Tham Khảo

Walter Saller - Cuộc chiến của những đứa trẻ con (phần 1 + 2 )

Hè 1966. Thanh thiếu niên nắm lấy quyền lực trong các thành phố Trung Quốc. Học sinh hành hạ thầy giáo của họ cho tới chết, sinh viên làm nhục giáo sư của họ, lứa mới lớn đập nát những tượng đài


Walter Saller - Cuộc chiến của những đứa trẻ con (phần 1)

 

1966 – 1976: Cách mạng Văn hóa


Hè 1966. Thanh thiếu niên nắm lấy quyền lực trong các thành phố Trung Quốc. Học sinh hành hạ thầy giáo của họ cho tới chết, sinh viên làm nhục giáo sư của họ, lứa mới lớn đập nát những tượng đài kỷ niệm của một nền văn hóa lâu đời hàng ngàn năm. Chính Mao đã mở cửa cho cuộc nổi dậy của "Hồng Vệ Binh" này – để lật đổ đối thủ của ông ấy trong Đảng, đập tan xã hội và thực hiện giấc mơ của ông ấy: cuộc cách mạng liên tục.

Khi cô giáo Biện Trọng Vân mặc quần áo vào buổi sáng ngày hôm sau đó, mỗi một cử động đều gây đau đớn, những vết sưng, những lằn roi và những vết bầm tím trên thân thể của bà gây đau rát. Bà cầm lấy cái túi xách, như thể chờ đợi một ngày dạy học bình thường. Bà nhét chứng minh nhân dân vào đấy, thêm quyển sách nhỏ màu đỏ với những câu trích dẫn Mao, bài văn "Người ta trở thành một người Cộng sản tốt như thế nào" của Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ và một quyển nhỏ về "Cuộc cách mạng vĩ đại làm xúc động tâm hồn."

Đó là ngày thứ sáu, 5 tháng 8 năm 1966.

mao045_resized.jpg

Khủng bố: Cô giáo Biện Trọng Vân (với chồng và ba trong số bốn người con của bà) se là người chết đầu tiên trong số các nạn nhân của cuộc Cách mạng Văn hóa. Bà làm việc tại một trường trung học nổi tiếng ở Bắc Kinh và bị chính các nữ sinh của mình hành hạ cho tới chết. Những người đấy đã đánh đập và xỉ nhục bà nhiều tuần liền vì cho rằng bà phản bội lý tưởng Cộng sản. Ảnh: GEO Epoche


Người đàn bà 50 tuổi đó sống với chồng và bốn đứa con trong một căn hộ trên đường Fu Wai, số 6, cách nơi làm việc của bà khoảng hai kilômét, trường nữ trung học ở đường Erlong. Đó là một trong những trường trung học lâu đời nhất của Bắc Kinh, một thể chế cho giới tinh hoa mà nhiều con cái của những người có quyền lực đến đấy học. Cả những đứa con gái của Mao cũng học ở đó. Khuôn viên rộng lớn bao gồm văn phòng, lớp học, phòng ngủ cũng như một sân vận động và nằm cách khu vườn Trung Nam Hải của các hoàng đế ngày xưa, nơi Mao ngụ ở sau những bức tường đỏ, vào khoảng một kilômét về phía Tây.

Bian dạy học ở trường này từ 17 năm nay, bà là đảng viên Đảng Cộng sản và cũng là hiệu phó. Nhưng bây giờ thì chính những người học trò của bà đã tuyên bố chiến tranh với bà.

Trường đã ngưng dạy hơn 50 ngày nay rồi. Tường của các ngôi nhà đầy bích báo – những dãy giấy, có những chữ to được viết ở trên đấy. "Trâu quỷ rắn ma hãy cút đi!", các nữ sinh đã viết như thế. "Giải phóng toàn thể nhân loại là nhiệm vụ không thể chối bỏ của chúng ta!"

Ngày này qua ngày khác, có những bài hát vang ra điếc tai từ loa phóng thanh: "Đông phương hồng. Mặt trời lên." Các nữ sinh đồng thanh hét to và nắm tay lại thành nắm đấm. Nhiều người trong số họ mặc quần và áo khoác màu xanh, dây thắt lưng nâu với khóa sắt và giày ủng da giống như những người lính. Thêm vào đó là dãy băng đỏ trên cánh tay trái.

Nhóm nữ sinh này tự gọi mình là "Hồng Vệ Binh"; có những người còn chưa quá 14 tuổi. Một trong số những người dẫn đầu họ là Song Binbin, một cô con gái cao gầy với chiếc kính đeo mắt to, con gái của một cán bộ Đảng cao cấp.

Trước đây vài tuần, các cô gái đã xông vào trong căn hộ của Bian, đã dán áp phích lên tường và cửa. "Đồ ma cáo! Đồ Quỷ nữ kinh khiếp! Đừng tưởng mày an toàn!", họ đã viết như thế bằng mực Tàu trên báo cũ.

Những người xông vào nhà đã khám xét mọi thứ: ghi chép, sách, thư từ. Ngay đến sàn nhà cũng bị họ giật lên. Họ không tìm thấy một manh mối nào cho việc Bian là một kẻ phản bội.

Mặc dù vậy, trong một cuộc họp, họ đã hạ nhục người cô giáo, đá bà ấy và nhét đất vào miệng của bà ấy và sau đó đã phỉ báng bà ấy trong các báo tường: "Mày đã run rẩy như một cái lá, miệng đầy đất sét vàng, đánh khinh như một con heo chết đuối."

