Truyện Ngắn & Phóng Sự
Vĩnh Toàn: Người Cựu Chiến Binh Già
Rồi
đêm dài cũng hết, liếc thấy đã gần 11 giờ 30, tôi thu dọn lại những
việc riêng của mình để sửa soạn ra bãi đậu, đóng sổ và kiểm tiền cho mấy
người sắp hết ca về nghỉ.
Trời khuya vắng lặng, tất cả chuyến bay đến đều đã đáp xong. Trong bãi
đậu, một hai nhóm khách nhận hành lý trễ đang rảo bước tìm về xe của họ
với hành lý kéo lê rồn rột theo sau. Áng chừng phải mất 10 phút cho đám
khách nầy lấy xe và lái ra cổng trả tiền, tôi thong thả rảo bước vòng
quanh mấy trạm xem lại cửa nẻo. Mây vần vũ, gió lạnh, thế nào đêm nay
cũng mưa to và bên trong booth, tức là cái trạm của người thâu tiền, máy
móc và các hộc tiền sẽ ướt sũng nếu cửa để hở, vì khu vực phi trường
trống trải, gió lồng lộng, chỉ cần mở hé cửa chừng một ngón tay, nước
mưa sẽ vung vãi đầy trên các máy móc tính tiền và hệ thống đó hôm sau ắt
gặp đủ thứ trở ngại.
Sau khi tắt hết các đèn chiếu sáng lối ra, cảnh vật trở nên âm u, chỉ
còn đèn trong booth hắt xuống thành vệt dài trên nền xi măng xám xịt.
Tôi chợt giật nẩy người khi suýt đụng vào một đống đen thui đang ngồi
bệt xuống thềm, dựa lưng vào thành sắt đằng sau cái booth, thở phì phò,
“hắn” phải mệt nhọc lắm mới ngồi đại xuống thềm xi măng lạnh lẽo đang
ướt đẫm sương đêm. Một người da đen, trong chiếc áo bông bù xù, không rõ
đàn ông hay đàn bà, đội chiếc mũ vải có vành nhỏ chung quanh như của
mấy người lính biệt kích năm xưa hay đội, trời tối quá không nhìn được
rõ mặt, tôi e ngại bước lui lại, hỏi:
- Sao “you” lại ngồi ở đây? You có cần giúp gì không?
Hơi thở phì phò đáp lại:
- Tôi không tìm được xe của mình…
rồi ngưng một chút như để lấy hơi thêm, hắn cáu kỉnh:
- Cái phi trường chết tiệt của mấy ông rắc rối quá, làm người ta lẫn lộn lung tung!
- Không đâu…
Tôi nói và chỉ vào hàng xe đang tiến đến đến gần cổng trả tiền, tôi bảo hắn:
- You có thấy mấy người kia không, họ tìm ra xe mình rất dễ dàng.
Hắn nói gần như lẩm bẩm trong miệng:
- Tôi không giống như họ.
Dĩ nhiên rồi, tôi thầm nghĩ, và để chấm dứt đôi co, tôi hỏi ngay:
- Xe you đậu ở đây bao lâu rồi?
- 7 ngày.
- OK, nhưng you có chắc là đậu trong bãi nầy không, phi trường còn có nhiều bãi đậu khác nhau nữa đó.
Hắn im lặng, tỏ vẻ phân vân, tôi hỏi tiếp:
- Vé gởi xe của you màu gì?
- Chẳng biết nữa, nó ở trong xe. Cái xe thì màu xanh, dark blue, Chevy 2000.
Sợ hắn nổi giận tôi không dám nói là ở trong nầy, dark blue Chevy 2000 có cả trăm chiếc như thế.
- Thôi cho tôi bảng số xe, tôi sẽ tìm ra nó nằm ở đâu rồi chỉ đường cho you đến đó, OK?
- Bảng số xe ư?
- Vâng, chúng tôi kiểm kê xe hằng đêm, bằng bảng số. You có vẻ không nhớ số xe mình hả?
- No way..
Những ngày đầu mới vào làm ở đây, tôi rất ghét những người chỉ có bảng
số xe của mình mà cũng không nhớ được, nhưng sau một thời gian, tôi mới
hiểu ra là họ có thể có nhiều xe, và thay đổi xe luôn chứ không phải chỉ
đi có một chiếc, và cũng không phải khi nào xe chạy hết nổi mới đổi
chiếc khác như mình nên tôi mới hết thấy bực mình về chuyện đó, còn giờ
đây, một người mà sức khỏe tàn tệ như thế nầy thì việc không nhớ được số
xe mình cũng là điều dễ hiểu, không đáng phải thắc mắc lắm.
Nhìn đoàn xe ra cổng đã gần hết, tôi sắp phải làm việc nên bảo người da đen:
- Gọi phone về nhà you xem có ai nhớ được số xe không rồi cho tôi hay,
tôi phải đóng sổ cho người cashier nầy ra về đã rồi quay lại với you sau
nhé.
Hắn nhìn tôi lo lắng:
- Còn ai ở nhà nữa đâu, chỉ có vợ tôi mà cũng đang ở đây với tôi.
- Thế thì tôi chịu thua luôn, làm sao giúp you được.
