Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Vua Ăn Cắp Tố Ngược: Công ty Trung Quốc tố cáo Apple ăn cắp bản quyền iPhone 6
Một công ty Trung Quốc đã nộp bằng sáng chế và tố cáo Apple vi phạm bản quyền thiết kế iPhone 6, tuy nhiên những hình ảnh chiếc điện thoại của Apple bị rò rỉ cho thấy thiết kế đã được tiết lộ từ trước đó.
Công ty Trung Quốc có tên là Digione đã tuyên bố rằng giao diện iPhone 6 của Apple được sao chép từ một sản phẩm của hãng, chiếc điện thoại di động trông rất giống với iPhone.
Những hình ảnh về iPhone 6 đã bị rò rỉ ở Trung Quốc và lan truyền rộng khắp từ Tháng 5, trước khi bằng sáng chế của Digione được phê duyệt vào Tháng 7 ở Trung Quốc.
Theo các tài liệu của Macworld, một trong những công ty con của Digione nộp bằng sáng chế cho sản phẩm gần giống iPhone 6 chạy trên nền tảng Android, điện thoại thông minh 100+V6, trong Tháng 1 và được Cục Sở hữu trí tuệ Nhà nước Trung Quốc cấp bằng sáng chế vào Tháng 7.
Trong khi, những hình ảnh chính xác đầu tiên của iPhone 6 đã bị rò rỉ hồi Tháng 5, và hầu hết đều xuất phát từ Trung Quốc. Các hình ảnh đó cho thấy hình dáng bên ngoài của điện thoại, bao gồm cả những thiết kế độc đáo với các góc được bo tròn và sự phối hợp màu sắc kim loại khác nhau.
Paten trolling khiến kinh tế Mỹ tiêu tốn 29 tỷ USD mỗi năm.
Nhìn thấy số lượng của các hình ảnh bị rò rỉ thời gian đó, trang web đưa tin về điện thoại thông minh GSM Arena suy đoán, “nỗ lực bảo mật của Apple ở Trung Quốc dường như đã đổ bể khi hình ảnh về chiếc iPhone 6 giả được phát hiện ở mọi nơi trong thành phố”.
Trong khi Digione vẫn chờ đợi để bằng sáng chế của mình được phê duyệt, thì Apple đã chuẩn bị để sản xuất iPhone 6 tại Trung Quốc.
Chỉ vài giờ trước khi Hội nghị Các nhà phát triển Toàn cầu (WWDC) do Apple tổ chức vào ngày 2/6, Foxcom, nhà sản xuất cho Apple tại Trung Quốc đã tiết lộ họ sẽ sản xuất iPhone 6 màn hình 4,7” và 5,5”.
Ngay sau đó, những hình ảnh chi tiết của iPhone 6 trong các xưởng nhà máy đã bị rò rỉ hồi Tháng 6. Các hình ảnh xuất hiện được cho là sản phẩm đầu tiên của iPhone 6, nhưng các chi tiết về xuất xứ của chúng không được cung cấp.
Cũng trong Tháng 6, một tháng trước khi Trung Quốc thông qua bằng sáng chế của Digione, hình ảnh chiếc iPhone 6 hoàn thiện đã bị rò rỉ bởi diễn viên kiêm ca sĩ Đài Loan tên là Jimmy Lin. Anh đã cho thấy hai chiếc iPhone 6, chiếc màu đen nhỏ hơn chiếc màu bạc. Hình ảnh của cả hai điện thoại rất rõ ràng, logo của Apple cũng được nhìn thấy.
Anh Lin vẫn còn hồ sơ rò rỉ về sản phẩm chưa được Apple tiết lộ. Một năm trước, anh cũng tiết lộ hình ảnh khi cầm chiếc iPhone 5C.
Nút thắt về mặt pháp lý
Hiện chưa rõ Apple nộp bằng sáng chế thiết kế iPhone 6 khi nào, đặc biệt là ở Trung Quốc, khi mà bằng sáng chế ở Hoa Kỳ không được áp dụng ở Hoa lục, trừ khi họ cũng đang nộp cho chính quyền Trung Quốc.
