Kinh Đời
Vòng Hoa Phúng Điếu
Trong tuần qua, nhân bà bạn của mẹ tôi tạ thế, tôi gặp một vấn đề khiến cứ phải suy nghĩ mãi. Vì vậy tôi viết thư này nhờ quý vị tìm cho một giải pháp thỏa đáng. Câu chuyện như sau:
Hỏi:
Trong tuần qua, nhân bà bạn của mẹ tôi tạ thế, tôi gặp một vấn đề khiến cứ phải suy nghĩ mãi. Vì vậy tôi viết thư này nhờ quý vị tìm cho một giải pháp thỏa đáng. Câu chuyện như sau:
Bác này khi còn ở Việt Nam, nhà bác ngay cạnh nhà tôi. Bác có hai con thì người con trai là bạn anh tôi, con gái bác là bạn tôi, nên hai gia đình thân nhau lắm. Nghe tin bác mất, tôi đưa ngay mẹ tôi tới nhà bác, trước là an ủi các con bác, sau là phụ giúp những việc linh tinh trong tang lễ, coi như việc nhà.
Vì ở ngay tại Orange County, nơi được coi là thủ đô tỵ nạn, nên cũng như tất cả những tang lễ khác, mọi việc đã có nhà quàn lo chu tất, tang gia chỉ có việc đăng cáo phó, sắm sửa hương nến để bầy trên bàn thờ, vân vân. Tưởng chuyện đơn giản, nhưng mà không phải vậy, riêng cái vụ cáo phó, đã có chuyện phiền rồi.
Gia đình bạn tôi khi xưa vốn nghèo, nhưng nhờ học giỏi, nên anh của bạn tôi được một gia đình vọng tộc gả con gái. Đến chỗ ghi tên thông gia, vợ anh đòi phải in tên mẹ chị ấy là bà quả phụ Thiếu Tướng. Bạn tôi góp ý:
- Em nghĩ là nếu bác trai còn thì đề thông gia là gia đình Thiếu Tướng mới có lý do. Vả lại, Thiếu Tướng là đương nhiệm kìa, mình đã di tản sang đây, bác đã thôi đi làm thì phải đề là nguyên Thiếu Tướng. Bác đã mất thì lại phải đề là cố Thiếu Tướng.
Chị dâu bạn tôi sầm mặt lại, không thèm nói gì nữa. Chồng chị vội xuê xoa, kiểu “dĩ hòa vi quý “:
- Ăn nhằm gì, cái cáo phó ý mà. Đương nhiệm thì ba chị ấy nay đã lên đến Đại Tướng rồi ấy chứ. Mà ông có mất rồi thì mới ghi là bà quả phụ, ai chả biết.
Thế là thông qua. Sang đến chữ “Xin miễn phúng điếu”. Mục này thì anh của bạn tôi phát pháo đầu tiên. Anh lên giọng giảng giải:
- Phúng điếu làm phiền người ta tốn tiền vô ích. Ngày xưa thời phong kiến, khi cha mẹ quan lớn chết thì hủ tục phúng điếu là một dịp để quan lớn moi tiền thuộc cấp, và thuộc cấp hối lộ quan lớn, qua hình thức phúng điếu cụ cố. Hoặc là ở nhà quê nghèo khổ, phúng điếu là một cách lân bang hàng xóm giúp đỡ cho nhà đám có tiền mà làm đám ma. Tới chừng chính nhà mình có chuyện thì người ta trả lễ, giúp lại mình ý mà. Bây giờ có ai quan quyền hoặc túng thiếu gì đâu mà lấy phúng điếu của người ta.
Anh nói thì cũng có lý, bạn tôi hỏi thêm:
- Thế có ghi là “Xin miễn phúng điếu, kể cả hoa” không?
Bây giờ có lẽ chị dâu bạn tôi đã nguôi ngoai, nên góp lời:
- Dĩ nhiên, phần lớn phúng điếu là hoa đó. Phải ghi vào chứ. Hoa là vô ích nhất. Được có vài ngày đã héo mất rồi. Mà mỗi vòng hoa cả trăm bạc, phí tiền. Chẳng thà để tiền làm việc thiện lại còn có ích hơn. Cứ để cái hộp trên bàn thờ, dán vào tờ giấy ghi là “Xin miễn phúng điếu, quý vị có lòng xin bỏ tiền vào hộp để làm việc thiện”.
Bạn tôi hỏi:
- Như thế làm sao biết được họ bỏ vào hộp bao nhiêu, để sau này nhà họ có việc mình còn trả lễ cho người ta?
Chị dâu nguýt:
- Thì chính là để dẹp luôn cái hủ tục trả lễ ấy đấy. Lễ qua lễ lại chỉ tốn thì giờ!
Bạn tôi cười nhạt:
- Mà tốn tiền nữa ấy chứ, anh chị nhỉ ? Bây giờ nhận lễ thì sau này anh chị phải trả lễ đấy, không đến phiên em đâu. Con trai báo hiếu cha mẹ mà.
Có lẽ thấy tình hình găng, mẹ tôi xen vào, giọng nghẹn ngào:
- Các con à, mẹ các con với bác cũng như chị em nên bác có vài lời, các con nghe thì nghe, không nghe thì bỏ, coi như bà già nói xàm, đừng có giận. Vào thời bác, đám tang cha mẹ quan trọng lắm, vì đó là cơ hội cuối cùng cho người con có dịp tỏ lòng thương kính cha mẹ, cảm tạ công ơn nuôi dạy, chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, bế ẵm, rồi còn vất vả mấy chục năm trời, dạy dỗ, lo cho con đi học nên người. Thời bác, khi cha mẹ chết, người đến phúng điếu dù ít tuổi, dù vai vế thấp, mình cũng rạp người xuống lạy tạ người ta, cảm ơn người ta đã đến thăm viếng hương hồn cha mẹ mình. Đó là một cách để báo hiếu cha mẹ lần cuối cùng, trước khi xa cách vĩnh viễn đó các con à. Ngày nay cha mẹ chết, người ta đem vòng hoa tới phúng viếng vong linh cha mẹ mình, cho nó bớt tẻ lạnh, bớt tội nghiệp cái thi hài nằm trong nhà xác, mà mình lại tính toán, không muốn cho người chết được ấm cúng với vòng hoa thơm, vòng hoa vĩnh biệt, ướp mùi hương lần cuối cùng, cho cả cuộc đời vất vả vì con, bác thật là buồn quá !
Thấy mẹ tôi rơm rớm nước mắt, tôi vội cáo từ để đưa mẹ về, kẻo mẹ giận lại phát lên cơn bệnh cao máu.
Về nhà rồi, tôi cứ suy nghĩ hoài. Trong đời sống hằng ngày tại nước ngoài, tôi thấy chúng ta cũng đã du nhập một số tục lệ của người Tây Phương, nhiều cái cũng hay. Tôi cũng đã dự mấy đám tang trong sở, người Mỹ họ không lấy tiền phúng điếu, mà đưa cho mình tên một cơ quan từ thiện, yêu cầu mình gửi thẳng ngân phiếu ghi số tiền mà mình muốn phúng điếu đến địa chỉ đó. Số tiền gửi tặng cơ quan từ thiện này, cuối năm lại được trừ thuế, mà tiền thì lại được tiêu vào việc có ích lợi. Tôi thấy làm vậy thực tế hơn là mua vòng hoa, vài ngày đã héo, cũng phí tiền thật. Tuy nhiên, những lời nói đầy tình nghĩa của mẹ vẫn văng vẳng bên tai, khiến cho tôi cứ bâng khuâng hoài, nên viết thư này xin quý vị cho biết ý kiến.
