Kinh Đời
Vũ khí của kẻ yếu
Tác Giả: Huy Phương
Một người Tây Tạng tự thiêu, phản đối sự chiếm đóng của Trung Quốc. (Hình minh họa: STR/AFP/Getty Images)
Thời
thơ ấu, vẫn thấy lũ trẻ chơi đùa với nhau ngoài đường, hay ở trong lớp
học, vẫn thường xẩy ra cảnh đứa lớn bắt nạt đứa bé, lấn áp bằng lời lẽ,
thậm chí bằng vũ lực. Đứa nhỏ yếu thế không chống cự lại được, đôi khi
vừa bỏ chạy vừa khóc, nhưng không quên quay đầu lại, chửi vài câu cho hả
dạ. Thằng lớn giậm chân giả vờ đuổi theo, thằng nhỏ nín chửi, chạy thêm
một đoạn nữa, khi thấy kẻ thù đã ở xa, lại tiếp tục vừa khóc vừa chửi
vài câu nữa mới chịu nín. Một trong những vũ khí của kẻ yếu là chửi.
Lý
của kẻ mạnh bao giờ cũng thắng (La raison du plus fort est toujour la
meilleur- La Fontaine). Mình không mạnh bằng nó nên mình đành chịu thua.
Ở nhà quê, khi nhà mất một con gà, có chính quyền xã ấp nào chịu phân
xử hay điều tra xem đứa nào trong xóm là đứa trộm gà, nên người mất gà
đành chửi, may ra đến tai đứa trộm gà. Tuy con gà đã được nhúng vào nồi
nước sôi, vặt lông, nhưng vẫn cứ chửi, chửi cho đỡ tức “tiên sư cha đứa
nào ăn trộm gà của bà!”
Trước hết phải nói “chửi” là vũ khí của
kẻ yếu mất hết lòng tin vào công lý và xã hội. Chí Phèo bị người đời coi
rẻ, mượn rượu để chửi cả thiên hạ. Thời này, cường quyền có vũ khí, có
công an, có súng ống, roi điện, xích cùm, nhà tù trong tay, thì dân
chúng là nạn nhân, kẻ bị áp bức cũng có quyền dùng vũ khí của họ là
chửi!
Điều 472 của Luật Hồng Đức thời nhà Lê quy định về trường
hợp kẻ dưới đánh quan lại, ngoài việc phải chịu hình phạt, đền bù thương
tổn còn phải đền tiền. Thời nay, không đánh lại được bọn quan lại (công
an) cướp đất, đuổi nhà, dẹp chỗ buôn bán thì cũng chửi lại, tuy chửi là
lăng mạ, thuộc Điều 473 Luật Hồng Đức cũng bị hình phạt và phạt tiền,
nhưng chúng ta không biết luật lệ thời này ra sao, hay lâu rồi nghe chửi
cũng quen, không ai còn nghĩ chuyện bỏ tù hay phạt tiền người chửi nữa
và cũng không ai sợ bị chửi. Thời nay công an không bị dân chửi mới là
chuyện lạ!
Một thứ vũ khí khác của kẻ yếu khi thua là nằm lăn ra đất ăn vạ hay cắn vào tay công an.
Tại
Cần Thơ , một người dân chỉ vì bán một rổ cóc trên lề đường, bị công an
tịch thu, chị Trần Thị Ánh đã ngăn cản, chửi bới công an thô tục hết
lời, còn lăn vào đầu xe công an ăn vạ.
Cảnh sát giao thông lạm
quyền bị một thanh niên H’Mong chửi ngay mặt và hỏi: “Không có dân chúng
mày lấy chó gì mà sống?” Trong các vụ chửi công an nổi tiếng là vụ tài
tử Trang Trần chửi công an phường Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội và chửi
luôn cả đảng.
Một thứ vũ khí nữa là “tụt quần!”
Vào Google
đánh mấy chữ “tụt quần, chửi công an” chúng ta sẽ đọc được hằng trăm
vụ, đàn bà có, đàn ông có, mà hầu hết là xẩy ra với công an giao thông,
một thứ công an sách nhiễu dân nhiều nhất và bị người dân ghét nhất!