Từ đấy, họ khủng bố Biện Trọng Vân hầu như hàng ngày. Chế diễu, nhổ nước miếng, đánh đập bà ấy. Và những cuộc tấn công của họ mỗi lần một dữ dội hơn.

Hôm qua, vào chiều ngày 4 tháng 8, một đám con gái đã xông vào phòng hiệu trưởng. Họ đã đánh Brian bằng gậy và bằng thắt lưng da, chửi rủa bà là "yêu tinh".

Bây giờ, bà ấy đến cạnh giường của chồng bà và đưa tay cho ông ấy. Bà im lặng. Hai người là vợ chồng từ hơn 20 năm nay, bà chưa từng bao giờ từ giã như thế trước đây. Rồi Bian rời căn hộ và đi đến trường trên đường Erlong. Đến với những người hành hạ bà.

Vào buổi chiều, các nữ sinh sẽ lại hành hạ bà – và khiến cho bà trở thành nạn nhân đầu tiên đã chết của một chiến dịch sẽ làm cho Trung Quốc tê liệt mười năm trời. "Cuộc Cách mạng Văn hóa vô sản vĩ đại". Cái trông giống như một vụ nổi điên thì thật sự là đã đi theo tính toán sát nhân của một người đàn ông duy nhất: hàng triệu thanh thiếu niên nổi loạn, đánh đập và giết người, vì Mao Trạch Đông già nua đã khuyến khích họ làm điều đó.

Để trả thù. Để lập trật tự trong đảng của ông ấy. Và để thúc đẩy cuộc cách mạng.

mao046_resized.jpg
Nhiều Hồng Vệ Binh, như ở đây trong cuộc diễu hàng nhân ngày Quốc Khánh 1966, vẫn còn là trẻ con. Ảnh: GEO Epoche.


VÀO ĐẦU NHỮNG NĂM 1960, ảnh hưởng của Mao đến 17 triệu đảng viên Trung Quốc suy yếu dần. Tuy ông ấy vẫn còn là người đứng đầu cỗ máy quyền lực to lớn nhất thế giới, nhưng uy thế, cái mà ông ấy đã có được qua tranh đấu như là nhà lãnh tụ cách mạng và người thành lập nhà nước, không còn bảo vệ ông trước sự bất mãn của các cán bộ được nữa. Ngay đến những người đồng hành thủa xưa từ những ngày của cuộc Vạn Lý Trường Chinh cũng quay mặt đi, như người đã được chỉ định làm người kế thừa ông, chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, hay Đặng Tiểu Bình, tổng bí thư Đảng, hai trong số những người Cộng sản có nhiều quyền lực nhất của Trung Quốc.

Họ yêu cầu chấm dứt những cuộc thử nghiệm gây tai họa, những cái mà người đứng đầu ĐCS luôn bắt buộc đất nước của ông ấy tiến hành.

Chậm nhất là từ mùa Hè 1961, Lưu đã cho rằng cuộc Đại Nhảy Vọt, thử nghiệm của Mao, tăng tốc dẫn dắt Trung Quốc đến Chủ nghĩa Cộng sản, đã thất bại. Trong diễn tiến của chiến dịch này đã có hơn 30 triệu người chết đói, bị đánh chết hay chết do làm việc quá sức, vì Mao đã cải tạo nền nông nghiệp một cách tàn nhẫn, để nuôi dưỡng được con số ngày càng tăng của công nhân công nghiệp. Và vì người nông dân không còn được phép tạo dự trữ để đề phòng cho những lúc đói kém nữa.

Xã hội dao động, kinh tế tê liệt. Tính đáng tin cậy của Mao bị lay động. Bây giờ Lưu và Đặng chờ đợi một sự chừng mực ở ông ấy; đầu tiên là phải thực hiện một trật tự nhà nước Xã hội Chủ nghĩa ổn định, rồi người ta mới có thể xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản ở trên đó. Nhưng trước hết là phải chấm dứt nạn đói.

Trong mùa Xuân năm 1962, Lưu dám làm một việc kinh thiên động địa: ông ấy phê bình chính sách của Mao: "Không có Đại Nhảy Vọt tới phía trước", ông ấy nói trước 7000 cán bộ Đảng, "chúng ta đã rơi lại xa ở phía sau." Sau chủ tịch nước, cả những đại biểu khác cũng đòi hỏi một thay đổi về chính trị kinh tế.

Mao nhìn đấy như là một sự phản bội tổ quốc. Rằng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vẫn còn chưa phải là thiên đàng Cộng sản Chủ nghĩa, điều đấy không phải là vì ông mà là vì những sai lầm của cán bộ. Những người đấy chỉ tiến hành các chiến dịch một cách ngần ngừ và cẩu thả.

Thế nhưng thế lực của ông ấy đã suy yếu sau thảm họa của cuộc Đại Nhảy Vọt. Vì thế mà ông ấy nhận trách nhiệm cho thảm họa đói ăn trước 7000 cán bộ. Đó là thất bại nặng nề nhất của ông ấy kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bây giờ ông ấy phải để cho những người chống ông ấy làm việc, mặc dù ông ấy phản đối đường lối của họ.

Và ông nhận ra trong người đồng chí ngày xưa đã cùng chiến đấu với mình, Lưu, đối thủ nguy hiểm nhất của ông ấy. Vì Lưu và những người theo ông ấy đã đảo ngược chính sách của Mao: họ cải tổ lại ngân sách, vì thế mà phải sa thải hàng triệu công nhân thiếu việc làm ra khỏi các nhà máy quốc doanh – dẫn đến việc thành hình một tầng lớp vô sản nghèo khổ mới, gồm giới tội phạm nhỏ và bán dâm.