NKT
Đáp:
Xin cảm ơn bà đã gửi tới một lá thư trình bày rất chi tiết. Cũng xin được chúc mừng bà hãy còn mẹ già minh mẫn, mẹ con được sống chung với nhau. Căn cứ vào lời dạy của cụ “Thời bác, khi cha mẹ chết, người đến phúng điếu dù ít tuổi, dù vai vế thấp, mình cũng rạp người xuống lạy tạ người ta, cảm ơn người ta đã đến thăm viếng hương hồn cha mẹ mình” là quan điểm của thế hệ người Việt Nam trưởng thành trước năm 1945, chúng tôi đoán rằng năm nay cụ cũng cỡ gần tám chục tuổi rồi, phải không ạ? Một lần nữa, xin chân thành chúc mừng bà.
Có những người bạn của chúng tôi đã buồn bã than rằng mỗi khi gặp cha mẹ trong nursing home, các cụ không còn nhận ra được con cái, mà ngơ ngác hỏi: “Ông, bà là ai?”, thấy đau lòng quá. Họ áy náy rằng muốn giữ các cụ trong nhà thì không có khả năng và phương tiện, vì mình cũng phải đi làm kiếm sống, lại yếu đuối, không thể bế ẵm làm vệ sinh cho cha mẹ, như những chuyên viên được. Có gia đình thương cha mẹ già, giữ cha mẹ trong nhà, nhưng không thường xuyên tắm rửa cho các cụ được, khi sở xã hội tới quan sát, thân nhân bị kết tội “bỏ bê” các cụ. Vì lý do đó, họ yêu cầu chuyển các cụ vào nursing home, để được các chuyên viên săn sóc, đúng tiêu chuẩn hơn. Về mặt vật chất, vệ sinh, thì có thể đúng tiêu chuẩn hơn đấy, nhưng thiếu giọng nói tiếng cười của con cháu, các cụ cứ héo hon dần. Hoàn cảnh sống đã khác với khi còn ở quê nhà, nên cũng có những điều mà mình muốn làm cho nhau, nhưng không còn có thể được nữa.
Cho nên, trong vấn đề “hội nhập với nền văn hóa Tây Phương”, cũng có nhiều điều rất tốt. Nhưng cũng có những điều chúng ta nên suy nghĩ thêm. Một trong những điều đó là “vòng hoa phúng điếu”
Thưa quý vị,
Không riêng gì cụ thân sinh bà Kim Trang không đồng ý, mà chính chúng tôi cũng thấy rất lấn cấn trong việc “tang gia từ chối vòng hoa phúng điếu” này.
Có lẽ chúng ta đều đồng ý với nhau là hoa đem lại cho cuộc đời rất nhiều ý nghĩa. Ngay từ lúc một em bé chào đời, em đã được hưởng mùi hoa thơm mà mọi người mang tới mừng đón em. Rồi từ đó, hằng năm, mỗi buổi mừng Sinh Nhật của em, phòng tiệc lại tràn ngập hoa tươi trang trí, nếu em se mình nhức mẩy, bạn bè thân thuộc của cha mẹ tới thăm cũng đem hoa tới chúc em mau lành. Rồi em lớn lên đi học, đi thi, mỗi dịp lễ lạc là lại có hoa bày biện khắp nhà. Khi em có người yêu, hoa cũng là cầu nối, nói giùm những lời em muốn nói mà không ra lời. Trong thời gian yêu đương, hoa đã giúp hòa giải biết bao nhiêu là giận hờn giữa đôi trẻ. Rồi khi đôi trẻ quyết định cùng nhau đi trọn đường đời, trong ngày cưới, món quà đầu của đôi uyên ương tặng nhau, cũng là một bó hoa tươi, biểu tượng của cuộc tình đầy yêu thương, tràn ngập hạnh phúc. Trong suốt cuộc sống chung dài đằng đẵng, hoa đã không biết bao nhiêu lần hàn gắn những hiểu lầm, những vô ý, đôi khi có thể làm rung rinh tổ ấm. Hoa đã làm đẹp cuộc đời đôi bạn cho tới khi đôi trẻ trở thành có tuổi, thì đó lại là lúc hai mái đầu bạc cùng nhau bưng bình hoa lên chùa cúng Phật, dâng lên Đức Mẹ, Đức Chúa, Đền Thánh, vân vân, tỏ lòng thành kính đối với các đấng thiêng liêng.
Hoa không chỉ giúp xây đắp tình cảm trong gia đình, hoa còn làm đẹp đời sống của mọi người trong xã hội. Không thể kể xiết đã có biết bao nhiêu lần trong cuộc đời, bình hoa thay mình nói lên lời cảm ơn, lời xin lỗi, lời âu yếm trong tình thân quyến, tình bạn, tình lân bang hàng xóm...vân vân. Một bình hoa tươi tuy không biết nói, nhưng thật là cảm kích xiết bao qua ý nghĩa thầm kín mà bình hoa mang lại.
Rồi thì những ngày vui tưng bừng như ngày Tết, lễ Phật Đản Sinh, lễ Chúa Giáng Sinh, ngày Valentine, Father’s Day, Mother’s Day, ăn mừng tân gia, đón bạn từ xa tới, mừng đoàn tụ gia đình, vân vân, luôn luôn có sự hiện diện của bình hoa. Bất cứ cuộc hội hè, đình đám, họp mặt lớn nhỏ nào cũng đều phải trang trí bằng hoa. Người đời thượng cổ, hoặc tại những bộ lạc bán khai nơi rừng sâu núi thẳm, cũng dùng hoa để trang điểm. Hoa và người bước cùng nhịp bước trong cuộc đời như bóng với hình.
Riêng đối với đạo Phật thì hoa rất là quan trọng. Hoa là biểu tượng của một nền giáo lý thâm áo, sâu sắc, nhắc nhở mọi người rằng, cũng như tất cả các hiện tượng trong thế giới tương đối, vẻ đẹp của hoa cũng không tồn tại vĩnh viễn, mà sẽ trải qua bốn sự chuyển biến trong một khoảng thời gian, là chu kỳ của Sinh, Trụ, Dị, Diệt.
Khi bông hoa bắt đầu nở, là “Sinh”, vẻ tươi đẹp tồn tại một thời gian ngắn, là “Trụ”, tiếp đến là sự thay đổi, chuyển qua mầu héo úa, là “Dị”, rồi tàn lụi, quắt lại, là “Diệt”. Chỉ cần quan sát bông hoa từ Sinh đến Diệt, người mẫn cảm cũng có thể nắm bắt được giáo lý nhà Phật về “Vô Thường”.
Hoa gắn bó với cuộc đời con người sâu sắc, tình nghĩa như thế, vậy tại sao trong buổi lễ vĩnh biệt cha mẹ, bạn bè, người thân, chúng ta lại không cho bông hoa tới tỏa hương thơm để âu yếm tiễn đưa thi hài người quá cố đến nơi an nghỉ cuối cùng? Biết đâu thần thức người quá vãng lại chẳng cảm thấy buồn tủi, bơ vơ, trong khung cảnh nhà quàn lạnh lẽo vì thiếu hoa? Hơn nữa, mùi hoa tươi thơm ngát tỏa lên cũng giúp cho bầu không khí trong nhà quàn bớt vẻ lạnh lùng, ghê rợn. Thế thì tại sao chúng ta lại tước đoạt món lễ vật thanh khiết dành cho người quá cố ấy? Cũng nên nhớ rằng vòng hoa phúng điếu là dành cho người chết, chứ không phải để tặng người sống. Nếu người đến phúng viếng có vì tình cảm với người sống mà đem hoa tới, thì cũng nên cảm nhận vòng hoa, đem trang hoàng tang lễ với nguyện ước thần thức cha mẹ được hoan hỉ, vì thấy con cái được nhiều người quý mến, nên người quá cố cũng được hưởng lây.
Cũng như bà chị dâu kể trên, có một số người viện lẽ rằng đem hoa đến nhà quàn là một sự phí phạm, vì chỉ vài ngày thì đã đem người chết đi chôn rồi. Nếu lý luận theo kiểu đó thì sự xức nước hoa của mọi người cũng là phí phạm, vì chỉ được một ngày là hết mùi thơm, hoặc ăn những bữa tiệc linh đình tốn tiền làm chi cho phí, chỉ một lúc sau thì bao tử cũng tiêu hóa hết.
