Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Vụ Đánh Chìm Tàu 645 Của Cộng Sản Bắc Việt - Trần Lý

Ngày 24 tháng 4 năm 1972, chiến hạm HQ 4 (Trần Khánh Dư) của Hải Quân VNCH đã đánh chỉm một chiếc tàu vận chuyển võ khí để tiếp viện cho chiến trường miền Nam của cộng sản Bắc Việt. Chiếc tàu bị bắn chìm tại vùng biển Phú Quốc
Ngày 24 tháng 4 năm 1972, chiến hạm HQ 4 (Trần Khánh Dư) của Hải Quân VNCH đã đánh chỉm một chiếc tàu vận chuyển võ khí để tiếp viện cho chiến trường miền Nam của cộng sản Bắc Việt. Chiếc tàu bị bắn chìm tại vùng biển Phú Quốc
Hải Sử Tuyển Tập (Tổng Hội Hải Quân & Hàng Hải -Ấn bản 2004) đã viết về vụ này dưới tên 'HQ 4 đánh chìm tàu địch' trang 135-140, và theo tác giả Phan Lạc Tiếp viết theo lời kể của HQ Trung Tá Nguyễn Kim Khánh, Hạm Phó HQ 4 thì HQ 4 đã tìm ra và theo dõi chiêc tàu vận chuyển này từ vùng vịnh Phan Thiêt để cuối cùng đánh chìm tàu địch trong vùng biển Phú Quốc.
Bài viết về chiến tích này đã không nhắc nhở đến việc theo dõi chiếc tàu vận chuyển 645 của CSBV từ nơi xuất phát đến điểm bị bắn chìm, từ ngày 10 tháng 4 đến ngày giao nhiệm vụ bắn chìm chiếc tàu này cho HQVNCH của chiếc tàu ngầm nguyên tử USS Sculpin của HQ Hoa Kỳ. Sculpin đã theo sát chiếc 645 trong cuộc hải trình kéo dài gần 2500 hải lý trên biển Đông.
Sculpin đã xin lệnh đánh chìm 645 bằng thủy lôi, nhưng bị từ chối và dành chiến tích lại cho HQ VNCH.
Do công trạng này, USS Sculpin trở thành chiêc tàu ngầm duy nhất của Hải Quân Hoa Kỳ được ban thưởng Anh Dũng Bội Tinh của VNCH trong suốt cuộc chiến tranh VN.
(Bài viết được dựa theo The Sculpin's lost mission: A nuclear submarine in the Vietnam War, đăng trên tạp chí Naval History của US Naval Institute Số February 2008)

Theo 'Hải Sử Tuyển Tập', trong suốt cuộc chiến tranh VN từ 1960 đến 1972, cộng sản Bắc Việt (CSBV hay BV) đã tìm nhiều cách để đưa vũ khí và tiếp liệu vào miền Nam theo đường biển. Lúc đầu BV dùng các loại thuyền gỗ nhỏ trọng tải dưới 10 tấn, ngụy trang dưới dạng thuyền đánh cá ven biển. Lực lượng này được gọi là Đoàn 604. Tuy nhiên, từ tháng 12 năm 1962, Hà Nội lập Đoàn 125 sử dụng các tàu sắt lớn, trọng tải trên 100 tấn để đáp ứng với nhu cầu tiếp liệu cho chiến trường miền Nam. (Tình báo Hoa Kỳ gọi chung các tàu này là trawler=tàu đánh cá bằng lưới kéo)
Ngày 16 tháng 2 năm 1965, chiếc tàu vận chuyển số 143 của CSBV bị phát giác và sau đó bị đánh chìm tại Vũng Rô trong chuyến xâm nhập thứ 23 của con tàu vào bờ biển VNCH.
Sau Vũng Rô, còn có thêm 13 vụ tàu BV xâm nhập, bị săn đuổi và bị đánh chìm trong các vùng biển VNCH. Vụ tàu 645 được xem là vụ cuối cùng.
Vụ Vũng Rô đã khởi đầu cho một chương trình chống BV xâm nhập bằng đường biển, phối hợp hoạt động giữa Hải Quân HK và HQ VNCH. Chương trình được đặt tên là Operation Market Time.
USS Sculpin (SSN 590) bắt đầu nhận nhiệm vụ tuần tiễu ngoài khơi đảo Hải Nam từ ngày 10 tháng 4 năm 1972, và sau khi đối chiếu với hình ảnh những loại tàu đánh cá và chuyển vận thường gặp trong vùng biển Đông Nam Á, Hạm Trưởng (Đại Tá) Harry Mathis đã tìm được một chiếc tàu khả nghi vào ngày 12 tháng 4.
Tàu di chuyển hướng về vùng biển phía Tây Phillippines, một hải trình bất bình thường của một tàu đánh cá. Sculpin theo dõi và không lâu sau đó, chiếc trawler này đổi hướng, quay xuống phía Nam, phù hợp với sự nghi ngờ. Chân vịt và tiếng động tạo ra của chiếc tàu đánh cá này có những đặc điểm rõ rệt mà sonar của tàu ngầm ghi nhận dễ dàng nên Sculpin không cần phải nổi lên mặt nước để quan sát và bám theo.

Chiếc tàu đánh cá khả nghi này dài khoảng 200 feet (65m), tương đối lớn và có khả năng đi biển dài ngày, hoạt động ngoài biển khơi. Sculpin đã dùng tiềm vọng kính để quan sát tuy nhiên để tránh bị phát gíác trong một vùng biển tương đối 'lặng' nên Sculpin giữ tình trạng vừa lặn vừa bám sát. Chiếc trawler di chuyển với vận tốc khoảng 11 knots và để có thể theo dõi một cách bi mật, trao đổi vô tuyến với Bộ Chỉ Huy Hạm Đội 7, sử dụng tiềm vọng kính khi cần thiết, Sculpin phải hải hành dưới mặt nước với vận tốc từ 18 đến 20 knots.
Một trở ngại khác là chiếc tàu trawler, khi di chuyển về phía Nam đã chọn một thủy lộ đi qua một khu vực được ghi trong hải đồ của vùng biển Đông Nam Á là 'khu vực nguy hiểm' (một vùng biển rộng khoảng 180 hải lý và dài 300 hải lý, tuy thềm tương đối bằng phẳng nhưng độ sâu chỉ khoảng 200 f, ngoài ra dưới đáy còn có thể có đá ngầm, xác tàu chìm và nhiều chướng ngại vật khác. Sculpin đã phải tránh khỏi khu vực và trao việc theo dõi cho phi cơ tuần thám P-3 Orion, yêu cầu phi cơ theo dõi từ trên cao bằng radar, tránh việc bay ngang trên đầu chiếc trawler để tàu biết là đã bị phát giác để quay trở về nơi xuất phát.