Rồi nhìn hắn ái ngại, tôi nói thêm cầu may:
- Trước khi đi, you ráng tìm xem có cái thứ giấy gì có thể có số xe ở
trong đó không, giấy đăng bộ xe của DMV, giấy mua bảo hiểm xe… cố gắng
lên, đó là cách sau cùng để có thể giúp ông được đấy – bây giờ thì tôi
biết hắn là đàn ông rồi.
Hắn lồm cồm đứng dậy, một người đàn ông đen, mặt mày thô kệch, râu bạc
lún phún đầy 2 bên má, chắc cũng phải 60, 70 tuổi hoặc hơn nữa, bước
chân nặng nề đến bên quầng sáng của ánh đèn, khó khăn lắm mới móc ra
được cái ví dày cộm, rồi lần lượt lôi ra các thứ giấy tờ. Tôi vừa làm
việc mình vừa liếc nhìn giùm cho hắn, thấy cái giấy in chữ xanh quen
thuộc của DMV, tôi thở phào: Nó kìa. Nhưng không phải, đó chỉ là cái
giấy chứng nhận người đàn ông là handicap thôi, một người thương tật,
thảo nào đi đứng khập khiểng, chậm chạp. Hình như một bàn tay cũng không
xử dụng được, chỉ để chận cái ví cho tay kia lục lọi giấy tờ mà thôi.
Tôi ái ngại nói với bà cashier người Mễ cũng đang theo dõi câu chuyện:
- Nầy Rosa, thôi bà đếm tiền đi nhé, tôi phải giúp hắn một tay đây.
- OK, dĩ nhiên, trông “him” cũng đáng thương quá, nhưng bà níu tay tôi
nói nhỏ: mà ông coi chừng trễ giờ của tôi nhé, gần 12 giờ rồi đấy.
- Không sao đâu Rosa, tôi quay lại với bà ngay.
Trong cái mớ giấy tờ hỗn độn của gã đàn ông da đen nầy, tôi thoáng thấy
được một loại giấy làm tôi rất xúc động, mà nếu không nhìn thấy nó, chưa
chắc tôi đã hết sức giúp đỡ ông lúc ấy, loại giấy đó là cái thẻ DAV
Goldcard Membership. DAV là Disabled American Veterans, Cựu chiến binh
tàn phế Mỹ. Không biết ông ta có phải là một cựu chiến binh hay không,
nhưng đã đóng góp giúp đỡ cho hội CCB nầy, đóng góp khá lâu và có thể là
khá nhiều nên mới có thẻ Goldcard như thế, chia sẻ tiền trợ cấp tàn phế
của mình cho những người tàn phế khác, thật cảm động, ông già da đen
nầy cao hơn những gì tôi đã đánh giá về ông, “đừng đánh giá một con
người qua bề ngoài của họ”, bài học nầy đã được dạy tự bao giờ mà cứ vấp
phải hoài. Tôi thấy ngượng, không dám nhìn vào mặt ông trong lúc ông cứ
nhìn tôi chờ đợi. Tôi nhẹ nhàng nói :
- Giữ chặt những thứ nầy ông nhé, không thì gió thổi bay mất.
Sau khi bà Rosa xong việc và rời khỏi booth, thấy ông già có vẻ tin cậy mình và thân thiện hơn, tôi hỏi:
- Vợ ông đang đợi ở đâu?
- Trước cửa thang máy tầng 3, tôi cứ ngỡ là mình đậu xe ở đó.
- Được rồi, ông có nghĩ là còn loại giấy tờ nào liên quan đến chiếc xe nữa không?
Ông già lục lọi thêm nữa rồi đưa ra một cái giấy… chỉ có số VIN.
Thấy ông tìm giấy tờ một cách quá khó khăn và chậm chạp, tôi hỏi:
- Tôi có thể tìm giúp ông được không?
- Why not?… please!.
Cầm lấy cái ví và mớ giấy tờ hỗn độn vào trong cho khỏi bị gió thổi bay,
tôi cẩn thận xếp cất lại những giấy tờ không cần thiết, và do đó ngỡ
ngàng thấy được thêm một phần trái tim bao la nữa của ông lão tàn tật,
đó là một phong bì có in sẵn địa chỉ của PVA, và xuyên qua ánh đèn sáng
trắng, tôi thấy đã có một tấm check nằm sẵn ở bên trong. Tấm check ký
bao nhiêu tiền thì tôi không biết, nhưng PVA và cái logo có hình người
ngồi xe lăn thì với tôi không lạ gì, đó là Paralyzed Veterans of
America, Cựu chiến binh bại liệt Hoa Kỳ. Hoá ra ông già đen đúa xấu xí
nầy đây là ân nhân của cả 2 hội Cựu chiến binh Mỹ. Tôi không biết rõ lắm
những hoạt động của 2 hội nầy vì không bao giờ đọc hết những giấy tờ
của họ gởi, nhưng tôi biết họ là những cựu chiến binh, phục vụ giúp đỡ
lại cho những cựu chiến binh khác yếu đuối, tàn phế hơn mình, hay nói
theo cách những người Việt mình hay nói, tàn nhưng không phế.