Người ta kiếm tiền để làm gì? Xin thưa rằng chính là để tiêu vào những việc cần phải tiêu. Nhưng thật ra tại nhiều nơi, nhất là ở Hoa Kỳ, dường như người ta đã tiêu phần lớn số tiền kiếm được vào những việc không hẳn là rất cần thiết, thí dụ, quần áo chưa rách, nhưng đã mua quần áo mới, không phải vì cần mà vì thích vẻ đẹp theo thời trang. Xe cộ, nhà cửa, tuy vẫn đủ dùng, nhưng cũng mua cái mới, đẹp hơn. Nếu so sánh thì vòng hoa tiễn người thân ra đi vĩnh viễn, còn cần thiết hơn tất cả những sự chi tiêu kể trên. Và nếu phải tính toán đến việc dẹp chuyện mua hoa phúng điếu, để dành tiền làm việc thiện, thì có lẽ nên dẹp chuyện mặc theo mốt này nọ, ăn tại nhà hàng nổi tiếng kia để lấy tiền làm việc thiện, trước khi dẹp chuyện phúng điếu bằng hoa
Bà Kim Trang viết trong thư rằng con dâu bà cụ quá cố đề nghị là “Cứ để cái hộp trên bàn thờ, dán vào tờ giấy ghi là “Xin miễn phúng điếu”, quý vị có lòng xin bỏ tiền vào hộp để làm việc thiện”....
Chúng tôi cũng đã từng thấy những chuyện tương tự xảy ra trong sở làm của người ngoại quốc. Họ yêu cầu các đồng nghiệp, ai muốn phúng điếu thì ký ngân phiếu gửi thẳng tới một cơ sở tôn giáo, hoặc một hội từ thiện nào đó, mà họ nêu ra.
Nhưng mỗi nền văn hóa lại có những nét đẹp truyền thống riêng. Những đám tang người Tây Phương mà chúng tôi tham dự, thường chỉ đưa người qua đời tới huyệt mộ, rồi mọi người ra về, trong khi người Việt Nam khi đi đưa đám tang là đứng chờ cho tới lúc mắt nhìn thấy thi hài người quá cố đã được “vùi sâu chôn chặt”, còn thắp nén hương cuối cùng để ngỏ lời vĩnh biệt trước khi ra về.
Đối với những người thấm nhuần nền văn hóa Đông Phương, thì cách xử sự lại cũng có sự tinh tế riêng. Người Đông Phương rất nhậy cảm trong những chuyện như là “làm việc thiện phải từ tâm khởi”. Đối với họ, làm việc thiện là một chuyện hoàn toàn tự nguyện, do sự “phát tâm”, có nghĩa là khởi tâm từ bi muốn giúp đỡ người khác. Sự “phát tâm” này là chuyện mỗi người đều làm trong suốt chiều dài của cuộc đời, trừ những người keo kiệt, bần tiện. Và cũng không cần phài chờ đến lúc có người chết, họ mới đem tiền đáng lẽ để phúng điếu, chuyển sang làm việc thiện, một kiểu “kéo giỗ làm chạp” như vậy. Đối với người Đông Phương, “gợi ý” như thế là thiếu tế nhị, nó có nghĩa như là phải có người “dậy bảo”, thì họ mới biết làm việc thiện.
Một câu hỏi cũng nên nêu ra, là có phải tất cả những người Tây Phương đều không phúng điếu bằng hoa, mà gửi tiền cho hội từ thiện chăng? Xin thưa rằng không hẳn như vậy. Điển hình là hằng năm, vào ngày lễ Memorial Day, đích thân Tổng Thống đến đặt vòng hoa tại nghĩa trang anh hùng tử sĩ, để cảm niệm lòng ái quốc của họ. Mỗi khi có nhân viên trong chính phủ, trong các cơ quan qua đời, thì những cơ quan liên hệ cũng gửi hoa tới phúng điếu. Ngay chính thông gia và bạn bè của chúng tôi là người ngoại quốc, ở tận các tiểu bang xa xôi, cũng đặt mua hoa gửi tới kính viếng khi cha mẹ chúng tôi tạ thế, chia sẻ nỗi buồn với chúng tôi.
Cũng nên xét lại trường hợp có thể coi như thiếu tế nhị, là tang gia đặt cái hộp ngay trên bàn thờ vong linh, với hàng chữ “Xin miễn phúng điếu, quý vị có lòng xin bỏ tiền vào hộp để làm việc thiện”. Sự kiện này rất dễ gây bối rối, sượng sùng cho người khách đến viếng, vì có thể họ quen dùng thẻ, nên không đem theo tiền để bỏ vào hộp, cảm thấy như có những cặp mắt nhìn soi mói, chê cười là keo kiệt.
Chúng ta đón mừng em bé vào đời bằng hoa tươi thơm ngát, cũng nên tiễn biệt người đã trải qua một đời lao nhọc bằng vòng hoa tươi, vòng hoa tình nghĩa làm ấm áp vong linh một người phải đành đoạn từ bỏ cuộc đời mà ra đi ... biền biệt....
Hỏi:
Trong tuần qua, nhân bà bạn của mẹ tôi tạ thế, tôi gặp một vấn đề khiến cứ phải suy nghĩ mãi. Vì vậy tôi viết thư này nhờ quý vị tìm cho một giải pháp thỏa đáng. Câu chuyện như sau:
Bác này khi còn ở Việt Nam, nhà bác ngay cạnh nhà tôi. Bác có hai con thì người con trai là bạn anh tôi, con gái bác là bạn tôi, nên hai gia đình thân nhau lắm. Nghe tin bác mất, tôi đưa ngay mẹ tôi tới nhà bác, trước là an ủi các con bác, sau là phụ giúp những việc linh tinh trong tang lễ, coi như việc nhà.
Vì ở ngay tại Orange County, nơi được coi là thủ đô tỵ nạn, nên cũng như tất cả những tang lễ khác, mọi việc đã có nhà quàn lo chu tất, tang gia chỉ có việc đăng cáo phó, sắm sửa hương nến để bầy trên bàn thờ, vân vân. Tưởng chuyện đơn giản, nhưng mà không phải vậy, riêng cái vụ cáo phó, đã có chuyện phiền rồi.
Gia đình bạn tôi khi xưa vốn nghèo, nhưng nhờ học giỏi, nên anh của bạn tôi được một gia đình vọng tộc gả con gái. Đến chỗ ghi tên thông gia, vợ anh đòi phải in tên mẹ chị ấy là bà quả phụ Thiếu Tướng. Bạn tôi góp ý:
- Em nghĩ là nếu bác trai còn thì đề thông gia là gia đình Thiếu Tướng mới có lý do. Vả lại, Thiếu Tướng là đương nhiệm kìa, mình đã di tản sang đây, bác đã thôi đi làm thì phải đề là nguyên Thiếu Tướng. Bác đã mất thì lại phải đề là cố Thiếu Tướng.
Chị dâu bạn tôi sầm mặt lại, không thèm nói gì nữa. Chồng chị vội xuê xoa, kiểu “dĩ hòa vi quý “:
- Ăn nhằm gì, cái cáo phó ý mà. Đương nhiệm thì ba chị ấy nay đã lên đến Đại Tướng rồi ấy chứ. Mà ông có mất rồi thì mới ghi là bà quả phụ, ai chả biết.
Thế là thông qua. Sang đến chữ “Xin miễn phúng điếu”. Mục này thì anh của bạn tôi phát pháo đầu tiên. Anh lên giọng giảng giải:
- Phúng điếu làm phiền người ta tốn tiền vô ích. Ngày xưa thời phong kiến, khi cha mẹ quan lớn chết thì hủ tục phúng điếu là một dịp để quan lớn moi tiền thuộc cấp, và thuộc cấp hối lộ quan lớn, qua hình thức phúng điếu cụ cố. Hoặc là ở nhà quê nghèo khổ, phúng điếu là một cách lân bang hàng xóm giúp đỡ cho nhà đám có tiền mà làm đám ma. Tới chừng chính nhà mình có chuyện thì người ta trả lễ, giúp lại mình ý mà. Bây giờ có ai quan quyền hoặc túng thiếu gì đâu mà lấy phúng điếu của người ta.