USS Sculpin đổi hướng về phía Tây, rồi quẹo xuống Nam và trở lại đón đầu chiếc trawler sau khi qua khỏi 'vùng nguy hiẻm'. Đúng như dự đoán, chiếc trawler với tiếng động quay của chân vịt quen thuộc lại xuất hiện, Phi cơ P-3 giao trả nhiệm vụ và Sculpin đã đến gần hơn, dùng tiềm vọng kính để quan sát và xác định 'con mồi'.
Chiếc trawler tiếp tục di chuyển về phía Nam theo thủy lộ ngoài khơi Borneo, nơi có nhiều giàn khoan dầu. Với tàu ngầm, hoạt động của các dàn khoan gây nhiều khó khăn cho việc theo dõi bằng sonar dò tìm tiếng động của chân vịt, nên Sculpin đã phải dùng đến tiềm vọng kính nhiều hơn.
Sau đó, cuộc hải trình tiếp tục đi đến khu vực Natunar Besa và đi vào vùng Vịnh Thái Lan theo một thủy lộ quốc tế rất đông tàu bè qua lại di chuyển giữa Singapore và Hong Kong. Sculpin không thể dùng sonar, đành tiếp tục theo bằng tiềm vọng kính, tránh né những tàu buôn to lớn đang di chuyển. Vùng Vịnh Thái Lan, nơi nhiệt độ nước lên đến 86 độ F (được xem là nóng với tấu ngầm), độ sâu chỉ khoảng 110 ft, mặt biển phẳng lặng như tấm gương soi, giăng đầy phao và lưới đánh cá, chưa kể đến rất nhiều thuyền cá hoạt động. Đường chân trời mờ nhạt, Sculpin phải hoạt động ở độ sâu chỉ 6 fathoms, và khá gần duyên hải.
Khi Trawler 465 di chuyển xa hơn về phía Nam, rồi chuyển hướng rõ ràng về phia Tây và sau đó Tây-Bắc: chiếc tàu đã cho thấy đây thực sự là một tàu vận chuyển vũ khi và tiếp liệu của CSBV đang tìm vào nơi 'đổ hàng'. Sculpin nhận được lệnh từ MACV: chụp ảnh đối tượng và sửa soạn thanh toán đối tượng bằng thủy lôi. Muốn chụp ảnh, Sculpin phải di chuyển nhanh hơn, vượt qua chiếc trawler rồi chờ để khi trawler chạy ngang. Khả năng bị trawler phát giác là đang bị theo dõi lên cao do tình trạng biển lặng và khối 'u' của tàu ngầm nhô khỏi mặt nước khi phải di chuyển thật nhanh, chưa kể độ rẽ sóng. Để giải quyết, Hạm Trưởng quyết định, tàu sẽ lặn ở độ sâu nhất có thể được, dưới mặt nước khoảng 90 ft, chỉ còn 20 ft là đụng thềm biển: kính tiềm vọng chỉ nhô lên 6 inches trong vòng 10 giây, đủ để chụp hình. Ảnh chụp được rất rõ thấy cả được 3 người trên trawler đang nhìn về phía ống kính.

Ngay sau khi chiếc trawler chuyển sang hướng Tây-Bắc, trong khi Sculpin trao đổi vô tuyến với Bộ Chỉ Huy, trawler biến dạng, làm gián đoạn cuộc theo dõi trong gần 2 tiếng. Tuy nhiên như dự đoán, hải trình của trawler đang là Tây-Bắc, giữa Vịnh Thái Lan, cách bờ biển VNCH khoảng 100 dặm. Sonar của Sculpin ghi nhận được tiếng quay quen thuộc của chân vịt.Với ánh sáng của một đêm trăng tròn, Sculpin ghi nhận được cả các đèn trên trawler. Đột nhiên chiếc trawler ngưng máy và tắt đèn: sonar không ghi nhận tiếng chân vịt. Sculpin cho mở hệ thống radar nhưng gặp trở ngại, không thể xác định là trawler còn tại chỗ hay đã di chuyển theo vận tốc chậm đi một nơi khác?
Sculpin thông báo về 'sự kiện mất dấu' này, tạo ra một sự 'hoảng hốt' tại Bộ Chỉ Huy ở Saigon vì Bộ CH dã yêu cầu Hải Quân VNCH' giàn' lực lượng ngăn chặn theo đúng các tin tức do Sculpin thông báo. Sculpin tiếp tục di chuyển thật nhanh trong đêm để đến một điểm 'dự đoán' (tuy không chắc) là 'có thể chặn đầu chiếc trawler. Ngay sáng sớm, Sculpin đã liên lạc với phi cơ tuần thám P-3 để cung cấp chi tiết về chiếc trawler đang lạc, đặc điểm rõ rệt nhất là sơn màu trắng. P-3 cho biết đã thấy khá nhiều tàu bè trong khu vực và chỉ một chiếc sơn màu trắng và sau khi bay thấp qua, mục tiêu đã được xác định. Sculpin được hướng dẫn tìm lại đối tượng đang theo dõi.
Ban đầu MACV đã xin lệnh cho đánh chìm chiếc trawler này bằng thủy lôi phóng từ Sculpin, nhưng không được chấp thuận. Hải Quân Đô Đốc Mc Cain Tư Lệnh Vùng Thái Bình Dương đã từ chối lời yêu cầu này và dành việc 'thanh toán' chiếc trawler này cho Hải Quân VNCH.

