Kinh Đời
Vụ “Gái miền Tây 3N” dưới cái nhìn của báo chí tự do
Huỳnh Ngọc Chênh
Nếu có tự do báo chí và cho phép tư nhân ra báo thoải mái thì có xảy ra vụ “Gái miền Tây 3N” như của báo Tri Thức Trẻ không?
Câu trả lời là: Chắc chắn có.
Hiện nay báo chí vẫn còn nằm trong tay nhà nước, tuy nhiên trên mạng, trong chừng mực nào đó, cá nhân cũng đã tự do làm báo và viết báo. Không kể các mạng xã hội như facebook, các trang web và blog cá nhân tự ý mở ra mà không cần phép tắc của nhà nước. Mà thật ra nhà nước dù có khao khát đến mấy cũng không thể nào cấp phép và quản lý xuể các trang điện tử cá nhân đó trong thời đại bùng nổ thông tin này. Tình hình giống như trước đây nhà nước đòi cấp biển số xe đạp và bảng đăng ký đầu video để quản lý nhưng sau đó hoàn toàn phá sản.
Thực tế hiện nay cho thấy, tuy được thoải mái, nhưng các web, blog viết bậy bạ cũng không có nhiều, hoặc nếu có thì cũng bị tẩy chay ngay, rất hiếm người vào xem. Những bài viết kiểu gái miền tây 3N tự nó sẽ bị đào thải. Trên các web, blog cá nhân còn có những bài viết bậy bạ ghê gớm hơn nhưng chẳng mấy tác động đến ai vì hầu như không ai thèm đọc.
Nhưng một bài báo như vậy xuất hiện trên một tờ báo của nhà nước là chuyện khác. Nếu không chấn chỉnh ngay sẽ đưa đến hiểu lầm đó cũng là quan điểm của nhà nước. Qua đó thấy rằng việc nhà nước nắm giữ toàn bộ báo chí sẽ có những bất cập không thể nào lường hết. Quan điểm của một phóng viên cũng trở thành quan điểm chung của nhà nước, mà cơ quan nhà nước làm sao quản lý đến từng suy nghĩ của hàng vạn phóng viên.
Vì là báo của nhà nước nên phải có một cơ quan nhà nước đứng ra xử lý sai phạm này. Việc xử lý báo điện tử Tri Thức Trẻ qua vụ 3 N như vậy là hợp với mong đợi của nhiều người. Về mặt luật pháp, việc xử lý ấy, đúng hay sai còn phải bàn cãi, tuy nhiên cách xử lý là nhanh gọn và đơn giản. Ấy là do cơ chế quản lý báo chí độc quyền của nhà nước: Mọi tờ báo đều thuộc một cơ quan chủ quản và nằm dưới quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông. Chỉ cần ra một quyết định hành chánh là xong.
Nhưng giả thiết mai kia báo chí được tự do hoàn toàn như trong hiến pháp đã ghi và như cam kết của Việt Nam trước các tổ chức quốc tế thì việc xử lý sai phạm tương tự ở những tờ báo tư nhân không thuộc cơ quan chủ quản nào thì sao?
Mọi hành vi trong xã hội đều nằm trong phạm vi điều chỉnh của pháp luật. Không một cơ quan nhà nước nào được quyền xử lý bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào của cá nhân hoặc tổ chức, trừ tòa án. Một bài báo viết theo kiểu 3N xúc phạm đến nhân phẩm phụ nữ, kích động việc phân biệt vùng miền… thì sẽ nằm trong phạm vi điều chỉnh của một điều luật phù hợp nào đó. Lúc đó tác giả và chủ báo sẽ bị truy tố ra tòa, và tòa sẽ phán quyết việc trừng phạt như thế nào theo luật định.
Dĩ nhiên khi ấy chẳng cần đến một bộ như Bộ 4 T, hoặc nếu có thì bộ ấy lo những chuyện chiến lược phát triển to lớn chứ không phải chỉ ngồi đó canh chừng từng bài viết của từng phóng viên như hiện nay.
Độc quyền cũng khổ lắm nhà nước ạ.