Anh nói thì cũng có lý, bạn tôi hỏi thêm:
- Thế có ghi là “Xin miễn phúng điếu, kể cả hoa” không?
Bây giờ có lẽ chị dâu bạn tôi đã nguôi ngoai, nên góp lời:
- Dĩ nhiên, phần lớn phúng điếu là hoa đó. Phải ghi vào chứ. Hoa là vô ích nhất. Được có vài ngày đã héo mất rồi. Mà mỗi vòng hoa cả trăm bạc, phí tiền. Chẳng thà để tiền làm việc thiện lại còn có ích hơn. Cứ để cái hộp trên bàn thờ, dán vào tờ giấy ghi là “Xin miễn phúng điếu, quý vị có lòng xin bỏ tiền vào hộp để làm việc thiện”.
Bạn tôi hỏi:
- Như thế làm sao biết được họ bỏ vào hộp bao nhiêu, để sau này nhà họ có việc mình còn trả lễ cho người ta?
Chị dâu nguýt:
- Thì chính là để dẹp luôn cái hủ tục trả lễ ấy đấy. Lễ qua lễ lại chỉ tốn thì giờ!
Bạn tôi cười nhạt:
- Mà tốn tiền nữa ấy chứ, anh chị nhỉ ? Bây giờ nhận lễ thì sau này anh chị phải trả lễ đấy, không đến phiên em đâu. Con trai báo hiếu cha mẹ mà.
Có lẽ thấy tình hình găng, mẹ tôi xen vào, giọng nghẹn ngào:
- Các con à, mẹ các con với bác cũng như chị em nên bác có vài lời, các con nghe thì nghe, không nghe thì bỏ, coi như bà già nói xàm, đừng có giận. Vào thời bác, đám tang cha mẹ quan trọng lắm, vì đó là cơ hội cuối cùng cho người con có dịp tỏ lòng thương kính cha mẹ, cảm tạ công ơn nuôi dạy, chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, bế ẵm, rồi còn vất vả mấy chục năm trời, dạy dỗ, lo cho con đi học nên người. Thời bác, khi cha mẹ chết, người đến phúng điếu dù ít tuổi, dù vai vế thấp, mình cũng rạp người xuống lạy tạ người ta, cảm ơn người ta đã đến thăm viếng hương hồn cha mẹ mình. Đó là một cách để báo hiếu cha mẹ lần cuối cùng, trước khi xa cách vĩnh viễn đó các con à. Ngày nay cha mẹ chết, người ta đem vòng hoa tới phúng viếng vong linh cha mẹ mình, cho nó bớt tẻ lạnh, bớt tội nghiệp cái thi hài nằm trong nhà xác, mà mình lại tính toán, không muốn cho người chết được ấm cúng với vòng hoa thơm, vòng hoa vĩnh biệt, ướp mùi hương lần cuối cùng, cho cả cuộc đời vất vả vì con, bác thật là buồn quá !
Thấy mẹ tôi rơm rớm nước mắt, tôi vội cáo từ để đưa mẹ về, kẻo mẹ giận lại phát lên cơn bệnh cao máu.
Về nhà rồi, tôi cứ suy nghĩ hoài. Trong đời sống hằng ngày tại nước ngoài, tôi thấy chúng ta cũng đã du nhập một số tục lệ của người Tây Phương, nhiều cái cũng hay. Tôi cũng đã dự mấy đám tang trong sở, người Mỹ họ không lấy tiền phúng điếu, mà đưa cho mình tên một cơ quan từ thiện, yêu cầu mình gửi thẳng ngân phiếu ghi số tiền mà mình muốn phúng điếu đến địa chỉ đó. Số tiền gửi tặng cơ quan từ thiện này, cuối năm lại được trừ thuế, mà tiền thì lại được tiêu vào việc có ích lợi. Tôi thấy làm vậy thực tế hơn là mua vòng hoa, vài ngày đã héo, cũng phí tiền thật. Tuy nhiên, những lời nói đầy tình nghĩa của mẹ vẫn văng vẳng bên tai, khiến cho tôi cứ bâng khuâng hoài, nên viết thư này xin quý vị cho biết ý kiến.
NKT
Đáp:
Xin cảm ơn bà đã gửi tới một lá thư trình bày rất chi tiết. Cũng xin được chúc mừng bà hãy còn mẹ già minh mẫn, mẹ con được sống chung với nhau. Căn cứ vào lời dạy của cụ “Thời bác, khi cha mẹ chết, người đến phúng điếu dù ít tuổi, dù vai vế thấp, mình cũng rạp người xuống lạy tạ người ta, cảm ơn người ta đã đến thăm viếng hương hồn cha mẹ mình” là quan điểm của thế hệ người Việt Nam trưởng thành trước năm 1945, chúng tôi đoán rằng năm nay cụ cũng cỡ gần tám chục tuổi rồi, phải không ạ? Một lần nữa, xin chân thành chúc mừng bà.
Có những người bạn của chúng tôi đã buồn bã than rằng mỗi khi gặp cha mẹ trong nursing home, các cụ không còn nhận ra được con cái, mà ngơ ngác hỏi: “Ông, bà là ai?”, thấy đau lòng quá. Họ áy náy rằng muốn giữ các cụ trong nhà thì không có khả năng và phương tiện, vì mình cũng phải đi làm kiếm sống, lại yếu đuối, không thể bế ẵm làm vệ sinh cho cha mẹ, như những chuyên viên được. Có gia đình thương cha mẹ già, giữ cha mẹ trong nhà, nhưng không thường xuyên tắm rửa cho các cụ được, khi sở xã hội tới quan sát, thân nhân bị kết tội “bỏ bê” các cụ. Vì lý do đó, họ yêu cầu chuyển các cụ vào nursing home, để được các chuyên viên săn sóc, đúng tiêu chuẩn hơn. Về mặt vật chất, vệ sinh, thì có thể đúng tiêu chuẩn hơn đấy, nhưng thiếu giọng nói tiếng cười của con cháu, các cụ cứ héo hon dần. Hoàn cảnh sống đã khác với khi còn ở quê nhà, nên cũng có những điều mà mình muốn làm cho nhau, nhưng không còn có thể được nữa.
Cho nên, trong vấn đề “hội nhập với nền văn hóa Tây Phương”, cũng có nhiều điều rất tốt. Nhưng cũng có những điều chúng ta nên suy nghĩ thêm. Một trong những điều đó là “vòng hoa phúng điếu”
Thưa quý vị,
Không riêng gì cụ thân sinh bà Kim Trang không đồng ý, mà chính chúng tôi cũng thấy rất lấn cấn trong việc “tang gia từ chối vòng hoa phúng điếu” này.