Chúng tôi đứng nhìn nhau, đầy thiện cảm. Tôi nhìn ông, và không giấu
diếm sự ngưỡng mộ nhưng không dám nói ra vì mình coi lén giấy tờ riêng
tư của người khác, còn ông thì nhìn tôi tin cậy, nghĩ là chắc tôi sẽ tìm
ra được chiếc xe của ông, tuy vậy, cuối cùng vẫn không có một chi tiết
gì hơn về chiếc xe của ông cả, tôi quyết định phải chở ông đi vòng quanh
các bãi đậu để cho ông nhìn từng chiếc một, và như vậy tôi có thể về
nhà trễ hơn thường ngày chừng nửa giờ.
Tôi bảo ông gọi cho bà vợ, dặn cứ chờ tại chỗ và hỏi bả xem có nhớ được
gì thêm về việc đậu xe hay không rồi cho biết khi tôi trở lại, vì tôi
phải vào văn phòng nộp hết báo cáo của cashier mới chấm dứt nhiệm vụ của
mình hôm nay. Hơn 20 phút sau, quay lại với xe riêng của mình thì bà vợ
của ông cũng đã đến đó, với mớ hành lý hỗn độn. Bà cũng là một người da
đen, nhỏ con, nói năng nhỏ nhẹ dịu dàng thật khác hẳn với anh chồng.
Họ tự giới thiệu: Paul và Helena, trong lúc chúng tôi đã yên vị trên xe.
- Gọi tôi là Tony ông bà nhé.
- Okedo.
Paul bật ra tiếng OK mà những người lính hay dùng làm tôi nghe mà xúc
động, tưởng như nghe bạn mình đang nói trên tần số vô tuyến như những
ngày nào.
Họ có vẻ rất yên tâm, thoải mái hẳn ra, còn tôi rất vui được có dịp giúp đỡ nhưng người có tấm lòng tốt như họ.
Paul không phải là người vui chuyện kể lể ba hoa như những người da đen
khác, ông nói ít giọng trầm trầm có lẽ tại tuổi già, tôi khơi chuyện của
mình trước mà cũng có ý ngầm tìm hiểu thêm về Paul:
- Ở tuổi của ông chắc có nghe nói đến chiến tranh Việt Nam, quê hương của tôi đó Paul, tôi rời quê sang đây đã 15 năm.
Cả 2 người im lặng hồi lâu, rồi Paul cất giọng khàn khàn.
- Tôi đã ở đó… đơn vị tôi đóng đâu đó trên vùng cao nguyên, tên là An Khê.
- Thật thế ư, còn tôi thì ở Pleiku, không xa nơi đó là bao nhiêu, chắc ông cũng thường được yểm trợ từ phi trường Pleiku chứ.
- Vâng, dĩ nhiên… hầu như mỗi ngày, và rồi một lần… chuyện chết tiệt ấy
xảy ra cho tôi, họ mang tôi về Mỹ, cưa cụt chân, và để tôi rời quân đội
từ đó, năm 1967.
Sợ nhắc đến chuyện cũ làm ông không vui, tôi hỏi qua hướng khác:
- Năm 67, chắc ông còn trẻ lắm, lúc ấy đã có bồ chưa?
- Vào ngày giải ngũ, tôi vừa đúng 20. Helena còn ở lại Việt Nam, nàng là
một y tá, về Mỹ năm sau rồi lại phải sang Âu châu. Tôi trở lại trường
Đại học, nhưng không học hành được gì, chỉ tối ngày biểu tình phản
chiến, rồi nghiện ngập, chán chường, suýt tự tử. May sao đó là lúc
Helena trở về…
Paul không biết diễn tả gì hơn nữa, chỉ chậm rãi gật gù, nói thêm nhè nhẹ:
- Nàng là một thiên thần, đối với tôi.
- Dĩ nhiên rồi, tôi thấy bà rất dịu dàng đối với ông…
và muốn nói thêm với Paul: Ông cũng là một thiên thần, tuy rằng đã gãy
cánh, nhưng vẫn cứ là một thiên thần đối với những người bất hạnh khác.
Nhưng tôi đã yên lặng. Paul chắc là loại người không thích những lời
khen.
Chạy vòng chầm chậm qua các dãy xe, chúng tôi lại nói chuyện, Paul và
Helena có vẻ thân mật, tin cậy hơn, họ kể thêm về cuộc sống gia đình, kể
về tiểu bang Alabama, nơi ông và Helena lớn lên. Không văn hoa màu mè,
Paul thành thực kể lại nỗi đau của những người lính trở về, nhất là
những cựu chiến binh da đen như ông, những người nổi loạn bị cảnh sát
đánh đập, dân tình cũng hất hủi, đến nỗi ông phải bỏ xe lăn tập đi nạng,
rồi phải bỏ nạng đi bằng chân giả, cắn răng nuốt xuống nỗi đau vừa tâm
hồn vừa thể xác để đi học, cố kiếm lấy mảnh bằng chỉ để làm giáo viên
thôi, vì một bàn tay ông cứ tê liệt dần và rồi thì không còn cử động mấy
ngón tay được nữa…
Tôi cố gắng trở lại cái điều mà tôi muốn hỏi:
- Là một cựu chiến binh, hẳn ông hiểu họ nhiều lắm nhỉ?
