Hình Ảnh & Sự Kiện
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Séc dẫn độ nghi phạm Việt sang Đức
Vụ Trịnh Xuân Thanh:
Séc dẫn độ nghi phạm Việt sang Đức
Như Vietinfo.eu đã đưa tin, ông Nguyễn Hải Long 46 tuổi, nghi phạm tham gia và tiếp tay vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức ngày 23/7/2017 đã bị cảnh sát Séc bắt ngày 12/8/2017. Và ngày 17/8/2017, cảnh sát Séc đã tiến hành khám xét văn phòng chuyển đổi tiền Quang Minh tại chợ Sapa Praha do ông đứng tên. Nay phía Séc đã dẫn độ đương sự về Đức để tiếp tục điều tra.
Ngày 20/7/2017, ông Long mượn xe Multivan VW (Volkswagen) biển số 2AB-3140 của văn phòng Hiếu Bùi trong chợ Sapa Praha. Theo cảnh sát, chiếc xe này đã chở các nhân viên an ninh Việt Nam tham gia bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức ngày 23/7/2017. Sau khi bắt cóc xe đã chở Thanh vào Đại sứ quán Việt Nam tại Đức và sau đó chở Trịnh Xuân Thanh về Séc. Trịnh Xuân Thanh đã được các nhân viên an ninh áp tải về Việt Nam trên cáng cứu thương vào máy bay.
Cũng trong ngày 17/8/2017 từ 10 giờ đến 15 giờ, hầu như không nghỉ, 6 điều tra viên của Séc và 3 của Đức thay nhau hỏi cung vụ việc liên quan. Ngày 27/7/2017 chiếc xe đã có mặt trong chợ Sapa Praha và cảnh sát tạm giữ xe 2 tháng tại Đức cho việc điều tra.
Theo thông tấn xã Séc ČTK, công dân Việt Nam 46 tuổi bị Cộng hòa Séc dẫn độ sang Đức, vì bị cảnh sát hình sự Đức cho rằng đã cùng với những người khác dính líu vào “hoạt động gián điệp nước ngoài chống CHLB Đức”. Theo chỉ thị của nhà nước Việt Nam đã tham gia bắt cóc hai công dân Việt Nam. Người Việt này đồng ý với việc dẫn độ nên quyết định đã có hiệu lực pháp lý thực thi.
Nguồn tin cậy biết rõ sự việc và đã tiết lộ với phóng viên hãng thông tấn nhà nước ČTK, rằng công dân Việt Nam tại Cộng hòa Séc định cư này phải đương đầu với án tù đến mười năm. Phát ngôn viên Tòa án Thành phố Praha Markéta Puci hôm 23 tháng Tám 2017 cũng khẳng định, là tòa án đã quyết định thỏa mãn đề nghị dẫn độ này của phía Đức.
ČTK nêu chi tiết, là cảnh sát hình sự Đức tin rằng người đàn ông Việt Nam 46 tuổi này từ ngày 20/7/2017 tại Praha và Berlin đã cùng với những người khác tham dự vào “hoạt động gián điệp của tình báo nước ngoài chống lại CHLB Đức”. Và ba ngày sau đó tại Berlin “đã cố tình tiếp tay cho hành vi bất hợp pháp ở cấp độ quốc tế”, bằng cách theo lệnh của gián điệp nhà nước Việt Nam tham gia bắt cóc hai công dân Việt Nam.
Ngày 11/8/2017 Tổng Công tố Tối cao LB Đức đã phát lệnh bắt châu Âu đối với người Việt Nam này và một ngày sau đó đối tượng đã bị cảnh sát Cộng hòa Séc bắt giữ. Thời điểm đó, đối tượng từ chối thể hiện quan điểm về sự việc, khi ông ta bị Đức cáo buộc tội trạng. Viện Công tố Praha sau đó đưa đề nghị dẫn độ và tòa án đã quyết định ngày 15 tháng Tám. “Chúng tôi đã quyết định trên cơ sở lệnh bắt châu Âu và đề nghị của công tố viên. Đối tượng đồng ý với việc dẫn độ, và vì thế quyết định đã có hiệu lực pháp lý”, nữ phát ngôn viên Tòa án Thành phố Praha Markéta Puci cho biết.
Theo luật về hợp tác tư pháp quốc tế trong thủ tục tố tụng hình sự, việc dẫn độ phải thực hiện chậm nhất trong vòng mười ngày kể từ khi quyết định có hiệu lực pháp lý. Cho tới nay, tòa án Praha vẫn chưa nhận được phản hồi từ cơ quan cảnh sát, xem liệu đối tượng đã được dẫn độ hay chưa. Ngày 22/8/2017 bộ Tổng chỉ huy cảnh sát quốc gia CH Séc từ chối bình luận về sự việc này.