Có lẽ chúng ta đều đồng ý với nhau là hoa đem lại cho cuộc đời rất nhiều ý nghĩa. Ngay từ lúc một em bé chào đời, em đã được hưởng mùi hoa thơm mà mọi người mang tới mừng đón em. Rồi từ đó, hằng năm, mỗi buổi mừng Sinh Nhật của em, phòng tiệc lại tràn ngập hoa tươi trang trí, nếu em se mình nhức mẩy, bạn bè thân thuộc của cha mẹ tới thăm cũng đem hoa tới chúc em mau lành. Rồi em lớn lên đi học, đi thi, mỗi dịp lễ lạc là lại có hoa bày biện khắp nhà. Khi em có người yêu, hoa cũng là cầu nối, nói giùm những lời em muốn nói mà không ra lời. Trong thời gian yêu đương, hoa đã giúp hòa giải biết bao nhiêu là giận hờn giữa đôi trẻ. Rồi khi đôi trẻ quyết định cùng nhau đi trọn đường đời, trong ngày cưới, món quà đầu của đôi uyên ương tặng nhau, cũng là một bó hoa tươi, biểu tượng của cuộc tình đầy yêu thương, tràn ngập hạnh phúc. Trong suốt cuộc sống chung dài đằng đẵng, hoa đã không biết bao nhiêu lần hàn gắn những hiểu lầm, những vô ý, đôi khi có thể làm rung rinh tổ ấm. Hoa đã làm đẹp cuộc đời đôi bạn cho tới khi đôi trẻ trở thành có tuổi, thì đó lại là lúc hai mái đầu bạc cùng nhau bưng bình hoa lên chùa cúng Phật, dâng lên Đức Mẹ, Đức Chúa, Đền Thánh, vân vân, tỏ lòng thành kính đối với các đấng thiêng liêng.
Hoa không chỉ giúp xây đắp tình cảm trong gia đình, hoa còn làm đẹp đời sống của mọi người trong xã hội. Không thể kể xiết đã có biết bao nhiêu lần trong cuộc đời, bình hoa thay mình nói lên lời cảm ơn, lời xin lỗi, lời âu yếm trong tình thân quyến, tình bạn, tình lân bang hàng xóm...vân vân. Một bình hoa tươi tuy không biết nói, nhưng thật là cảm kích xiết bao qua ý nghĩa thầm kín mà bình hoa mang lại.
Rồi thì những ngày vui tưng bừng như ngày Tết, lễ Phật Đản Sinh, lễ Chúa Giáng Sinh, ngày Valentine, Father’s Day, Mother’s Day, ăn mừng tân gia, đón bạn từ xa tới, mừng đoàn tụ gia đình, vân vân, luôn luôn có sự hiện diện của bình hoa. Bất cứ cuộc hội hè, đình đám, họp mặt lớn nhỏ nào cũng đều phải trang trí bằng hoa. Người đời thượng cổ, hoặc tại những bộ lạc bán khai nơi rừng sâu núi thẳm, cũng dùng hoa để trang điểm. Hoa và người bước cùng nhịp bước trong cuộc đời như bóng với hình.
Riêng đối với đạo Phật thì hoa rất là quan trọng. Hoa là biểu tượng của một nền giáo lý thâm áo, sâu sắc, nhắc nhở mọi người rằng, cũng như tất cả các hiện tượng trong thế giới tương đối, vẻ đẹp của hoa cũng không tồn tại vĩnh viễn, mà sẽ trải qua bốn sự chuyển biến trong một khoảng thời gian, là chu kỳ của Sinh, Trụ, Dị, Diệt.
Khi bông hoa bắt đầu nở, là “Sinh”, vẻ tươi đẹp tồn tại một thời gian ngắn, là “Trụ”, tiếp đến là sự thay đổi, chuyển qua mầu héo úa, là “Dị”, rồi tàn lụi, quắt lại, là “Diệt”. Chỉ cần quan sát bông hoa từ Sinh đến Diệt, người mẫn cảm cũng có thể nắm bắt được giáo lý nhà Phật về “Vô Thường”.
Hoa gắn bó với cuộc đời con người sâu sắc, tình nghĩa như thế, vậy tại sao trong buổi lễ vĩnh biệt cha mẹ, bạn bè, người thân, chúng ta lại không cho bông hoa tới tỏa hương thơm để âu yếm tiễn đưa thi hài người quá cố đến nơi an nghỉ cuối cùng? Biết đâu thần thức người quá vãng lại chẳng cảm thấy buồn tủi, bơ vơ, trong khung cảnh nhà quàn lạnh lẽo vì thiếu hoa? Hơn nữa, mùi hoa tươi thơm ngát tỏa lên cũng giúp cho bầu không khí trong nhà quàn bớt vẻ lạnh lùng, ghê rợn. Thế thì tại sao chúng ta lại tước đoạt món lễ vật thanh khiết dành cho người quá cố ấy? Cũng nên nhớ rằng vòng hoa phúng điếu là dành cho người chết, chứ không phải để tặng người sống. Nếu người đến phúng viếng có vì tình cảm với người sống mà đem hoa tới, thì cũng nên cảm nhận vòng hoa, đem trang hoàng tang lễ với nguyện ước thần thức cha mẹ được hoan hỉ, vì thấy con cái được nhiều người quý mến, nên người quá cố cũng được hưởng lây.
Cũng như bà chị dâu kể trên, có một số người viện lẽ rằng đem hoa đến nhà quàn là một sự phí phạm, vì chỉ vài ngày thì đã đem người chết đi chôn rồi. Nếu lý luận theo kiểu đó thì sự xức nước hoa của mọi người cũng là phí phạm, vì chỉ được một ngày là hết mùi thơm, hoặc ăn những bữa tiệc linh đình tốn tiền làm chi cho phí, chỉ một lúc sau thì bao tử cũng tiêu hóa hết.
Người ta kiếm tiền để làm gì? Xin thưa rằng chính là để tiêu vào những việc cần phải tiêu. Nhưng thật ra tại nhiều nơi, nhất là ở Hoa Kỳ, dường như người ta đã tiêu phần lớn số tiền kiếm được vào những việc không hẳn là rất cần thiết, thí dụ, quần áo chưa rách, nhưng đã mua quần áo mới, không phải vì cần mà vì thích vẻ đẹp theo thời trang. Xe cộ, nhà cửa, tuy vẫn đủ dùng, nhưng cũng mua cái mới, đẹp hơn. Nếu so sánh thì vòng hoa tiễn người thân ra đi vĩnh viễn, còn cần thiết hơn tất cả những sự chi tiêu kể trên. Và nếu phải tính toán đến việc dẹp chuyện mua hoa phúng điếu, để dành tiền làm việc thiện, thì có lẽ nên dẹp chuyện mặc theo mốt này nọ, ăn tại nhà hàng nổi tiếng kia để lấy tiền làm việc thiện, trước khi dẹp chuyện phúng điếu bằng hoa
Bà Kim Trang viết trong thư rằng con dâu bà cụ quá cố đề nghị là “Cứ để cái hộp trên bàn thờ, dán vào tờ giấy ghi là “Xin miễn phúng điếu”, quý vị có lòng xin bỏ tiền vào hộp để làm việc thiện”....
Chúng tôi cũng đã từng thấy những chuyện tương tự xảy ra trong sở làm của người ngoại quốc. Họ yêu cầu các đồng nghiệp, ai muốn phúng điếu thì ký ngân phiếu gửi thẳng tới một cơ sở tôn giáo, hoặc một hội từ thiện nào đó, mà họ nêu ra.
Nhưng mỗi nền văn hóa lại có những nét đẹp truyền thống riêng. Những đám tang người Tây Phương mà chúng tôi tham dự, thường chỉ đưa người qua đời tới huyệt mộ, rồi mọi người ra về, trong khi người Việt Nam khi đi đưa đám tang là đứng chờ cho tới lúc mắt nhìn thấy thi hài người quá cố đã được “vùi sâu chôn chặt”, còn thắp nén hương cuối cùng để ngỏ lời vĩnh biệt trước khi ra về.
Đối với những người thấm nhuần nền văn hóa Đông Phương, thì cách xử sự lại cũng có sự tinh tế riêng. Người Đông Phương rất nhậy cảm trong những chuyện như là “làm việc thiện phải từ tâm khởi”. Đối với họ, làm việc thiện là một chuyện hoàn toàn tự nguyện, do sự “phát tâm”, có nghĩa là khởi tâm từ bi muốn giúp đỡ người khác. Sự “phát tâm” này là chuyện mỗi người đều làm trong suốt chiều dài của cuộc đời, trừ những người keo kiệt, bần tiện. Và cũng không cần phài chờ đến lúc có người chết, họ mới đem tiền đáng lẽ để phúng điếu, chuyển sang làm việc thiện, một kiểu “kéo giỗ làm chạp” như vậy. Đối với người Đông Phương, “gợi ý” như thế là thiếu tế nhị, nó có nghĩa như là phải có người “dậy bảo”, thì họ mới biết làm việc thiện.