- Đương nhiên rồi, tôi hiểu họ lắm ông Tony ạ, vì tôi đã từng là họ. Làm
xong bổn phận của một người lính, cho dù có là một anh hùng đi chăng
nữa, cụt chân trở về, cởi trả quân phục, họ như những con chim bị vặt
trụi hết lông, không có ngay đến lớp áo để tự vệ, mà cũng không thể giấu
mình hoài trong tổ được, phải chui ra ngoài để kiếm ăn nữa chứ…
… giọng ông vẫn trầm trầm như thương cảm cho những người cựu chiến binh
nào đó, không hề có ẩn giấu một chút gì cay đắng cho chính số phận của
mình …
- Tôi luôn luôn cố gắng làm một cái gì cho họ, nhưng có làm được gì
nhiều đâu, lâu lâu mới giúp được một món quà nhỏ trong cái trợ cấp của
mình, thế thôi.
- Thế là đã nhiều lắm đối với ông rồi, Paul ạ. Càng thiếu thốn sự chia
sẻ của ông mới càng cao quí. Thế bây giờ ông có làm một công việc gì
thêm nữa không – tôi nói nửa đùa nửa thật – chỗ chúng tôi đang còn cần
nhiều cashier lắm đó.
Paul bình thản trả lời :
- Làm gì còn thì giờ nữa ông, mẹ của Helena cảm ơn Chúa bà vẫn còn sống,
Helena thì dạy học cho lũ trẻ và làm việc ở nhà thờ, tôi phải ở nhà
chăm sóc bà cụ một buổi, còn buổi chiều vào Bệnh viện quân đội giúp việc
thiện nguyện. Chúng tôi sống tạm đủ, có cần tiền vào việc gì nữa đâu …
Tìm được chiếc xe của Paul không khó lắm, tôi phụ giúp 2 ông bà chuyển
đồ đạc sang xe họ, khi tôi vừa đóng nắp thùng xe thì 2 người đã đứng sát
sau lưng. Trong tay cầm sẵn mấy tờ giấy bạc, bà Helena trang trọng nói:
- Cảm ơn Tony, nếu không có ông giúp thì đêm nay chúng tôi không biết sẽ
ra sao trong cái phi trường rộng lớn nầy, chúng tôi hết sức biết ơn sự
giúp đỡ của ông mặc dù ông chưa bao giờ biết chúng tôi, Chúa sẽ phù hộ
cho ông.
Hít một hơi dài trấn tĩnh, tôi giữ chặt trong tay mình những bàn tay đen đúa của họ, nói chậm rãi:
- Hai người đừng bận tâm, tôi chỉ làm công việc thường ngày của mình
thôi. Vâng, tôi chưa hề gặp ông bà lần nào, nhưng ông Paul đây cũng đâu
có biết một người Việt Nam nào mà ông vẫn sang chiến đấu cho quê hương
chúng tôi, đổ máu trên đất nước chúng tôi, và cuối cùng đã bỏ lại những
phần thân thể trên đất nước không phải là của ông mà là của chúng tôi,
vì vậy tôi mới là người phải nói lên những lời cảm tạ và biết ơn quí bạn
về việc đó…
Paul hẳn là không thích nghe người khác ca tụng mình, ông lắp bắp :
- Thôi… thôi Tony, đó chỉ là làm nhiệm vụ thôi, đã ở trong quân đội thì ông cũng biết rồi.
- Vâng, cứ cho là như vậy, còn bây giờ thì sao, khi ông vẫn tiếp tục
giúp đỡ đồng đội, những cựu chiến binh thương tật khác. Còn có nhiều
người như mình nữa, ông Paul ạ, nghĩa là những cựu chiến binh như chúng
ta, nhưng họ có làm như ông đâu. Khi nhìn thấy tấm thẻ DAV và PVA của
ông, tôi kính phục tấm lòng của ông lắm, mặc cho chuyện gì đã xảy ra,
ông vẫn không quên các quân nhân, các đồng đội, ghét chiến tranh nhưng
yêu mến chiến binh ông nhỉ. Ông bà rất xứng đáng được Chúa phù hộ và bảo
vệ. Số tiền nầy nếu ông bà muốn cho tôi thì cho phép tôi đóng góp vào
phần giúp đỡ của ông bà cho họ nhé.
Thôi đã quá khuya rồi, xin tạm biệt, chúc hai ông bà lên đường bình an.
Cả hai người đều xúc động, họ cầm tay tôi khàn khàn nói tiếng cảm ơn,
trong cái ôm vai của những người không quen biết nhưng đã hiểu nhau, tôi
thấy mắt Paul đẫm ướt, nhưng chỉ một bên thôi, còn con mắt bên kia vẫn
trong sáng, vô hồn. Ô, hoá ra những gì mà Paul bỏ lại trên quê hương tôi
năm nào, không phải chỉ có một bàn tay, một bàn chân mà còn có thêm một
con mắt nữa.
Ông Paul ơi, cơ thể ông thương tổn như vậy mà tấm lòng thì bao la vô cùng. Xin chân thành cảm ơn ông.
