Tham Khảo
Vũng Áng do Đài Loan hay Trung Quốc chống lưng?
Luật sư Đào Tăng Dực
Bài tôi viết trước đây ngày 25 tháng 4, 2016 tựa đề “Đại Họa Vũng Áng và khái niệm chủ quyền quốc gia” gặp phản ảnh của một số người bênh vực cho chính quyền CSVN khi họ nêu ra luận cứ rằng Formosa là một công ty có vốn từ Đài Loan, và như thế không liên hệ đến Trung Quốc.
Đây là một vấn đề cần phải làm sáng tỏ và tôi xin được phân tích như sau để chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn.
Yếu tố công pháp quốc tế
Trước tiên, trên bình diện công pháp quốc tế (international law) và pháp lý (de jure), Đài Loan chỉ là một tỉnh của Trung Quốc. Đài Loan chỉ có bang giao chính thức trong tư cách quốc gia với khoảng 20 nước nhỏ và Tòa Thánh Vatican mà thôi. Tất cả các quốc gia khác trên thế giới khác đều chủ trương chỉ có một nước Trung Hoa duy nhất, đó là Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của đảng CSTQ hiện nay. Chính vì thế, trên bình diện công pháp quốc tế, nhất là kể từ ngày Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) mất ghế thành viên thường trực trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cho Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Quốc) từ 1971, thì tuy Formosa là một công ty có vốn khởi thủy từ Đài Loan, nhưng chính phủ ngoại quốc chống lưng cho dự án Vũng Áng lại là Trung Quốc.
Tương quan lực lượng quân sự
Một yếu tố quan trọng nữa là tuy Đài Loan là một quốc gia độc lập với Trung Quốc trên thực tế (de facto) và lực lượng quân sự của Đài Loan rất hùng hậu và dư sức đương đầu với bất cứ xâm lăng nào từ Trung Quốc. Tuy nhiên, lực lượng này chú trọng nhiều đến phòng thủ. Trong khi đó, lực lượng quân sự của Trung Quốc hoàn toàn có khả năng tấn công xa, khống chế toàn bộ Biển Đông và phát huy sức mạnh toàn diện tấn công Việt Nam bất cứ nơi nào.
Tính bất định của vốn đầu tư
Yếu tố quan trọng thứ ba là tuy vốn đầu tư khởi sự từ Đài Loan, nhưng như nhiều tập đoàn quốc tế khác, Formosa cũng đầu tư rất nhiều tại Trung Quốc. Tính tương sinh, tương tùy và tương nhập giữa tư bản chính thống và tư bản đỏ, nhất là trong một môi trường đầy tham nhũng như Trung Quốc không còn làm cho những tư liệu chúng ta có từ những nguồn thông tin chính thức, đạt được mức độ khả tín tương đối. Liệu Formosa Hà Tỉnh có còn 100% hoặc đa số vốn Đài Loan hay không rất khó xác định.
Nguồn nhân lực từ Trung Quốc là yếu tố chiến lược
Vốn đầu tư dĩ nhiên không phải là yếu tố duy nhất quyết định Vũng Áng thuộc quốc gia nào chi phối. Nhân công làm việc từ cấp lãnh đạo cao nhất tới cấp thấp nhất cũng vô cùng quan trọng. Ớ khía cạnh này thì Trung Quốc hoàn toàn lấn lướt vì số nhân công nhập cảnh vào Việt Nam làm việc tại Vũng Áng rất cao. Theo http://trandaiquang.org/vung-ang-cua-dai-loan-hay-trung-quoc.html bài của tác giả Thùy Linh đăng ngày 25 tháng 4, năm 2016:
“Tại thời điểm tháng 10/2014, Khu kinh tế Vũng Áng đã có 15 nhà thầu Trung Quốc, nhiều hơn so với 12nhà thầu Đài Loan; số lượng lao động người Trung Quốc chiếm 4.568/5.917 lao động nước ngoài (hơn 77%). Một lực lượng lao động Trung Quốc đã theo chân các nhà thầu Trung Quốc & Đài Loan tiến thẳng vào Việt Nam, tạo thành một khu vực “nội bất xuất ngoại bất nhập”, như thông tin đăng trên báo Tiền Phong ngày 17/6/2013.
“Đáng chú ý, văn bản số 1407114 ngày 29/07 của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gửi UBND tỉnh còn đề nghị chấp thuận để 28 nhà thầu của FHS, gồm 25 Trung Quốc, 3 nhà thầu Việt Nam, tuyển dụng hơn 10.000 lao động nước ngoài, với gần 90% quốc tịch Trung Quốc, đến Formosa thực hiện các hạng mục lò cao số 1, số 2 và các công trình dự án cảng Sơn Dương; và đã được UBND Hà Tĩnh phúc đáp trong công văn số 3793/UBND-VX1 đã liệt kê rõ danh mục các nhà thầu Trung Quốc”.
Như thế có nghĩa là Formosa chủ trương tăng cường rõ rệt hơn nữa, ảnh hưởng của Trung Quốc tại Vũng Áng. Hôm nay Vũng Áng là một vùng ảnh hưởng của Trung Quốc, không phải của Đài Loan và xác xuất rất cao là chính quyền Trung Quốc có tiếng nói rất mạnh trong các thương thuyết thành lập và duy trì khu công nghiệp Vũng Áng này, nhất là trên khía cạnh di trú cho các công nhân Trung Quốc
Bất lợi thế nào cho Việt Nam trong trường hợp xảy ra chiến tranh?
Trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc thì Trung Quốc có căn bản pháp lý gởi quân đến Vũng Áng để bảo vệ quyền lợi kinh tế của mình. Kèm thêm với căn bản vững chãi về pháp lý, Trung Quốc còn có sức mạnh quân sự áp đảo. Đài Loan không những không có khả năng quân sự mà còn sẽ đứng hẳn về phía Trung Quốc vì quyền lợi của nước Trung Hoa. Chúng ta có thể dự đoán rằng phần lớn nhân công ngoại quốc tại Vũng Áng là người Trung Quốc và họ sẽ buộc Formosa đứng về phía Trung Quốc nếu cần. Lúc đó, với lực lượng hải quân Trung Quốc chống lưng, Vũng Áng sẽ trở thành lãnh địa của Trung Quốc trong ý nghĩa toàn diện của từ này.
Chính quyền CSVN dĩ nhiên rất hiểu rõ các yếu tố tôi vừa nêu ra. Nhiều thức giả Việt Nam đã can ngăn dự án này. Tuy nhiên tình trạng tham nhũng tại Việt Nam còn tệ hại hơn Trung Quốc và nhiều thành phần lãnh đạo CSVN đã không còn khả năng lắng nghe hoặckhông thể cưỡng lại sự cám dỗ của hiện kim.
Đ.T.D
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Vũng Áng do Đài Loan hay Trung Quốc chống lưng?
Luật sư Đào Tăng Dực
Bài tôi viết trước đây ngày 25 tháng 4, 2016 tựa đề “Đại Họa Vũng Áng và khái niệm chủ quyền quốc gia” gặp phản ảnh của một số người bênh vực cho chính quyền CSVN khi họ nêu ra luận cứ rằng Formosa là một công ty có vốn từ Đài Loan, và như thế không liên hệ đến Trung Quốc.
Đây là một vấn đề cần phải làm sáng tỏ và tôi xin được phân tích như sau để chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn.
Yếu tố công pháp quốc tế
Trước tiên, trên bình diện công pháp quốc tế (international law) và pháp lý (de jure), Đài Loan chỉ là một tỉnh của Trung Quốc. Đài Loan chỉ có bang giao chính thức trong tư cách quốc gia với khoảng 20 nước nhỏ và Tòa Thánh Vatican mà thôi. Tất cả các quốc gia khác trên thế giới khác đều chủ trương chỉ có một nước Trung Hoa duy nhất, đó là Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của đảng CSTQ hiện nay. Chính vì thế, trên bình diện công pháp quốc tế, nhất là kể từ ngày Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) mất ghế thành viên thường trực trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cho Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Quốc) từ 1971, thì tuy Formosa là một công ty có vốn khởi thủy từ Đài Loan, nhưng chính phủ ngoại quốc chống lưng cho dự án Vũng Áng lại là Trung Quốc.
Tương quan lực lượng quân sự
Một yếu tố quan trọng nữa là tuy Đài Loan là một quốc gia độc lập với Trung Quốc trên thực tế (de facto) và lực lượng quân sự của Đài Loan rất hùng hậu và dư sức đương đầu với bất cứ xâm lăng nào từ Trung Quốc. Tuy nhiên, lực lượng này chú trọng nhiều đến phòng thủ. Trong khi đó, lực lượng quân sự của Trung Quốc hoàn toàn có khả năng tấn công xa, khống chế toàn bộ Biển Đông và phát huy sức mạnh toàn diện tấn công Việt Nam bất cứ nơi nào.
Tính bất định của vốn đầu tư
Yếu tố quan trọng thứ ba là tuy vốn đầu tư khởi sự từ Đài Loan, nhưng như nhiều tập đoàn quốc tế khác, Formosa cũng đầu tư rất nhiều tại Trung Quốc. Tính tương sinh, tương tùy và tương nhập giữa tư bản chính thống và tư bản đỏ, nhất là trong một môi trường đầy tham nhũng như Trung Quốc không còn làm cho những tư liệu chúng ta có từ những nguồn thông tin chính thức, đạt được mức độ khả tín tương đối. Liệu Formosa Hà Tỉnh có còn 100% hoặc đa số vốn Đài Loan hay không rất khó xác định.
Nguồn nhân lực từ Trung Quốc là yếu tố chiến lược
Vốn đầu tư dĩ nhiên không phải là yếu tố duy nhất quyết định Vũng Áng thuộc quốc gia nào chi phối. Nhân công làm việc từ cấp lãnh đạo cao nhất tới cấp thấp nhất cũng vô cùng quan trọng. Ớ khía cạnh này thì Trung Quốc hoàn toàn lấn lướt vì số nhân công nhập cảnh vào Việt Nam làm việc tại Vũng Áng rất cao. Theo http://trandaiquang.org/vung-ang-cua-dai-loan-hay-trung-quoc.html bài của tác giả Thùy Linh đăng ngày 25 tháng 4, năm 2016:
“Tại thời điểm tháng 10/2014, Khu kinh tế Vũng Áng đã có 15 nhà thầu Trung Quốc, nhiều hơn so với 12nhà thầu Đài Loan; số lượng lao động người Trung Quốc chiếm 4.568/5.917 lao động nước ngoài (hơn 77%). Một lực lượng lao động Trung Quốc đã theo chân các nhà thầu Trung Quốc & Đài Loan tiến thẳng vào Việt Nam, tạo thành một khu vực “nội bất xuất ngoại bất nhập”, như thông tin đăng trên báo Tiền Phong ngày 17/6/2013.
“Đáng chú ý, văn bản số 1407114 ngày 29/07 của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gửi UBND tỉnh còn đề nghị chấp thuận để 28 nhà thầu của FHS, gồm 25 Trung Quốc, 3 nhà thầu Việt Nam, tuyển dụng hơn 10.000 lao động nước ngoài, với gần 90% quốc tịch Trung Quốc, đến Formosa thực hiện các hạng mục lò cao số 1, số 2 và các công trình dự án cảng Sơn Dương; và đã được UBND Hà Tĩnh phúc đáp trong công văn số 3793/UBND-VX1 đã liệt kê rõ danh mục các nhà thầu Trung Quốc”.
Như thế có nghĩa là Formosa chủ trương tăng cường rõ rệt hơn nữa, ảnh hưởng của Trung Quốc tại Vũng Áng. Hôm nay Vũng Áng là một vùng ảnh hưởng của Trung Quốc, không phải của Đài Loan và xác xuất rất cao là chính quyền Trung Quốc có tiếng nói rất mạnh trong các thương thuyết thành lập và duy trì khu công nghiệp Vũng Áng này, nhất là trên khía cạnh di trú cho các công nhân Trung Quốc
Bất lợi thế nào cho Việt Nam trong trường hợp xảy ra chiến tranh?
Trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc thì Trung Quốc có căn bản pháp lý gởi quân đến Vũng Áng để bảo vệ quyền lợi kinh tế của mình. Kèm thêm với căn bản vững chãi về pháp lý, Trung Quốc còn có sức mạnh quân sự áp đảo. Đài Loan không những không có khả năng quân sự mà còn sẽ đứng hẳn về phía Trung Quốc vì quyền lợi của nước Trung Hoa. Chúng ta có thể dự đoán rằng phần lớn nhân công ngoại quốc tại Vũng Áng là người Trung Quốc và họ sẽ buộc Formosa đứng về phía Trung Quốc nếu cần. Lúc đó, với lực lượng hải quân Trung Quốc chống lưng, Vũng Áng sẽ trở thành lãnh địa của Trung Quốc trong ý nghĩa toàn diện của từ này.
Chính quyền CSVN dĩ nhiên rất hiểu rõ các yếu tố tôi vừa nêu ra. Nhiều thức giả Việt Nam đã can ngăn dự án này. Tuy nhiên tình trạng tham nhũng tại Việt Nam còn tệ hại hơn Trung Quốc và nhiều thành phần lãnh đạo CSVN đã không còn khả năng lắng nghe hoặckhông thể cưỡng lại sự cám dỗ của hiện kim.
Đ.T.D