Một câu hỏi cũng nên nêu ra, là có phải tất cả những người Tây Phương đều không phúng điếu bằng hoa, mà gửi tiền cho hội từ thiện chăng? Xin thưa rằng không hẳn như vậy. Điển hình là hằng năm, vào ngày lễ Memorial Day, đích thân Tổng Thống đến đặt vòng hoa tại nghĩa trang anh hùng tử sĩ, để cảm niệm lòng ái quốc của họ. Mỗi khi có nhân viên trong chính phủ, trong các cơ quan qua đời, thì những cơ quan liên hệ cũng gửi hoa tới phúng điếu. Ngay chính thông gia và bạn bè của chúng tôi là người ngoại quốc, ở tận các tiểu bang xa xôi, cũng đặt mua hoa gửi tới kính viếng khi cha mẹ chúng tôi tạ thế, chia sẻ nỗi buồn với chúng tôi.
Cũng nên xét lại trường hợp có thể coi như thiếu tế nhị, là tang gia đặt cái hộp ngay trên bàn thờ vong linh, với hàng chữ “Xin miễn phúng điếu, quý vị có lòng xin bỏ tiền vào hộp để làm việc thiện”. Sự kiện này rất dễ gây bối rối, sượng sùng cho người khách đến viếng, vì có thể họ quen dùng thẻ, nên không đem theo tiền để bỏ vào hộp, cảm thấy như có những cặp mắt nhìn soi mói, chê cười là keo kiệt.
Chúng ta đón mừng em bé vào đời bằng hoa tươi thơm ngát, cũng nên tiễn biệt người đã trải qua một đời lao nhọc bằng vòng hoa tươi, vòng hoa tình nghĩa làm ấm áp vong linh một người phải đành đoạn từ bỏ cuộc đời mà ra đi ... biền biệt....
Liên Hương (ĐPK)
Trích: thuvienhoasen online
Trích: thuvienhoasen online
Bàn ra tán vào (1)
Trường Sơn
Theo thiển ý của tôi , và trong tổ chức lễ tang cho mẹ vợ vừa qua đời của chúng tôi thì để một thùng nhận phúng điếu ghi chữ LÀM TỪ THIỆN ...và những ai đem vòng hoa đến theo ý nguyện chúng ta vẫn nhận bình thường .Do đó vẫn có tiền làm từ thiện ,và vẫn có những vòng hoa tươi thơm ngát .
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Vòng Hoa Phúng Điếu
Trong tuần qua, nhân bà bạn của mẹ tôi tạ thế, tôi gặp một vấn đề khiến cứ phải suy nghĩ mãi. Vì vậy tôi viết thư này nhờ quý vị tìm cho một giải pháp thỏa đáng. Câu chuyện như sau:
Hỏi:
Trong tuần qua, nhân bà bạn của mẹ tôi tạ thế, tôi gặp một vấn đề khiến cứ phải suy nghĩ mãi. Vì vậy tôi viết thư này nhờ quý vị tìm cho một giải pháp thỏa đáng. Câu chuyện như sau:
Bác này khi còn ở Việt Nam, nhà bác ngay cạnh nhà tôi. Bác có hai con thì người con trai là bạn anh tôi, con gái bác là bạn tôi, nên hai gia đình thân nhau lắm. Nghe tin bác mất, tôi đưa ngay mẹ tôi tới nhà bác, trước là an ủi các con bác, sau là phụ giúp những việc linh tinh trong tang lễ, coi như việc nhà.
Vì ở ngay tại Orange County, nơi được coi là thủ đô tỵ nạn, nên cũng như tất cả những tang lễ khác, mọi việc đã có nhà quàn lo chu tất, tang gia chỉ có việc đăng cáo phó, sắm sửa hương nến để bầy trên bàn thờ, vân vân. Tưởng chuyện đơn giản, nhưng mà không phải vậy, riêng cái vụ cáo phó, đã có chuyện phiền rồi.
Gia đình bạn tôi khi xưa vốn nghèo, nhưng nhờ học giỏi, nên anh của bạn tôi được một gia đình vọng tộc gả con gái. Đến chỗ ghi tên thông gia, vợ anh đòi phải in tên mẹ chị ấy là bà quả phụ Thiếu Tướng. Bạn tôi góp ý:
- Em nghĩ là nếu bác trai còn thì đề thông gia là gia đình Thiếu Tướng mới có lý do. Vả lại, Thiếu Tướng là đương nhiệm kìa, mình đã di tản sang đây, bác đã thôi đi làm thì phải đề là nguyên Thiếu Tướng. Bác đã mất thì lại phải đề là cố Thiếu Tướng.
Chị dâu bạn tôi sầm mặt lại, không thèm nói gì nữa. Chồng chị vội xuê xoa, kiểu “dĩ hòa vi quý “:
- Ăn nhằm gì, cái cáo phó ý mà. Đương nhiệm thì ba chị ấy nay đã lên đến Đại Tướng rồi ấy chứ. Mà ông có mất rồi thì mới ghi là bà quả phụ, ai chả biết.
Thế là thông qua. Sang đến chữ “Xin miễn phúng điếu”. Mục này thì anh của bạn tôi phát pháo đầu tiên. Anh lên giọng giảng giải:
- Phúng điếu làm phiền người ta tốn tiền vô ích. Ngày xưa thời phong kiến, khi cha mẹ quan lớn chết thì hủ tục phúng điếu là một dịp để quan lớn moi tiền thuộc cấp, và thuộc cấp hối lộ quan lớn, qua hình thức phúng điếu cụ cố. Hoặc là ở nhà quê nghèo khổ, phúng điếu là một cách lân bang hàng xóm giúp đỡ cho nhà đám có tiền mà làm đám ma. Tới chừng chính nhà mình có chuyện thì người ta trả lễ, giúp lại mình ý mà. Bây giờ có ai quan quyền hoặc túng thiếu gì đâu mà lấy phúng điếu của người ta.
Anh nói thì cũng có lý, bạn tôi hỏi thêm:
- Thế có ghi là “Xin miễn phúng điếu, kể cả hoa” không?
Bây giờ có lẽ chị dâu bạn tôi đã nguôi ngoai, nên góp lời:
- Dĩ nhiên, phần lớn phúng điếu là hoa đó. Phải ghi vào chứ. Hoa là vô ích nhất. Được có vài ngày đã héo mất rồi. Mà mỗi vòng hoa cả trăm bạc, phí tiền. Chẳng thà để tiền làm việc thiện lại còn có ích hơn. Cứ để cái hộp trên bàn thờ, dán vào tờ giấy ghi là “Xin miễn phúng điếu, quý vị có lòng xin bỏ tiền vào hộp để làm việc thiện”.
Bạn tôi hỏi:
- Như thế làm sao biết được họ bỏ vào hộp bao nhiêu, để sau này nhà họ có việc mình còn trả lễ cho người ta?
Chị dâu nguýt:
- Thì chính là để dẹp luôn cái hủ tục trả lễ ấy đấy. Lễ qua lễ lại chỉ tốn thì giờ!
Bạn tôi cười nhạt:
- Mà tốn tiền nữa ấy chứ, anh chị nhỉ ? Bây giờ nhận lễ thì sau này anh chị phải trả lễ đấy, không đến phiên em đâu. Con trai báo hiếu cha mẹ mà.