Thêm vào đó, cán bộ của Lưu làm tăng sản lượng thu hoạch bằng cách cho những người nông dân đang bị gộp lại trong các hợp tác xã được phép mướn và tự gieo trồng trên những đồng ruộng nhỏ. Họ giảm chi phí vũ trang và thay vào đó hỗ trợ cho công nghiệp hàng tiêu dùng. Và họ giảm thời gian làm việc, để con người lại có thời gian thư giản và cho gia đình.

Đất nước hồi phục lại từ những thiếu thốn càng nhiều thì các đồng chí dường như lại càng ít cần đến người "Chủ tịch vĩ đại" của họ chừng đấy. Ảnh hưởng của các nhà cải cách quanh Lưu, Đặng cũng như Bành Chân, thị trưởng của Bắc Kinh, liên tục tăng lên.

Bây giờ Mao phải tính đến việc bị tước quyền lực dần dần. Ông chỉ nhìn thấy "cánh hữu" ở khắp nơi, những người – như Lưu – phản bội lý tưởng cách mạng.

Vì thế mà hai người có nhiều quyền lực nhất của Trung Quốc đứng đối diện với nhau: sếp ĐCS Mao và chủ tịch nước Lưu. Tả chống hữu. Cuộc đấu tranh vì đảng, cái cuối cùng trở thành cuộc Cách mạng Văn hóa, được khai mào. Và Mao tập hợp những người theo ông ấy lại.

Walter Saller - Cuộc chiến của những đứa trẻ con (phần 2)

 
Bài: Walter Saller; Ảnh: Li Zhensheng
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO Epoche xuất bản

Trong lúc Lưu còn cải cách đất nước, Mao đã nắm chắc được sự ủng hộ của những người Cộng sản quá khích. Thuộc trong số đó cũng là người vợ thứ tư của ông ấy, Giang Thanh, nguyên là một nữ diễn viên. Trước khi Mao đâm yêu bà năm 1937, bà ấy tự gọi mình là Lam Tần và là một đề tài được ưa thích của giới báo chí lá cải. Từ năm 1963, bà làm việc trong Bộ Văn hóa, nơi bà ấy kiểm duyệt phim và kịch. Mặc dù cá nhân bà ấy vẫn thưởng thức phim truyện nước ngoài đã bị cấm.

Tranh giành quyền lực: Sau thảm họa của "Đại Nhảy Vọt", Mao bị cô lập trong giới lãnh đạo ĐCS, ông ấy mất ảnh hưởng. Cũng vì vậy mà ông ấy huy động đội Hồng Vệ Binh – đội ngũ ngoài những việc làm khác cũng tấn công các đối thủ của ông ấy ở trong Đảng. Ảnh: GEO Epoche
Tranh giành quyền lực: Sau thảm họa của “Đại Nhảy Vọt”, Mao bị cô lập trong giới lãnh đạo ĐCS, ông ấy mất ảnh hưởng. Cũng vì vậy mà ông ấy huy động đội Hồng Vệ Binh – đội ngũ ngoài những việc làm khác cũng tấn công các đối thủ của ông ấy ở trong Đảng. Ảnh: GEO Epoche

Chồng của bà coi thường khả năng chính trị của Giang, nhưng ông ấy đánh giá cao tính vô lương tâm và cứng rắn của vợ mình: “Bà ấy nguy hiểm chết người và độc hại như một con bọ cạp”, ông ấy phán xét. Đối với ông, đấy là một công cụ toàn hảo để đe dọa các đối thủ của mình. Sau này, Giang sẽ bảo vệ mình: “Tôi là con chó của Mao Chủ tịch. Ông ấy ra lệnh thì tôi cắn.”

Nhưng người trung thành nhất với ông là Lâm Bưu: nguyên soái của nước Cộng hòa Nhân dân, người đánh chiếm Bắc Kinh và là Bộ trưởng Quốc phòng cũng là người chỉ huy “Quân Giải phóng Nhân dân” có lực lượng ba triệu lính – bên cạnh Đảng và bộ máy nhà nước là cột trụ quan trọng thứ ba của quyền lực trong nước.

Người sĩ quan gầy gò đó – sau sự xa cách vào lúc ban đầu thời Vạn lý Trường chinh – từ gần bốn thập niên nay là một đồng minh của Mao: không một ai khác quanh Mao hưởng được một sự tự chủ như thế. Đổi lại, ông ấy đứng cạnh Mao bất cứ lúc nào mà người này cần sự giúp đỡ. Tham vọng của Lâm không có ranh giới. Ông ấy muốn vươn lên trở thành người đàn ông thứ hai của Trung Quốc – và trở thành người kế vị Mao.

Nhờ người lãnh đạo Đảng mà ông ấy mới có chức vụ bộ trưởng của mình. Lâm trả ơn, bằng cách gắn kết những người lính của mình vào viên chủ tịch. Quyển “Mao Chủ tịch ngữ lục”, một quyển sách nhỏ có bìa đỏ với những câu trích dẫn của người sếp ĐCS, là sáng kiến của ông ấy. Bắt đầu từ năm 1964, Lưu cho người phân phát nó cho các sĩ quan và người lính. Đã từ lâu, không chỉ khả năng quân sự của một người nào đó quyết định rằng người này là một người lính tốt, mà cả lòng trung thành của người đó với Mao nữa.

Nhưng mặc dù biết rằng các nòng súng đứng sau lưng mình, ông ấy vẫn không muốn tước quyền lực các đối thủ của ông ấy quanh Lưu Thiếu Kỳ bằng một cuộc đảo chính quân sự. Mà là qua một cuộc cách mạng.