Hải Sử Tuyển Tập viết theo lời kể của Hạm Phó HQ 4 Nguyễn Kim Khánh về vụ này như sau:
''2 giờ chiều, tàu rời bến Saigon. Cẩn thận tối đa và tới cửa Cap Saint Jacques vào 5 giờ chiều. Với các chi tiêt đã được cung cấp HQ 4 tiến thẳng ra vùng vịnh Phan Thiết (?). Radar mở tối đa, bán kính bao vùng 32 hải lý. Chỉ sau mấy giờ đồng hồ, echo địch đã hiện ra. HQ4 lại gần tàu địch vơi một phân đội hải hành sẵn sàng trong nhiệm sở tác chiến. Lúc ấy tàu địch ở ngoài hải phận quốc tế, cách bờ từ 25 đến 30 hải lý. Quan sát tàu, kiến trúc đúng như hình ảnh đã được cung cấp. Trên tàu địch chỉ có các ô vuông phủ lưới. Thấy bị theo dõi, tàu địch hướng mũi về phía Hong Kong. Ta đi theo, xa xa trong tầm kiểm soát của radar. Sau tàu địch đổi hướng vào vủng Cà Mâu. Đợi địch vào sâu hơn nữa, ta xả hết máy theo sát nó. Sáng ngày 24 tháng 4 năm 1972, tàu địch ở giữa vùng biển từ Phú Quốc đến Thổ Châu. Trên tàu địch không treo quốc kỳ của bất cứ quốc gia nào. Tàu ta và tàu địch rất gần nhau. Ta đánh đèn hỏi, tàu địch vẫn giữ im lặng. Tàu ta đi sát hơn, dùng cờ hiệu hỏi, tàu địch vẫn lầm lì không phản ứng gì. Trên ống nhòm, hình dáng, bộ mặt các nhân viên trên tàu địch rất là Việt Nam. Không còn nghi ngờ gì nữa HQ 4 ở nhiệm sở tác chiến toàn diện. Và tất nhiên mọi diễn tiến đều được thông báo bằng âm thoại tơi Trung Tâm Hành Quân tại SàiGòn. Tàu ta HQ 4 dùng loa kêu gọi: ''các anh hãy dừng máy, kéo cờ trắng đầu hàng, chùng tôi sẽ cho cac anh hưởng quy chế chiêu hồi..' Tàu địch hình như ở trong tình trạng hôn mê. Bỗng chúng kéo quốc kỳ Trung Cộng lên cột cờ. Hạm Trưởng Nguyễn Ngọc Rắc rất tin tưởng vào các xạ thủ của khẩu 76 ly 2 tại mũi tàu. Ông nhắc: 'khi cần chỉ một mình khẩu này bắn thôi..' Tàu mình và tàu địch vẫn chạy song song, hướng mũi vào Phú Quốc. Và thật nhẫn nại, vừa theo sát vừa bắc loa kêu gọi, tàu địch vẫn cứ lì. Lệnh từ chính Tư Lệnh HQ, Đề Đốc Trần văn Chơn bằng âm thoại: ''Theo đúng luật hàng hải quốc tế, hãy bắn 2 phát trước tàu địch để cảnh cáo. Nếu tàu địch không ngưng máy, kéo cờ trắng, hãy bắn thẳng vào tàu địch''. Sau 2 phát đại bác, tàu địch vẫn lầm lì tiến. Hạm trưởng Rắc ra lệnh bắn thẳng vào đài chỉ huy. Khẩu 76 ly 2 do xạ thủ Huệ bóp cò. Chỉ một phát, tàu dịch nghiêng. Trên tàu địch tán loạn. Phát thứ 2, tàu địch bốc cháy và từ từ chìm trong vòng mấy phút..'
HQ 4 thả xuồng cứu nạn và vớt được hơn 10 thủy thủ CSBV còn sống sót. Cũng theo tác giả Phan Lạc Tiếp (cho biết là có mặt tại TT Hành Quân HQ) thì khi nhận được báo cáo trực tiếp, Đề Đốc Chơn đã cười và lấy khăn lau mồ hôi trán.

Hạm Trưởng USS Sculpin ghi tiếp vụ đánh chìm chiếc 645 của CSBV như sau:
Lực lượng trên mặt biển, do một Destroyer Escort (VN gọi là Khu Trục Hạm) truy hỏi chiếc trawler, kéo cờ Trung cCng và treo cờ hải hành cho biết là tàu đánh cá. Hạm Trưởng chiến hạm VN lưỡng lự, e ngại có thể gây ra một rắc rối quốc tế. Tuy nhiên Sculpin đã liên lạc được với một sĩ quan liên lạc của HQ HK có mặt trên chiến hạm VN qua đường dây vô tuyến ngầm (UQC underwater telephone). Đầu tiên ông yêu cầu xác định đối tượng, đúng là chiếc trawler đã bị theo dõi ? Sculpin đã xác nhận đây là chiếc tàu vận chuyển đã bị theo sát từ khi khởi hành tại đảo Hải Nam, trên suốt hải trình 2500 hải lý vả đề nghị dùng mọi biện pháp cần thiết để giải quyết.
Sculpin tiếp tục dùng tiểm vọng kính để theo dõi vụ HQ VN bắn chìm tàu 645, tiếng nổ phụ do chất nổ chở tên tàu khi phát cháy, và khi chìm đã gây rung động Sculpin.

Vẫn theo 'Hải sử Tuyển tập': Hà Nội đã viết về vụ này như sau:
Theo tài liệu chính thức của Hà Nội. Lịch Sử Hải Quân Nhân Dân Việt Nam, trang 140, nguyên văn như sau:
'..Trung tuần tháng 4, đoàn lại tiếp tục giao nhiệm vụ cho tàu 645 đưa một chuyến hàng nữa vào Quân Khu 9. Trên đường đi, tàu đã lợi dụng mọi yếu tố bất ngờ vượt qua các tuyến tuần tiễu của địch gồm hàng chục tàu chiến, máy bay trinh sát của Mỹ và Ngụy. Đến ngày 24 tháng 4, khi tàu chuyển hướng vào bờ thì gặp địch và xẩy ra chiến đấu. Với âm mưu nham hiểm định bắt sống tàu ta, bọn địch dùng mọi thủ đoạn chiến tranh tâm lý, dụ dỗ, mua chuộc và đe dọa lung lạc ý chí cán bộ, chiến sĩ tàu 645. Sau một thời gian tác động, kêu gọi, chiêu hồi không được, bọn địch liền dùng đại bác bắn vào ta. Thực hiện kế hoạch đã bàn sẵn, tàu 645 chưa bắn trả lại vội, vừa dập lửa cứu máy vừa tiếp tục vận động bình thường để nghi binh nhử địch đến gần. Sau mấy loạt đạn 76.2 mi li mét bắn tới tấp, không thấy tàu ta phản ứng gì, chiếc tàu khu trục địch ngưng bắn, tiến sát lên ngang hông tàu 645. Chỉ chờ thời cơ ấy, tàu 645 bất ngờ tăng hết tốc độ nhắm thẳng tàu địch lao tới. Trong giở phút quyết liệt một mất một còn với kẻ thù, thiếu úy chính trị viên, bí thư chi bộ tàu 645, Nguyễn văn Hiệu đã bình tĩnh, tỉnh táo tổ chức, cho anh em rời tàu, căn dặn anh em tiếp tục, chiến đấu vì miền Nam ruột thịt..'
- Tập sách Đường Mòn Trên Biển của CSBV viết về chiến công của đoàn vận chuyển 125 chuyên lo chở vũ khi, và tiếp liệu quân sự cho CQ vào chiến trường Miền Nam, với nhiểu sự kiện 'tiểu thuyết hóa' đã viết vụ chiếc 645 bị đánh chìm như sau:
' Sau 11 chuyến đi chữ O của nhiều đội tầu khác (đi mà không thể vào bờ, phải trở về bến xuất phát), ngày 12 tháng 4 năm 1972 đội tàu 645 lại lên đường..'
'Nửa đêm 24 tháng 4, Bộ Tư Lệnh HQ (BV) nhận được điện của tàu 645: Chúng tôi đã vào tọa độ N, không có hiện tượng địch theo dõi' (ghi chú của Trần Lý: tàu 645 không biết là đã bị tàu ngầm Sculpin theo sát ngay khi họ rời bến ). Tư lệnh HQ: điện cho 645..tiêp tục vào bến..'. .