Vĩnh Toàn
http://nguoivietboston.com/?p=26608Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Vĩnh Toàn: Người Cựu Chiến Binh Già
Rồi
đêm dài cũng hết, liếc thấy đã gần 11 giờ 30, tôi thu dọn lại những
việc riêng của mình để sửa soạn ra bãi đậu, đóng sổ và kiểm tiền cho mấy
người sắp hết ca về nghỉ.
Trời khuya vắng lặng, tất cả chuyến bay đến đều đã đáp xong. Trong bãi
đậu, một hai nhóm khách nhận hành lý trễ đang rảo bước tìm về xe của họ
với hành lý kéo lê rồn rột theo sau. Áng chừng phải mất 10 phút cho đám
khách nầy lấy xe và lái ra cổng trả tiền, tôi thong thả rảo bước vòng
quanh mấy trạm xem lại cửa nẻo. Mây vần vũ, gió lạnh, thế nào đêm nay
cũng mưa to và bên trong booth, tức là cái trạm của người thâu tiền, máy
móc và các hộc tiền sẽ ướt sũng nếu cửa để hở, vì khu vực phi trường
trống trải, gió lồng lộng, chỉ cần mở hé cửa chừng một ngón tay, nước
mưa sẽ vung vãi đầy trên các máy móc tính tiền và hệ thống đó hôm sau ắt
gặp đủ thứ trở ngại.
Sau khi tắt hết các đèn chiếu sáng lối ra, cảnh vật trở nên âm u, chỉ
còn đèn trong booth hắt xuống thành vệt dài trên nền xi măng xám xịt.
Tôi chợt giật nẩy người khi suýt đụng vào một đống đen thui đang ngồi
bệt xuống thềm, dựa lưng vào thành sắt đằng sau cái booth, thở phì phò,
“hắn” phải mệt nhọc lắm mới ngồi đại xuống thềm xi măng lạnh lẽo đang
ướt đẫm sương đêm. Một người da đen, trong chiếc áo bông bù xù, không rõ
đàn ông hay đàn bà, đội chiếc mũ vải có vành nhỏ chung quanh như của
mấy người lính biệt kích năm xưa hay đội, trời tối quá không nhìn được
rõ mặt, tôi e ngại bước lui lại, hỏi:
- Sao “you” lại ngồi ở đây? You có cần giúp gì không?
Hơi thở phì phò đáp lại:
- Tôi không tìm được xe của mình…
rồi ngưng một chút như để lấy hơi thêm, hắn cáu kỉnh:
- Cái phi trường chết tiệt của mấy ông rắc rối quá, làm người ta lẫn lộn lung tung!
- Không đâu…
Tôi nói và chỉ vào hàng xe đang tiến đến đến gần cổng trả tiền, tôi bảo hắn:
- You có thấy mấy người kia không, họ tìm ra xe mình rất dễ dàng.
Hắn nói gần như lẩm bẩm trong miệng:
- Tôi không giống như họ.
Dĩ nhiên rồi, tôi thầm nghĩ, và để chấm dứt đôi co, tôi hỏi ngay:
- Xe you đậu ở đây bao lâu rồi?
- 7 ngày.
- OK, nhưng you có chắc là đậu trong bãi nầy không, phi trường còn có nhiều bãi đậu khác nhau nữa đó.
Hắn im lặng, tỏ vẻ phân vân, tôi hỏi tiếp:
- Vé gởi xe của you màu gì?
- Chẳng biết nữa, nó ở trong xe. Cái xe thì màu xanh, dark blue, Chevy 2000.
Sợ hắn nổi giận tôi không dám nói là ở trong nầy, dark blue Chevy 2000 có cả trăm chiếc như thế.
- Thôi cho tôi bảng số xe, tôi sẽ tìm ra nó nằm ở đâu rồi chỉ đường cho you đến đó, OK?
- Bảng số xe ư?
- Vâng, chúng tôi kiểm kê xe hằng đêm, bằng bảng số. You có vẻ không nhớ số xe mình hả?
- No way..
Những ngày đầu mới vào làm ở đây, tôi rất ghét những người chỉ có bảng
số xe của mình mà cũng không nhớ được, nhưng sau một thời gian, tôi mới
hiểu ra là họ có thể có nhiều xe, và thay đổi xe luôn chứ không phải chỉ
đi có một chiếc, và cũng không phải khi nào xe chạy hết nổi mới đổi
chiếc khác như mình nên tôi mới hết thấy bực mình về chuyện đó, còn giờ
đây, một người mà sức khỏe tàn tệ như thế nầy thì việc không nhớ được số
xe mình cũng là điều dễ hiểu, không đáng phải thắc mắc lắm.
Nhìn đoàn xe ra cổng đã gần hết, tôi sắp phải làm việc nên bảo người da đen:
- Gọi phone về nhà you xem có ai nhớ được số xe không rồi cho tôi hay,
tôi phải đóng sổ cho người cashier nầy ra về đã rồi quay lại với you sau
nhé.
Hắn nhìn tôi lo lắng:
- Còn ai ở nhà nữa đâu, chỉ có vợ tôi mà cũng đang ở đây với tôi.
- Thế thì tôi chịu thua luôn, làm sao giúp you được.
