối non, bán dưa hấu bơm nước, bí
đao bơm nước cho Liên Xô, kết quả là trong hàng trăm ngàn lô hàng nhập
khẩu từ Việt Nam, Liên Xô thở dài, lắc đầu vì chỉ dùng đuợc chừng vài
chục lô sau khi tuyển lựa và mang đi đổ hầm rác. Cái tình anh em chiến
hữu của Liên Xô và Cộng sản Việt Nam suy cho cùng là sự trả giá của họ
vì cái điều gọi là “quốc tế Cộng sản” cùng với những bài thơ ca ngợi
Stalin, ca ngợi Lênin của Tố Hữu, với những món hàng không xài được.
Và cái tình anh em đó cũng kết thúc khi Liên Xô sụp đổ, Cộng sản Việt
Nam thẳng thừng tính phí lên cao gấp mười lần với những người Liên Xô
đang lưu trú tại Việt Nam, kết cục là họ phải lo mà cuốn gói, trong vòng
chưa đầy ba tháng cuối năm 1990, không còn thấy bóng dáng ông bà cô cậu
Liên Xô nào trên đất Việt Nam. Và hầu như các tờ báo Liên Xô cũng nhanh
chóng bị vứt vào sọt rác, thay vào đó, các phương tiện truyền thông nhà
nước bắt đầu ca ngợi Mao Trạch Đông, Lý Bằng, Giang Trạch Dân, Đặng
Tiểu Bình. Ngay cả tờ tạp chí mệnh danh đứng đầu về tri thức những năm
đó là tờ Kiến Thức Ngày Nay cũng đi hàng loạt bài về Đặng Tiểu Bình, ca
ngợi ông ta là ngôi sao trên bầu trời chính trị thế giới. Và đương
nhiên, Hội nghị Thành Đô như một bát nước lạnh (có cả mùi tanh) mà Cộng
sản Việt Nam thẳng tay hắt vào người anh em mắt xanh mũi lỏ Cộng sản
Liên Xô để quay sang õng ẹo trên lưng gã bự con bặm trợn Cộng sản Trung
Quốc.
Đương nhiên là lần quay trở lại này, gã bự con Cộng sản Trung Quốc không
còn hấp tấp, ham hố như trước mà anh ta bắt đầu tính toán, đề phòng mọi
bề và đưa ra những thế buộc đối với kẻ phụ tình Cộng sản Việt Nam,
nguyên tắt “bánh ít trao đi bánh qui trả lại” được thực hiện rốt ráo.
Thậm chí, một cái bánh ít trao đi phải có năm, bảy cái bánh qui trả lại
mới vừa lòng gã to vâm Cộng sản Trung Quốc. Và trong tình thế chẳng còn
ai để dựa ngoài gã Trung Cộng, mà nếu không dựa thì có khi chết đói,
chết khát, Cộng sản Việt Nam đã chọn Cộng sản Trung Quốc, mười sáu chữ
vàng và bốn tốt cũng ra đời từ chỗ này.
Cộng sản Trung Quốc lúc này tha hồ tác oai tác quái bởi nước cờ chính
trị khu vực đang rơi vào tay, có món lợi nào hời hơn món lợi lãnh thổ,
lãnh hải đã bị buộc trong thế cờ chính trị, cả một đất nước Việt Nam
trước sau gì cũng phải là của Trung Quốc, là tỉnh lẻ của Trung Quốc một
khi ván cờ tàn. Trong khi đó, Cộng sản Việt Nam chỉ còn biết vâng phục,
ngậm bồ hồn chịu nhục để có miếng xôi mà ăn. Hậu quả thì miễn bàn, nó đã
hiển hiện quá rõ, chẳng còn gì để bàn thêm.
Nhưng thế cờ bỗng dưng một lần nữa thay đổi đột ngột, tình hình tài
chính Trung Quốc có vấn đề trầm trọng, thị trường chứng khoán tuột dốc
chưa từng thấy, và điều này chắc chắn sẽ kéo theo thị trường bất động
sản bị xì bong bóng, có thể trong vòng chưa đầy nửa năm, tình hình kinh
tế của quốc gia được xem là ngang hàng với Mỹ sẽ vấp rất nhiều khó khăn.
Lúc này, YTrung quốc buộc phải nghĩ đến một chiến lược mới, mở rộng về
phía Nam, lấy kinh tế biển, khai thác biển làm mũi nhọn. Và điều này
đụng trực tiếp đến chuyện cũ, đó là phải biến Việt Nam thành tiền đồn
trên đất liền để bảo vệ biển Đông mà họ gọi là biển Hoa Nam. Chỉ có cách
này mới cứu vãn được tình hình Trung Quốc và đảm bảo nền độc tài cùng
các nhóm lợi ích của họ lâu dài.
Và trong quá trình dựa lưng Trung Quốc, Cộng sản Việt Nam dần biến dạng
thành một loại mafia mà ở họ, vấn đề lợi ích nhóm quyết định sống còn,
những cuộc tàn phá tài nguyên, môi trường cũng như danh dự quốc gia, lợi
ích lâu dài và lương tâm quốc gia dần nhấn chìm đất nước, dân tộc vào
bóng tối dốt nát, tàn nhẫn, mất niềm tin. Bây giờ cũng là lúc người Cộng
sản giật mình hoảng sợ trước tình hình chính trị quốc tế. Một bên Trung
Quốc trắng trợn đòi nợ, một bên thì nhân dân phản đối. Với đà này,
chẳng bao lâu nữa họ sẽ như thế nào tự họ quá biết.
Dựa Mỹ! Đó là kế hoạch táo bạo cứu vãn tình thế của chóp bu Cộng sản
Việt Nam. Bởi ít ra, trong qua trình hòa hoãn, dựa lưng Mỹ, họ cũng đỡ
bị nhân dân chống đối và trái bóng phản kháng sẽ nhanh chóng tạm dừng.
Chỉ cần chừng đó, họ đủ thời gian để tẩu tán tài sản, tẩu tán mọi tài
liệu. Hơn nữa, kinh nghiệm của Gorbachov, Raul Castro cho thấy đây là
cách bảo toàn mạng sống tốt nhất. Và khi đã đủ thời gian để lớp sau mọc
lông mọc cánh, một cơ chế bầu cử dân chủ trá hình sẽ diễn ra, lúc này
con cháu của các quan chức chóp bu Cộng sản với đầy đủ phương tiện tài
chánh lại đứng ra tranh cử. Đâu lại vào đó.
Vì đây là lúc mà mọi chế độ độc tài trên thế giới đều lung lay, có nguy
cơ sụp đổ bất kì giờ nào, Cộng sản Việt Nam có vẻ như nhanh tay một
chút, chuyển loại hình chính trị mà lợi ích nhóm vẫn được đảm bảo. Chính
vì vậy, bây giờ Nguyễn Phú Trọng có thể hứa và làm nhiều hơn những gì
Mỹ đưa ra. Nhưng ông ta không làm thế, dù sao cũng phải diễn kịch một
chút cho nó ra vẻ mình là đảng viên trung kiên và không đến nỗi lộ mặt
ăn xin truyền kiếp của chế độ.
VietTuSaiGon
(Blog RFA)