Sau đây là các bưc điện văn mà tác giả cho biêt là trích đúng nguyên bản các bức điện tín thu được của địch (VNCH) lưu trữ tại Phòng Bảo Mật HQBV:
..' Máy bay địch đang bám tôi, vòng lượn thấp, xin chỉ thị gấp..'
Bộ tư lệnh hải thuyền địch thông báo cho HQ 4: hồi 02 giờ, không tuần Mỹ gặp một tàu lạ dạng SL4, tại đông-nam Phú Quốc 20 hải lý, hướng đi N, vận tốc 10 hải lý, HQ 4 đến vùng Phú Quốc theo dõi..
6 giờ sáng 24 tháng 4, đài kỹ thuật quân báo BV ghi lại:
- HQ 4 báo cáo: 2 tàu cách nhau 2 hải lý.
6 giờ 25 phút, cách 2 hải lý, SL4 ở bên phải HQ4, HQ 4 đi hướng 245 và bắt đầu chuyển quang hiệu cho SL4.
- HQ 4 báo cáo:
Đã nhìn thấy đài chỉ huy của SL4. Có 2 người và 1 khẩu đại liên. Xác định đúng SL4, khoảng cách 2 tàu 700 yards. Vỏ tàu SL4 màu ngà, có cột buồm sau lái. Thân tàu dài 30m, ngang khoảng 5.8m. Cột cờ màu vàng, phía dươi cột cờ có một ổ súng.
7 giờ Bộ Tư Lệnh địch (VNCH) ra lệnh:
HQ 4 chuần bị 3 quả đạn, sẵn sàng nổ súng.
7 giờ 5 phút: HQ 4 nhìn thấy trên đài chỉ huy của SL4 có 3 người ngồi. Tàu không treo cờ quốc tịch nào. Sau đuôi tàu có 2 chữ FU ZAN.
7 giờ 52 phút: HQ 4 tách ra xa khoảng 600-900 m, bắn một quả đạn 76 ly trước mũi SL4.
8 giờ: SL4 vẫn không trả lời..
8 giờ 12: HQ 4 bắn quả 76 ly thứ nhì, vẫn trước mũi SL 4.
8 giờ 20 phút, SL 4 tiếp tục chạy.
9 giờ 5 phút HQ4 bắn quả thứ 3 và SL 4 có tiếng nổ lớn, sau khi tan khói, không còn thấy...

Ghi chú và nhận xét của người viết:
USS Sculpin (SSN 590) là chiếc tàu ngầm nguyên tử thứ tư thuộc loại Skipjack, loại tàu ngầm xung kích chạy bằng năng lượng nguyên tử. Tàu được hạ thủy ngày 31 tháng 3 năm 1960 và đưa vào hoạt động từ 1 tháng 6 năm 1961. Tàu dài 76.7 m. Trọng tải khi di chuyển (nổi) 2800 tấn, khi lặn 3500 tấn. Vận tốc khi nổi 15 knot, khi lặn 30 knots. Khả năng lặn sâu đến 400 ft. Vũ trang: 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 ly. Thủy thủ đoàn: 8 sĩ quan và 85 đoàn viên. Tàu được 'giải ngũ' ngày 3 tháng 8 năm 1990.
Bài viết trên 'Hải sử Tuyển tập' tuy đưọc xem là 'tài liệu chinh thức của Hải Quân VNCH, do một Hội đồng Hải Sử gồm nhiều sĩ quan cao câp của Hải Quân VNCH có nhiều chi tiết chưa chính xác:
HQ 4 được cho là đã ra vùng biển Phan Thiết ngày 22 tháng 4 để chặn tàu 645 (?) và sau đó theo tàu này về đến Vịnh Thái Lan (?) để thanh toán ngày 24 tháng 4. Sổ ghi ghép hải hành của Tàu ngầm Sculpin đã cho thấy Sculpin theo dõi chiếc 645 từ ngày 10 tháng 4, khi 645 rời nơi xuất phát từ Đảo Hải Nam. Sculpin đã vừa lặn vừa trồi lên mặt nươc song song vơi 645 trong suốt 14 ngày, có những khi mất dấu phải nhờ sự theo dõi của phi cơ tuần thám. Hải trình ghi rõ 645 di chuyển rât xa hải phận VN, đi xuống đên vùng biển Borneo và sau đó mới đổi hướng đi vào vùng Vịnh Thái Lan.
Hạm Phó Nguyễn Kim Khánh (trong bài) cũng cho biết: 'Lúc ấy HQ 4 vừa lãnh từ Mỹ về, thuốc lá Mỹ, cam táo còn đầy. Ta đem ra mời các tù binh của tàu BV.' Tài liệu chính thức ghi nhận Chiến hạm USS Forster được bàn giao cho HQ VNCH ngày 25 tháng 9 năm 1971, được đặt tên là HQ-4 Trần Khánh Dư. Thời gian từ khi nhận tàu đến khi bắn chìm 645 là 7 tháng (từ 25 tháng 9, 71 đến 24 tháng 4, 1972), vẫn còn cam táo Mỹ (?)
Về sự hiện diện của sĩ quan liên lạc HQ HK trên chiếm hạm HQ 4 theo như bài viết của Sculpin, xin quý vị sĩ quan HQ VNCH cho biết ý kiến?

Bài của Bắc Việt thì hoàn toàn có tính cách tuyên truyền thiếu chính xác về phương diện chiến sử. Các chi tiết không phù hợp với thực tế xẩy ra trên mặt biển: như quay tàu để đâm vào tàu địch, như chạy trên đường bộ (?). Tàu bị bắn cháy mà còn lo dập lửa theo kiểu cháy trong bếp. Chính trị viên lo cho thủy thủ rời tàu (?). Trên thực tế, Chính Trị Viên bị trúng đạn chết ngay từ đầu, thuỷ thủ bám vào ván, phao và được xuồng của Hải Quân VNCH cứu vớt.