Rồi nhìn hắn ái ngại, tôi nói thêm cầu may:
- Trước khi đi, you ráng tìm xem có cái thứ giấy gì có thể có số xe ở
trong đó không, giấy đăng bộ xe của DMV, giấy mua bảo hiểm xe… cố gắng
lên, đó là cách sau cùng để có thể giúp ông được đấy – bây giờ thì tôi
biết hắn là đàn ông rồi.
Hắn lồm cồm đứng dậy, một người đàn ông đen, mặt mày thô kệch, râu bạc
lún phún đầy 2 bên má, chắc cũng phải 60, 70 tuổi hoặc hơn nữa, bước
chân nặng nề đến bên quầng sáng của ánh đèn, khó khăn lắm mới móc ra
được cái ví dày cộm, rồi lần lượt lôi ra các thứ giấy tờ. Tôi vừa làm
việc mình vừa liếc nhìn giùm cho hắn, thấy cái giấy in chữ xanh quen
thuộc của DMV, tôi thở phào: Nó kìa. Nhưng không phải, đó chỉ là cái
giấy chứng nhận người đàn ông là handicap thôi, một người thương tật,
thảo nào đi đứng khập khiểng, chậm chạp. Hình như một bàn tay cũng không
xử dụng được, chỉ để chận cái ví cho tay kia lục lọi giấy tờ mà thôi.
Tôi ái ngại nói với bà cashier người Mễ cũng đang theo dõi câu chuyện:
- Nầy Rosa, thôi bà đếm tiền đi nhé, tôi phải giúp hắn một tay đây.
- OK, dĩ nhiên, trông “him” cũng đáng thương quá, nhưng bà níu tay tôi
nói nhỏ: mà ông coi chừng trễ giờ của tôi nhé, gần 12 giờ rồi đấy.
- Không sao đâu Rosa, tôi quay lại với bà ngay.
Trong cái mớ giấy tờ hỗn độn của gã đàn ông da đen nầy, tôi thoáng thấy
được một loại giấy làm tôi rất xúc động, mà nếu không nhìn thấy nó, chưa
chắc tôi đã hết sức giúp đỡ ông lúc ấy, loại giấy đó là cái thẻ DAV
Goldcard Membership. DAV là Disabled American Veterans, Cựu chiến binh
tàn phế Mỹ. Không biết ông ta có phải là một cựu chiến binh hay không,
nhưng đã đóng góp giúp đỡ cho hội CCB nầy, đóng góp khá lâu và có thể là
khá nhiều nên mới có thẻ Goldcard như thế, chia sẻ tiền trợ cấp tàn phế
của mình cho những người tàn phế khác, thật cảm động, ông già da đen
nầy cao hơn những gì tôi đã đánh giá về ông, “đừng đánh giá một con
người qua bề ngoài của họ”, bài học nầy đã được dạy tự bao giờ mà cứ vấp
phải hoài. Tôi thấy ngượng, không dám nhìn vào mặt ông trong lúc ông cứ
nhìn tôi chờ đợi. Tôi nhẹ nhàng nói :
- Giữ chặt những thứ nầy ông nhé, không thì gió thổi bay mất.
Sau khi bà Rosa xong việc và rời khỏi booth, thấy ông già có vẻ tin cậy mình và thân thiện hơn, tôi hỏi:
- Vợ ông đang đợi ở đâu?
- Trước cửa thang máy tầng 3, tôi cứ ngỡ là mình đậu xe ở đó.
- Được rồi, ông có nghĩ là còn loại giấy tờ nào liên quan đến chiếc xe nữa không?
Ông già lục lọi thêm nữa rồi đưa ra một cái giấy… chỉ có số VIN.
Thấy ông tìm giấy tờ một cách quá khó khăn và chậm chạp, tôi hỏi:
- Tôi có thể tìm giúp ông được không?
- Why not?… please!.
Cầm lấy cái ví và mớ giấy tờ hỗn độn vào trong cho khỏi bị gió thổi bay,
tôi cẩn thận xếp cất lại những giấy tờ không cần thiết, và do đó ngỡ
ngàng thấy được thêm một phần trái tim bao la nữa của ông lão tàn tật,
đó là một phong bì có in sẵn địa chỉ của PVA, và xuyên qua ánh đèn sáng
trắng, tôi thấy đã có một tấm check nằm sẵn ở bên trong. Tấm check ký
bao nhiêu tiền thì tôi không biết, nhưng PVA và cái logo có hình người
ngồi xe lăn thì với tôi không lạ gì, đó là Paralyzed Veterans of
America, Cựu chiến binh bại liệt Hoa Kỳ. Hoá ra ông già đen đúa xấu xí
nầy đây là ân nhân của cả 2 hội Cựu chiến binh Mỹ. Tôi không biết rõ lắm
những hoạt động của 2 hội nầy vì không bao giờ đọc hết những giấy tờ
của họ gởi, nhưng tôi biết họ là những cựu chiến binh, phục vụ giúp đỡ
lại cho những cựu chiến binh khác yếu đuối, tàn phế hơn mình, hay nói
theo cách những người Việt mình hay nói, tàn nhưng không phế.
