Tham Khảo
Võ Phương - Những ai thuộc “BÊN THẮNG CUỘC”?
Tôi không đọc cuốn “Bên thắng Cuộc” của tác giả, nhà báo Huy Đức nên không dám có ý kiến. Tôi chỉ đọc lời khen/tiếng chê trên các diễn đàn internet. Từ giữa Tháng 12/2012
Tình “Huynh Đệ Chi Binh”
Những ai thuộc “Bên Thắng Cuộc”?
Tôi không đọc cuốn “Bên thắng Cuộc” của tác giả, nhà báo Huy Đức nên không dám có ý kiến. Tôi chỉ đọc lời khen/tiếng chê trên các diễn đàn internet. Từ giữa Tháng 12/2012 đến nay, đã có khá nhiều lời khen/tiếng chê nhưng tôi chỉ chú ý đến phát biểu của một số người mà tôi biết rất rõ. Trong số này, phần lớn là những người đã một thời làm lính. Tôi tin là lính nói thật. Lính đúng nghĩa, chứ không phải “lính kiểng”. Những năm đầu của thập niên 1960, là thời điểm mà thế hệ của những người tôi sắp nói đến, một khi đã chấp nhận đời lính thì không được phép hoạt động chính trị. Trong ý nghĩa đó, lính trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chỉ biết bảo vệ Tổ Quốc, không được phép phục vụ lợi ích của bất kỳ đảng phái nào. Họ chiến đấu vì lý tưởng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Những gì họ phát biểu đều dựa vào Danh Dự của một người lính chuyên nghiệp, chỉ biết nói sự thật. Trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam , họ đã chiến đấu cho lý tưởng của họ, cũng là lý tưởng của quân đội và quyết bảo vệ danh dự của người lính cho đến khi không còn sức. Trước hoàn cảnh oan nghiệt của ngày 30-4-1975, một số người đã gục ngã, số còn lại, bằng cách này hay cách khác, đã bị bắt đi tù, sống như tù binh chứ không phải hàng binh như những đồn đãi lấy lòng Bên Thắng Cuộc. Tôi chỉ muốn nhắc đến sự thật này, và nhân tiện đây, muốn nêu một câu hỏi: Những ai thuộc Bên Thắng Cuộc? Tôi xin nhấn mạnh đến “những ai” vì biết chắc rằng, cộng sản Hanoi không thể đơn độc thuộc về Bên Thắng Cuộc được. Trước khi bàn đến “Những ai thuộc Bên Thắng Cuộc?”, tôi nghĩ đến những chiến binh đã phát biểu liên quan đến những sự kiện được mô tả trong “Bên Thắng Cuộc” của nhà báo Huy Đức.
“Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn”
Là câu thơ trong truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, có lẽ chỉ đúng cho một số trường hợp. Nhưng cho dù trong trường hợp nào cũng chẳng ai chê trách cái “hèn” của những người bị “sa cơ lỡ vận”. Trong cuộc chiến vừa qua có nhiều người đã chọn cái chết, trước khi hoặc sau khi bị “sa cơ”. Có nhiều người không phải là “hùm thiêng”, bị “sa cơ” mà vẫn không “hèn” sau “Tháng Tư Nghiệt Ngã”. Cả hai trường hợp, đều rất đáng khâm phục. Trong trường hợp thứ hai, đã có nhiều chiến binh trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị “sa cơ” mà vẫn không “hèn” và đã được nhiều người nhắc đến. Trong số những chiến binh ấy, qua phát biểu của họ, tôi biết có liên quan đến những sự kiện được diễn tả trong cuốn “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức, nhưng tác giả đã không nhắc đến. Dĩ nhiên, những thiếu sót của một nhà báo là chuyện không thể tránh, không đáng trách nếu vô tình. Nhưng dù thế nào, bài báo sẽ giảm giá trị. Ở đây, tôi chỉ nhắc đến lý do tại sao anh Lê Quang Liễn lại được chú ý hơn những người khác có cùng hoàn cảnh như anh. Trước hết, tôi xin tóm tắt vài sự kiện theo sự hiểu biết của mình:
Anh Phạm Cang, anh Phạm Văn Tiền và anh Nguyễn Văn Sử đã bị bắt ở cửa biển Thuận An cùng với anh Lê Quang Liễn. Đơn vị của các anh đã chiến đấu trong tuyệt vọng, không được tiếp tế lương thực, đạn dược. Hoàn cảnh này đã được mô tả trong nhiều tài liệu, sách báo trước đây. Có một điều chắc chắn là các đơn vị Thuỷ Quân Lục Chiến tham gia mật trận này đều bị bắt làm tù binh chứ không phải hàng binh như ông Huy Đức đã viết.
Anh Nguyễn Văn Nghiêm và anh Nguyễn Trọng Nhi thuộc Tiểu Đoàn 12 Nhảy Dù đã làm chủ tình hình - nơi có chiếc cầu nối liền đường Phan Thanh Giản- Saigon đến Xa Lộ Biên Hòa - cho đến giờ phút khi các anh nghe lệnh đầu hàng của ông Dương Văn Minh. Tại đây, cả hai anh đều nắm rất vững tình hình lúc bấy giờ, không hề có một đơn vị nào của Việt Cộng xuất hiện, thì làm gì có chuyện VC bảo vệ chiếc cầu như Huy Đức đã viết.
Anh Phạm Văn Hồng biết rất rõ người Mỹ, Gerald Kosh, một trung uý của Lực Lượng Đặc Biệt mũ xanh đã cùng đi trong chiếc Ford Falcon với anh đến bến cảng Đà Nẵng, rồi cùng xuống chiếc Tuần Dương Hạm HQ16 với nhiều quân nhân khác đến quần đảo Hoàng Sa. Tại đây anh Phạm Văn Hồng đã bị giặc Tàu bắt làm tù binh cùng với nhiều chiến binh khác. Trong một cuộc phỏng vấn với ông Huy Phương trên đài SBTN, anh Hồng đã tiết lộ khá nhiều chi tiết thú vị. Ông Huy Đức chẳng biết gì về chuyện này cả, nên đã diễn tả sai lệch trong cuốn sách của ông.
Anh Vương Mộng Long thuộc Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân - đã được nhắc đến trong cuốn e-book Comrades In Arms, tác giả là một cựu chiến binh Mỹ đã từng tham dự cuộc chiến Việt Nam, tiến sĩ Roger Canfield - liên quan đến mặt trận Long Khánh vào những ngày sau cùng của cuộc chiến, tức những ngày sau cùng trong “chiến dịch Hồ Chí Minh” là một trong 4 chiến dịch đánh chiếm miền Nam của Việt Cộng. Trong suốt trận này, Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân của Thiếu Tá Vương Mộng Long là đơn vị trấn giữ cổng Tòa Hành Chánh và sân bay Long Khánh. Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân đã đánh tan một trung đoàn Cộng Sản, và bắn cháy gần hết số chiến xa VC đi theo yểm trợ đơn vị này khi chúng tiến sát vòng đai hướng đông của tòa hành chánh tỉnh. Chính Thượng Tướng VC Hoàng Cầm đã phải thú nhận thảm bại này trong hồi ức "Chặng Đường Mười Nghìn Ngày" của y. Huy Đức đã sai lầm khi trích dẫn lời Chủ Tịch Nước Lê Đức Anh huênh hoang rằng, "Quân VC đã cắm cờ trên nóc Tòa Tỉnh Long Khánh".
Không biết những người lính trong những tấm hình này giờ ở đâu ? |
Trường hợp Lê Quang Liễn
Riêng trường hợp của anh Lê Quang Liễn đã bị ông Huy Đức khai thác kỹ hơn, nhưng những gì ghi trong sách “Bên Thắng Cuộc” của ông, nhiều bạn cho biết, hoàn toàn bịa đặt. Sự thật như thế nào? -Trong một cuộc phỏng vấn với ông Dương Phục trên đài Saigon Houston 900AM, anh Liễn đã cho biết, ở trang 52 của cuốn sách nêu trên, dưới tựa đề “Ngụy Quân”, ông Huy Đức đã dựa vào một bài báo của Phan Xuân Huy viết cho tờ Tin Sáng của Ngô Công Đức, là tờ báo thuộc thành phần “thiên Cộng” ở miền Nam trước đây, để hạ nhục binh chủng Thuỷ Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và hạ nhục cá nhân anh. Sau 40 năm anh mới biết chuyện này. Anh Liễn cho biết, tất cả chỉ là điều tưởng tượng được gọt dũa cho phù hợp với nghị quyết 36. Ông Huy Đức đã xin lỗi anh Liễn trên facebook, đồng thời đã hứa là sẽ sửa chữa và lùi lại ngày phát hành cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” của ông. Anh Liễn đã ghi nhận và lưu lại làm bằng chứng.
Tôi nghĩ, còn rất nhiều người khác nữa là những nhân chứng của nhiều trận đánh hoặc các biến cố xã hội trước khi có lệnh đầu hàng của ông Dương Văn Minh, đã được mô tả trong “Bên thắng Cuộc”, nhưng tác giả Huy Đức đã không hề biết đến sự thật. Chỉ riêng trường hợp của anh Lê Quang Liễn được nhắc đến khá chi tiết nhưng cũng sai sự thật như vừa nêu trên. Tại sao vậy? -Lẽ dễ hiểu, khi tác giả Huy Đức từ Bắc vào Nam, ông chỉ “vồ” được một bài báo “nịnh Việt Cộng” của nhà báo Phan Xuân Huy, con rể của ông Dương Văn Minh, viết láo lếu về đơn vị và cá nhân anh Lê Quang Liễn nhằm “nâng bi” Việt Cộng. Còn những trường hợp khác, đã không có nhà báo miền Nam nào đề cập đến, cho nên ông Huy Đức đã không có cơ hội “vồ” được, thì lấy gì để viết. Chuyện đơn giản chỉ có thế!
Tình “Huynh Đệ Chi Binh”
Về trường hợp của ông Dương Văn Minh, nhiều người gọi ông là “hèn tướng”, “đần”, “nhiều lần cờ đến tay không biết phất”, nhưng dù có hèn cũng không đáng chê trách vì như trên đã nói, ông là người đã nhiều lần bị “sa cơ lỡ vận” có lẽ cũng tại “đần”. Và vì đã một thời “khoác chiến y”, bây giờ đối với “cách mạng” ông là người “có tội”, nên phải hèn, nhưng ông không bị đi tù như các thuộc cấp của ông. Nếu có đáng chê trách chăng, thì chỉ đáng chê trách khi ông hèn đến độ không dám mở miệng, trong lúc ông có thể yêu cầu Bên Thắng Cuộc “nương tay” đối với các chiến binh đã một thời làm việc dưới quyền ông. Lời yêu cầu có thể chẳng đi tới đâu nhưng thể hiện được tình “huynh đệ chi binh”, một thứ tình thiêng liêng trong quân ngũ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Anh Lê Quang Liễn đã thể hiện được thứ tình thiêng liêng này khi anh đem xác người em ruột - trong lúc cùng đoàn người dân di tản ra khỏi vùng đất đang giao chiến, đã bị một viên đạn vô tình gây tử thương - lên một chuyến tàu để chuyển về Saigon. Nhưng không xong, lúc ấy con tàu bắt buộc phải lùi xa bờ để tránh những làn mưa đạn pháo của địch. Anh Liễn còn kẹt trên tàu nhưng quyết định nhảy xuống nước, bơi vào bờ, trở lại đơn vị để cùng chịu chung số phận “bị bắt” ở cửa biển Thuận An với đồng đội của mình. Một hành động như thế vào những ngày cuối cuộc chiến, hầu như không ai làm được. Về chuyện này, tờ Thời Báo Houston số 321 phát hành ngày 4 tháng 1 năm 2013 đã mô tả chi tiết hơn, như sau: (xin trích nguyên văn)
“Một số thường dân chạy theo lính đã trúng đạn chết, trong đó có sinh viên Lê Quang Thể 19 tuổi là em ruột ông Liễn. Sáng hôm sau, một quân vận đĩnh LCM vào gần bờ đón thương binh, TĐ trưởng Cang phân nhiệm cho TĐ phó Liễn hướng dẫn anh em đưa thương binh và tử sĩ của đơn vị xuống tàu tản thương. Dưới trận mưa pháo dày đặc của địch, tàu kéo cửa và lùi ra khơi trong khi Liễn còn kẹt trên tàu, chưa kịp mang xác em trai mình lên. Để thoát nạn, ông Liễn chỉ việc ở lại trên quân vận đĩnh với đồng đội bị thương, nhưng tiểu đoàn phó đã quyết định nhảy xuống nước, lội vào bờ, để tiếp tục chiến đấu với đồng đội. Trên đường vừa đánh vừa rút xuôi Nam về phía cửa Tư Hiền, quân nhân TQLC lần lượt bị bắt sau khi hết đạn, không có chuyện đầu hàng như Phan Xuân Huy dựng đứng. Ngoài ra, khi nói lính TQLC “đã bị tên tướng ngụy Bùi Thế Lân bỏ kẹt tại cửa Thuận An”, Phan Xuân Huy tự chứng tỏ mình không có cả khái niệm sơ cấp nhất về hệ thống quân giai: các đơn vị TQLC triệt thoái không thành công khỏi cửa Thuận An là những người lính thuộc quyền của trung tướng Lâm Quang Thi, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Tiền Phương Quân đoàn 1 tại Huế.”