Sau vụ tàu 645, CSBV ngưng các chuyến chở hàng bằng SL và thay đổi phương pháp chuyển vận võ khí từ Bắc vào Nam bằng các phương tiện hợp pháp, tổ chức các chuyến chuyển vận dùng tàu đánh cá trọng tải 20-30 tấn, đăng kiểm tại VNCH, ra Bắc và chở hàng vào các cơ sở (nằm vùng) dưới tên các công ty Ngư Nghiệp Nam Nhật (Rạch Giá), Ngư Long (Sài Gòn).
Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Vụ Đánh Chìm Tàu 645 Của Cộng Sản Bắc Việt - Trần Lý

Ngày 24 tháng 4 năm 1972, chiến hạm HQ 4 (Trần Khánh Dư) của Hải Quân VNCH đã đánh chỉm một chiếc tàu vận chuyển võ khí để tiếp viện cho chiến trường miền Nam của cộng sản Bắc Việt. Chiếc tàu bị bắn chìm tại vùng biển Phú Quốc
Ngày 24 tháng 4 năm 1972, chiến hạm HQ 4 (Trần Khánh Dư) của Hải Quân VNCH đã đánh chỉm một chiếc tàu vận chuyển võ khí để tiếp viện cho chiến trường miền Nam của cộng sản Bắc Việt. Chiếc tàu bị bắn chìm tại vùng biển Phú Quốc
Hải Sử Tuyển Tập (Tổng Hội Hải Quân & Hàng Hải -Ấn bản 2004) đã viết về vụ này dưới tên 'HQ 4 đánh chìm tàu địch' trang 135-140, và theo tác giả Phan Lạc Tiếp viết theo lời kể của HQ Trung Tá Nguyễn Kim Khánh, Hạm Phó HQ 4 thì HQ 4 đã tìm ra và theo dõi chiêc tàu vận chuyển này từ vùng vịnh Phan Thiêt để cuối cùng đánh chìm tàu địch trong vùng biển Phú Quốc.
Bài viết về chiến tích này đã không nhắc nhở đến việc theo dõi chiếc tàu vận chuyển 645 của CSBV từ nơi xuất phát đến điểm bị bắn chìm, từ ngày 10 tháng 4 đến ngày giao nhiệm vụ bắn chìm chiếc tàu này cho HQVNCH của chiếc tàu ngầm nguyên tử USS Sculpin của HQ Hoa Kỳ. Sculpin đã theo sát chiếc 645 trong cuộc hải trình kéo dài gần 2500 hải lý trên biển Đông.
Sculpin đã xin lệnh đánh chìm 645 bằng thủy lôi, nhưng bị từ chối và dành chiến tích lại cho HQ VNCH.
Do công trạng này, USS Sculpin trở thành chiêc tàu ngầm duy nhất của Hải Quân Hoa Kỳ được ban thưởng Anh Dũng Bội Tinh của VNCH trong suốt cuộc chiến tranh VN.
(Bài viết được dựa theo The Sculpin's lost mission: A nuclear submarine in the Vietnam War, đăng trên tạp chí Naval History của US Naval Institute Số February 2008)

Theo 'Hải Sử Tuyển Tập', trong suốt cuộc chiến tranh VN từ 1960 đến 1972, cộng sản Bắc Việt (CSBV hay BV) đã tìm nhiều cách để đưa vũ khí và tiếp liệu vào miền Nam theo đường biển. Lúc đầu BV dùng các loại thuyền gỗ nhỏ trọng tải dưới 10 tấn, ngụy trang dưới dạng thuyền đánh cá ven biển. Lực lượng này được gọi là Đoàn 604. Tuy nhiên, từ tháng 12 năm 1962, Hà Nội lập Đoàn 125 sử dụng các tàu sắt lớn, trọng tải trên 100 tấn để đáp ứng với nhu cầu tiếp liệu cho chiến trường miền Nam. (Tình báo Hoa Kỳ gọi chung các tàu này là trawler=tàu đánh cá bằng lưới kéo)
Ngày 16 tháng 2 năm 1965, chiếc tàu vận chuyển số 143 của CSBV bị phát giác và sau đó bị đánh chìm tại Vũng Rô trong chuyến xâm nhập thứ 23 của con tàu vào bờ biển VNCH.
Sau Vũng Rô, còn có thêm 13 vụ tàu BV xâm nhập, bị săn đuổi và bị đánh chìm trong các vùng biển VNCH. Vụ tàu 645 được xem là vụ cuối cùng.
Vụ Vũng Rô đã khởi đầu cho một chương trình chống BV xâm nhập bằng đường biển, phối hợp hoạt động giữa Hải Quân HK và HQ VNCH. Chương trình được đặt tên là Operation Market Time.
USS Sculpin (SSN 590) bắt đầu nhận nhiệm vụ tuần tiễu ngoài khơi đảo Hải Nam từ ngày 10 tháng 4 năm 1972, và sau khi đối chiếu với hình ảnh những loại tàu đánh cá và chuyển vận thường gặp trong vùng biển Đông Nam Á, Hạm Trưởng (Đại Tá) Harry Mathis đã tìm được một chiếc tàu khả nghi vào ngày 12 tháng 4.
Tàu di chuyển hướng về vùng biển phía Tây Phillippines, một hải trình bất bình thường của một tàu đánh cá. Sculpin theo dõi và không lâu sau đó, chiếc trawler này đổi hướng, quay xuống phía Nam, phù hợp với sự nghi ngờ. Chân vịt và tiếng động tạo ra của chiếc tàu đánh cá này có những đặc điểm rõ rệt mà sonar của tàu ngầm ghi nhận dễ dàng nên Sculpin không cần phải nổi lên mặt nước để quan sát và bám theo.

Chiếc tàu đánh cá khả nghi này dài khoảng 200 feet (65m), tương đối lớn và có khả năng đi biển dài ngày, hoạt động ngoài biển khơi. Sculpin đã dùng tiềm vọng kính để quan sát tuy nhiên để tránh bị phát gíác trong một vùng biển tương đối 'lặng' nên Sculpin giữ tình trạng vừa lặn vừa bám sát. Chiếc trawler di chuyển với vận tốc khoảng 11 knots và để có thể theo dõi một cách bi mật, trao đổi vô tuyến với Bộ Chỉ Huy Hạm Đội 7, sử dụng tiềm vọng kính khi cần thiết, Sculpin phải hải hành dưới mặt nước với vận tốc từ 18 đến 20 knots.
Một trở ngại khác là chiếc tàu trawler, khi di chuyển về phía Nam đã chọn một thủy lộ đi qua một khu vực được ghi trong hải đồ của vùng biển Đông Nam Á là 'khu vực nguy hiểm' (một vùng biển rộng khoảng 180 hải lý và dài 300 hải lý, tuy thềm tương đối bằng phẳng nhưng độ sâu chỉ khoảng 200 f, ngoài ra dưới đáy còn có thể có đá ngầm, xác tàu chìm và nhiều chướng ngại vật khác. Sculpin đã phải tránh khỏi khu vực và trao việc theo dõi cho phi cơ tuần thám P-3 Orion, yêu cầu phi cơ theo dõi từ trên cao bằng radar, tránh việc bay ngang trên đầu chiếc trawler để tàu biết là đã bị phát giác để quay trở về nơi xuất phát.