Apple vẫn chưa trả lời câu hỏi, qua điện thoại và tin nhắn, về bằng sáng chế của iPhone 6 được nộp vào lúc nào.
Công ty điện thoại thông minh Digione chỉ có một sản phẩm chính trên trang web của hãng, đó là chiếc 100 + V6. Trong khi đó, trên trang web của hãng này, nhiều thiết kế ăn cắp từ trang web của Apple.
Digione cũng chưa trả lời thư điện tử hỏi về tuyên bố của hãng hoặc có kế hoạch theo đuổi về mặt pháp lý hay không.
Sản phẩm 100 + V6 có nhiều điểm bên ngoài tương đồng với iPhone 6, chủ yếu là thiết kế vỏ ngoài. Tương tự như iPhone 6, sản phẩm này cũng có nhiều màu sắc kim loại, bao gồm cả vàng và bạc.
Digione cho biết hồi Tháng 9, hãng đã gửi yêu sách để chống lại Apple trên mạng xã hội Sina Weibo ở Trung Quốc, nhưng dường như Apple vẫn chưa trả lời.
Vào ngày 2/9, công ty Dịch vụ Thị trường Shenzhen Baili thuê công ty Luật Wis & Weals có trụ sở tại Bắc Kinh để gửi một bức thư pháp lý đến Apple, tố cáo iPhone 6 “có thể vi phạm” bản quyền của Digione.
Cạnh tranh không lành mạnh về bằng sáng chế ở Trung Quốc
Các yêu cầu pháp lý chống lại Apple có thể là trường hợp tiên phong trong một động thái mới, về vi phạm bản quyền đối với các công ty của Mỹ, được chính quyền Trung Quốc thúc đẩy.
Gần đây, Trung Quốc dựng nên một công ty chuyên đi kiện về vấn đề vi phạm bản quyền (patent trolling), có tên gọi là Ruichuan IPR Funds. Công ty này được chính phủ rót vốn 50 tỷ Đô la trong lĩnh vực bằng sáng chế, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến về vấn đề bản quyền của các công ty Mỹ cũng như các nước khác.
Ruichan IPR Funds đang làm việc với những công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc bao gồm Xiao Mi, TCL và Kingsoft, theo Tân Hoa Xã.
Patent trolling là ngành kinh doanh sinh lợi. Các công ty, thường được gọi là các công ty chuyên đòi quyền sử dụng bằng sáng chế, là các doanh nghiệp không sản xuất hàng hóa. Họ tìm kiếm lợi nhuận bằng cách mua các sáng chế hết hạn hoặc chưa rõ ràng, sau đó đi kiện các công ty khác vì lý do vi phạm bản quyền.
Patent trolling đã làm nền kinh tế Mỹ tiêu tốn 29 tỷ Đô la mỗi năm, theo một thông cáo báo chí từ chức phi lợi nhuận Citizen Outreach.
Các vụ kiện từ Ruichuan IPR Funds có khả năng sẽ được tiến hành đầu tiên ở Trung Quốc, nơi các công ty Mỹ bị đặt nằm dưới quyền phát xét của các tòa án của Trung Quốc .
William Watkins, một nhà nghiên cứu làm việc tại Viện Độc lập (Independent Institute) trao đổi với thời báo Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn trước đó cho biết: chẳng phải là hiếm gặp hiện tượng các công ty ở Trung Quốc ăn cắp sản phẩm trí tuệ của các công ty Mỹ, sau đó đăng ký bằng sáng chế cho sản phẩm tương tự ở Trung Quốc, rồi họ quay sang kiện các công ty Mỹ về vấn đề gian lận bản quyền.
http://vietdaikynguyen.com/v3/25642-cong-ty-trung-quoc-to-cao-apple-an-cap-ban-quyen-iphone-6/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Vua Ăn Cắp Tố Ngược: Công ty Trung Quốc tố cáo Apple ăn cắp bản quyền iPhone 6
Một công ty Trung Quốc đã nộp bằng sáng chế và tố cáo Apple vi phạm bản quyền thiết kế iPhone 6, tuy nhiên những hình ảnh chiếc điện thoại của Apple bị rò rỉ cho thấy thiết kế đã được tiết lộ từ trước đó.