Không phải quân nhân mà chính các nhà cách mạng là những người xua đuổi vô số kẻ giúp đỡ Lưu ra khỏi các chức vụ – những kẻ quan liêu đấy, những người điều hành các phương tiện sản xuất trong các nhà máy và cơ quan như “nhà tư bản”, hưởng đặc quyền và cản trở công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội.

Chiến dịch: Hồng Vệ Binh công bố khẩu hiệu của mình trên những tờ báo tường viết tay. Trong đó, họ yêu cầu lật đổ "Băng nhóm Đen", họ gọi đối thủ của Mao là vậy. Ảnh. GEO Epoche
Chiến dịch: Hồng Vệ Binh công bố khẩu hiệu của mình trên những tờ báo tường viết tay. Trong đó, họ yêu cầu lật đổ “Băng nhóm Đen”, họ gọi đối thủ của Mao là vậy. Ảnh. GEO Epoche

Cú đánh đầu tiên của ông ấy là để chống lại văn hóa: “Tất cả các hình thức nghệ thuật – ca kịch, nhà hát, nghệ thuật nhân dân, hội họa và văn học”, người đồng chí cao cấp nhất trong Đảng tuyên bố vào cuối năm 1963, đều là “phong kiến hay tư bản”, ngay cả phần lớn các tác phẩm thành hình dưới chế độ của ông. Cần phải có một nền văn hóa mới, ông ấy yêu cầu, “làm sạch” Trung Quốc – khỏi các cán bộ đã xa rời nhân dân.

Trong khi đấy thì Mao rất thích ca kịch Trung Quốc, sở hữu trên 2000 băng thu thanh, nghiên cứu lịch sử của các hoàng đế Trung Quốc và làm thơ. Tuy vậy, ông vẫn nguyền rủa văn hóa “tiểu tư sản” mà không cần phải cố gắng tí nào.

Ông cũng phê bình các phương pháp giảng dạy thường gây nhàm chán trong trường học và đại học – ông muốn tranh thủ giới thanh thiếu niên cho cuộc cách mạng của ông ấy. Vì họ “ít bảo thủ nhất trong suy nghĩ”.

Cho đến nay, ông chống lại đối thủ của ông trước hết là qua những chiến dịch, được tổ chức và thực hiện bởi bộ máy của Đảng. Nhưng bây giờ chính ĐCS lại là kẻ thù – tổ chức thống trị nhà nước và trên thực tế là tất cả những cái khác trong cuộc sống của người Trung Quốc: các ủy ban nhà nước do họ kiểm soát quy định người ta phải làm việc ở đâu và sống trong thành phố nào; họ phân chia cho mỗi người nơi ở và cái ăn; và họ đánh giá, liệu người ta có phải là một đồng chí tốt hay không hay là một trường hợp để cải tạo.

Giới lãnh đạo Đảng tuy chấp thuận cho ông Chủ tịch vĩ đại cuộc Cách mạng Văn hóa của ông ấy – thế nhưng họ không giao cho một người theo Mao lãnh đạo chiến dịch này mà lại giao cho Bành, thị trưởng của Bắc Kinh.

Qua đó mà người Chủ tịch nhận được tòa án của ông ấy. Nhưng vai trò quan tòa của tòa án dị án thì Đảng lại để cho một trong những người theo dị giáo cao cấp nhất đóng: một điều lăng nhục.

Tôn sùng cá nhân: Với một lần diễu hành bơi lội ở gần Bắc Kinh, những người Cộng sản chào mửng người Chủ tịch Vĩ đại của họ - và đồng thời qua đó cố nhắc đến sức lực hoạt động của con người trên 70 tuổi này. Ảnh: GEO Epoche
Tôn sùng cá nhân: Với một lần diễu hành bơi lội ở gần Bắc Kinh, những người Cộng sản chào mửng người Chủ tịch Vĩ đại của họ – và đồng thời qua đó cố nhắc đến sức lực hoạt động của con người trên 70 tuổi này. Ảnh: GEO Epoche

Trong tháng 10 năm 1964, Nikita Khrushchev, người lãnh đạo ĐCS Xô viết, bị chính các đồng chí của mình lật đổ. Kể từ lúc đấy, Mao càng đa nghi hơn, nhìn thấy người âm mưu, tên phản bội và kẻ thù ở khắp mọi nơi.

Và đối thủ của ông ấy cũng tạo cho ông ấy nhiều cơ hội để mà nghi ngờ.
Vào ngày 3 tháng 1 năm 1965, Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ được xác nhận trong chức vụ của ông ấy. Lúc bổ nhiệm ông ấy năm 1959, người dân hầu như không hề chào mừng ông ấy, nhưng bây giờ, vì ông ấy đã giải thoát Trung Quốc khỏi nạn đói, ông ấy được tôn sùng qua những cuộc duyệt binh lớn. Và hình ảnh của ông ấy được mang đi trên đường phố bên cạnh hình ảnh của Mao. Trong báo chí, bây giờ ông ấy cũng ngang hàng: “Chủ tịch Mao và Chủ tịch nước Lưu là các lãnh tụ mến yêu của chúng ta”, các báo viết.

Một lãnh tụ thứ nhì, trên cùng bậc với chính mình: đối với Mao, đấy là một cuộc tổng tấn công vào vị thế có một không hai của ông ấy.

“Mày nghĩ mày là ai chứ?”, có lần ông ấy đã rít lên như thế với Lưu. “Tao chỉ cần búng ngón tay là sẽ chẳng còn có mày nữa đâu!”

Nhưng Mao đã lầm. Trong mùa Thu năm 1965, ông ấy hầu như bị cô lập trong giới lãnh đạo của ĐCS. Điều này thể hiện ở việc khi ông yêu cầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trong đó có đại diện của Đảng, quân đội và các thể chế nhà nước, phải hành động chống Ngô Hàm, phó trị trưởng Bắc Kinh: vì vở kịch được cho là phản động “Hải Thụy bãi quan” mà sử gia đó – một người theo Lưu Thiếu Kỳ – đã viết lời. Ủy ban từ chối lời đề nghị đó. Mao không còn có đa số trong nhóm đứng đầu ĐCS nữa.

Sau đấy, ông ấy dùng đoàn tàu đặc biệt của mình đi về Thượng Hải, một thành trì của “phe tả”. Trong những tháng sau đó, ông ấy ở trong cơ ngơi của mình ở miền Nam Trung Quốc trong Hàng Châu, thăm thành phố Thiều Sơn là quê hương của ông ấy, đi dạo trên núi, tổ chức tiệc khiêu vũ.

Ở nước ngoài, có những nhà quan sát nào đó phỏng đoán rằng người chủ tịch đang bệnh nặng, bị tước quyền lực – hay đã chết nữa. Thế nhưng con người thất lạc đó đang chuẩn bị cuộc phản công của mình từ xa.

Vào ngày 10 tháng 11 năm 1965, một tờ báo ở Thượng Hải đăng một bài phê bình gay gắt vở kịch “Hải Thụy bãi quan”. Chính Mao đã viết nó củng với vợ của ông ấy và hai người thân cận nữa. Lời kết tội: vở bi kịch mà trong đó một ông quan bị cho thôi chức vì đã phê bình người chủ của mình, là một ám chỉ đến người Chủ tịch, đặt ông ấy cùng hàng với kẻ chuyên chế (năm 1959, Mao đã sa thải Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vì người này đã phê bình ông trong một bức thư; từ đấy Lâm Bưu chiếm chức vụ này). Bài viết báo hiệu: cuộc tranh giành quyền lực vẫn còn được tiếp tục.

(Còn tiếp)

Bài: Walter Saller; Ảnh: Li Zhensheng
Phan Ba dịch

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Walter Saller - Cuộc chiến của những đứa trẻ con (phần 1 + 2 )

Hè 1966. Thanh thiếu niên nắm lấy quyền lực trong các thành phố Trung Quốc. Học sinh hành hạ thầy giáo của họ cho tới chết, sinh viên làm nhục giáo sư của họ, lứa mới lớn đập nát những tượng đài


Walter Saller - Cuộc chiến của những đứa trẻ con (phần 1)

 

1966 – 1976: Cách mạng Văn hóa


Hè 1966. Thanh thiếu niên nắm lấy quyền lực trong các thành phố Trung Quốc. Học sinh hành hạ thầy giáo của họ cho tới chết, sinh viên làm nhục giáo sư của họ, lứa mới lớn đập nát những tượng đài kỷ niệm của một nền văn hóa lâu đời hàng ngàn năm. Chính Mao đã mở cửa cho cuộc nổi dậy của "Hồng Vệ Binh" này – để lật đổ đối thủ của ông ấy trong Đảng, đập tan xã hội và thực hiện giấc mơ của ông ấy: cuộc cách mạng liên tục.

Khi cô giáo Biện Trọng Vân mặc quần áo vào buổi sáng ngày hôm sau đó, mỗi một cử động đều gây đau đớn, những vết sưng, những lằn roi và những vết bầm tím trên thân thể của bà gây đau rát. Bà cầm lấy cái túi xách, như thể chờ đợi một ngày dạy học bình thường. Bà nhét chứng minh nhân dân vào đấy, thêm quyển sách nhỏ màu đỏ với những câu trích dẫn Mao, bài văn "Người ta trở thành một người Cộng sản tốt như thế nào" của Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ và một quyển nhỏ về "Cuộc cách mạng vĩ đại làm xúc động tâm hồn."

Đó là ngày thứ sáu, 5 tháng 8 năm 1966.

mao045_resized.jpg

Khủng bố: Cô giáo Biện Trọng Vân (với chồng và ba trong số bốn người con của bà) se là người chết đầu tiên trong số các nạn nhân của cuộc Cách mạng Văn hóa. Bà làm việc tại một trường trung học nổi tiếng ở Bắc Kinh và bị chính các nữ sinh của mình hành hạ cho tới chết. Những người đấy đã đánh đập và xỉ nhục bà nhiều tuần liền vì cho rằng bà phản bội lý tưởng Cộng sản. Ảnh: GEO Epoche


Người đàn bà 50 tuổi đó sống với chồng và bốn đứa con trong một căn hộ trên đường Fu Wai, số 6, cách nơi làm việc của bà khoảng hai kilômét, trường nữ trung học ở đường Erlong. Đó là một trong những trường trung học lâu đời nhất của Bắc Kinh, một thể chế cho giới tinh hoa mà nhiều con cái của những người có quyền lực đến đấy học. Cả những đứa con gái của Mao cũng học ở đó. Khuôn viên rộng lớn bao gồm văn phòng, lớp học, phòng ngủ cũng như một sân vận động và nằm cách khu vườn Trung Nam Hải của các hoàng đế ngày xưa, nơi Mao ngụ ở sau những bức tường đỏ, vào khoảng một kilômét về phía Tây.

Bian dạy học ở trường này từ 17 năm nay, bà là đảng viên Đảng Cộng sản và cũng là hiệu phó. Nhưng bây giờ thì chính những người học trò của bà đã tuyên bố chiến tranh với bà.