USS Sculpin đổi hướng về phía Tây, rồi quẹo xuống Nam và trở lại đón đầu chiếc trawler sau khi qua khỏi 'vùng nguy hiẻm'. Đúng như dự đoán, chiếc trawler với tiếng động quay của chân vịt quen thuộc lại xuất hiện, Phi cơ P-3 giao trả nhiệm vụ và Sculpin đã đến gần hơn, dùng tiềm vọng kính để quan sát và xác định 'con mồi'.
Chiếc trawler tiếp tục di chuyển về phía Nam theo thủy lộ ngoài khơi Borneo, nơi có nhiều giàn khoan dầu. Với tàu ngầm, hoạt động của các dàn khoan gây nhiều khó khăn cho việc theo dõi bằng sonar dò tìm tiếng động của chân vịt, nên Sculpin đã phải dùng đến tiềm vọng kính nhiều hơn.
Sau đó, cuộc hải trình tiếp tục đi đến khu vực Natunar Besa và đi vào vùng Vịnh Thái Lan theo một thủy lộ quốc tế rất đông tàu bè qua lại di chuyển giữa Singapore và Hong Kong. Sculpin không thể dùng sonar, đành tiếp tục theo bằng tiềm vọng kính, tránh né những tàu buôn to lớn đang di chuyển. Vùng Vịnh Thái Lan, nơi nhiệt độ nước lên đến 86 độ F (được xem là nóng với tấu ngầm), độ sâu chỉ khoảng 110 ft, mặt biển phẳng lặng như tấm gương soi, giăng đầy phao và lưới đánh cá, chưa kể đến rất nhiều thuyền cá hoạt động. Đường chân trời mờ nhạt, Sculpin phải hoạt động ở độ sâu chỉ 6 fathoms, và khá gần duyên hải.
Khi Trawler 465 di chuyển xa hơn về phía Nam, rồi chuyển hướng rõ ràng về phia Tây và sau đó Tây-Bắc: chiếc tàu đã cho thấy đây thực sự là một tàu vận chuyển vũ khi và tiếp liệu của CSBV đang tìm vào nơi 'đổ hàng'. Sculpin nhận được lệnh từ MACV: chụp ảnh đối tượng và sửa soạn thanh toán đối tượng bằng thủy lôi. Muốn chụp ảnh, Sculpin phải di chuyển nhanh hơn, vượt qua chiếc trawler rồi chờ để khi trawler chạy ngang. Khả năng bị trawler phát giác là đang bị theo dõi lên cao do tình trạng biển lặng và khối 'u' của tàu ngầm nhô khỏi mặt nước khi phải di chuyển thật nhanh, chưa kể độ rẽ sóng. Để giải quyết, Hạm Trưởng quyết định, tàu sẽ lặn ở độ sâu nhất có thể được, dưới mặt nước khoảng 90 ft, chỉ còn 20 ft là đụng thềm biển: kính tiềm vọng chỉ nhô lên 6 inches trong vòng 10 giây, đủ để chụp hình. Ảnh chụp được rất rõ thấy cả được 3 người trên trawler đang nhìn về phía ống kính.

Ngay sau khi chiếc trawler chuyển sang hướng Tây-Bắc, trong khi Sculpin trao đổi vô tuyến với Bộ Chỉ Huy, trawler biến dạng, làm gián đoạn cuộc theo dõi trong gần 2 tiếng. Tuy nhiên như dự đoán, hải trình của trawler đang là Tây-Bắc, giữa Vịnh Thái Lan, cách bờ biển VNCH khoảng 100 dặm. Sonar của Sculpin ghi nhận được tiếng quay quen thuộc của chân vịt.Với ánh sáng của một đêm trăng tròn, Sculpin ghi nhận được cả các đèn trên trawler. Đột nhiên chiếc trawler ngưng máy và tắt đèn: sonar không ghi nhận tiếng chân vịt. Sculpin cho mở hệ thống radar nhưng gặp trở ngại, không thể xác định là trawler còn tại chỗ hay đã di chuyển theo vận tốc chậm đi một nơi khác?
Sculpin thông báo về 'sự kiện mất dấu' này, tạo ra một sự 'hoảng hốt' tại Bộ Chỉ Huy ở Saigon vì Bộ CH dã yêu cầu Hải Quân VNCH' giàn' lực lượng ngăn chặn theo đúng các tin tức do Sculpin thông báo. Sculpin tiếp tục di chuyển thật nhanh trong đêm để đến một điểm 'dự đoán' (tuy không chắc) là 'có thể chặn đầu chiếc trawler. Ngay sáng sớm, Sculpin đã liên lạc với phi cơ tuần thám P-3 để cung cấp chi tiết về chiếc trawler đang lạc, đặc điểm rõ rệt nhất là sơn màu trắng. P-3 cho biết đã thấy khá nhiều tàu bè trong khu vực và chỉ một chiếc sơn màu trắng và sau khi bay thấp qua, mục tiêu đã được xác định. Sculpin được hướng dẫn tìm lại đối tượng đang theo dõi.
Ban đầu MACV đã xin lệnh cho đánh chìm chiếc trawler này bằng thủy lôi phóng từ Sculpin, nhưng không được chấp thuận. Hải Quân Đô Đốc Mc Cain Tư Lệnh Vùng Thái Bình Dương đã từ chối lời yêu cầu này và dành việc 'thanh toán' chiếc trawler này cho Hải Quân VNCH.