Cuối
năm 2013, vì quá uất ức bị cướp đất nên chồng bà Phạm Thị Lài ở Cái
Răng, Cần Thơ, uống thuốc sâu tự tử để phản đối. Sáu tháng sau, bà và
con gái Hồ Nguyên Thủy lột quần áo trần truồng để chống nhà cầm quyền
Cộng Sản cưỡng chế đất đai của gia đình bà. Đối với phụ nữ, khỏa thân
trước công chúng là điều nhục nhã, nhưng vì quá đau khổ cùng cực vì áp
bức, họ không có con đường khác!
Ngày 17 Tháng Hai, 2011, trước
cổng Ủy Ban Nhân Dân Đà Nẵng, một kỹ sư tin học của công ty cao su Đà
Nẵng là Phan Thanh Sơn tự thiêu để phản đối vụ giải tỏa đền bù bất công ở
Cồn Dầu, Đà Nẵng, của tập đoàn tham nhũng Nguyễn Bá Thanh.
Ngày
30 Tháng Bảy, 2012, bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của tù nhân lương tâm Tạ
Phong Tần, tự thiêu để phản đối việc cường quyền Cộng Sản bắt giam con
bà chỉ về chuyện đấu tranh cho nhân quyền.
Tháng Giêng, 2015, chị
Nguyễn Minh Tân, người đại diện cho 200 tiểu thương tại chợ Đại Hiệp,
tỉnh Quảng Nam, tự thiêu sau vụ khiếu kiện bất thành, khi địa phương cho
đuổi con buôn, giao cho chủ đầu tư xây chợ mới.
Sáng ngày 12
Tháng Tám, 2015, quá uất ức trước việc bị công an, cán bộ kéo đến cưỡng
đất nhà để bảo vệ người khác xây nhà trên phần đất của gia đình, bà Phạm
Thị Lê, 52 tuổi, cư ngụ tại xã Phổ Nhơn, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng
Ngãi, tưới xăng lên người tự thiêu phản đối.
Nhìn ra thế giới bên
ngoài, vũ khí của một kẻ yếu đã được dùng ở Tunisia ngày 17 Tháng Mười
Hai, 2010, gây nên cuộc Cách Mạng Hoa Lài, khi anh Mohamed Bouazizi, 26
tuổi, có bằng cấp đại học, nhưng thất nghiệp, phải đi bán trái cây dạo
và bị công an tịch thu xe bán trái cây vì anh không có giấy phép hành
nghề và không có tiền để hối lộ, đã đổ xăng vào mình, tự thiêu.
Xa
hơn, trước đó, vào ngày 16 Tháng Giêng, 1969, quân đội Liên Xô và các
nước trong khối hiệp ước Warsaw tràn vào Tiệp Khắc để đàn áp và đè bẹp
những nỗ lực dân chủ của nước này, một sinh viên khoa triết, tên là Jan
Palach, tự thiêu để lên tiếng phản đối sự can thiệp thô bạo này. Ông
Ryszard Siwiec, người Ba Lan, 59 tuổi, cha của bốn người con, cũng châm
ngọn lửa đốt mình ngay tại sân vận động quốc gia Warsaw. Sau đó, có thêm
12 người tự thiêu để phản đối việc Tiệp Khắc bị xâm lăng, ngoại trừ một
người ở độ tuổi 40, những người còn lại đều là thanh niên từ 19 đến 25
tuổi.
Vào năm 1950, Trung Quốc đưa quân tới Tây Tạng, thiết lập
quyền kiểm soát khu vực này. Năm 1959, nhân dân Tây Tạng làm một cuộc
nổi dậy, nhưng bị quân đội Trung Quốc nghiền nát. Đức Đạt Lai Lạt Ma và
nhiều người dân Tây Tạng khác phải trốn sang Ấn Độ, nơi ngài thành lập
chính phủ lưu vong. Cuộc bức hại của chính quyền Trung Quốc trong nửa
thế kỷ qua làm hơn 1 triệu người Tây Tạng bị thiệt mạng. Kể từ năm 2008
đến 2014, đã có 136 người Tây Tạng quyết định sử dụng vũ khí của kẻ yếu,
là tự thiêu để phản đối chính quyền Trung Quốc.