Chúng tôi đứng nhìn nhau, đầy thiện cảm. Tôi nhìn ông, và không giấu
diếm sự ngưỡng mộ nhưng không dám nói ra vì mình coi lén giấy tờ riêng
tư của người khác, còn ông thì nhìn tôi tin cậy, nghĩ là chắc tôi sẽ tìm
ra được chiếc xe của ông, tuy vậy, cuối cùng vẫn không có một chi tiết
gì hơn về chiếc xe của ông cả, tôi quyết định phải chở ông đi vòng quanh
các bãi đậu để cho ông nhìn từng chiếc một, và như vậy tôi có thể về
nhà trễ hơn thường ngày chừng nửa giờ.
Tôi bảo ông gọi cho bà vợ, dặn cứ chờ tại chỗ và hỏi bả xem có nhớ được
gì thêm về việc đậu xe hay không rồi cho biết khi tôi trở lại, vì tôi
phải vào văn phòng nộp hết báo cáo của cashier mới chấm dứt nhiệm vụ của
mình hôm nay. Hơn 20 phút sau, quay lại với xe riêng của mình thì bà vợ
của ông cũng đã đến đó, với mớ hành lý hỗn độn. Bà cũng là một người da
đen, nhỏ con, nói năng nhỏ nhẹ dịu dàng thật khác hẳn với anh chồng.
Họ tự giới thiệu: Paul và Helena, trong lúc chúng tôi đã yên vị trên xe.
- Gọi tôi là Tony ông bà nhé.
- Okedo.
Paul bật ra tiếng OK mà những người lính hay dùng làm tôi nghe mà xúc
động, tưởng như nghe bạn mình đang nói trên tần số vô tuyến như những
ngày nào.
Họ có vẻ rất yên tâm, thoải mái hẳn ra, còn tôi rất vui được có dịp giúp đỡ nhưng người có tấm lòng tốt như họ.
Paul không phải là người vui chuyện kể lể ba hoa như những người da đen
khác, ông nói ít giọng trầm trầm có lẽ tại tuổi già, tôi khơi chuyện của
mình trước mà cũng có ý ngầm tìm hiểu thêm về Paul:
- Ở tuổi của ông chắc có nghe nói đến chiến tranh Việt Nam, quê hương của tôi đó Paul, tôi rời quê sang đây đã 15 năm.
Cả 2 người im lặng hồi lâu, rồi Paul cất giọng khàn khàn.
- Tôi đã ở đó… đơn vị tôi đóng đâu đó trên vùng cao nguyên, tên là An Khê.
- Thật thế ư, còn tôi thì ở Pleiku, không xa nơi đó là bao nhiêu, chắc ông cũng thường được yểm trợ từ phi trường Pleiku chứ.
- Vâng, dĩ nhiên… hầu như mỗi ngày, và rồi một lần… chuyện chết tiệt ấy
xảy ra cho tôi, họ mang tôi về Mỹ, cưa cụt chân, và để tôi rời quân đội
từ đó, năm 1967.
Sợ nhắc đến chuyện cũ làm ông không vui, tôi hỏi qua hướng khác:
- Năm 67, chắc ông còn trẻ lắm, lúc ấy đã có bồ chưa?
- Vào ngày giải ngũ, tôi vừa đúng 20. Helena còn ở lại Việt Nam, nàng là
một y tá, về Mỹ năm sau rồi lại phải sang Âu châu. Tôi trở lại trường
Đại học, nhưng không học hành được gì, chỉ tối ngày biểu tình phản
chiến, rồi nghiện ngập, chán chường, suýt tự tử. May sao đó là lúc
Helena trở về…
Paul không biết diễn tả gì hơn nữa, chỉ chậm rãi gật gù, nói thêm nhè nhẹ:
- Nàng là một thiên thần, đối với tôi.
- Dĩ nhiên rồi, tôi thấy bà rất dịu dàng đối với ông…
và muốn nói thêm với Paul: Ông cũng là một thiên thần, tuy rằng đã gãy
cánh, nhưng vẫn cứ là một thiên thần đối với những người bất hạnh khác.
Nhưng tôi đã yên lặng. Paul chắc là loại người không thích những lời
khen.
Chạy vòng chầm chậm qua các dãy xe, chúng tôi lại nói chuyện, Paul và
Helena có vẻ thân mật, tin cậy hơn, họ kể thêm về cuộc sống gia đình, kể
về tiểu bang Alabama, nơi ông và Helena lớn lên. Không văn hoa màu mè,
Paul thành thực kể lại nỗi đau của những người lính trở về, nhất là
những cựu chiến binh da đen như ông, những người nổi loạn bị cảnh sát
đánh đập, dân tình cũng hất hủi, đến nỗi ông phải bỏ xe lăn tập đi nạng,
rồi phải bỏ nạng đi bằng chân giả, cắn răng nuốt xuống nỗi đau vừa tâm
hồn vừa thể xác để đi học, cố kiếm lấy mảnh bằng chỉ để làm giáo viên
thôi, vì một bàn tay ông cứ tê liệt dần và rồi thì không còn cử động mấy
ngón tay được nữa…
Tôi cố gắng trở lại cái điều mà tôi muốn hỏi:
- Là một cựu chiến binh, hẳn ông hiểu họ nhiều lắm nhỉ?