Trong khi đó trên mạng đang thêu dệt thêm nhiều tình tiết liên quan đến vụ này. Ví dụ như việc mượn xe và thuê người lái là do cậu ruột của Long chỉ đạo từ xa. Đó là ông Đào Quốc Oai, em trai ông Đào Quang Trịnh, Lãnh sự danh dự của Séc tại Hải Phòng. Nguyễn Hải Long mượn xe nhưng không lái mà bàn giao cho nhóm an ninh của Việt Nam. Các nhân viên an ninh không biết do cố tình hay bất cẩn nên không tắt định vị lịch trình xe đi nên vụ việc sau này bị bại lộ. Việc bắt cóc này không chỉ bên an ninh thuộc ĐSQ Việt Nam tại Đức tham gia, mà nhiểu tổ chức và cá nhân khác tại Séc cùng cộng tác.
Tại một khách sạn gần nơi xảy ra vụ bắt cóc, từ camera an ninh người ta còn thấy hình ảnh người đàn ông giống như ông Oai cùng nhân viên an ninh thuộc ĐSQ Việt Nam đã bị trục xuất khỏi Đức.
Trịnh Xuân Thanh được áp tải về Việt Nam bằng chuyến bay đặc biệt từ Praha và các điệp viên an ninh đi cùng. Thậm chí một cổ đông của chợ nọ tại Praha cũng tham gia. Đêm 30/7/2017 và sau đó là ngày 12/8/2017, tại Hải Phòng đã tổ chức tiệc lớn “ăn mừng thắng lợi”. Còn Trịnh Xuân Thanh hiện nay đã và đang được “tẩy não” như xác không hồn….
Hiện nay phía Đức từng bước gây áp lực mạnh kinh tế và chính trị với Việt Nam. Phía Việt Nam mặc dù vẫn không công nhận bắt cóc, nhưng cũng đã ngỏ lời đàm phán với Đức về vấn đề này và bang giao giữa hai nước. Phía Việt Nam cũng không muốn mất một đồng minh chiến lược là Đức và EU. Hơn nữa, hội nghị thượng đỉnh APEC sắp đến gần và Việt Nam không muốn là nước được coi không tôn trọng luật chơi, do đó phải tìm cách giải quyết vướng mắc này càng nhanh càng tốt.
Câu hỏi cũng cần đặt ra là nếu toà chứng minh nghi phạm Nguyễn Hải Long vô can (vô tội) thì bên nào sẽ trả tiền bồi thường cho đương sự trong thời gian bị giam giữ và gián đoạn kinh doanh – Đức hay Séc?
Chúng ta chờ xem vở kịch Việt – Đức tiếp tục các màn nóng tiếp theo.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Séc dẫn độ nghi phạm Việt sang Đức
Vụ Trịnh Xuân Thanh:
Séc dẫn độ nghi phạm Việt sang Đức
Như Vietinfo.eu đã đưa tin, ông Nguyễn Hải Long 46 tuổi, nghi phạm tham gia và tiếp tay vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức ngày 23/7/2017 đã bị cảnh sát Séc bắt ngày 12/8/2017. Và ngày 17/8/2017, cảnh sát Séc đã tiến hành khám xét văn phòng chuyển đổi tiền Quang Minh tại chợ Sapa Praha do ông đứng tên. Nay phía Séc đã dẫn độ đương sự về Đức để tiếp tục điều tra.
Ngày 20/7/2017, ông Long mượn xe Multivan VW (Volkswagen) biển số 2AB-3140 của văn phòng Hiếu Bùi trong chợ Sapa Praha. Theo cảnh sát, chiếc xe này đã chở các nhân viên an ninh Việt Nam tham gia bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức ngày 23/7/2017. Sau khi bắt cóc xe đã chở Thanh vào Đại sứ quán Việt Nam tại Đức và sau đó chở Trịnh Xuân Thanh về Séc. Trịnh Xuân Thanh đã được các nhân viên an ninh áp tải về Việt Nam trên cáng cứu thương vào máy bay.
Cũng trong ngày 17/8/2017 từ 10 giờ đến 15 giờ, hầu như không nghỉ, 6 điều tra viên của Séc và 3 của Đức thay nhau hỏi cung vụ việc liên quan. Ngày 27/7/2017 chiếc xe đã có mặt trong chợ Sapa Praha và cảnh sát tạm giữ xe 2 tháng tại Đức cho việc điều tra.
Theo thông tấn xã Séc ČTK, công dân Việt Nam 46 tuổi bị Cộng hòa Séc dẫn độ sang Đức, vì bị cảnh sát hình sự Đức cho rằng đã cùng với những người khác dính líu vào “hoạt động gián điệp nước ngoài chống CHLB Đức”. Theo chỉ thị của nhà nước Việt Nam đã tham gia bắt cóc hai công dân Việt Nam. Người Việt này đồng ý với việc dẫn độ nên quyết định đã có hiệu lực pháp lý thực thi.