Có lẽ thấy tình hình găng, mẹ tôi xen vào, giọng nghẹn ngào:
- Các con à, mẹ các con với bác cũng như chị em nên bác có vài lời, các con nghe thì nghe, không nghe thì bỏ, coi như bà già nói xàm, đừng có giận. Vào thời bác, đám tang cha mẹ quan trọng lắm, vì đó là cơ hội cuối cùng cho người con có dịp tỏ lòng thương kính cha mẹ, cảm tạ công ơn nuôi dạy, chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, bế ẵm, rồi còn vất vả mấy chục năm trời, dạy dỗ, lo cho con đi học nên người. Thời bác, khi cha mẹ chết, người đến phúng điếu dù ít tuổi, dù vai vế thấp, mình cũng rạp người xuống lạy tạ người ta, cảm ơn người ta đã đến thăm viếng hương hồn cha mẹ mình. Đó là một cách để báo hiếu cha mẹ lần cuối cùng, trước khi xa cách vĩnh viễn đó các con à. Ngày nay cha mẹ chết, người ta đem vòng hoa tới phúng viếng vong linh cha mẹ mình, cho nó bớt tẻ lạnh, bớt tội nghiệp cái thi hài nằm trong nhà xác, mà mình lại tính toán, không muốn cho người chết được ấm cúng với vòng hoa thơm, vòng hoa vĩnh biệt, ướp mùi hương lần cuối cùng, cho cả cuộc đời vất vả vì con, bác thật là buồn quá !
Thấy mẹ tôi rơm rớm nước mắt, tôi vội cáo từ để đưa mẹ về, kẻo mẹ giận lại phát lên cơn bệnh cao máu.
Về nhà rồi, tôi cứ suy nghĩ hoài. Trong đời sống hằng ngày tại nước ngoài, tôi thấy chúng ta cũng đã du nhập một số tục lệ của người Tây Phương, nhiều cái cũng hay. Tôi cũng đã dự mấy đám tang trong sở, người Mỹ họ không lấy tiền phúng điếu, mà đưa cho mình tên một cơ quan từ thiện, yêu cầu mình gửi thẳng ngân phiếu ghi số tiền mà mình muốn phúng điếu đến địa chỉ đó. Số tiền gửi tặng cơ quan từ thiện này, cuối năm lại được trừ thuế, mà tiền thì lại được tiêu vào việc có ích lợi. Tôi thấy làm vậy thực tế hơn là mua vòng hoa, vài ngày đã héo, cũng phí tiền thật. Tuy nhiên, những lời nói đầy tình nghĩa của mẹ vẫn văng vẳng bên tai, khiến cho tôi cứ bâng khuâng hoài, nên viết thư này xin quý vị cho biết ý kiến.
NKT
Đáp:
Xin cảm ơn bà đã gửi tới một lá thư trình bày rất chi tiết. Cũng xin được chúc mừng bà hãy còn mẹ già minh mẫn, mẹ con được sống chung với nhau. Căn cứ vào lời dạy của cụ “Thời bác, khi cha mẹ chết, người đến phúng điếu dù ít tuổi, dù vai vế thấp, mình cũng rạp người xuống lạy tạ người ta, cảm ơn người ta đã đến thăm viếng hương hồn cha mẹ mình” là quan điểm của thế hệ người Việt Nam trưởng thành trước năm 1945, chúng tôi đoán rằng năm nay cụ cũng cỡ gần tám chục tuổi rồi, phải không ạ? Một lần nữa, xin chân thành chúc mừng bà.
Có những người bạn của chúng tôi đã buồn bã than rằng mỗi khi gặp cha mẹ trong nursing home, các cụ không còn nhận ra được con cái, mà ngơ ngác hỏi: “Ông, bà là ai?”, thấy đau lòng quá. Họ áy náy rằng muốn giữ các cụ trong nhà thì không có khả năng và phương tiện, vì mình cũng phải đi làm kiếm sống, lại yếu đuối, không thể bế ẵm làm vệ sinh cho cha mẹ, như những chuyên viên được. Có gia đình thương cha mẹ già, giữ cha mẹ trong nhà, nhưng không thường xuyên tắm rửa cho các cụ được, khi sở xã hội tới quan sát, thân nhân bị kết tội “bỏ bê” các cụ. Vì lý do đó, họ yêu cầu chuyển các cụ vào nursing home, để được các chuyên viên săn sóc, đúng tiêu chuẩn hơn. Về mặt vật chất, vệ sinh, thì có thể đúng tiêu chuẩn hơn đấy, nhưng thiếu giọng nói tiếng cười của con cháu, các cụ cứ héo hon dần. Hoàn cảnh sống đã khác với khi còn ở quê nhà, nên cũng có những điều mà mình muốn làm cho nhau, nhưng không còn có thể được nữa.
Cho nên, trong vấn đề “hội nhập với nền văn hóa Tây Phương”, cũng có nhiều điều rất tốt. Nhưng cũng có những điều chúng ta nên suy nghĩ thêm. Một trong những điều đó là “vòng hoa phúng điếu”
Thưa quý vị,
Không riêng gì cụ thân sinh bà Kim Trang không đồng ý, mà chính chúng tôi cũng thấy rất lấn cấn trong việc “tang gia từ chối vòng hoa phúng điếu” này.
Có lẽ chúng ta đều đồng ý với nhau là hoa đem lại cho cuộc đời rất nhiều ý nghĩa. Ngay từ lúc một em bé chào đời, em đã được hưởng mùi hoa thơm mà mọi người mang tới mừng đón em. Rồi từ đó, hằng năm, mỗi buổi mừng Sinh Nhật của em, phòng tiệc lại tràn ngập hoa tươi trang trí, nếu em se mình nhức mẩy, bạn bè thân thuộc của cha mẹ tới thăm cũng đem hoa tới chúc em mau lành. Rồi em lớn lên đi học, đi thi, mỗi dịp lễ lạc là lại có hoa bày biện khắp nhà. Khi em có người yêu, hoa cũng là cầu nối, nói giùm những lời em muốn nói mà không ra lời. Trong thời gian yêu đương, hoa đã giúp hòa giải biết bao nhiêu là giận hờn giữa đôi trẻ. Rồi khi đôi trẻ quyết định cùng nhau đi trọn đường đời, trong ngày cưới, món quà đầu của đôi uyên ương tặng nhau, cũng là một bó hoa tươi, biểu tượng của cuộc tình đầy yêu thương, tràn ngập hạnh phúc. Trong suốt cuộc sống chung dài đằng đẵng, hoa đã không biết bao nhiêu lần hàn gắn những hiểu lầm, những vô ý, đôi khi có thể làm rung rinh tổ ấm. Hoa đã làm đẹp cuộc đời đôi bạn cho tới khi đôi trẻ trở thành có tuổi, thì đó lại là lúc hai mái đầu bạc cùng nhau bưng bình hoa lên chùa cúng Phật, dâng lên Đức Mẹ, Đức Chúa, Đền Thánh, vân vân, tỏ lòng thành kính đối với các đấng thiêng liêng.
Hoa không chỉ giúp xây đắp tình cảm trong gia đình, hoa còn làm đẹp đời sống của mọi người trong xã hội. Không thể kể xiết đã có biết bao nhiêu lần trong cuộc đời, bình hoa thay mình nói lên lời cảm ơn, lời xin lỗi, lời âu yếm trong tình thân quyến, tình bạn, tình lân bang hàng xóm...vân vân. Một bình hoa tươi tuy không biết nói, nhưng thật là cảm kích xiết bao qua ý nghĩa thầm kín mà bình hoa mang lại.
Rồi thì những ngày vui tưng bừng như ngày Tết, lễ Phật Đản Sinh, lễ Chúa Giáng Sinh, ngày Valentine, Father’s Day, Mother’s Day, ăn mừng tân gia, đón bạn từ xa tới, mừng đoàn tụ gia đình, vân vân, luôn luôn có sự hiện diện của bình hoa. Bất cứ cuộc hội hè, đình đám, họp mặt lớn nhỏ nào cũng đều phải trang trí bằng hoa. Người đời thượng cổ, hoặc tại những bộ lạc bán khai nơi rừng sâu núi thẳm, cũng dùng hoa để trang điểm. Hoa và người bước cùng nhịp bước trong cuộc đời như bóng với hình.