Hải Sử Tuyển Tập viết theo lời kể của Hạm Phó HQ 4 Nguyễn Kim Khánh về vụ này như sau:
''2 giờ chiều, tàu rời bến Saigon. Cẩn thận tối đa và tới cửa Cap Saint Jacques vào 5 giờ chiều. Với các chi tiêt đã được cung cấp HQ 4 tiến thẳng ra vùng vịnh Phan Thiết (?). Radar mở tối đa, bán kính bao vùng 32 hải lý. Chỉ sau mấy giờ đồng hồ, echo địch đã hiện ra. HQ4 lại gần tàu địch vơi một phân đội hải hành sẵn sàng trong nhiệm sở tác chiến. Lúc ấy tàu địch ở ngoài hải phận quốc tế, cách bờ từ 25 đến 30 hải lý. Quan sát tàu, kiến trúc đúng như hình ảnh đã được cung cấp. Trên tàu địch chỉ có các ô vuông phủ lưới. Thấy bị theo dõi, tàu địch hướng mũi về phía Hong Kong. Ta đi theo, xa xa trong tầm kiểm soát của radar. Sau tàu địch đổi hướng vào vủng Cà Mâu. Đợi địch vào sâu hơn nữa, ta xả hết máy theo sát nó. Sáng ngày 24 tháng 4 năm 1972, tàu địch ở giữa vùng biển từ Phú Quốc đến Thổ Châu. Trên tàu địch không treo quốc kỳ của bất cứ quốc gia nào. Tàu ta và tàu địch rất gần nhau. Ta đánh đèn hỏi, tàu địch vẫn giữ im lặng. Tàu ta đi sát hơn, dùng cờ hiệu hỏi, tàu địch vẫn lầm lì không phản ứng gì. Trên ống nhòm, hình dáng, bộ mặt các nhân viên trên tàu địch rất là Việt Nam. Không còn nghi ngờ gì nữa HQ 4 ở nhiệm sở tác chiến toàn diện. Và tất nhiên mọi diễn tiến đều được thông báo bằng âm thoại tơi Trung Tâm Hành Quân tại SàiGòn. Tàu ta HQ 4 dùng loa kêu gọi: ''các anh hãy dừng máy, kéo cờ trắng đầu hàng, chùng tôi sẽ cho cac anh hưởng quy chế chiêu hồi..' Tàu địch hình như ở trong tình trạng hôn mê. Bỗng chúng kéo quốc kỳ Trung Cộng lên cột cờ. Hạm Trưởng Nguyễn Ngọc Rắc rất tin tưởng vào các xạ thủ của khẩu 76 ly 2 tại mũi tàu. Ông nhắc: 'khi cần chỉ một mình khẩu này bắn thôi..' Tàu mình và tàu địch vẫn chạy song song, hướng mũi vào Phú Quốc. Và thật nhẫn nại, vừa theo sát vừa bắc loa kêu gọi, tàu địch vẫn cứ lì. Lệnh từ chính Tư Lệnh HQ, Đề Đốc Trần văn Chơn bằng âm thoại: ''Theo đúng luật hàng hải quốc tế, hãy bắn 2 phát trước tàu địch để cảnh cáo. Nếu tàu địch không ngưng máy, kéo cờ trắng, hãy bắn thẳng vào tàu địch''. Sau 2 phát đại bác, tàu địch vẫn lầm lì tiến. Hạm trưởng Rắc ra lệnh bắn thẳng vào đài chỉ huy. Khẩu 76 ly 2 do xạ thủ Huệ bóp cò. Chỉ một phát, tàu dịch nghiêng. Trên tàu địch tán loạn. Phát thứ 2, tàu địch bốc cháy và từ từ chìm trong vòng mấy phút..'
HQ 4 thả xuồng cứu nạn và vớt được hơn 10 thủy thủ CSBV còn sống sót. Cũng theo tác giả Phan Lạc Tiếp (cho biết là có mặt tại TT Hành Quân HQ) thì khi nhận được báo cáo trực tiếp, Đề Đốc Chơn đã cười và lấy khăn lau mồ hôi trán.

Hạm Trưởng USS Sculpin ghi tiếp vụ đánh chìm chiếc 645 của CSBV như sau:
Lực lượng trên mặt biển, do một Destroyer Escort (VN gọi là Khu Trục Hạm) truy hỏi chiếc trawler, kéo cờ Trung cCng và treo cờ hải hành cho biết là tàu đánh cá. Hạm Trưởng chiến hạm VN lưỡng lự, e ngại có thể gây ra một rắc rối quốc tế. Tuy nhiên Sculpin đã liên lạc được với một sĩ quan liên lạc của HQ HK có mặt trên chiến hạm VN qua đường dây vô tuyến ngầm (UQC underwater telephone). Đầu tiên ông yêu cầu xác định đối tượng, đúng là chiếc trawler đã bị theo dõi ? Sculpin đã xác nhận đây là chiếc tàu vận chuyển đã bị theo sát từ khi khởi hành tại đảo Hải Nam, trên suốt hải trình 2500 hải lý vả đề nghị dùng mọi biện pháp cần thiết để giải quyết.
Sculpin tiếp tục dùng tiểm vọng kính để theo dõi vụ HQ VN bắn chìm tàu 645, tiếng nổ phụ do chất nổ chở tên tàu khi phát cháy, và khi chìm đã gây rung động Sculpin.

Vẫn theo 'Hải sử Tuyển tập': Hà Nội đã viết về vụ này như sau:
Theo tài liệu chính thức của Hà Nội. Lịch Sử Hải Quân Nhân Dân Việt Nam, trang 140, nguyên văn như sau:
'..Trung tuần tháng 4, đoàn lại tiếp tục giao nhiệm vụ cho tàu 645 đưa một chuyến hàng nữa vào Quân Khu 9. Trên đường đi, tàu đã lợi dụng mọi yếu tố bất ngờ vượt qua các tuyến tuần tiễu của địch gồm hàng chục tàu chiến, máy bay trinh sát của Mỹ và Ngụy. Đến ngày 24 tháng 4, khi tàu chuyển hướng vào bờ thì gặp địch và xẩy ra chiến đấu. Với âm mưu nham hiểm định bắt sống tàu ta, bọn địch dùng mọi thủ đoạn chiến tranh tâm lý, dụ dỗ, mua chuộc và đe dọa lung lạc ý chí cán bộ, chiến sĩ tàu 645. Sau một thời gian tác động, kêu gọi, chiêu hồi không được, bọn địch liền dùng đại bác bắn vào ta. Thực hiện kế hoạch đã bàn sẵn, tàu 645 chưa bắn trả lại vội, vừa dập lửa cứu máy vừa tiếp tục vận động bình thường để nghi binh nhử địch đến gần. Sau mấy loạt đạn 76.2 mi li mét bắn tới tấp, không thấy tàu ta phản ứng gì, chiếc tàu khu trục địch ngưng bắn, tiến sát lên ngang hông tàu 645. Chỉ chờ thời cơ ấy, tàu 645 bất ngờ tăng hết tốc độ nhắm thẳng tàu địch lao tới. Trong giở phút quyết liệt một mất một còn với kẻ thù, thiếu úy chính trị viên, bí thư chi bộ tàu 645, Nguyễn văn Hiệu đã bình tĩnh, tỉnh táo tổ chức, cho anh em rời tàu, căn dặn anh em tiếp tục, chiến đấu vì miền Nam ruột thịt..'
- Tập sách Đường Mòn Trên Biển của CSBV viết về chiến công của đoàn vận chuyển 125 chuyên lo chở vũ khi, và tiếp liệu quân sự cho CQ vào chiến trường Miền Nam, với nhiểu sự kiện 'tiểu thuyết hóa' đã viết vụ chiếc 645 bị đánh chìm như sau:
' Sau 11 chuyến đi chữ O của nhiều đội tầu khác (đi mà không thể vào bờ, phải trở về bến xuất phát), ngày 12 tháng 4 năm 1972 đội tàu 645 lại lên đường..'
'Nửa đêm 24 tháng 4, Bộ Tư Lệnh HQ (BV) nhận được điện của tàu 645: Chúng tôi đã vào tọa độ N, không có hiện tượng địch theo dõi' (ghi chú của Trần Lý: tàu 645 không biết là đã bị tàu ngầm Sculpin theo sát ngay khi họ rời bến ). Tư lệnh HQ: điện cho 645..tiêp tục vào bến..'. .