Đài Á Châu Tự Do
(RFA) đặt câu hỏi: “ Ở Việt Nam càng ngày càng có thêm người tự thiêu
vì bị cưỡng chế đất đai; tuy nhiên, liệu biện pháp này có thực sự hữu
hiệu để đấu tranh chống bất công tại Việt Nam hay không?”
Cuộc
Cách Mạng Nhung của mùa Xuân Praha, và cuộc Cách Mạng Hoa Lài ở Tunisia
đều xuất phát từ những cuộc nhóm lửa từ thân người chống đối, nhưng
những vụ tự thiêu ở Việt Nam chưa châm ngòi được cho một vụ cách mạng
bùng bổ để tiêu diệt chế độ Cộng Sản?
Trong một thói quen chống
đối của người yếu thế tại một đất nước như Việt Nam, vũ khí yếu nhất là
chửi, thứ đến là ăn vạ, cao hơn một bực tụt quần hay trần truồng giữa
nơi công cộng, ngay trước mặt công chúng để phản đối lại cường quyền,
tuy dơn giản nhưng đầy tủi nhục của thân phận con người dưới chế độ Cộng
Sản.
Biện pháp dữ dội, hy sinh cuối cùng là tự thiêu để đòi công lý.
Phải
chăng những cuộc chống đối tại Việt Nam chưa đủ mạnh, quần chúng còn
thờ ơ, hay chế độ Cộng Sản tại Việt Nam có một lực lượng trấn áp quy mô,
quân đội, công an bị mua chuộc trung thành với chế độ thông qua đặc
quyền, đặc lợi quá lớn?
Nhưng “tức nước thì vỡ bờ,” đó cũng là quy luật muôn đời.
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Vũ khí của kẻ yếu
Tác Giả: Huy Phương
Một người Tây Tạng tự thiêu, phản đối sự chiếm đóng của Trung Quốc. (Hình minh họa: STR/AFP/Getty Images)
Thời
thơ ấu, vẫn thấy lũ trẻ chơi đùa với nhau ngoài đường, hay ở trong lớp
học, vẫn thường xẩy ra cảnh đứa lớn bắt nạt đứa bé, lấn áp bằng lời lẽ,
thậm chí bằng vũ lực. Đứa nhỏ yếu thế không chống cự lại được, đôi khi
vừa bỏ chạy vừa khóc, nhưng không quên quay đầu lại, chửi vài câu cho hả
dạ. Thằng lớn giậm chân giả vờ đuổi theo, thằng nhỏ nín chửi, chạy thêm
một đoạn nữa, khi thấy kẻ thù đã ở xa, lại tiếp tục vừa khóc vừa chửi
vài câu nữa mới chịu nín. Một trong những vũ khí của kẻ yếu là chửi.
Lý
của kẻ mạnh bao giờ cũng thắng (La raison du plus fort est toujour la
meilleur- La Fontaine). Mình không mạnh bằng nó nên mình đành chịu thua.
Ở nhà quê, khi nhà mất một con gà, có chính quyền xã ấp nào chịu phân
xử hay điều tra xem đứa nào trong xóm là đứa trộm gà, nên người mất gà
đành chửi, may ra đến tai đứa trộm gà. Tuy con gà đã được nhúng vào nồi
nước sôi, vặt lông, nhưng vẫn cứ chửi, chửi cho đỡ tức “tiên sư cha đứa
nào ăn trộm gà của bà!”
Trước hết phải nói “chửi” là vũ khí của
kẻ yếu mất hết lòng tin vào công lý và xã hội. Chí Phèo bị người đời coi
rẻ, mượn rượu để chửi cả thiên hạ. Thời này, cường quyền có vũ khí, có
công an, có súng ống, roi điện, xích cùm, nhà tù trong tay, thì dân
chúng là nạn nhân, kẻ bị áp bức cũng có quyền dùng vũ khí của họ là
chửi!
