Văn Học & Nghệ Thuật
Vở hát “Hồn Bướm Mơ Tiên” với cô đào Thanh Loan
Làm say mê khán giả từ Nam chí Bắc
Vào khoảng đầu thập niên 1940, tác phẩm “Hồn Bướm Mơ Tiên” của văn hào Khái Hưng được đoàn Việt Kịch Năm Châu đưa lên sân khấu đã làm say mê khán giả từ Nam chí Bắc. Sang thập niên 1950 vở tuồng vẫn thỉnh thoảng được hát.
Dĩ nhiên khi tác phẩm thành tuồng cải lương sẽ có thêm bớt về tình tiết, thậm chí còn có thêm nhân vật và tô đậm thêm vai trò để thu hút khán giả, như vai Tiểu Mộc chẳng hạn, soạn giả đã khéo thêm phần diễn xuất để cho quái kiệt Ba Vân trổ tài. Với vở hát này, nữ nghệ sĩ Thanh Loan đã nổi tiếng vang lừng tên tuổi trong vai Tiểu Loan, bên cạnh những Năm Châu (vai Ngọc) Phùng Há (vai cô Vân), kép Năm Thiện (vai sư cụ).
Câu chuyện “Hồn Bướm Mơ Tiên” với bối cảnh và nhân sự tập trung ở chùa Long Giáng ngoài miền Bắc, thế mà ở trong Nam khán giả coi tuồng lại tưởng tượng như câu chuyện ở gần đâu đây vậy. Nghe nói lúc đoàn Năm Châu ra Hà Nội diễn vở hát này thì một số khán giả phê bình rằng, gốc tích câu chuyện từ đất Bắc, phải chi vai Tiểu Loan và Ngọc để cho đào kép diễn viên nói giọng Bắc thích hợp hơn. Do đó mà khi gánh Năm Châu sắp về Nam, thì một gánh hát ở Thăng Long có thương lượng để hát tuồng này, và cặp tài danh Ái Liên, Anh Đệ đã đóng hai vai chánh Ngọc và Tiểu Loan.
“50 Năm Mê Hát”
Lúc đóng vai Tiểu Loan, cô đào Thanh Loan chỉ ngoài 20 tuổi dáng dấp rất đẹp, rất xinh, lại ca hay diễn giỏi dễ làm mê mệt khán giả nam giới, mà trong số có cả nhà khảo cổ Vương Hồng Sển. Sau đây xin trích một đoạn trong cuốn “50 Năm Mê Hát” của cụ Vương nói về cô đào Thanh Loan:
“Năm Phỉ, Thanh Loan, Cô Bảy Phùng Há – ba tay nghệ sĩ khác nhau. Tôi đã nhắc cô Năm Phỉ nhiều rồi, nay không nói nữa. Cô ăn đứt nghề khóc, vai Bàng Quí Phi là biểu hiện. Cô Bảy Phùng Há tôi cũng nói rồi, tuy tuổi đã cao nhưng tài nghệ vẫn còn, nhiều người biết tiếng nên tôi không nói. Một người nay đã vắng bóng trên sân khấu, nhưng tài nghệ còn được khắc là cô Ba Thanh Loan. Thuở cô đóng vai Lan trong gánh Năm Châu, đóng vai nữ y tá, hoặc các vai tuồng xã hội khác, mỗi lần xem hát về, tôi mường tượng thấy bóng một nữ sinh áo tím, duy khác một điều là cô giống một học trò ngây thơ trường Gia Long thật, nhưng ăn nói ráo rẻ hơn bội phần, thêm ca hay và cái giọng khô khàn khàn càng dễ gây cảm tình. Lúc ở Sóc Trăng năm 1947 tôi chạy lên tá túc phố lầu 34 Lê Lợi, gặp lại cô mà khó nói nên lời.”
Lời nhận định của cụ Vương Hồng Sển đã nói lên tài năng cùng sắc vóc của nữ nghệ sĩ Thanh Loan. Sang thập niên 1960 do lớn tuổi, Thanh Loan không còn đóng đào thương, mà chuyển sang đào lẳng, độc. Trong tuồng “Nửa Đời Hương Phấn” Thanh Loan đóng vai bà chủ nợ Hai Lung ác quá! Đúng là vai đào độc vậy. Thế nhưng Thanh Loan đang nổi tiếng, tài năng đang độ chín mùi, thì cô lại vắng bóng trên sân khấu, và lúc bấy giờ quanh cô là những huyền thoại, mà người ta rất khó giải thích cho cặn kẽ (vì lẽ lúc ấy cô đã vào mật khu). Khi nhắc đến tác phẩm cũng như vở tuồng này khiến tôi nhớ lại có lần cách đây khoảng hơn 10 năm, trong một buổi hội luận về văn hóa văn học gì đó tại chùa Liên Hoa ở Garden Grove, miền Nam California.
Tôi quên buổi hội luận với để tài gì, chỉ nhớ thuyết trình viên là Thượng Tọa Thích Quảng Thanh. Một hội thảo viên nói rằng Thầy Quảng Thanh là nhà văn với những tác phẩm góp mặt trên văn đàn, và người này hỏi Thầy Quảng Thanh, câu chuyện “Hồn Bướm Mơ Tiên” hầu như ai đọc qua cũng đều muốn Tiểu Loan trở về ngoài đời để cùng với Ngọc chung sống. Vậy theo như thầy thì nên cho Tiểu Loan được ra ngoài đời với Ngọc hay là vẫn ở chùa?
Câu hỏi đối với người ngoài đời thì rất dễ trả lời, còn đối với Thầy Quảng Thanh thì thật là khó vậy. Và thầy đã nói: “Tiểu Loan nên tiếp tục đi tu”. Một anh ngồi gần tôi nói: Không biết Thầy Quang Thanh có nói thật lòng mình chăng vậy? Tôi nói cái đó chỉ có Thầy Quảng Thanh biết và... Đức Phật biết mà thôi!
Bàn ra tán vào (0)
Vở hát “Hồn Bướm Mơ Tiên” với cô đào Thanh Loan
Làm say mê khán giả từ Nam chí Bắc
Vào khoảng đầu thập niên 1940, tác phẩm “Hồn Bướm Mơ Tiên” của văn hào Khái Hưng được đoàn Việt Kịch Năm Châu đưa lên sân khấu đã làm say mê khán giả từ Nam chí Bắc. Sang thập niên 1950 vở tuồng vẫn thỉnh thoảng được hát.
Dĩ nhiên khi tác phẩm thành tuồng cải lương sẽ có thêm bớt về tình tiết, thậm chí còn có thêm nhân vật và tô đậm thêm vai trò để thu hút khán giả, như vai Tiểu Mộc chẳng hạn, soạn giả đã khéo thêm phần diễn xuất để cho quái kiệt Ba Vân trổ tài. Với vở hát này, nữ nghệ sĩ Thanh Loan đã nổi tiếng vang lừng tên tuổi trong vai Tiểu Loan, bên cạnh những Năm Châu (vai Ngọc) Phùng Há (vai cô Vân), kép Năm Thiện (vai sư cụ).
Câu chuyện “Hồn Bướm Mơ Tiên” với bối cảnh và nhân sự tập trung ở chùa Long Giáng ngoài miền Bắc, thế mà ở trong Nam khán giả coi tuồng lại tưởng tượng như câu chuyện ở gần đâu đây vậy. Nghe nói lúc đoàn Năm Châu ra Hà Nội diễn vở hát này thì một số khán giả phê bình rằng, gốc tích câu chuyện từ đất Bắc, phải chi vai Tiểu Loan và Ngọc để cho đào kép diễn viên nói giọng Bắc thích hợp hơn. Do đó mà khi gánh Năm Châu sắp về Nam, thì một gánh hát ở Thăng Long có thương lượng để hát tuồng này, và cặp tài danh Ái Liên, Anh Đệ đã đóng hai vai chánh Ngọc và Tiểu Loan.
“50 Năm Mê Hát”
Lúc đóng vai Tiểu Loan, cô đào Thanh Loan chỉ ngoài 20 tuổi dáng dấp rất đẹp, rất xinh, lại ca hay diễn giỏi dễ làm mê mệt khán giả nam giới, mà trong số có cả nhà khảo cổ Vương Hồng Sển. Sau đây xin trích một đoạn trong cuốn “50 Năm Mê Hát” của cụ Vương nói về cô đào Thanh Loan:
“Năm Phỉ, Thanh Loan, Cô Bảy Phùng Há – ba tay nghệ sĩ khác nhau. Tôi đã nhắc cô Năm Phỉ nhiều rồi, nay không nói nữa. Cô ăn đứt nghề khóc, vai Bàng Quí Phi là biểu hiện. Cô Bảy Phùng Há tôi cũng nói rồi, tuy tuổi đã cao nhưng tài nghệ vẫn còn, nhiều người biết tiếng nên tôi không nói. Một người nay đã vắng bóng trên sân khấu, nhưng tài nghệ còn được khắc là cô Ba Thanh Loan. Thuở cô đóng vai Lan trong gánh Năm Châu, đóng vai nữ y tá, hoặc các vai tuồng xã hội khác, mỗi lần xem hát về, tôi mường tượng thấy bóng một nữ sinh áo tím, duy khác một điều là cô giống một học trò ngây thơ trường Gia Long thật, nhưng ăn nói ráo rẻ hơn bội phần, thêm ca hay và cái giọng khô khàn khàn càng dễ gây cảm tình. Lúc ở Sóc Trăng năm 1947 tôi chạy lên tá túc phố lầu 34 Lê Lợi, gặp lại cô mà khó nói nên lời.”
Lời nhận định của cụ Vương Hồng Sển đã nói lên tài năng cùng sắc vóc của nữ nghệ sĩ Thanh Loan. Sang thập niên 1960 do lớn tuổi, Thanh Loan không còn đóng đào thương, mà chuyển sang đào lẳng, độc. Trong tuồng “Nửa Đời Hương Phấn” Thanh Loan đóng vai bà chủ nợ Hai Lung ác quá! Đúng là vai đào độc vậy. Thế nhưng Thanh Loan đang nổi tiếng, tài năng đang độ chín mùi, thì cô lại vắng bóng trên sân khấu, và lúc bấy giờ quanh cô là những huyền thoại, mà người ta rất khó giải thích cho cặn kẽ (vì lẽ lúc ấy cô đã vào mật khu). Khi nhắc đến tác phẩm cũng như vở tuồng này khiến tôi nhớ lại có lần cách đây khoảng hơn 10 năm, trong một buổi hội luận về văn hóa văn học gì đó tại chùa Liên Hoa ở Garden Grove, miền Nam California.
Tôi quên buổi hội luận với để tài gì, chỉ nhớ thuyết trình viên là Thượng Tọa Thích Quảng Thanh. Một hội thảo viên nói rằng Thầy Quảng Thanh là nhà văn với những tác phẩm góp mặt trên văn đàn, và người này hỏi Thầy Quảng Thanh, câu chuyện “Hồn Bướm Mơ Tiên” hầu như ai đọc qua cũng đều muốn Tiểu Loan trở về ngoài đời để cùng với Ngọc chung sống. Vậy theo như thầy thì nên cho Tiểu Loan được ra ngoài đời với Ngọc hay là vẫn ở chùa?
Câu hỏi đối với người ngoài đời thì rất dễ trả lời, còn đối với Thầy Quảng Thanh thì thật là khó vậy. Và thầy đã nói: “Tiểu Loan nên tiếp tục đi tu”. Một anh ngồi gần tôi nói: Không biết Thầy Quang Thanh có nói thật lòng mình chăng vậy? Tôi nói cái đó chỉ có Thầy Quảng Thanh biết và... Đức Phật biết mà thôi!