Sau đây là các bưc điện văn mà tác giả cho biêt là trích đúng nguyên bản các bức điện tín thu được của địch (VNCH) lưu trữ tại Phòng Bảo Mật HQBV:
..' Máy bay địch đang bám tôi, vòng lượn thấp, xin chỉ thị gấp..'
Bộ tư lệnh hải thuyền địch thông báo cho HQ 4: hồi 02 giờ, không tuần Mỹ gặp một tàu lạ dạng SL4, tại đông-nam Phú Quốc 20 hải lý, hướng đi N, vận tốc 10 hải lý, HQ 4 đến vùng Phú Quốc theo dõi..
6 giờ sáng 24 tháng 4, đài kỹ thuật quân báo BV ghi lại:
- HQ 4 báo cáo: 2 tàu cách nhau 2 hải lý.
6 giờ 25 phút, cách 2 hải lý, SL4 ở bên phải HQ4, HQ 4 đi hướng 245 và bắt đầu chuyển quang hiệu cho SL4.
- HQ 4 báo cáo:
Đã nhìn thấy đài chỉ huy của SL4. Có 2 người và 1 khẩu đại liên. Xác định đúng SL4, khoảng cách 2 tàu 700 yards. Vỏ tàu SL4 màu ngà, có cột buồm sau lái. Thân tàu dài 30m, ngang khoảng 5.8m. Cột cờ màu vàng, phía dươi cột cờ có một ổ súng.
7 giờ Bộ Tư Lệnh địch (VNCH) ra lệnh:
HQ 4 chuần bị 3 quả đạn, sẵn sàng nổ súng.
7 giờ 5 phút: HQ 4 nhìn thấy trên đài chỉ huy của SL4 có 3 người ngồi. Tàu không treo cờ quốc tịch nào. Sau đuôi tàu có 2 chữ FU ZAN.
7 giờ 52 phút: HQ 4 tách ra xa khoảng 600-900 m, bắn một quả đạn 76 ly trước mũi SL4.
8 giờ: SL4 vẫn không trả lời..
8 giờ 12: HQ 4 bắn quả 76 ly thứ nhì, vẫn trước mũi SL 4.
8 giờ 20 phút, SL 4 tiếp tục chạy.
9 giờ 5 phút HQ4 bắn quả thứ 3 và SL 4 có tiếng nổ lớn, sau khi tan khói, không còn thấy...

Ghi chú và nhận xét của người viết:
USS Sculpin (SSN 590) là chiếc tàu ngầm nguyên tử thứ tư thuộc loại Skipjack, loại tàu ngầm xung kích chạy bằng năng lượng nguyên tử. Tàu được hạ thủy ngày 31 tháng 3 năm 1960 và đưa vào hoạt động từ 1 tháng 6 năm 1961. Tàu dài 76.7 m. Trọng tải khi di chuyển (nổi) 2800 tấn, khi lặn 3500 tấn. Vận tốc khi nổi 15 knot, khi lặn 30 knots. Khả năng lặn sâu đến 400 ft. Vũ trang: 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 ly. Thủy thủ đoàn: 8 sĩ quan và 85 đoàn viên. Tàu được 'giải ngũ' ngày 3 tháng 8 năm 1990.
Bài viết trên 'Hải sử Tuyển tập' tuy đưọc xem là 'tài liệu chinh thức của Hải Quân VNCH, do một Hội đồng Hải Sử gồm nhiều sĩ quan cao câp của Hải Quân VNCH có nhiều chi tiết chưa chính xác:
HQ 4 được cho là đã ra vùng biển Phan Thiết ngày 22 tháng 4 để chặn tàu 645 (?) và sau đó theo tàu này về đến Vịnh Thái Lan (?) để thanh toán ngày 24 tháng 4. Sổ ghi ghép hải hành của Tàu ngầm Sculpin đã cho thấy Sculpin theo dõi chiếc 645 từ ngày 10 tháng 4, khi 645 rời nơi xuất phát từ Đảo Hải Nam. Sculpin đã vừa lặn vừa trồi lên mặt nươc song song vơi 645 trong suốt 14 ngày, có những khi mất dấu phải nhờ sự theo dõi của phi cơ tuần thám. Hải trình ghi rõ 645 di chuyển rât xa hải phận VN, đi xuống đên vùng biển Borneo và sau đó mới đổi hướng đi vào vùng Vịnh Thái Lan.
Hạm Phó Nguyễn Kim Khánh (trong bài) cũng cho biết: 'Lúc ấy HQ 4 vừa lãnh từ Mỹ về, thuốc lá Mỹ, cam táo còn đầy. Ta đem ra mời các tù binh của tàu BV.' Tài liệu chính thức ghi nhận Chiến hạm USS Forster được bàn giao cho HQ VNCH ngày 25 tháng 9 năm 1971, được đặt tên là HQ-4 Trần Khánh Dư. Thời gian từ khi nhận tàu đến khi bắn chìm 645 là 7 tháng (từ 25 tháng 9, 71 đến 24 tháng 4, 1972), vẫn còn cam táo Mỹ (?)
Về sự hiện diện của sĩ quan liên lạc HQ HK trên chiếm hạm HQ 4 theo như bài viết của Sculpin, xin quý vị sĩ quan HQ VNCH cho biết ý kiến?

Bài của Bắc Việt thì hoàn toàn có tính cách tuyên truyền thiếu chính xác về phương diện chiến sử. Các chi tiết không phù hợp với thực tế xẩy ra trên mặt biển: như quay tàu để đâm vào tàu địch, như chạy trên đường bộ (?). Tàu bị bắn cháy mà còn lo dập lửa theo kiểu cháy trong bếp. Chính trị viên lo cho thủy thủ rời tàu (?). Trên thực tế, Chính Trị Viên bị trúng đạn chết ngay từ đầu, thuỷ thủ bám vào ván, phao và được xuồng của Hải Quân VNCH cứu vớt.

Sau vụ tàu 645, CSBV ngưng các chuyến chở hàng bằng SL và thay đổi phương pháp chuyển vận võ khí từ Bắc vào Nam bằng các phương tiện hợp pháp, tổ chức các chuyến chuyển vận dùng tàu đánh cá trọng tải 20-30 tấn, đăng kiểm tại VNCH, ra Bắc và chở hàng vào các cơ sở (nằm vùng) dưới tên các công ty Ngư Nghiệp Nam Nhật (Rạch Giá), Ngư Long (Sài Gòn).
Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm