Thân Hữu Tiếp Tay...
Vui xuân mới xa quê vẫn nhớ tới Hoàng – Trường Sa! - Gocomay
Đó là câu nói của chú Hoàng Mạnh Tiến với tôi khi màn múa quạt của chị em tốp múa U 50 tưởng như kết thúc. Thấy tôi hơi ngỡ ngàng, vừa níu tay tôi, chú nói: Xin bác phó nháy hãy nán lại một phút chụp cho đầy đủ hai cái nón Việt nhí bên phải của hình chữ S này, để cho cả thế gian này biết rằng Hoàng Sa – Trường Sa vẫn mãi mãi không bao giờ tách rời đất mẹ Việt Nam…
Thiệp mời tới đón xuân năm mới tới tay tôi cả gần tháng trước. Vậy mà hôm nay con “chiến mã” (xe hơi) của tôi lại bị lá bánh chưng dính cẳng hay sao cứ khủng khỉnh lề mề, làm tôi đến trễ gần tiếng đồng hồ. May mà còn vớt vát được phần cuối màn múa sư tử mở đầu đêm liên hoan văn nghệ “cây nhà lá vườn”.
Tay bắt mặt mừng, các chú khoe với tôi, sư tử của Hội (Người Việt Landkreis Harburg) tuy không biết leo chèo nhào lộn như sư tử của các hội đoàn khác (ý nói múa sư tử như kiểu của Trung Hoa). Nhưng nó là sản phẩm được anh em đặt mua từ Việt Nam mang sang, nên cách biểu diễn dù không đúng với nguyên bản, cũng gần với phong cách Việt hơn…
Đón xuân xứ người hôm nay, trời có chiều ấm hơn so với những ngày giáp tết. Đặc biệt đường xá có chút mưa xuân nhè nhẹ, mặt đường ướt mà không trơn. Làm ta cứ ngỡ như đang đi dưới trời xuân quê hương năm nào. Như còn nguyên cái ren rét, âm ẩm cùng với làn sương bay là là ven đường trong tiết xuân. Chỉ khác, nếu tết nhất ở ta vào giờ này thì đường đông nghịt, ở đây tĩnh lặng vô cùng. Những tiếng còi công an ré lên trong đêm xuân, là chưa bao giờ thấy. Người bản xứ có thói quen, sau giao thừa hay những dịp cuối tuần, mọi người thường nghỉ ngơi ở nhà sau cả năm, cả tuần lao động miệt mài…
Nhớ nghề, tôi lôi chiếc Lumix trong túi áo ra nháy lia liạ. Gặp lúc chú Thắng Kều vừa trút bộ đồ múa sư tử xong, tới kéo tay tôi nằng nặc đòi: anh em mình phải ra kiếm chút mồi nóng mà uống bia cho nó khí thế đã. Với ánh mắt thân tình của Thắng, thật khó mà khước từ.
Vừa ngồi chưa ấm chỗ, thấy tiếng nhạc quê hương cất lên, đành xin lỗi Thắng để ra nháy vài tấm, ai nỡ phụ công sức của các chị em, các cháu đã công phu luyện tập suốt cả tháng trời.
Mang cái nghiệp phó nháy (dù chẳng ai thuê mướn), khi đam mê nghề chưa cạn, trong các cuộc vui, thật khó chu toàn được với tất cả bạn bè. Kể từ cái bắt tay, lời chào, lời chúc nhau. Cho dù hàng năm nay mới gặp lại. Rất mong mọi người thể tất cho.
Người Việt mình, khi đã sống lâu ở xứ người (“không ai cần ai”), ít nhiều không thể cứ giữ mãi lối sống kiểu ”tối lửa tắt đèn” như bên nhà. Nhiều sinh hoạt cộng đồng càng lạt phai theo thâm niên xa xứ. Mặc dù vậy, cái qúi nhất mà Hội Người Việt ở Harburg vẫn duy trì ổn định được là 3 cái lễ lớn trong năm. Chả xin xỏ đồng xu cắc bạc nào của chính quyền, anh chị em vẫn duy trì được tương đối những nét văn hóa độc đáo của quê hương. Từ các món ẩm thực tới các phong tục đầu năm ở xứ mình. Ngoài số anh chị em đi làm hãng hay các nghề tự do, những anh chị em làm quán hay kinh doanh nhà hàng ăn uống những ngày cuối tuần (củ mật) như ngày này là khó mà tham dự được.
Song nhớ ngày trọng đại của dân tộc, vẫn nhiệt tình ủng hộ từ xa cả vật chất lẫn tinh thần. Như cô Chiên, vốn là dâu con xứ Đoài quê tôi, hiện là chủ một Restaurant ở Tostedt, hoàn cảnh cũng chẳng xông xênh gì, vẫn gửi tặng Hội 200 Euro thêm vào khoản tiền để mua phần thưởng sổ số và qùa lì xì cho các cháu.
Sẽ là thiếu sót lớn nếu không nhắc tới sự ủng hộ nhiệt tình của những người Đức yêu văn hóa Việt bằng cách đầu xuân năm mới nào cũng mua rất nhiều sổ số Tombola. Số tiền bỏ ra có khi hàng chục mà trúng giải to cũng chẳng bù lại được một phần. Song ai cũng vui, cho đó là sự may mắn trong đời vậy!
Nhờ trời thương, tết này các “khách” người bản xứ đều trúng thưởng. Có người trúng tới hai giải liền. Nào có nhiều nhặn gì cho cam, giải độc đắc (cao nhất) bằng tiền mặt mới có 50 € – tương đương gần triệu rưỡi VNĐ (tựa như tút thuốc lá, chai rượu mùi, bánh thuốc lào hay cân chè móc câu trong các giải trò chơi đấu vật, chọi gà, cờ bỏi… đầu xuân xưa ở quê mình).
Năm nay nhà phân phối vé Tombola do “hoa khôi biểu tình chống Tàu” – Thu Hà diện áo lụa Hà Đông lượt là đi chào mời mọi người. Thảo nào vèo cái đã bán sạch không còn vé nào. Máu ham đỏ đen, số anh chị em đến vui xuân nhưng chỉ để binh sập xám; tiến lên hay ba cây. Song hễ Thu Hà đáo qua ai cũng hưởng ứng nhiệt thành.
Gần cuối liên hoan văn nghệ, thấy 5 chàng “ngự lâm” trẻ măng đang tu nghiệp ở Học viện Quân sự của Bundeswehr (Quân đội Đức) trên Hamburg cũng tới tới góp vui. Các chàng chai mũi tẹt da vàng này là con cái nhà ai? Cha mẹ họ vào nước Đức bằng đường biển hay đường hàng không? Tôi cũng không kịp hỏi. Chỉ thấy họ hát “5 anh em trên một chiếc xe tăng” thật ấn tượng. Rất có thể cái xe tăng này có gốc từ ”bên kia chiến tuyến” với người thân của họ. Song họ vẫn hát, say mê, hết mình. Vì giai điệu mạnh mẽ của bài hát đã đành. Tôi như thấy trong huyết quản của họ có âm hưởng hào sảng của những Bạch Đằng; Chi Lăng; Đống Đa… năm xưa như đang hiền về. Thì ra cái máu Việt đã theo mùa mùa xuân và tuổi trẻ hiện diện nơi con người họ từ lâu lắm rồi…
Gặp lại anh Trương Như ý (người đeo cà vạt đỏ, đi giầy giôn hôm biểu tình chống tàu ở Hamburg hôm 16.07.2011). Anh rót chút rượu nếp cái hoa vàng do gia đình anh tự cất mang từ quê nhà sang mời tôi. Đón chén rượu từ tay anh sao mà thơm thảo thế. Anh Ý cứ tiếc mãi, hôm 18.01.2014 vừa rồi anh không tới thắp hương cho các anh hùng vị quốc vong thân ở Hoàng Sa và Trường Sa vì anh đang nghỉ phép ở Việt Nam. Chia tay anh, tôi chỉ kịp ghi lại số điện thoại của anh, hẹn có dịp hàn huyên. Chả biết cái mong ước nhỏ nhoi đó có viên thành hay không?
Sống ở xứ người có ai vô công dồi nghề bao giờ đâu. Mọi người đều bươn chải để kiếm sống. Cái câu mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh áp dụng ở đây vẫn đúng. Có khác chăng, xã hội người ta chả nỡ để ai, dù cơ hàn đến đâu phải đói khát hay mất nhân phẩm bao giờ. Thế mà có người cạn nghĩ, cho rằng, chỉ có mình (có việc công ăn việc làm thuận lợi) mới được ngẩng cao đầu. Từ đó sinh ra thói phân biệt kẻ trước người sau hay người Nam – Bắc; kẻ Đông - Đoài để xúc phạm và làm tổn thương nhau. Họ có biết đâu trời có che riêng ai, đất có chở mình ai…
Nếu bạn chống lại cái xấu bằng một phương thức thậm chí còn xấu hơn, thì bạn đang đấu tranh cho ai: xã hội hay cái tôi của bạn? (…). Để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn, bạn nên tự rèn luyện mình thành một hạt giống tốt, hay nên ngồi than thở và trách móc tình trạng bi đát hiện giờ?
Những lời gan ruột đầu năm như thế của các bạn Hoàng Sa FC đang sống không mấy dễ chịu trong nước, chắc gì đã lay chuyển được những cái đầu hễ mở miệng ra là “biện chứng“ hay thề quyết không đội trời chung với người cộng sản?!
Câu hỏi được nêu ra là, có phải những cái đầu cực đoan ở cả hai cực (tả và hữu) luôn gầm gào “chống các thế lực thù địch“ hoặc không bao giờ chấp nhận “hoà giải hòa hợp với người cộng sản“ chính là tác nhân (dù vô tình hay cố ý) đang tạo đà cho tham vọng vô tiền khoáng hậu của kẻ “Giấc mơ Trung Hoa” hòng liếm trọn biển đảo quê hương mình.
Dư âm của buổi Lễ tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa và biểu tình chống Tàu trước Tổng LSQ Trung Quốc tại Hamburg hôm 18.01.2014 vẫn còn đang sôi động trên các diễn đàn.
Ở trong nước, các trang có uy tín lớn như Bô-xít VN; Nguyễn Trọng Tạo; Quê Choa … đều đưa tin. Ở Hải Ngoại, các báo mạng có nhiều độc giả truy cập như Người Việt ở Đức hay Dân Luận ở Hoa Kỳ cùng nhiều trang blog và “Phây” cá nhân hay hội đoàn đang rất quan tâm. Đa phần đều hưởng ứng!
- Thật ấm lòng khi nhìn người Việt ở cả hai bên tập hợp vì một mục đích chung. Lá cờ chỉ có tính biểu tượng, nó không phải là lý do ngăn cản người Việt đến với người Việt. … chúng ta hãy cùng gạt bỏ sang bên sự khác biệt như bà con Hamburg nhé!
- Chắc chắn có nhiều người không vui, thậm chí lo lắng khi nhìn thấy cờ đỏ-cờ vàng cùng đứng chung một hàng ngũ. Tôi tin kẻ lo lắng nhất (dù có thể chỉ là lo xa) trong đám đó là bọn đầu sỏ ở Bắc Kinh, kế đó là bọn tay sai…
Đó là những chia xẻ gan ruột của những người cùng chí hướng. Làm ấm lòng những người đã nhiệt tình tham gia Lễ tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa và cuộc Biểu tình ở Hamburg ngày 16.07.2011 hơn hai năm trước. Mặc dù vậy, cũng có người vẫn chưa thoát ra được nỗi sợ. Họ sợ mất buổi “cày” thêm cuối tuần. Họ còn sợ mất lòng đám chính giới thân Tàu hay họ thờ ơ với vận mệnh của quốc gia dân tộc? Họ tin rằng, cùng tôn vinh 74 tử sỹ Hoàng Sa và 64 liệt sỹ ở Hoàng Sa ngã xuống vì đất nước nhưng khác nhau về màu cờ sắc áo như thế là “diễn biến hòa bình” hay ”làm suy yếu tiềm năng chống cộng của người Việt Quốc Gia ở hải ngoại“?
Nỗi sợ vẩn vơ nhiều thứ lắm. Nên cứ giương cao ngọn cờ yêu nước bằng tiếng chửi cho oai. Chửi văng mạng cho đỡ sợ. Chửi cả đất trời làng nước. Chửi không từ một ai. Chửi còn giỏi hơn anh Chí của cụ Nam Cao xưa nữa kia. Chả biết nói sao với những ngữ ấy nữa. Kính mong các bậc cao minh chỉ giáo dùm!
Tài hèn đức mọn như kẻ đang viết những dòng này đâu dám ngông cuồng đòi đội đá vá trời. Chỉ ví mình như kiếp tằm tang, đã ăn lá dâu xanh, được sống trong tình thương yêu của bá tánh!
Tằm tôi xin nguyện… đến thác vẫn còn vương tơ!….
* * *
Một số hình ảnh vui xuân Giáp Ngọ – 2014 của Hội Người Việt Landkreis Harburg
Ảnh: Gocomay, Hoàng Tiến & Hoàng Tuấn
http://gocomay.wordpress.com/2014/02/02/7796/
Vui xuân mới xa quê vẫn nhớ tới Hoàng – Trường Sa! - Gocomay
Đó là câu nói của chú Hoàng Mạnh Tiến với tôi khi màn múa quạt của chị em tốp múa U 50 tưởng như kết thúc. Thấy tôi hơi ngỡ ngàng, vừa níu tay tôi, chú nói: Xin bác phó nháy hãy nán lại một phút chụp cho đầy đủ hai cái nón Việt nhí bên phải của hình chữ S này, để cho cả thế gian này biết rằng Hoàng Sa – Trường Sa vẫn mãi mãi không bao giờ tách rời đất mẹ Việt Nam…
Thiệp mời tới đón xuân năm mới tới tay tôi cả gần tháng trước. Vậy mà hôm nay con “chiến mã” (xe hơi) của tôi lại bị lá bánh chưng dính cẳng hay sao cứ khủng khỉnh lề mề, làm tôi đến trễ gần tiếng đồng hồ. May mà còn vớt vát được phần cuối màn múa sư tử mở đầu đêm liên hoan văn nghệ “cây nhà lá vườn”.
Tay bắt mặt mừng, các chú khoe với tôi, sư tử của Hội (Người Việt Landkreis Harburg) tuy không biết leo chèo nhào lộn như sư tử của các hội đoàn khác (ý nói múa sư tử như kiểu của Trung Hoa). Nhưng nó là sản phẩm được anh em đặt mua từ Việt Nam mang sang, nên cách biểu diễn dù không đúng với nguyên bản, cũng gần với phong cách Việt hơn…
Đón xuân xứ người hôm nay, trời có chiều ấm hơn so với những ngày giáp tết. Đặc biệt đường xá có chút mưa xuân nhè nhẹ, mặt đường ướt mà không trơn. Làm ta cứ ngỡ như đang đi dưới trời xuân quê hương năm nào. Như còn nguyên cái ren rét, âm ẩm cùng với làn sương bay là là ven đường trong tiết xuân. Chỉ khác, nếu tết nhất ở ta vào giờ này thì đường đông nghịt, ở đây tĩnh lặng vô cùng. Những tiếng còi công an ré lên trong đêm xuân, là chưa bao giờ thấy. Người bản xứ có thói quen, sau giao thừa hay những dịp cuối tuần, mọi người thường nghỉ ngơi ở nhà sau cả năm, cả tuần lao động miệt mài…
Nhớ nghề, tôi lôi chiếc Lumix trong túi áo ra nháy lia liạ. Gặp lúc chú Thắng Kều vừa trút bộ đồ múa sư tử xong, tới kéo tay tôi nằng nặc đòi: anh em mình phải ra kiếm chút mồi nóng mà uống bia cho nó khí thế đã. Với ánh mắt thân tình của Thắng, thật khó mà khước từ.
Vừa ngồi chưa ấm chỗ, thấy tiếng nhạc quê hương cất lên, đành xin lỗi Thắng để ra nháy vài tấm, ai nỡ phụ công sức của các chị em, các cháu đã công phu luyện tập suốt cả tháng trời.
Mang cái nghiệp phó nháy (dù chẳng ai thuê mướn), khi đam mê nghề chưa cạn, trong các cuộc vui, thật khó chu toàn được với tất cả bạn bè. Kể từ cái bắt tay, lời chào, lời chúc nhau. Cho dù hàng năm nay mới gặp lại. Rất mong mọi người thể tất cho.
Người Việt mình, khi đã sống lâu ở xứ người (“không ai cần ai”), ít nhiều không thể cứ giữ mãi lối sống kiểu ”tối lửa tắt đèn” như bên nhà. Nhiều sinh hoạt cộng đồng càng lạt phai theo thâm niên xa xứ. Mặc dù vậy, cái qúi nhất mà Hội Người Việt ở Harburg vẫn duy trì ổn định được là 3 cái lễ lớn trong năm. Chả xin xỏ đồng xu cắc bạc nào của chính quyền, anh chị em vẫn duy trì được tương đối những nét văn hóa độc đáo của quê hương. Từ các món ẩm thực tới các phong tục đầu năm ở xứ mình. Ngoài số anh chị em đi làm hãng hay các nghề tự do, những anh chị em làm quán hay kinh doanh nhà hàng ăn uống những ngày cuối tuần (củ mật) như ngày này là khó mà tham dự được.
Song nhớ ngày trọng đại của dân tộc, vẫn nhiệt tình ủng hộ từ xa cả vật chất lẫn tinh thần. Như cô Chiên, vốn là dâu con xứ Đoài quê tôi, hiện là chủ một Restaurant ở Tostedt, hoàn cảnh cũng chẳng xông xênh gì, vẫn gửi tặng Hội 200 Euro thêm vào khoản tiền để mua phần thưởng sổ số và qùa lì xì cho các cháu.
Sẽ là thiếu sót lớn nếu không nhắc tới sự ủng hộ nhiệt tình của những người Đức yêu văn hóa Việt bằng cách đầu xuân năm mới nào cũng mua rất nhiều sổ số Tombola. Số tiền bỏ ra có khi hàng chục mà trúng giải to cũng chẳng bù lại được một phần. Song ai cũng vui, cho đó là sự may mắn trong đời vậy!
Nhờ trời thương, tết này các “khách” người bản xứ đều trúng thưởng. Có người trúng tới hai giải liền. Nào có nhiều nhặn gì cho cam, giải độc đắc (cao nhất) bằng tiền mặt mới có 50 € – tương đương gần triệu rưỡi VNĐ (tựa như tút thuốc lá, chai rượu mùi, bánh thuốc lào hay cân chè móc câu trong các giải trò chơi đấu vật, chọi gà, cờ bỏi… đầu xuân xưa ở quê mình).
Năm nay nhà phân phối vé Tombola do “hoa khôi biểu tình chống Tàu” – Thu Hà diện áo lụa Hà Đông lượt là đi chào mời mọi người. Thảo nào vèo cái đã bán sạch không còn vé nào. Máu ham đỏ đen, số anh chị em đến vui xuân nhưng chỉ để binh sập xám; tiến lên hay ba cây. Song hễ Thu Hà đáo qua ai cũng hưởng ứng nhiệt thành.
Gần cuối liên hoan văn nghệ, thấy 5 chàng “ngự lâm” trẻ măng đang tu nghiệp ở Học viện Quân sự của Bundeswehr (Quân đội Đức) trên Hamburg cũng tới tới góp vui. Các chàng chai mũi tẹt da vàng này là con cái nhà ai? Cha mẹ họ vào nước Đức bằng đường biển hay đường hàng không? Tôi cũng không kịp hỏi. Chỉ thấy họ hát “5 anh em trên một chiếc xe tăng” thật ấn tượng. Rất có thể cái xe tăng này có gốc từ ”bên kia chiến tuyến” với người thân của họ. Song họ vẫn hát, say mê, hết mình. Vì giai điệu mạnh mẽ của bài hát đã đành. Tôi như thấy trong huyết quản của họ có âm hưởng hào sảng của những Bạch Đằng; Chi Lăng; Đống Đa… năm xưa như đang hiền về. Thì ra cái máu Việt đã theo mùa mùa xuân và tuổi trẻ hiện diện nơi con người họ từ lâu lắm rồi…
Gặp lại anh Trương Như ý (người đeo cà vạt đỏ, đi giầy giôn hôm biểu tình chống tàu ở Hamburg hôm 16.07.2011). Anh rót chút rượu nếp cái hoa vàng do gia đình anh tự cất mang từ quê nhà sang mời tôi. Đón chén rượu từ tay anh sao mà thơm thảo thế. Anh Ý cứ tiếc mãi, hôm 18.01.2014 vừa rồi anh không tới thắp hương cho các anh hùng vị quốc vong thân ở Hoàng Sa và Trường Sa vì anh đang nghỉ phép ở Việt Nam. Chia tay anh, tôi chỉ kịp ghi lại số điện thoại của anh, hẹn có dịp hàn huyên. Chả biết cái mong ước nhỏ nhoi đó có viên thành hay không?
Sống ở xứ người có ai vô công dồi nghề bao giờ đâu. Mọi người đều bươn chải để kiếm sống. Cái câu mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh áp dụng ở đây vẫn đúng. Có khác chăng, xã hội người ta chả nỡ để ai, dù cơ hàn đến đâu phải đói khát hay mất nhân phẩm bao giờ. Thế mà có người cạn nghĩ, cho rằng, chỉ có mình (có việc công ăn việc làm thuận lợi) mới được ngẩng cao đầu. Từ đó sinh ra thói phân biệt kẻ trước người sau hay người Nam – Bắc; kẻ Đông - Đoài để xúc phạm và làm tổn thương nhau. Họ có biết đâu trời có che riêng ai, đất có chở mình ai…
Nếu bạn chống lại cái xấu bằng một phương thức thậm chí còn xấu hơn, thì bạn đang đấu tranh cho ai: xã hội hay cái tôi của bạn? (…). Để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn, bạn nên tự rèn luyện mình thành một hạt giống tốt, hay nên ngồi than thở và trách móc tình trạng bi đát hiện giờ?
Những lời gan ruột đầu năm như thế của các bạn Hoàng Sa FC đang sống không mấy dễ chịu trong nước, chắc gì đã lay chuyển được những cái đầu hễ mở miệng ra là “biện chứng“ hay thề quyết không đội trời chung với người cộng sản?!
Câu hỏi được nêu ra là, có phải những cái đầu cực đoan ở cả hai cực (tả và hữu) luôn gầm gào “chống các thế lực thù địch“ hoặc không bao giờ chấp nhận “hoà giải hòa hợp với người cộng sản“ chính là tác nhân (dù vô tình hay cố ý) đang tạo đà cho tham vọng vô tiền khoáng hậu của kẻ “Giấc mơ Trung Hoa” hòng liếm trọn biển đảo quê hương mình.
Dư âm của buổi Lễ tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa và biểu tình chống Tàu trước Tổng LSQ Trung Quốc tại Hamburg hôm 18.01.2014 vẫn còn đang sôi động trên các diễn đàn.
Ở trong nước, các trang có uy tín lớn như Bô-xít VN; Nguyễn Trọng Tạo; Quê Choa … đều đưa tin. Ở Hải Ngoại, các báo mạng có nhiều độc giả truy cập như Người Việt ở Đức hay Dân Luận ở Hoa Kỳ cùng nhiều trang blog và “Phây” cá nhân hay hội đoàn đang rất quan tâm. Đa phần đều hưởng ứng!
- Thật ấm lòng khi nhìn người Việt ở cả hai bên tập hợp vì một mục đích chung. Lá cờ chỉ có tính biểu tượng, nó không phải là lý do ngăn cản người Việt đến với người Việt. … chúng ta hãy cùng gạt bỏ sang bên sự khác biệt như bà con Hamburg nhé!
- Chắc chắn có nhiều người không vui, thậm chí lo lắng khi nhìn thấy cờ đỏ-cờ vàng cùng đứng chung một hàng ngũ. Tôi tin kẻ lo lắng nhất (dù có thể chỉ là lo xa) trong đám đó là bọn đầu sỏ ở Bắc Kinh, kế đó là bọn tay sai…
Đó là những chia xẻ gan ruột của những người cùng chí hướng. Làm ấm lòng những người đã nhiệt tình tham gia Lễ tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa và cuộc Biểu tình ở Hamburg ngày 16.07.2011 hơn hai năm trước. Mặc dù vậy, cũng có người vẫn chưa thoát ra được nỗi sợ. Họ sợ mất buổi “cày” thêm cuối tuần. Họ còn sợ mất lòng đám chính giới thân Tàu hay họ thờ ơ với vận mệnh của quốc gia dân tộc? Họ tin rằng, cùng tôn vinh 74 tử sỹ Hoàng Sa và 64 liệt sỹ ở Hoàng Sa ngã xuống vì đất nước nhưng khác nhau về màu cờ sắc áo như thế là “diễn biến hòa bình” hay ”làm suy yếu tiềm năng chống cộng của người Việt Quốc Gia ở hải ngoại“?
Nỗi sợ vẩn vơ nhiều thứ lắm. Nên cứ giương cao ngọn cờ yêu nước bằng tiếng chửi cho oai. Chửi văng mạng cho đỡ sợ. Chửi cả đất trời làng nước. Chửi không từ một ai. Chửi còn giỏi hơn anh Chí của cụ Nam Cao xưa nữa kia. Chả biết nói sao với những ngữ ấy nữa. Kính mong các bậc cao minh chỉ giáo dùm!
Tài hèn đức mọn như kẻ đang viết những dòng này đâu dám ngông cuồng đòi đội đá vá trời. Chỉ ví mình như kiếp tằm tang, đã ăn lá dâu xanh, được sống trong tình thương yêu của bá tánh!
Tằm tôi xin nguyện… đến thác vẫn còn vương tơ!….
* * *
Một số hình ảnh vui xuân Giáp Ngọ – 2014 của Hội Người Việt Landkreis Harburg
Ảnh: Gocomay, Hoàng Tiến & Hoàng Tuấn
http://gocomay.wordpress.com/2014/02/02/7796/