Nhà báo Phan Xuân Huy không phải là người “sa cơ”, ông là người “thời cơ”, ông không phải là người Bên Thua Cuộc, thế mà ông vẫn hèn. Ông viết báo để nịnh “cách mạng”, nói đúng hơn là nịnh Việt Cộng, bẻ cong ngòi bút, thay trắng đổi đen. Dưới ngòi bút của ông, trại tù đã biến thành trại hè, tù nhân đã biến thành người đi nghỉ hè. Thật hết sức lố bịch! Cách biến hóa rất độc đáo này của một nhà báo “thời cơ”, thật rất đáng khinh bỉ! Nhà báo Huy Đức đã đưa sự kiện độc đáo này vào tác phẩm “Bên Thắng Cuộc” của mình và sau đó đã xin lỗi, như vừa nêu ở trên.
Một phê phán khác
Ngoài những phê phán có chứng cớ rất hiển nhiên của các chiến binh như tôi vừa nêu trên, cũng còn một phê phán khác đáng chú ý.
Cho đến nay thì mọi người đã biết rõ “Bên Thắng Cuộc” là cuốn sách mà nếu nói về hình thức thì không phải là hồi ký, bút ký, tạp chí, tiểu thuyết hay truyện ngắn, và chắc chắn không phải là cuốn sử ký. Theo blog BS Ngọc cho rằng, đây chỉ là cuốn sách nói về “hậu trường chính trị của chế độ Việt Nam theo chủ nghĩa xã hội, hay cộng sản”. Tôi nghĩ, ý kiến này chính xác. BS Ngọc cho biết thêm: “Huy Đức không phải là người đầu tiên ghi lại những biến cố đau thương sau 1975. Trước Huy Đức đã có cụ Nguyễn Hiến Lê viết lại cẩn thận những sự kiện và biến cố làm cho miền Nam suy sụp sau ngày ‘giải phóng’ trong tập Hồi Ký nổi tiếng nhưng bị nhà xuất bản cắt xén khá nhiều.” BS Ngọc đã trích nhiều đoạn quan trọng trong tập Hồi Ký này để cống hiến bạn đọc và cho biết Huy Đức chỉ là người “cho chúng ta chứng từ để giải thích cho những nhận xét của cụ Nguyễn Hiến Lê”. Những trích đoạn được ghi nhận dưới các tiểu đề như: Kẻ “thắng trận” muốn biến miền Nam nghèo như miền Bắc.- Trong cùng lúc ra tay hành hạ dân miền Nam.- Trong khi đó bản thân những kẻ “thắng cuộc” thì ăn hối lộ và tham nhũng.- Họ tạo nên một xã hội trong đó con người mất hết nhân phẩm.- Tình trạng phân chia Nam Bắc càng nặng; bởi vì một trong những nguyên nhân là: người miền Bắc coi người miền Nam là ngụy…
Như vậy, nếu nói riêng về thực trạng xã hội miền Nam sau ngày 30-4-1975, Huy Đức viết trong “Bên thắng Cuộc” chẳng có gì mới mẻ, và thiếu sót quá nhiều nếu so sánh với Hồi Ký của cụ Nguyễn Hiến Lê. Những ai ra đi khỏi nước trước ngày 30-4-1975, nhất là những người dân miền Bắc và những ai được sinh ra sau ngày này, thì lầm tưởng rằng những gì Huy Đức viết là những điều “trung thực” về thực trạng miền Nam sau ngày “giải phóng”. Nhưng thực ra Huy Đức chỉ nói được một phần nhỏ sự thật. Còn nhiều dữ kiện đã viết sai sự thật, hoặc chỉ đúng với những bài báo “nịnh” chế độ sau khi VC chiếm được Saigon, chưa kể đến rất nhiều điều quan trọng không được nhắc đến. Những ai còn kẹt lại ở miền Nam sau ngày 30-4 và càng kẹt lâu thì càng thấy rõ những gì Huy Đức viết sai hoặc thiếu sót, sau khi đọc Hồi ký của cụ Nguyễn Hiến Lê. Cụ đã cho thấy đảng cộng sản, người Bên Thắng Cuộc đã “đần độn” đưa đất nước xuống vực thẳm sau ngày “giải phóng”. Còn những chuyện: “đằng sau hậu trường chính trị” do Huy Đức phỏng vấn các cán bộ Việt Cộng hoặc những người liên can với cán bộ, thì liệu có tin được không?
Những ai thuộc “Bên Thắng Cuộc”?
Phải xác định ngay: Đảng Cộng Sản Tàu và Đảng Cộng Sản Việt Nam là những người Bên Thắng Cuộc. Còn toàn Dân Việt Nam là những người Bên Thua Cuộc và đã thua đậm trong cuộc chiến kéo dài suốt 20 năm. Cuộc chiến vừa chấm dứt vào ngày 30-4-1975 thì lại rơi ngay vào các cuộc chiến khác, đưa đến hậu quả là toàn dân đã thua lại càng thua, vì mất mạng sống, mất đất, mất biển, mất hải đảo. Hậu quả ấy vẫn chưa hết, hiện nay, mặt trận Biển Đông vẫn còn đang nóng bỏng, toàn dân vẫn còn đang tiếp tục bị thua trên mặt trận này, chưa biết đến bao giờ mới hết thua và đang làm nhức nhối những con tim yêu nước. Nhiều bạn cho biết, câu nói của Nguyễn Duy: “Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh Bên nào thắng thì nhân dân đều bại” đã tổng quát hóa ý nghĩa “Bên Thua Cuộc”.
Kể từ khi loài người xuất hiện trên mặt địa cầu, không biết có bao nhiêu cuộc chiến lớn/nhỏ đã xảy ra ở khắp mọi nơi. Nhưng sau mỗi cuộc chiến, ít ai để ý đến ý niệm Thắng/Thua dai dẳng như sau cuộc chiến Việt-Nam. Đặc biệt, cuộc chiến Nam-Bắc nước Mỹ (American Civil War) kéo dài 4 năm, làm chết hàng triệu người; thế mà khi buông súng đầu hàng, bên thua cuộc lại được đón tiếp trọng thể và được vinh danh nhiều hơn bên thắng cuộc, đã là nguyên nhân của sự “hòa giải” và “hòa hợp” giữa hai bên, thật sự đã đưa đến thành công lớn trong việc xây dựng nước Mỹ, mặc dầu là một nước đa chủng tộc, đa văn hóa. Đó là nhờ tính quảng đại của Bên Thắng Cuộc đã giúp toàn dân cùng đứng về Bên Thắng Cuộc.
Không ai mong đợi tính quảng đại từ phía cộng sản Hanoi , chỉ hy vọng là họ sẽ không trả thù Bên Thua Cuộc. Nhưng rốt cuộc, như mọi người đã thấy, hy vọng đã trở thành thất vọng. Bên Thắng Cuộc không những chỉ trả thù người còn sống mà cả những xác chết Bên Thua Cuộc. Vì thế, sau cuộc chiến Việt Nam, mặc dầu cùng chủng tộc, cùng văn hóa, đã 38 năm không còn nghe tiếng súng trên quê hương nhưng ý niệm về thắng/thua vẫn còn nguyên vẹn. Đó chính là nguyên nhân của sự chia rẽ, càng ngày càng trở nên trầm trọng. Chỉ vì người bên thắng cuộc đã quá tự đắc, kiêu ngạo, tự cho mình là “đỉnh cao trí tuệ” nhưng u tối đến nỗi không tìm thấy nguyên nhân căn bản gây ra sự chia rẽ. Hoặc có thể thấy, nhưng đó không phải là cứu cánh của Bên Thắng Cuộc, mà nếu như thế thì lại càng u tối hơn nữa.
Nhiều dữ kiện lịch sử đã chứng minh, sau cuộc chiến Việt Nam, Giặc Tàu có lợi nhiều nhất vì một phần đất quan trọng phía Bắc, các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông đã từ lâu thuộc chủ quyền của Việt Nam thì nay thuộc về nước Tàu. Kế đến là Đảng Cộng Sản Việt Nam có lợi vì giành được toàn bộ Quyền Tư Hữu và Quyền Lãnh Đạo đất nước dưới sự bảo trợ của giặc Tàu.
Toàn Dân Việt Nam thua vì mất Quyền Tư Hữu, mất Nhân Quyền và mất Quyền Yêu Nước, tất cả những quyền ấy đã thuộc về tay Đảng Cộng Sản Việt Nam . Tổ Quốc Việt Nam thua vì mất đất, mất biển, mất hải đảo, cơ đồ do tiền nhân gây dựng lâu đời thì nay đã thuộc về tay giặc Tàu.
Tuy chính quyền Mỹ có tham dự một phần vào Bên Thắng Cuộc, sau cuộc chiến Việt Nam họ đã đánh sập được đối thủ Liên-Sô và các nước CS Đông Âu, nhưng không ai lên án Mỹ, mà chỉ trách chính sách ngoại giao không đồng nhất của họ đã bỏ rơi đồng minh trong cuộc chiến giữa lúc quân/dân miền Nam đang trên đà chiến thắng.
Ông Ted Gunderson, cựu nhân viên đặc nhiệm ở Los Angeles và Washington DC đã nói gì về việc Cộng Sản Hanoi đầu hàng Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa vào đầu năm 1973, nhưng ngay sau đó, chiến lược của Mỹ đã thay đổi như thế nào? Xin quý vị xem để nghe họ nói gì:
Những nhà báo viết theo “lề phải” tức những nhà báo Bên Thắng Cuộc thì chắc chắn không biết chuyện ông Ted Gunderson, vì họ không cần biết hoặc không được phép biết.
Mọi người lên án giặc Tàu vì ý đồ xâm lăng Việt Nam đã được nuôi dưỡng từ khi Mao Trạch Đông cầm quyền ở Hoa Lục, cho đến năm 1974 là thời điểm thuận lợi tiến chiếm Việt Nam. Mỹ và giặc Tàu đều hành động vì quyền lợi tối cao của quốc gia họ là chuyện đương nhiên. Thế còn Đảng Cộng Sản Việt Nam hành động theo quyền lợi của ai? Ngay từ buổi bình minh của cuộc chiến, nếu không có sự giúp sức của Nga, Tàu và ngay cả Mỹ sau này, thì liệu Đảng CSVN có thuộc về Bên Thắng Cuộc được không? Đó mới là điều cần biết rõ để rút kinh nghiệm cho thế hệ sau (hoặc ít ra là muốn nghe lời bình luận thẳng thắn) hơn là những thứ lẩm cẩm“đằng sau hậu trường chính trị của chế độ cộng sản”.
Chắc quý vị đều đồng ý rằng, bất cứ cuộc chiến nào rồi cũng đến hồi kết thúc và có một Bên Thắng Cuộc. Hiện nay, trong cùng một lúc, toàn dân Việt Nam đang phải đương đầu với hai cuộc chiến cực kỳ khó khăn: -Cuộc chiến chống chế độ Mafia trong nước; và -Cuộc chiến chống giặc ngoại xâm đến từ phương Bắc. Điều mong đợi, sau khi hai cuộc chiến này đến hồi kết thúc, toàn dân ta sẽ cùng đứng chung trong một Bên Thắng Cuộc. Thế nhưng, ngay bây giờ phải bắt đầu bằng cách nào?
Võ Phương
Tháng 2-2013
(Blog Phù Đổng)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Võ Phương - Những ai thuộc “BÊN THẮNG CUỘC”?
Tôi không đọc cuốn “Bên thắng Cuộc” của tác giả, nhà báo Huy Đức nên không dám có ý kiến. Tôi chỉ đọc lời khen/tiếng chê trên các diễn đàn internet. Từ giữa Tháng 12/2012
Tôi không đọc cuốn “Bên thắng Cuộc” của tác giả, nhà báo Huy Đức nên không dám có ý kiến. Tôi chỉ đọc lời khen/tiếng chê trên các diễn đàn internet. Từ giữa Tháng 12/2012 đến nay, đã có khá nhiều lời khen/tiếng chê nhưng tôi chỉ chú ý đến phát biểu của một số người mà tôi biết rất rõ. Trong số này, phần lớn là những người đã một thời làm lính. Tôi tin là lính nói thật. Lính đúng nghĩa, chứ không phải “lính kiểng”. Những năm đầu của thập niên 1960, là thời điểm mà thế hệ của những người tôi sắp nói đến, một khi đã chấp nhận đời lính thì không được phép hoạt động chính trị. Trong ý nghĩa đó, lính trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chỉ biết bảo vệ Tổ Quốc, không được phép phục vụ lợi ích của bất kỳ đảng phái nào. Họ chiến đấu vì lý tưởng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Những gì họ phát biểu đều dựa vào Danh Dự của một người lính chuyên nghiệp, chỉ biết nói sự thật. Trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam , họ đã chiến đấu cho lý tưởng của họ, cũng là lý tưởng của quân đội và quyết bảo vệ danh dự của người lính cho đến khi không còn sức. Trước hoàn cảnh oan nghiệt của ngày 30-4-1975, một số người đã gục ngã, số còn lại, bằng cách này hay cách khác, đã bị bắt đi tù, sống như tù binh chứ không phải hàng binh như những đồn đãi lấy lòng Bên Thắng Cuộc. Tôi chỉ muốn nhắc đến sự thật này, và nhân tiện đây, muốn nêu một câu hỏi: Những ai thuộc Bên Thắng Cuộc? Tôi xin nhấn mạnh đến “những ai” vì biết chắc rằng, cộng sản Hanoi không thể đơn độc thuộc về Bên Thắng Cuộc được. Trước khi bàn đến “Những ai thuộc Bên Thắng Cuộc?”, tôi nghĩ đến những chiến binh đã phát biểu liên quan đến những sự kiện được mô tả trong “Bên Thắng Cuộc” của nhà báo Huy Đức.
“Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn”
Là câu thơ trong truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, có lẽ chỉ đúng cho một số trường hợp. Nhưng cho dù trong trường hợp nào cũng chẳng ai chê trách cái “hèn” của những người bị “sa cơ lỡ vận”. Trong cuộc chiến vừa qua có nhiều người đã chọn cái chết, trước khi hoặc sau khi bị “sa cơ”. Có nhiều người không phải là “hùm thiêng”, bị “sa cơ” mà vẫn không “hèn” sau “Tháng Tư Nghiệt Ngã”. Cả hai trường hợp, đều rất đáng khâm phục. Trong trường hợp thứ hai, đã có nhiều chiến binh trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị “sa cơ” mà vẫn không “hèn” và đã được nhiều người nhắc đến. Trong số những chiến binh ấy, qua phát biểu của họ, tôi biết có liên quan đến những sự kiện được diễn tả trong cuốn “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức, nhưng tác giả đã không nhắc đến. Dĩ nhiên, những thiếu sót của một nhà báo là chuyện không thể tránh, không đáng trách nếu vô tình. Nhưng dù thế nào, bài báo sẽ giảm giá trị. Ở đây, tôi chỉ nhắc đến lý do tại sao anh Lê Quang Liễn lại được chú ý hơn những người khác có cùng hoàn cảnh như anh. Trước hết, tôi xin tóm tắt vài sự kiện theo sự hiểu biết của mình:
Anh Phạm Cang, anh Phạm Văn Tiền và anh Nguyễn Văn Sử đã bị bắt ở cửa biển Thuận An cùng với anh Lê Quang Liễn. Đơn vị của các anh đã chiến đấu trong tuyệt vọng, không được tiếp tế lương thực, đạn dược. Hoàn cảnh này đã được mô tả trong nhiều tài liệu, sách báo trước đây. Có một điều chắc chắn là các đơn vị Thuỷ Quân Lục Chiến tham gia mật trận này đều bị bắt làm tù binh chứ không phải hàng binh như ông Huy Đức đã viết.
Anh Nguyễn Văn Nghiêm và anh Nguyễn Trọng Nhi thuộc Tiểu Đoàn 12 Nhảy Dù đã làm chủ tình hình - nơi có chiếc cầu nối liền đường Phan Thanh Giản- Saigon đến Xa Lộ Biên Hòa - cho đến giờ phút khi các anh nghe lệnh đầu hàng của ông Dương Văn Minh. Tại đây, cả hai anh đều nắm rất vững tình hình lúc bấy giờ, không hề có một đơn vị nào của Việt Cộng xuất hiện, thì làm gì có chuyện VC bảo vệ chiếc cầu như Huy Đức đã viết.
Anh Phạm Văn Hồng biết rất rõ người Mỹ, Gerald Kosh, một trung uý của Lực Lượng Đặc Biệt mũ xanh đã cùng đi trong chiếc Ford Falcon với anh đến bến cảng Đà Nẵng, rồi cùng xuống chiếc Tuần Dương Hạm HQ16 với nhiều quân nhân khác đến quần đảo Hoàng Sa. Tại đây anh Phạm Văn Hồng đã bị giặc Tàu bắt làm tù binh cùng với nhiều chiến binh khác. Trong một cuộc phỏng vấn với ông Huy Phương trên đài SBTN, anh Hồng đã tiết lộ khá nhiều chi tiết thú vị. Ông Huy Đức chẳng biết gì về chuyện này cả, nên đã diễn tả sai lệch trong cuốn sách của ông.
Anh Vương Mộng Long thuộc Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân - đã được nhắc đến trong cuốn e-book Comrades In Arms, tác giả là một cựu chiến binh Mỹ đã từng tham dự cuộc chiến Việt Nam, tiến sĩ Roger Canfield - liên quan đến mặt trận Long Khánh vào những ngày sau cùng của cuộc chiến, tức những ngày sau cùng trong “chiến dịch Hồ Chí Minh” là một trong 4 chiến dịch đánh chiếm miền Nam của Việt Cộng. Trong suốt trận này, Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân của Thiếu Tá Vương Mộng Long là đơn vị trấn giữ cổng Tòa Hành Chánh và sân bay Long Khánh. Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân đã đánh tan một trung đoàn Cộng Sản, và bắn cháy gần hết số chiến xa VC đi theo yểm trợ đơn vị này khi chúng tiến sát vòng đai hướng đông của tòa hành chánh tỉnh. Chính Thượng Tướng VC Hoàng Cầm đã phải thú nhận thảm bại này trong hồi ức "Chặng Đường Mười Nghìn Ngày" của y. Huy Đức đã sai lầm khi trích dẫn lời Chủ Tịch Nước Lê Đức Anh huênh hoang rằng, "Quân VC đã cắm cờ trên nóc Tòa Tỉnh Long Khánh".
Không biết những người lính trong những tấm hình này giờ ở đâu ? |
Trường hợp Lê Quang Liễn
Riêng trường hợp của anh Lê Quang Liễn đã bị ông Huy Đức khai thác kỹ hơn, nhưng những gì ghi trong sách “Bên Thắng Cuộc” của ông, nhiều bạn cho biết, hoàn toàn bịa đặt. Sự thật như thế nào? -Trong một cuộc phỏng vấn với ông Dương Phục trên đài Saigon Houston 900AM, anh Liễn đã cho biết, ở trang 52 của cuốn sách nêu trên, dưới tựa đề “Ngụy Quân”, ông Huy Đức đã dựa vào một bài báo của Phan Xuân Huy viết cho tờ Tin Sáng của Ngô Công Đức, là tờ báo thuộc thành phần “thiên Cộng” ở miền Nam trước đây, để hạ nhục binh chủng Thuỷ Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và hạ nhục cá nhân anh. Sau 40 năm anh mới biết chuyện này. Anh Liễn cho biết, tất cả chỉ là điều tưởng tượng được gọt dũa cho phù hợp với nghị quyết 36. Ông Huy Đức đã xin lỗi anh Liễn trên facebook, đồng thời đã hứa là sẽ sửa chữa và lùi lại ngày phát hành cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” của ông. Anh Liễn đã ghi nhận và lưu lại làm bằng chứng.
Tôi nghĩ, còn rất nhiều người khác nữa là những nhân chứng của nhiều trận đánh hoặc các biến cố xã hội trước khi có lệnh đầu hàng của ông Dương Văn Minh, đã được mô tả trong “Bên thắng Cuộc”, nhưng tác giả Huy Đức đã không hề biết đến sự thật. Chỉ riêng trường hợp của anh Lê Quang Liễn được nhắc đến khá chi tiết nhưng cũng sai sự thật như vừa nêu trên. Tại sao vậy? -Lẽ dễ hiểu, khi tác giả Huy Đức từ Bắc vào Nam, ông chỉ “vồ” được một bài báo “nịnh Việt Cộng” của nhà báo Phan Xuân Huy, con rể của ông Dương Văn Minh, viết láo lếu về đơn vị và cá nhân anh Lê Quang Liễn nhằm “nâng bi” Việt Cộng. Còn những trường hợp khác, đã không có nhà báo miền Nam nào đề cập đến, cho nên ông Huy Đức đã không có cơ hội “vồ” được, thì lấy gì để viết. Chuyện đơn giản chỉ có thế!
Tình “Huynh Đệ Chi Binh”
Về trường hợp của ông Dương Văn Minh, nhiều người gọi ông là “hèn tướng”, “đần”, “nhiều lần cờ đến tay không biết phất”, nhưng dù có hèn cũng không đáng chê trách vì như trên đã nói, ông là người đã nhiều lần bị “sa cơ lỡ vận” có lẽ cũng tại “đần”. Và vì đã một thời “khoác chiến y”, bây giờ đối với “cách mạng” ông là người “có tội”, nên phải hèn, nhưng ông không bị đi tù như các thuộc cấp của ông. Nếu có đáng chê trách chăng, thì chỉ đáng chê trách khi ông hèn đến độ không dám mở miệng, trong lúc ông có thể yêu cầu Bên Thắng Cuộc “nương tay” đối với các chiến binh đã một thời làm việc dưới quyền ông. Lời yêu cầu có thể chẳng đi tới đâu nhưng thể hiện được tình “huynh đệ chi binh”, một thứ tình thiêng liêng trong quân ngũ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Anh Lê Quang Liễn đã thể hiện được thứ tình thiêng liêng này khi anh đem xác người em ruột - trong lúc cùng đoàn người dân di tản ra khỏi vùng đất đang giao chiến, đã bị một viên đạn vô tình gây tử thương - lên một chuyến tàu để chuyển về Saigon. Nhưng không xong, lúc ấy con tàu bắt buộc phải lùi xa bờ để tránh những làn mưa đạn pháo của địch. Anh Liễn còn kẹt trên tàu nhưng quyết định nhảy xuống nước, bơi vào bờ, trở lại đơn vị để cùng chịu chung số phận “bị bắt” ở cửa biển Thuận An với đồng đội của mình. Một hành động như thế vào những ngày cuối cuộc chiến, hầu như không ai làm được. Về chuyện này, tờ Thời Báo Houston số 321 phát hành ngày 4 tháng 1 năm 2013 đã mô tả chi tiết hơn, như sau: (xin trích nguyên văn)
“Một số thường dân chạy theo lính đã trúng đạn chết, trong đó có sinh viên Lê Quang Thể 19 tuổi là em ruột ông Liễn. Sáng hôm sau, một quân vận đĩnh LCM vào gần bờ đón thương binh, TĐ trưởng Cang phân nhiệm cho TĐ phó Liễn hướng dẫn anh em đưa thương binh và tử sĩ của đơn vị xuống tàu tản thương. Dưới trận mưa pháo dày đặc của địch, tàu kéo cửa và lùi ra khơi trong khi Liễn còn kẹt trên tàu, chưa kịp mang xác em trai mình lên. Để thoát nạn, ông Liễn chỉ việc ở lại trên quân vận đĩnh với đồng đội bị thương, nhưng tiểu đoàn phó đã quyết định nhảy xuống nước, lội vào bờ, để tiếp tục chiến đấu với đồng đội. Trên đường vừa đánh vừa rút xuôi Nam về phía cửa Tư Hiền, quân nhân TQLC lần lượt bị bắt sau khi hết đạn, không có chuyện đầu hàng như Phan Xuân Huy dựng đứng. Ngoài ra, khi nói lính TQLC “đã bị tên tướng ngụy Bùi Thế Lân bỏ kẹt tại cửa Thuận An”, Phan Xuân Huy tự chứng tỏ mình không có cả khái niệm sơ cấp nhất về hệ thống quân giai: các đơn vị TQLC triệt thoái không thành công khỏi cửa Thuận An là những người lính thuộc quyền của trung tướng Lâm Quang Thi, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Tiền Phương Quân đoàn 1 tại Huế.”
Nhà báo Phan Xuân Huy không phải là người “sa cơ”, ông là người “thời cơ”, ông không phải là người Bên Thua Cuộc, thế mà ông vẫn hèn. Ông viết báo để nịnh “cách mạng”, nói đúng hơn là nịnh Việt Cộng, bẻ cong ngòi bút, thay trắng đổi đen. Dưới ngòi bút của ông, trại tù đã biến thành trại hè, tù nhân đã biến thành người đi nghỉ hè. Thật hết sức lố bịch! Cách biến hóa rất độc đáo này của một nhà báo “thời cơ”, thật rất đáng khinh bỉ! Nhà báo Huy Đức đã đưa sự kiện độc đáo này vào tác phẩm “Bên Thắng Cuộc” của mình và sau đó đã xin lỗi, như vừa nêu ở trên.
Một phê phán khác
Ngoài những phê phán có chứng cớ rất hiển nhiên của các chiến binh như tôi vừa nêu trên, cũng còn một phê phán khác đáng chú ý.
Cho đến nay thì mọi người đã biết rõ “Bên Thắng Cuộc” là cuốn sách mà nếu nói về hình thức thì không phải là hồi ký, bút ký, tạp chí, tiểu thuyết hay truyện ngắn, và chắc chắn không phải là cuốn sử ký. Theo blog BS Ngọc cho rằng, đây chỉ là cuốn sách nói về “hậu trường chính trị của chế độ Việt Nam theo chủ nghĩa xã hội, hay cộng sản”. Tôi nghĩ, ý kiến này chính xác. BS Ngọc cho biết thêm: “Huy Đức không phải là người đầu tiên ghi lại những biến cố đau thương sau 1975. Trước Huy Đức đã có cụ Nguyễn Hiến Lê viết lại cẩn thận những sự kiện và biến cố làm cho miền Nam suy sụp sau ngày ‘giải phóng’ trong tập Hồi Ký nổi tiếng nhưng bị nhà xuất bản cắt xén khá nhiều.” BS Ngọc đã trích nhiều đoạn quan trọng trong tập Hồi Ký này để cống hiến bạn đọc và cho biết Huy Đức chỉ là người “cho chúng ta chứng từ để giải thích cho những nhận xét của cụ Nguyễn Hiến Lê”. Những trích đoạn được ghi nhận dưới các tiểu đề như: Kẻ “thắng trận” muốn biến miền Nam nghèo như miền Bắc.- Trong cùng lúc ra tay hành hạ dân miền Nam.- Trong khi đó bản thân những kẻ “thắng cuộc” thì ăn hối lộ và tham nhũng.- Họ tạo nên một xã hội trong đó con người mất hết nhân phẩm.- Tình trạng phân chia Nam Bắc càng nặng; bởi vì một trong những nguyên nhân là: người miền Bắc coi người miền Nam là ngụy…
Như vậy, nếu nói riêng về thực trạng xã hội miền Nam sau ngày 30-4-1975, Huy Đức viết trong “Bên thắng Cuộc” chẳng có gì mới mẻ, và thiếu sót quá nhiều nếu so sánh với Hồi Ký của cụ Nguyễn Hiến Lê. Những ai ra đi khỏi nước trước ngày 30-4-1975, nhất là những người dân miền Bắc và những ai được sinh ra sau ngày này, thì lầm tưởng rằng những gì Huy Đức viết là những điều “trung thực” về thực trạng miền Nam sau ngày “giải phóng”. Nhưng thực ra Huy Đức chỉ nói được một phần nhỏ sự thật. Còn nhiều dữ kiện đã viết sai sự thật, hoặc chỉ đúng với những bài báo “nịnh” chế độ sau khi VC chiếm được Saigon, chưa kể đến rất nhiều điều quan trọng không được nhắc đến. Những ai còn kẹt lại ở miền Nam sau ngày 30-4 và càng kẹt lâu thì càng thấy rõ những gì Huy Đức viết sai hoặc thiếu sót, sau khi đọc Hồi ký của cụ Nguyễn Hiến Lê. Cụ đã cho thấy đảng cộng sản, người Bên Thắng Cuộc đã “đần độn” đưa đất nước xuống vực thẳm sau ngày “giải phóng”. Còn những chuyện: “đằng sau hậu trường chính trị” do Huy Đức phỏng vấn các cán bộ Việt Cộng hoặc những người liên can với cán bộ, thì liệu có tin được không?
Những ai thuộc “Bên Thắng Cuộc”?
Phải xác định ngay: Đảng Cộng Sản Tàu và Đảng Cộng Sản Việt Nam là những người Bên Thắng Cuộc. Còn toàn Dân Việt Nam là những người Bên Thua Cuộc và đã thua đậm trong cuộc chiến kéo dài suốt 20 năm. Cuộc chiến vừa chấm dứt vào ngày 30-4-1975 thì lại rơi ngay vào các cuộc chiến khác, đưa đến hậu quả là toàn dân đã thua lại càng thua, vì mất mạng sống, mất đất, mất biển, mất hải đảo. Hậu quả ấy vẫn chưa hết, hiện nay, mặt trận Biển Đông vẫn còn đang nóng bỏng, toàn dân vẫn còn đang tiếp tục bị thua trên mặt trận này, chưa biết đến bao giờ mới hết thua và đang làm nhức nhối những con tim yêu nước. Nhiều bạn cho biết, câu nói của Nguyễn Duy: “Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh Bên nào thắng thì nhân dân đều bại” đã tổng quát hóa ý nghĩa “Bên Thua Cuộc”.