Nguồn tin cậy biết rõ sự việc và đã tiết lộ với phóng viên hãng thông tấn nhà nước ČTK, rằng công dân Việt Nam tại Cộng hòa Séc định cư này phải đương đầu với án tù đến mười năm. Phát ngôn viên Tòa án Thành phố Praha Markéta Puci hôm 23 tháng Tám 2017 cũng khẳng định, là tòa án đã quyết định thỏa mãn đề nghị dẫn độ này của phía Đức.
ČTK nêu chi tiết, là cảnh sát hình sự Đức tin rằng người đàn ông Việt Nam 46 tuổi này từ ngày 20/7/2017 tại Praha và Berlin đã cùng với những người khác tham dự vào “hoạt động gián điệp của tình báo nước ngoài chống lại CHLB Đức”. Và ba ngày sau đó tại Berlin “đã cố tình tiếp tay cho hành vi bất hợp pháp ở cấp độ quốc tế”, bằng cách theo lệnh của gián điệp nhà nước Việt Nam tham gia bắt cóc hai công dân Việt Nam.
Ngày 11/8/2017 Tổng Công tố Tối cao LB Đức đã phát lệnh bắt châu Âu đối với người Việt Nam này và một ngày sau đó đối tượng đã bị cảnh sát Cộng hòa Séc bắt giữ. Thời điểm đó, đối tượng từ chối thể hiện quan điểm về sự việc, khi ông ta bị Đức cáo buộc tội trạng. Viện Công tố Praha sau đó đưa đề nghị dẫn độ và tòa án đã quyết định ngày 15 tháng Tám. “Chúng tôi đã quyết định trên cơ sở lệnh bắt châu Âu và đề nghị của công tố viên. Đối tượng đồng ý với việc dẫn độ, và vì thế quyết định đã có hiệu lực pháp lý”, nữ phát ngôn viên Tòa án Thành phố Praha Markéta Puci cho biết.
Theo luật về hợp tác tư pháp quốc tế trong thủ tục tố tụng hình sự, việc dẫn độ phải thực hiện chậm nhất trong vòng mười ngày kể từ khi quyết định có hiệu lực pháp lý. Cho tới nay, tòa án Praha vẫn chưa nhận được phản hồi từ cơ quan cảnh sát, xem liệu đối tượng đã được dẫn độ hay chưa. Ngày 22/8/2017 bộ Tổng chỉ huy cảnh sát quốc gia CH Séc từ chối bình luận về sự việc này.
Trong khi đó trên mạng đang thêu dệt thêm nhiều tình tiết liên quan đến vụ này. Ví dụ như việc mượn xe và thuê người lái là do cậu ruột của Long chỉ đạo từ xa. Đó là ông Đào Quốc Oai, em trai ông Đào Quang Trịnh, Lãnh sự danh dự của Séc tại Hải Phòng. Nguyễn Hải Long mượn xe nhưng không lái mà bàn giao cho nhóm an ninh của Việt Nam. Các nhân viên an ninh không biết do cố tình hay bất cẩn nên không tắt định vị lịch trình xe đi nên vụ việc sau này bị bại lộ. Việc bắt cóc này không chỉ bên an ninh thuộc ĐSQ Việt Nam tại Đức tham gia, mà nhiểu tổ chức và cá nhân khác tại Séc cùng cộng tác.
Tại một khách sạn gần nơi xảy ra vụ bắt cóc, từ camera an ninh người ta còn thấy hình ảnh người đàn ông giống như ông Oai cùng nhân viên an ninh thuộc ĐSQ Việt Nam đã bị trục xuất khỏi Đức.
Trịnh Xuân Thanh được áp tải về Việt Nam bằng chuyến bay đặc biệt từ Praha và các điệp viên an ninh đi cùng. Thậm chí một cổ đông của chợ nọ tại Praha cũng tham gia. Đêm 30/7/2017 và sau đó là ngày 12/8/2017, tại Hải Phòng đã tổ chức tiệc lớn “ăn mừng thắng lợi”. Còn Trịnh Xuân Thanh hiện nay đã và đang được “tẩy não” như xác không hồn….
Hiện nay phía Đức từng bước gây áp lực mạnh kinh tế và chính trị với Việt Nam. Phía Việt Nam mặc dù vẫn không công nhận bắt cóc, nhưng cũng đã ngỏ lời đàm phán với Đức về vấn đề này và bang giao giữa hai nước. Phía Việt Nam cũng không muốn mất một đồng minh chiến lược là Đức và EU. Hơn nữa, hội nghị thượng đỉnh APEC sắp đến gần và Việt Nam không muốn là nước được coi không tôn trọng luật chơi, do đó phải tìm cách giải quyết vướng mắc này càng nhanh càng tốt.
Câu hỏi cũng cần đặt ra là nếu toà chứng minh nghi phạm Nguyễn Hải Long vô can (vô tội) thì bên nào sẽ trả tiền bồi thường cho đương sự trong thời gian bị giam giữ và gián đoạn kinh doanh – Đức hay Séc?
Chúng ta chờ xem vở kịch Việt – Đức tiếp tục các màn nóng tiếp theo.