Công ty Trung Quốc có tên là Digione đã tuyên bố rằng giao diện iPhone 6 của Apple được sao chép từ một sản phẩm của hãng, chiếc điện thoại di động trông rất giống với iPhone.
Những hình ảnh về iPhone 6 đã bị rò rỉ ở Trung Quốc và lan truyền rộng khắp từ Tháng 5, trước khi bằng sáng chế của Digione được phê duyệt vào Tháng 7 ở Trung Quốc.
Theo các tài liệu của Macworld, một trong những công ty con của Digione nộp bằng sáng chế cho sản phẩm gần giống iPhone 6 chạy trên nền tảng Android, điện thoại thông minh 100+V6, trong Tháng 1 và được Cục Sở hữu trí tuệ Nhà nước Trung Quốc cấp bằng sáng chế vào Tháng 7.
Trong khi, những hình ảnh chính xác đầu tiên của iPhone 6 đã bị rò rỉ hồi Tháng 5, và hầu hết đều xuất phát từ Trung Quốc. Các hình ảnh đó cho thấy hình dáng bên ngoài của điện thoại, bao gồm cả những thiết kế độc đáo với các góc được bo tròn và sự phối hợp màu sắc kim loại khác nhau.
Paten trolling khiến kinh tế Mỹ tiêu tốn 29 tỷ USD mỗi năm.
Nhìn thấy số lượng của các hình ảnh bị rò rỉ thời gian đó, trang web đưa tin về điện thoại thông minh GSM Arena suy đoán, “nỗ lực bảo mật của Apple ở Trung Quốc dường như đã đổ bể khi hình ảnh về chiếc iPhone 6 giả được phát hiện ở mọi nơi trong thành phố”.
Trong khi Digione vẫn chờ đợi để bằng sáng chế của mình được phê duyệt, thì Apple đã chuẩn bị để sản xuất iPhone 6 tại Trung Quốc.
Chỉ vài giờ trước khi Hội nghị Các nhà phát triển Toàn cầu (WWDC) do Apple tổ chức vào ngày 2/6, Foxcom, nhà sản xuất cho Apple tại Trung Quốc đã tiết lộ họ sẽ sản xuất iPhone 6 màn hình 4,7” và 5,5”.
Ngay sau đó, những hình ảnh chi tiết của iPhone 6 trong các xưởng nhà máy đã bị rò rỉ hồi Tháng 6. Các hình ảnh xuất hiện được cho là sản phẩm đầu tiên của iPhone 6, nhưng các chi tiết về xuất xứ của chúng không được cung cấp.
Cũng trong Tháng 6, một tháng trước khi Trung Quốc thông qua bằng sáng chế của Digione, hình ảnh chiếc iPhone 6 hoàn thiện đã bị rò rỉ bởi diễn viên kiêm ca sĩ Đài Loan tên là Jimmy Lin. Anh đã cho thấy hai chiếc iPhone 6, chiếc màu đen nhỏ hơn chiếc màu bạc. Hình ảnh của cả hai điện thoại rất rõ ràng, logo của Apple cũng được nhìn thấy.
Anh Lin vẫn còn hồ sơ rò rỉ về sản phẩm chưa được Apple tiết lộ. Một năm trước, anh cũng tiết lộ hình ảnh khi cầm chiếc iPhone 5C.
Nút thắt về mặt pháp lý
Hiện chưa rõ Apple nộp bằng sáng chế thiết kế iPhone 6 khi nào, đặc biệt là ở Trung Quốc, khi mà bằng sáng chế ở Hoa Kỳ không được áp dụng ở Hoa lục, trừ khi họ cũng đang nộp cho chính quyền Trung Quốc.
Apple vẫn chưa trả lời câu hỏi, qua điện thoại và tin nhắn, về bằng sáng chế của iPhone 6 được nộp vào lúc nào.
Công ty điện thoại thông minh Digione chỉ có một sản phẩm chính trên trang web của hãng, đó là chiếc 100 + V6. Trong khi đó, trên trang web của hãng này, nhiều thiết kế ăn cắp từ trang web của Apple.
Digione cũng chưa trả lời thư điện tử hỏi về tuyên bố của hãng hoặc có kế hoạch theo đuổi về mặt pháp lý hay không.
Sản phẩm 100 + V6 có nhiều điểm bên ngoài tương đồng với iPhone 6, chủ yếu là thiết kế vỏ ngoài. Tương tự như iPhone 6, sản phẩm này cũng có nhiều màu sắc kim loại, bao gồm cả vàng và bạc.
Digione cho biết hồi Tháng 9, hãng đã gửi yêu sách để chống lại Apple trên mạng xã hội Sina Weibo ở Trung Quốc, nhưng dường như Apple vẫn chưa trả lời.
Vào ngày 2/9, công ty Dịch vụ Thị trường Shenzhen Baili thuê công ty Luật Wis & Weals có trụ sở tại Bắc Kinh để gửi một bức thư pháp lý đến Apple, tố cáo iPhone 6 “có thể vi phạm” bản quyền của Digione.
Cạnh tranh không lành mạnh về bằng sáng chế ở Trung Quốc
Các yêu cầu pháp lý chống lại Apple có thể là trường hợp tiên phong trong một động thái mới, về vi phạm bản quyền đối với các công ty của Mỹ, được chính quyền Trung Quốc thúc đẩy.
Gần đây, Trung Quốc dựng nên một công ty chuyên đi kiện về vấn đề vi phạm bản quyền (patent trolling), có tên gọi là Ruichuan IPR Funds. Công ty này được chính phủ rót vốn 50 tỷ Đô la trong lĩnh vực bằng sáng chế, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến về vấn đề bản quyền của các công ty Mỹ cũng như các nước khác.
Ruichan IPR Funds đang làm việc với những công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc bao gồm Xiao Mi, TCL và Kingsoft, theo Tân Hoa Xã.
Patent trolling là ngành kinh doanh sinh lợi. Các công ty, thường được gọi là các công ty chuyên đòi quyền sử dụng bằng sáng chế, là các doanh nghiệp không sản xuất hàng hóa. Họ tìm kiếm lợi nhuận bằng cách mua các sáng chế hết hạn hoặc chưa rõ ràng, sau đó đi kiện các công ty khác vì lý do vi phạm bản quyền.
Patent trolling đã làm nền kinh tế Mỹ tiêu tốn 29 tỷ Đô la mỗi năm, theo một thông cáo báo chí từ chức phi lợi nhuận Citizen Outreach.
Các vụ kiện từ Ruichuan IPR Funds có khả năng sẽ được tiến hành đầu tiên ở Trung Quốc, nơi các công ty Mỹ bị đặt nằm dưới quyền phát xét của các tòa án của Trung Quốc .
William Watkins, một nhà nghiên cứu làm việc tại Viện Độc lập (Independent Institute) trao đổi với thời báo Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn trước đó cho biết: chẳng phải là hiếm gặp hiện tượng các công ty ở Trung Quốc ăn cắp sản phẩm trí tuệ của các công ty Mỹ, sau đó đăng ký bằng sáng chế cho sản phẩm tương tự ở Trung Quốc, rồi họ quay sang kiện các công ty Mỹ về vấn đề gian lận bản quyền.
http://vietdaikynguyen.com/v3/25642-cong-ty-trung-quoc-to-cao-apple-an-cap-ban-quyen-iphone-6/