Kể từ khi loài người xuất hiện trên mặt địa cầu, không biết có bao nhiêu cuộc chiến lớn/nhỏ đã xảy ra ở khắp mọi nơi. Nhưng sau mỗi cuộc chiến, ít ai để ý đến ý niệm Thắng/Thua dai dẳng như sau cuộc chiến Việt-Nam. Đặc biệt, cuộc chiến Nam-Bắc nước Mỹ (American Civil War) kéo dài 4 năm, làm chết hàng triệu người; thế mà khi buông súng đầu hàng, bên thua cuộc lại được đón tiếp trọng thể và được vinh danh nhiều hơn bên thắng cuộc, đã là nguyên nhân của sự “hòa giải” và “hòa hợp” giữa hai bên, thật sự đã đưa đến thành công lớn trong việc xây dựng nước Mỹ, mặc dầu là một nước đa chủng tộc, đa văn hóa. Đó là nhờ tính quảng đại của Bên Thắng Cuộc đã giúp toàn dân cùng đứng về Bên Thắng Cuộc.
Không ai mong đợi tính quảng đại từ phía cộng sản Hanoi , chỉ hy vọng là họ sẽ không trả thù Bên Thua Cuộc. Nhưng rốt cuộc, như mọi người đã thấy, hy vọng đã trở thành thất vọng. Bên Thắng Cuộc không những chỉ trả thù người còn sống mà cả những xác chết Bên Thua Cuộc. Vì thế, sau cuộc chiến Việt Nam, mặc dầu cùng chủng tộc, cùng văn hóa, đã 38 năm không còn nghe tiếng súng trên quê hương nhưng ý niệm về thắng/thua vẫn còn nguyên vẹn. Đó chính là nguyên nhân của sự chia rẽ, càng ngày càng trở nên trầm trọng. Chỉ vì người bên thắng cuộc đã quá tự đắc, kiêu ngạo, tự cho mình là “đỉnh cao trí tuệ” nhưng u tối đến nỗi không tìm thấy nguyên nhân căn bản gây ra sự chia rẽ. Hoặc có thể thấy, nhưng đó không phải là cứu cánh của Bên Thắng Cuộc, mà nếu như thế thì lại càng u tối hơn nữa.
Nhiều dữ kiện lịch sử đã chứng minh, sau cuộc chiến Việt Nam, Giặc Tàu có lợi nhiều nhất vì một phần đất quan trọng phía Bắc, các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông đã từ lâu thuộc chủ quyền của Việt Nam thì nay thuộc về nước Tàu. Kế đến là Đảng Cộng Sản Việt Nam có lợi vì giành được toàn bộ Quyền Tư Hữu và Quyền Lãnh Đạo đất nước dưới sự bảo trợ của giặc Tàu.
Toàn Dân Việt Nam thua vì mất Quyền Tư Hữu, mất Nhân Quyền và mất Quyền Yêu Nước, tất cả những quyền ấy đã thuộc về tay Đảng Cộng Sản Việt Nam . Tổ Quốc Việt Nam thua vì mất đất, mất biển, mất hải đảo, cơ đồ do tiền nhân gây dựng lâu đời thì nay đã thuộc về tay giặc Tàu.
Tuy chính quyền Mỹ có tham dự một phần vào Bên Thắng Cuộc, sau cuộc chiến Việt Nam họ đã đánh sập được đối thủ Liên-Sô và các nước CS Đông Âu, nhưng không ai lên án Mỹ, mà chỉ trách chính sách ngoại giao không đồng nhất của họ đã bỏ rơi đồng minh trong cuộc chiến giữa lúc quân/dân miền Nam đang trên đà chiến thắng.
Ông Ted Gunderson, cựu nhân viên đặc nhiệm ở Los Angeles và Washington DC đã nói gì về việc Cộng Sản Hanoi đầu hàng Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa vào đầu năm 1973, nhưng ngay sau đó, chiến lược của Mỹ đã thay đổi như thế nào? Xin quý vị xem để nghe họ nói gì:
Những nhà báo viết theo “lề phải” tức những nhà báo Bên Thắng Cuộc thì chắc chắn không biết chuyện ông Ted Gunderson, vì họ không cần biết hoặc không được phép biết.
Mọi người lên án giặc Tàu vì ý đồ xâm lăng Việt Nam đã được nuôi dưỡng từ khi Mao Trạch Đông cầm quyền ở Hoa Lục, cho đến năm 1974 là thời điểm thuận lợi tiến chiếm Việt Nam. Mỹ và giặc Tàu đều hành động vì quyền lợi tối cao của quốc gia họ là chuyện đương nhiên. Thế còn Đảng Cộng Sản Việt Nam hành động theo quyền lợi của ai? Ngay từ buổi bình minh của cuộc chiến, nếu không có sự giúp sức của Nga, Tàu và ngay cả Mỹ sau này, thì liệu Đảng CSVN có thuộc về Bên Thắng Cuộc được không? Đó mới là điều cần biết rõ để rút kinh nghiệm cho thế hệ sau (hoặc ít ra là muốn nghe lời bình luận thẳng thắn) hơn là những thứ lẩm cẩm“đằng sau hậu trường chính trị của chế độ cộng sản”.
Chắc quý vị đều đồng ý rằng, bất cứ cuộc chiến nào rồi cũng đến hồi kết thúc và có một Bên Thắng Cuộc. Hiện nay, trong cùng một lúc, toàn dân Việt Nam đang phải đương đầu với hai cuộc chiến cực kỳ khó khăn: -Cuộc chiến chống chế độ Mafia trong nước; và -Cuộc chiến chống giặc ngoại xâm đến từ phương Bắc. Điều mong đợi, sau khi hai cuộc chiến này đến hồi kết thúc, toàn dân ta sẽ cùng đứng chung trong một Bên Thắng Cuộc. Thế nhưng, ngay bây giờ phải bắt đầu bằng cách nào?
Võ Phương
Tháng 2-2013
(Blog Phù Đổng)