Nguồn: http://huynhngocchenh.blogspot.com/2014/08/vu-gai-mien-tay-3n-duoi-cai-nhin-cua.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Vụ “Gái miền Tây 3N” dưới cái nhìn của báo chí tự do
Huỳnh Ngọc Chênh
Nếu có tự do báo chí và cho phép tư nhân ra báo thoải mái thì có xảy ra vụ “Gái miền Tây 3N” như của báo Tri Thức Trẻ không?
Câu trả lời là: Chắc chắn có.
Hiện nay báo chí vẫn còn nằm trong tay nhà nước, tuy nhiên trên mạng, trong chừng mực nào đó, cá nhân cũng đã tự do làm báo và viết báo. Không kể các mạng xã hội như facebook, các trang web và blog cá nhân tự ý mở ra mà không cần phép tắc của nhà nước. Mà thật ra nhà nước dù có khao khát đến mấy cũng không thể nào cấp phép và quản lý xuể các trang điện tử cá nhân đó trong thời đại bùng nổ thông tin này. Tình hình giống như trước đây nhà nước đòi cấp biển số xe đạp và bảng đăng ký đầu video để quản lý nhưng sau đó hoàn toàn phá sản.
Thực tế hiện nay cho thấy, tuy được thoải mái, nhưng các web, blog viết bậy bạ cũng không có nhiều, hoặc nếu có thì cũng bị tẩy chay ngay, rất hiếm người vào xem. Những bài viết kiểu gái miền tây 3N tự nó sẽ bị đào thải. Trên các web, blog cá nhân còn có những bài viết bậy bạ ghê gớm hơn nhưng chẳng mấy tác động đến ai vì hầu như không ai thèm đọc.
Nhưng một bài báo như vậy xuất hiện trên một tờ báo của nhà nước là chuyện khác. Nếu không chấn chỉnh ngay sẽ đưa đến hiểu lầm đó cũng là quan điểm của nhà nước. Qua đó thấy rằng việc nhà nước nắm giữ toàn bộ báo chí sẽ có những bất cập không thể nào lường hết. Quan điểm của một phóng viên cũng trở thành quan điểm chung của nhà nước, mà cơ quan nhà nước làm sao quản lý đến từng suy nghĩ của hàng vạn phóng viên.
Vì là báo của nhà nước nên phải có một cơ quan nhà nước đứng ra xử lý sai phạm này. Việc xử lý báo điện tử Tri Thức Trẻ qua vụ 3 N như vậy là hợp với mong đợi của nhiều người. Về mặt luật pháp, việc xử lý ấy, đúng hay sai còn phải bàn cãi, tuy nhiên cách xử lý là nhanh gọn và đơn giản. Ấy là do cơ chế quản lý báo chí độc quyền của nhà nước: Mọi tờ báo đều thuộc một cơ quan chủ quản và nằm dưới quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông. Chỉ cần ra một quyết định hành chánh là xong.
Nhưng giả thiết mai kia báo chí được tự do hoàn toàn như trong hiến pháp đã ghi và như cam kết của Việt Nam trước các tổ chức quốc tế thì việc xử lý sai phạm tương tự ở những tờ báo tư nhân không thuộc cơ quan chủ quản nào thì sao?
Mọi hành vi trong xã hội đều nằm trong phạm vi điều chỉnh của pháp luật. Không một cơ quan nhà nước nào được quyền xử lý bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào của cá nhân hoặc tổ chức, trừ tòa án. Một bài báo viết theo kiểu 3N xúc phạm đến nhân phẩm phụ nữ, kích động việc phân biệt vùng miền… thì sẽ nằm trong phạm vi điều chỉnh của một điều luật phù hợp nào đó. Lúc đó tác giả và chủ báo sẽ bị truy tố ra tòa, và tòa sẽ phán quyết việc trừng phạt như thế nào theo luật định.
Dĩ nhiên khi ấy chẳng cần đến một bộ như Bộ 4 T, hoặc nếu có thì bộ ấy lo những chuyện chiến lược phát triển to lớn chứ không phải chỉ ngồi đó canh chừng từng bài viết của từng phóng viên như hiện nay.
Độc quyền cũng khổ lắm nhà nước ạ.
Nguồn: http://huynhngocchenh.blogspot.com/2014/08/vu-gai-mien-tay-3n-duoi-cai-nhin-cua.html