Điều 472 của Luật Hồng Đức thời nhà Lê quy định về trường
hợp kẻ dưới đánh quan lại, ngoài việc phải chịu hình phạt, đền bù thương
tổn còn phải đền tiền. Thời nay, không đánh lại được bọn quan lại (công
an) cướp đất, đuổi nhà, dẹp chỗ buôn bán thì cũng chửi lại, tuy chửi là
lăng mạ, thuộc Điều 473 Luật Hồng Đức cũng bị hình phạt và phạt tiền,
nhưng chúng ta không biết luật lệ thời này ra sao, hay lâu rồi nghe chửi
cũng quen, không ai còn nghĩ chuyện bỏ tù hay phạt tiền người chửi nữa
và cũng không ai sợ bị chửi. Thời nay công an không bị dân chửi mới là
chuyện lạ!
Một thứ vũ khí khác của kẻ yếu khi thua là nằm lăn ra đất ăn vạ hay cắn vào tay công an.
Tại
Cần Thơ , một người dân chỉ vì bán một rổ cóc trên lề đường, bị công an
tịch thu, chị Trần Thị Ánh đã ngăn cản, chửi bới công an thô tục hết
lời, còn lăn vào đầu xe công an ăn vạ.
Cảnh sát giao thông lạm
quyền bị một thanh niên H’Mong chửi ngay mặt và hỏi: “Không có dân chúng
mày lấy chó gì mà sống?” Trong các vụ chửi công an nổi tiếng là vụ tài
tử Trang Trần chửi công an phường Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội và chửi
luôn cả đảng.
Một thứ vũ khí nữa là “tụt quần!”
Vào Google
đánh mấy chữ “tụt quần, chửi công an” chúng ta sẽ đọc được hằng trăm
vụ, đàn bà có, đàn ông có, mà hầu hết là xẩy ra với công an giao thông,
một thứ công an sách nhiễu dân nhiều nhất và bị người dân ghét nhất!
Cuối
năm 2013, vì quá uất ức bị cướp đất nên chồng bà Phạm Thị Lài ở Cái
Răng, Cần Thơ, uống thuốc sâu tự tử để phản đối. Sáu tháng sau, bà và
con gái Hồ Nguyên Thủy lột quần áo trần truồng để chống nhà cầm quyền
Cộng Sản cưỡng chế đất đai của gia đình bà. Đối với phụ nữ, khỏa thân
trước công chúng là điều nhục nhã, nhưng vì quá đau khổ cùng cực vì áp
bức, họ không có con đường khác!
Ngày 17 Tháng Hai, 2011, trước
cổng Ủy Ban Nhân Dân Đà Nẵng, một kỹ sư tin học của công ty cao su Đà
Nẵng là Phan Thanh Sơn tự thiêu để phản đối vụ giải tỏa đền bù bất công ở
Cồn Dầu, Đà Nẵng, của tập đoàn tham nhũng Nguyễn Bá Thanh.
Ngày
30 Tháng Bảy, 2012, bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của tù nhân lương tâm Tạ
Phong Tần, tự thiêu để phản đối việc cường quyền Cộng Sản bắt giam con
bà chỉ về chuyện đấu tranh cho nhân quyền.
Tháng Giêng, 2015, chị
Nguyễn Minh Tân, người đại diện cho 200 tiểu thương tại chợ Đại Hiệp,
tỉnh Quảng Nam, tự thiêu sau vụ khiếu kiện bất thành, khi địa phương cho
đuổi con buôn, giao cho chủ đầu tư xây chợ mới.
Sáng ngày 12
Tháng Tám, 2015, quá uất ức trước việc bị công an, cán bộ kéo đến cưỡng
đất nhà để bảo vệ người khác xây nhà trên phần đất của gia đình, bà Phạm
Thị Lê, 52 tuổi, cư ngụ tại xã Phổ Nhơn, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng
Ngãi, tưới xăng lên người tự thiêu phản đối.
Nhìn ra thế giới bên
ngoài, vũ khí của một kẻ yếu đã được dùng ở Tunisia ngày 17 Tháng Mười
Hai, 2010, gây nên cuộc Cách Mạng Hoa Lài, khi anh Mohamed Bouazizi, 26
tuổi, có bằng cấp đại học, nhưng thất nghiệp, phải đi bán trái cây dạo
và bị công an tịch thu xe bán trái cây vì anh không có giấy phép hành
nghề và không có tiền để hối lộ, đã đổ xăng vào mình, tự thiêu.
Xa
hơn, trước đó, vào ngày 16 Tháng Giêng, 1969, quân đội Liên Xô và các
nước trong khối hiệp ước Warsaw tràn vào Tiệp Khắc để đàn áp và đè bẹp
những nỗ lực dân chủ của nước này, một sinh viên khoa triết, tên là Jan
Palach, tự thiêu để lên tiếng phản đối sự can thiệp thô bạo này. Ông
Ryszard Siwiec, người Ba Lan, 59 tuổi, cha của bốn người con, cũng châm
ngọn lửa đốt mình ngay tại sân vận động quốc gia Warsaw. Sau đó, có thêm
12 người tự thiêu để phản đối việc Tiệp Khắc bị xâm lăng, ngoại trừ một
người ở độ tuổi 40, những người còn lại đều là thanh niên từ 19 đến 25
tuổi.
Vào năm 1950, Trung Quốc đưa quân tới Tây Tạng, thiết lập
quyền kiểm soát khu vực này. Năm 1959, nhân dân Tây Tạng làm một cuộc
nổi dậy, nhưng bị quân đội Trung Quốc nghiền nát. Đức Đạt Lai Lạt Ma và
nhiều người dân Tây Tạng khác phải trốn sang Ấn Độ, nơi ngài thành lập
chính phủ lưu vong. Cuộc bức hại của chính quyền Trung Quốc trong nửa
thế kỷ qua làm hơn 1 triệu người Tây Tạng bị thiệt mạng. Kể từ năm 2008
đến 2014, đã có 136 người Tây Tạng quyết định sử dụng vũ khí của kẻ yếu,
là tự thiêu để phản đối chính quyền Trung Quốc.
Đài Á Châu Tự Do
(RFA) đặt câu hỏi: “ Ở Việt Nam càng ngày càng có thêm người tự thiêu
vì bị cưỡng chế đất đai; tuy nhiên, liệu biện pháp này có thực sự hữu
hiệu để đấu tranh chống bất công tại Việt Nam hay không?”
Cuộc
Cách Mạng Nhung của mùa Xuân Praha, và cuộc Cách Mạng Hoa Lài ở Tunisia
đều xuất phát từ những cuộc nhóm lửa từ thân người chống đối, nhưng
những vụ tự thiêu ở Việt Nam chưa châm ngòi được cho một vụ cách mạng
bùng bổ để tiêu diệt chế độ Cộng Sản?
Trong một thói quen chống
đối của người yếu thế tại một đất nước như Việt Nam, vũ khí yếu nhất là
chửi, thứ đến là ăn vạ, cao hơn một bực tụt quần hay trần truồng giữa
nơi công cộng, ngay trước mặt công chúng để phản đối lại cường quyền,
tuy dơn giản nhưng đầy tủi nhục của thân phận con người dưới chế độ Cộng
Sản.
Biện pháp dữ dội, hy sinh cuối cùng là tự thiêu để đòi công lý.
Phải
chăng những cuộc chống đối tại Việt Nam chưa đủ mạnh, quần chúng còn
thờ ơ, hay chế độ Cộng Sản tại Việt Nam có một lực lượng trấn áp quy mô,
quân đội, công an bị mua chuộc trung thành với chế độ thông qua đặc
quyền, đặc lợi quá lớn?
Nhưng “tức nước thì vỡ bờ,” đó cũng là quy luật muôn đời.