Riêng đối với đạo Phật thì hoa rất là quan trọng. Hoa là biểu tượng của một nền giáo lý thâm áo, sâu sắc, nhắc nhở mọi người rằng, cũng như tất cả các hiện tượng trong thế giới tương đối, vẻ đẹp của hoa cũng không tồn tại vĩnh viễn, mà sẽ trải qua bốn sự chuyển biến trong một khoảng thời gian, là chu kỳ của Sinh, Trụ, Dị, Diệt.
Khi bông hoa bắt đầu nở, là “Sinh”, vẻ tươi đẹp tồn tại một thời gian ngắn, là “Trụ”, tiếp đến là sự thay đổi, chuyển qua mầu héo úa, là “Dị”, rồi tàn lụi, quắt lại, là “Diệt”. Chỉ cần quan sát bông hoa từ Sinh đến Diệt, người mẫn cảm cũng có thể nắm bắt được giáo lý nhà Phật về “Vô Thường”.
Hoa gắn bó với cuộc đời con người sâu sắc, tình nghĩa như thế, vậy tại sao trong buổi lễ vĩnh biệt cha mẹ, bạn bè, người thân, chúng ta lại không cho bông hoa tới tỏa hương thơm để âu yếm tiễn đưa thi hài người quá cố đến nơi an nghỉ cuối cùng? Biết đâu thần thức người quá vãng lại chẳng cảm thấy buồn tủi, bơ vơ, trong khung cảnh nhà quàn lạnh lẽo vì thiếu hoa? Hơn nữa, mùi hoa tươi thơm ngát tỏa lên cũng giúp cho bầu không khí trong nhà quàn bớt vẻ lạnh lùng, ghê rợn. Thế thì tại sao chúng ta lại tước đoạt món lễ vật thanh khiết dành cho người quá cố ấy? Cũng nên nhớ rằng vòng hoa phúng điếu là dành cho người chết, chứ không phải để tặng người sống. Nếu người đến phúng viếng có vì tình cảm với người sống mà đem hoa tới, thì cũng nên cảm nhận vòng hoa, đem trang hoàng tang lễ với nguyện ước thần thức cha mẹ được hoan hỉ, vì thấy con cái được nhiều người quý mến, nên người quá cố cũng được hưởng lây.
Cũng như bà chị dâu kể trên, có một số người viện lẽ rằng đem hoa đến nhà quàn là một sự phí phạm, vì chỉ vài ngày thì đã đem người chết đi chôn rồi. Nếu lý luận theo kiểu đó thì sự xức nước hoa của mọi người cũng là phí phạm, vì chỉ được một ngày là hết mùi thơm, hoặc ăn những bữa tiệc linh đình tốn tiền làm chi cho phí, chỉ một lúc sau thì bao tử cũng tiêu hóa hết.
Người ta kiếm tiền để làm gì? Xin thưa rằng chính là để tiêu vào những việc cần phải tiêu. Nhưng thật ra tại nhiều nơi, nhất là ở Hoa Kỳ, dường như người ta đã tiêu phần lớn số tiền kiếm được vào những việc không hẳn là rất cần thiết, thí dụ, quần áo chưa rách, nhưng đã mua quần áo mới, không phải vì cần mà vì thích vẻ đẹp theo thời trang. Xe cộ, nhà cửa, tuy vẫn đủ dùng, nhưng cũng mua cái mới, đẹp hơn. Nếu so sánh thì vòng hoa tiễn người thân ra đi vĩnh viễn, còn cần thiết hơn tất cả những sự chi tiêu kể trên. Và nếu phải tính toán đến việc dẹp chuyện mua hoa phúng điếu, để dành tiền làm việc thiện, thì có lẽ nên dẹp chuyện mặc theo mốt này nọ, ăn tại nhà hàng nổi tiếng kia để lấy tiền làm việc thiện, trước khi dẹp chuyện phúng điếu bằng hoa
Bà Kim Trang viết trong thư rằng con dâu bà cụ quá cố đề nghị là “Cứ để cái hộp trên bàn thờ, dán vào tờ giấy ghi là “Xin miễn phúng điếu”, quý vị có lòng xin bỏ tiền vào hộp để làm việc thiện”....
Chúng tôi cũng đã từng thấy những chuyện tương tự xảy ra trong sở làm của người ngoại quốc. Họ yêu cầu các đồng nghiệp, ai muốn phúng điếu thì ký ngân phiếu gửi thẳng tới một cơ sở tôn giáo, hoặc một hội từ thiện nào đó, mà họ nêu ra.
Nhưng mỗi nền văn hóa lại có những nét đẹp truyền thống riêng. Những đám tang người Tây Phương mà chúng tôi tham dự, thường chỉ đưa người qua đời tới huyệt mộ, rồi mọi người ra về, trong khi người Việt Nam khi đi đưa đám tang là đứng chờ cho tới lúc mắt nhìn thấy thi hài người quá cố đã được “vùi sâu chôn chặt”, còn thắp nén hương cuối cùng để ngỏ lời vĩnh biệt trước khi ra về.
Đối với những người thấm nhuần nền văn hóa Đông Phương, thì cách xử sự lại cũng có sự tinh tế riêng. Người Đông Phương rất nhậy cảm trong những chuyện như là “làm việc thiện phải từ tâm khởi”. Đối với họ, làm việc thiện là một chuyện hoàn toàn tự nguyện, do sự “phát tâm”, có nghĩa là khởi tâm từ bi muốn giúp đỡ người khác. Sự “phát tâm” này là chuyện mỗi người đều làm trong suốt chiều dài của cuộc đời, trừ những người keo kiệt, bần tiện. Và cũng không cần phài chờ đến lúc có người chết, họ mới đem tiền đáng lẽ để phúng điếu, chuyển sang làm việc thiện, một kiểu “kéo giỗ làm chạp” như vậy. Đối với người Đông Phương, “gợi ý” như thế là thiếu tế nhị, nó có nghĩa như là phải có người “dậy bảo”, thì họ mới biết làm việc thiện.
Một câu hỏi cũng nên nêu ra, là có phải tất cả những người Tây Phương đều không phúng điếu bằng hoa, mà gửi tiền cho hội từ thiện chăng? Xin thưa rằng không hẳn như vậy. Điển hình là hằng năm, vào ngày lễ Memorial Day, đích thân Tổng Thống đến đặt vòng hoa tại nghĩa trang anh hùng tử sĩ, để cảm niệm lòng ái quốc của họ. Mỗi khi có nhân viên trong chính phủ, trong các cơ quan qua đời, thì những cơ quan liên hệ cũng gửi hoa tới phúng điếu. Ngay chính thông gia và bạn bè của chúng tôi là người ngoại quốc, ở tận các tiểu bang xa xôi, cũng đặt mua hoa gửi tới kính viếng khi cha mẹ chúng tôi tạ thế, chia sẻ nỗi buồn với chúng tôi.
Cũng nên xét lại trường hợp có thể coi như thiếu tế nhị, là tang gia đặt cái hộp ngay trên bàn thờ vong linh, với hàng chữ “Xin miễn phúng điếu, quý vị có lòng xin bỏ tiền vào hộp để làm việc thiện”. Sự kiện này rất dễ gây bối rối, sượng sùng cho người khách đến viếng, vì có thể họ quen dùng thẻ, nên không đem theo tiền để bỏ vào hộp, cảm thấy như có những cặp mắt nhìn soi mói, chê cười là keo kiệt.
Chúng ta đón mừng em bé vào đời bằng hoa tươi thơm ngát, cũng nên tiễn biệt người đã trải qua một đời lao nhọc bằng vòng hoa tươi, vòng hoa tình nghĩa làm ấm áp vong linh một người phải đành đoạn từ bỏ cuộc đời mà ra đi ... biền biệt....
Liên Hương (ĐPK)
Trích: thuvienhoasen online
Trích: thuvienhoasen online