- Đương nhiên rồi, tôi hiểu họ lắm ông Tony ạ, vì tôi đã từng là họ. Làm
xong bổn phận của một người lính, cho dù có là một anh hùng đi chăng
nữa, cụt chân trở về, cởi trả quân phục, họ như những con chim bị vặt
trụi hết lông, không có ngay đến lớp áo để tự vệ, mà cũng không thể giấu
mình hoài trong tổ được, phải chui ra ngoài để kiếm ăn nữa chứ…
… giọng ông vẫn trầm trầm như thương cảm cho những người cựu chiến binh
nào đó, không hề có ẩn giấu một chút gì cay đắng cho chính số phận của
mình …
- Tôi luôn luôn cố gắng làm một cái gì cho họ, nhưng có làm được gì
nhiều đâu, lâu lâu mới giúp được một món quà nhỏ trong cái trợ cấp của
mình, thế thôi.
- Thế là đã nhiều lắm đối với ông rồi, Paul ạ. Càng thiếu thốn sự chia
sẻ của ông mới càng cao quí. Thế bây giờ ông có làm một công việc gì
thêm nữa không – tôi nói nửa đùa nửa thật – chỗ chúng tôi đang còn cần
nhiều cashier lắm đó.
Paul bình thản trả lời :
- Làm gì còn thì giờ nữa ông, mẹ của Helena cảm ơn Chúa bà vẫn còn sống,
Helena thì dạy học cho lũ trẻ và làm việc ở nhà thờ, tôi phải ở nhà
chăm sóc bà cụ một buổi, còn buổi chiều vào Bệnh viện quân đội giúp việc
thiện nguyện. Chúng tôi sống tạm đủ, có cần tiền vào việc gì nữa đâu …
Tìm được chiếc xe của Paul không khó lắm, tôi phụ giúp 2 ông bà chuyển
đồ đạc sang xe họ, khi tôi vừa đóng nắp thùng xe thì 2 người đã đứng sát
sau lưng. Trong tay cầm sẵn mấy tờ giấy bạc, bà Helena trang trọng nói:
- Cảm ơn Tony, nếu không có ông giúp thì đêm nay chúng tôi không biết sẽ
ra sao trong cái phi trường rộng lớn nầy, chúng tôi hết sức biết ơn sự
giúp đỡ của ông mặc dù ông chưa bao giờ biết chúng tôi, Chúa sẽ phù hộ
cho ông.
Hít một hơi dài trấn tĩnh, tôi giữ chặt trong tay mình những bàn tay đen đúa của họ, nói chậm rãi:
- Hai người đừng bận tâm, tôi chỉ làm công việc thường ngày của mình
thôi. Vâng, tôi chưa hề gặp ông bà lần nào, nhưng ông Paul đây cũng đâu
có biết một người Việt Nam nào mà ông vẫn sang chiến đấu cho quê hương
chúng tôi, đổ máu trên đất nước chúng tôi, và cuối cùng đã bỏ lại những
phần thân thể trên đất nước không phải là của ông mà là của chúng tôi,
vì vậy tôi mới là người phải nói lên những lời cảm tạ và biết ơn quí bạn
về việc đó…
Paul hẳn là không thích nghe người khác ca tụng mình, ông lắp bắp :
- Thôi… thôi Tony, đó chỉ là làm nhiệm vụ thôi, đã ở trong quân đội thì ông cũng biết rồi.
- Vâng, cứ cho là như vậy, còn bây giờ thì sao, khi ông vẫn tiếp tục
giúp đỡ đồng đội, những cựu chiến binh thương tật khác. Còn có nhiều
người như mình nữa, ông Paul ạ, nghĩa là những cựu chiến binh như chúng
ta, nhưng họ có làm như ông đâu. Khi nhìn thấy tấm thẻ DAV và PVA của
ông, tôi kính phục tấm lòng của ông lắm, mặc cho chuyện gì đã xảy ra,
ông vẫn không quên các quân nhân, các đồng đội, ghét chiến tranh nhưng
yêu mến chiến binh ông nhỉ. Ông bà rất xứng đáng được Chúa phù hộ và bảo
vệ. Số tiền nầy nếu ông bà muốn cho tôi thì cho phép tôi đóng góp vào
phần giúp đỡ của ông bà cho họ nhé.
Thôi đã quá khuya rồi, xin tạm biệt, chúc hai ông bà lên đường bình an.
Cả hai người đều xúc động, họ cầm tay tôi khàn khàn nói tiếng cảm ơn,
trong cái ôm vai của những người không quen biết nhưng đã hiểu nhau, tôi
thấy mắt Paul đẫm ướt, nhưng chỉ một bên thôi, còn con mắt bên kia vẫn
trong sáng, vô hồn. Ô, hoá ra những gì mà Paul bỏ lại trên quê hương tôi
năm nào, không phải chỉ có một bàn tay, một bàn chân mà còn có thêm một
con mắt nữa.
Ông Paul ơi, cơ thể ông thương tổn như vậy mà tấm lòng thì bao la vô cùng. Xin chân thành cảm ơn ông.
Vĩnh Toàn
http://nguoivietboston.com/?p=26608