Trường đã ngưng dạy hơn 50 ngày nay rồi. Tường của các ngôi nhà đầy bích báo – những dãy giấy, có những chữ to được viết ở trên đấy. "Trâu quỷ rắn ma hãy cút đi!", các nữ sinh đã viết như thế. "Giải phóng toàn thể nhân loại là nhiệm vụ không thể chối bỏ của chúng ta!"

Ngày này qua ngày khác, có những bài hát vang ra điếc tai từ loa phóng thanh: "Đông phương hồng. Mặt trời lên." Các nữ sinh đồng thanh hét to và nắm tay lại thành nắm đấm. Nhiều người trong số họ mặc quần và áo khoác màu xanh, dây thắt lưng nâu với khóa sắt và giày ủng da giống như những người lính. Thêm vào đó là dãy băng đỏ trên cánh tay trái.

Nhóm nữ sinh này tự gọi mình là "Hồng Vệ Binh"; có những người còn chưa quá 14 tuổi. Một trong số những người dẫn đầu họ là Song Binbin, một cô con gái cao gầy với chiếc kính đeo mắt to, con gái của một cán bộ Đảng cao cấp.

Trước đây vài tuần, các cô gái đã xông vào trong căn hộ của Bian, đã dán áp phích lên tường và cửa. "Đồ ma cáo! Đồ Quỷ nữ kinh khiếp! Đừng tưởng mày an toàn!", họ đã viết như thế bằng mực Tàu trên báo cũ.

Những người xông vào nhà đã khám xét mọi thứ: ghi chép, sách, thư từ. Ngay đến sàn nhà cũng bị họ giật lên. Họ không tìm thấy một manh mối nào cho việc Bian là một kẻ phản bội.

Mặc dù vậy, trong một cuộc họp, họ đã hạ nhục người cô giáo, đá bà ấy và nhét đất vào miệng của bà ấy và sau đó đã phỉ báng bà ấy trong các báo tường: "Mày đã run rẩy như một cái lá, miệng đầy đất sét vàng, đánh khinh như một con heo chết đuối."

Từ đấy, họ khủng bố Biện Trọng Vân hầu như hàng ngày. Chế diễu, nhổ nước miếng, đánh đập bà ấy. Và những cuộc tấn công của họ mỗi lần một dữ dội hơn.

Hôm qua, vào chiều ngày 4 tháng 8, một đám con gái đã xông vào phòng hiệu trưởng. Họ đã đánh Brian bằng gậy và bằng thắt lưng da, chửi rủa bà là "yêu tinh".

Bây giờ, bà ấy đến cạnh giường của chồng bà và đưa tay cho ông ấy. Bà im lặng. Hai người là vợ chồng từ hơn 20 năm nay, bà chưa từng bao giờ từ giã như thế trước đây. Rồi Bian rời căn hộ và đi đến trường trên đường Erlong. Đến với những người hành hạ bà.

Vào buổi chiều, các nữ sinh sẽ lại hành hạ bà – và khiến cho bà trở thành nạn nhân đầu tiên đã chết của một chiến dịch sẽ làm cho Trung Quốc tê liệt mười năm trời. "Cuộc Cách mạng Văn hóa vô sản vĩ đại". Cái trông giống như một vụ nổi điên thì thật sự là đã đi theo tính toán sát nhân của một người đàn ông duy nhất: hàng triệu thanh thiếu niên nổi loạn, đánh đập và giết người, vì Mao Trạch Đông già nua đã khuyến khích họ làm điều đó.

Để trả thù. Để lập trật tự trong đảng của ông ấy. Và để thúc đẩy cuộc cách mạng.

mao046_resized.jpg
Nhiều Hồng Vệ Binh, như ở đây trong cuộc diễu hàng nhân ngày Quốc Khánh 1966, vẫn còn là trẻ con. Ảnh: GEO Epoche.


VÀO ĐẦU NHỮNG NĂM 1960, ảnh hưởng của Mao đến 17 triệu đảng viên Trung Quốc suy yếu dần. Tuy ông ấy vẫn còn là người đứng đầu cỗ máy quyền lực to lớn nhất thế giới, nhưng uy thế, cái mà ông ấy đã có được qua tranh đấu như là nhà lãnh tụ cách mạng và người thành lập nhà nước, không còn bảo vệ ông trước sự bất mãn của các cán bộ được nữa. Ngay đến những người đồng hành thủa xưa từ những ngày của cuộc Vạn Lý Trường Chinh cũng quay mặt đi, như người đã được chỉ định làm người kế thừa ông, chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, hay Đặng Tiểu Bình, tổng bí thư Đảng, hai trong số những người Cộng sản có nhiều quyền lực nhất của Trung Quốc.

Họ yêu cầu chấm dứt những cuộc thử nghiệm gây tai họa, những cái mà người đứng đầu ĐCS luôn bắt buộc đất nước của ông ấy tiến hành.

Chậm nhất là từ mùa Hè 1961, Lưu đã cho rằng cuộc Đại Nhảy Vọt, thử nghiệm của Mao, tăng tốc dẫn dắt Trung Quốc đến Chủ nghĩa Cộng sản, đã thất bại. Trong diễn tiến của chiến dịch này đã có hơn 30 triệu người chết đói, bị đánh chết hay chết do làm việc quá sức, vì Mao đã cải tạo nền nông nghiệp một cách tàn nhẫn, để nuôi dưỡng được con số ngày càng tăng của công nhân công nghiệp. Và vì người nông dân không còn được phép tạo dự trữ để đề phòng cho những lúc đói kém nữa.

Xã hội dao động, kinh tế tê liệt. Tính đáng tin cậy của Mao bị lay động. Bây giờ Lưu và Đặng chờ đợi một sự chừng mực ở ông ấy; đầu tiên là phải thực hiện một trật tự nhà nước Xã hội Chủ nghĩa ổn định, rồi người ta mới có thể xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản ở trên đó. Nhưng trước hết là phải chấm dứt nạn đói.

Trong mùa Xuân năm 1962, Lưu dám làm một việc kinh thiên động địa: ông ấy phê bình chính sách của Mao: "Không có Đại Nhảy Vọt tới phía trước", ông ấy nói trước 7000 cán bộ Đảng, "chúng ta đã rơi lại xa ở phía sau." Sau chủ tịch nước, cả những đại biểu khác cũng đòi hỏi một thay đổi về chính trị kinh tế.

Mao nhìn đấy như là một sự phản bội tổ quốc. Rằng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vẫn còn chưa phải là thiên đàng Cộng sản Chủ nghĩa, điều đấy không phải là vì ông mà là vì những sai lầm của cán bộ. Những người đấy chỉ tiến hành các chiến dịch một cách ngần ngừ và cẩu thả.

Thế nhưng thế lực của ông ấy đã suy yếu sau thảm họa của cuộc Đại Nhảy Vọt. Vì thế mà ông ấy nhận trách nhiệm cho thảm họa đói ăn trước 7000 cán bộ. Đó là thất bại nặng nề nhất của ông ấy kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bây giờ ông ấy phải để cho những người chống ông ấy làm việc, mặc dù ông ấy phản đối đường lối của họ.

Và ông nhận ra trong người đồng chí ngày xưa đã cùng chiến đấu với mình, Lưu, đối thủ nguy hiểm nhất của ông ấy. Vì Lưu và những người theo ông ấy đã đảo ngược chính sách của Mao: họ cải tổ lại ngân sách, vì thế mà phải sa thải hàng triệu công nhân thiếu việc làm ra khỏi các nhà máy quốc doanh – dẫn đến việc thành hình một tầng lớp vô sản nghèo khổ mới, gồm giới tội phạm nhỏ và bán dâm.

Thêm vào đó, cán bộ của Lưu làm tăng sản lượng thu hoạch bằng cách cho những người nông dân đang bị gộp lại trong các hợp tác xã được phép mướn và tự gieo trồng trên những đồng ruộng nhỏ. Họ giảm chi phí vũ trang và thay vào đó hỗ trợ cho công nghiệp hàng tiêu dùng. Và họ giảm thời gian làm việc, để con người lại có thời gian thư giản và cho gia đình.

Đất nước hồi phục lại từ những thiếu thốn càng nhiều thì các đồng chí dường như lại càng ít cần đến người "Chủ tịch vĩ đại" của họ chừng đấy. Ảnh hưởng của các nhà cải cách quanh Lưu, Đặng cũng như Bành Chân, thị trưởng của Bắc Kinh, liên tục tăng lên.

Bây giờ Mao phải tính đến việc bị tước quyền lực dần dần. Ông chỉ nhìn thấy "cánh hữu" ở khắp nơi, những người – như Lưu – phản bội lý tưởng cách mạng.

Vì thế mà hai người có nhiều quyền lực nhất của Trung Quốc đứng đối diện với nhau: sếp ĐCS Mao và chủ tịch nước Lưu. Tả chống hữu. Cuộc đấu tranh vì đảng, cái cuối cùng trở thành cuộc Cách mạng Văn hóa, được khai mào. Và Mao tập hợp những người theo ông ấy lại.

Walter Saller - Cuộc chiến của những đứa trẻ con (phần 2)

 
Bài: Walter Saller; Ảnh: Li Zhensheng
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO Epoche xuất bản

Trong lúc Lưu còn cải cách đất nước, Mao đã nắm chắc được sự ủng hộ của những người Cộng sản quá khích. Thuộc trong số đó cũng là người vợ thứ tư của ông ấy, Giang Thanh, nguyên là một nữ diễn viên. Trước khi Mao đâm yêu bà năm 1937, bà ấy tự gọi mình là Lam Tần và là một đề tài được ưa thích của giới báo chí lá cải. Từ năm 1963, bà làm việc trong Bộ Văn hóa, nơi bà ấy kiểm duyệt phim và kịch. Mặc dù cá nhân bà ấy vẫn thưởng thức phim truyện nước ngoài đã bị cấm.

Tranh giành quyền lực: Sau thảm họa của "Đại Nhảy Vọt", Mao bị cô lập trong giới lãnh đạo ĐCS, ông ấy mất ảnh hưởng. Cũng vì vậy mà ông ấy huy động đội Hồng Vệ Binh – đội ngũ ngoài những việc làm khác cũng tấn công các đối thủ của ông ấy ở trong Đảng. Ảnh: GEO Epoche
Tranh giành quyền lực: Sau thảm họa của “Đại Nhảy Vọt”, Mao bị cô lập trong giới lãnh đạo ĐCS, ông ấy mất ảnh hưởng. Cũng vì vậy mà ông ấy huy động đội Hồng Vệ Binh – đội ngũ ngoài những việc làm khác cũng tấn công các đối thủ của ông ấy ở trong Đảng. Ảnh: GEO Epoche

Chồng của bà coi thường khả năng chính trị của Giang, nhưng ông ấy đánh giá cao tính vô lương tâm và cứng rắn của vợ mình: “Bà ấy nguy hiểm chết người và độc hại như một con bọ cạp”, ông ấy phán xét. Đối với ông, đấy là một công cụ toàn hảo để đe dọa các đối thủ của mình. Sau này, Giang sẽ bảo vệ mình: “Tôi là con chó của Mao Chủ tịch. Ông ấy ra lệnh thì tôi cắn.”

Nhưng người trung thành nhất với ông là Lâm Bưu: nguyên soái của nước Cộng hòa Nhân dân, người đánh chiếm Bắc Kinh và là Bộ trưởng Quốc phòng cũng là người chỉ huy “Quân Giải phóng Nhân dân” có lực lượng ba triệu lính – bên cạnh Đảng và bộ máy nhà nước là cột trụ quan trọng thứ ba của quyền lực trong nước.

Người sĩ quan gầy gò đó – sau sự xa cách vào lúc ban đầu thời Vạn lý Trường chinh – từ gần bốn thập niên nay là một đồng minh của Mao: không một ai khác quanh Mao hưởng được một sự tự chủ như thế. Đổi lại, ông ấy đứng cạnh Mao bất cứ lúc nào mà người này cần sự giúp đỡ. Tham vọng của Lâm không có ranh giới. Ông ấy muốn vươn lên trở thành người đàn ông thứ hai của Trung Quốc – và trở thành người kế vị Mao.

Nhờ người lãnh đạo Đảng mà ông ấy mới có chức vụ bộ trưởng của mình. Lâm trả ơn, bằng cách gắn kết những người lính của mình vào viên chủ tịch. Quyển “Mao Chủ tịch ngữ lục”, một quyển sách nhỏ có bìa đỏ với những câu trích dẫn của người sếp ĐCS, là sáng kiến của ông ấy. Bắt đầu từ năm 1964, Lưu cho người phân phát nó cho các sĩ quan và người lính. Đã từ lâu, không chỉ khả năng quân sự của một người nào đó quyết định rằng người này là một người lính tốt, mà cả lòng trung thành của người đó với Mao nữa.

Nhưng mặc dù biết rằng các nòng súng đứng sau lưng mình, ông ấy vẫn không muốn tước quyền lực các đối thủ của ông ấy quanh Lưu Thiếu Kỳ bằng một cuộc đảo chính quân sự. Mà là qua một cuộc cách mạng.

Không phải quân nhân mà chính các nhà cách mạng là những người xua đuổi vô số kẻ giúp đỡ Lưu ra khỏi các chức vụ – những kẻ quan liêu đấy, những người điều hành các phương tiện sản xuất trong các nhà máy và cơ quan như “nhà tư bản”, hưởng đặc quyền và cản trở công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội.

Chiến dịch: Hồng Vệ Binh công bố khẩu hiệu của mình trên những tờ báo tường viết tay. Trong đó, họ yêu cầu lật đổ "Băng nhóm Đen", họ gọi đối thủ của Mao là vậy. Ảnh. GEO Epoche
Chiến dịch: Hồng Vệ Binh công bố khẩu hiệu của mình trên những tờ báo tường viết tay. Trong đó, họ yêu cầu lật đổ “Băng nhóm Đen”, họ gọi đối thủ của Mao là vậy. Ảnh. GEO Epoche

Cú đánh đầu tiên của ông ấy là để chống lại văn hóa: “Tất cả các hình thức nghệ thuật – ca kịch, nhà hát, nghệ thuật nhân dân, hội họa và văn học”, người đồng chí cao cấp nhất trong Đảng tuyên bố vào cuối năm 1963, đều là “phong kiến hay tư bản”, ngay cả phần lớn các tác phẩm thành hình dưới chế độ của ông. Cần phải có một nền văn hóa mới, ông ấy yêu cầu, “làm sạch” Trung Quốc – khỏi các cán bộ đã xa rời nhân dân.

Trong khi đấy thì Mao rất thích ca kịch Trung Quốc, sở hữu trên 2000 băng thu thanh, nghiên cứu lịch sử của các hoàng đế Trung Quốc và làm thơ. Tuy vậy, ông vẫn nguyền rủa văn hóa “tiểu tư sản” mà không cần phải cố gắng tí nào.

Ông cũng phê bình các phương pháp giảng dạy thường gây nhàm chán trong trường học và đại học – ông muốn tranh thủ giới thanh thiếu niên cho cuộc cách mạng của ông ấy. Vì họ “ít bảo thủ nhất trong suy nghĩ”.

Cho đến nay, ông chống lại đối thủ của ông trước hết là qua những chiến dịch, được tổ chức và thực hiện bởi bộ máy của Đảng. Nhưng bây giờ chính ĐCS lại là kẻ thù – tổ chức thống trị nhà nước và trên thực tế là tất cả những cái khác trong cuộc sống của người Trung Quốc: các ủy ban nhà nước do họ kiểm soát quy định người ta phải làm việc ở đâu và sống trong thành phố nào; họ phân chia cho mỗi người nơi ở và cái ăn; và họ đánh giá, liệu người ta có phải là một đồng chí tốt hay không hay là một trường hợp để cải tạo.

Giới lãnh đạo Đảng tuy chấp thuận cho ông Chủ tịch vĩ đại cuộc Cách mạng Văn hóa của ông ấy – thế nhưng họ không giao cho một người theo Mao lãnh đạo chiến dịch này mà lại giao cho Bành, thị trưởng của Bắc Kinh.

Qua đó mà người Chủ tịch nhận được tòa án của ông ấy. Nhưng vai trò quan tòa của tòa án dị án thì Đảng lại để cho một trong những người theo dị giáo cao cấp nhất đóng: một điều lăng nhục.

Tôn sùng cá nhân: Với một lần diễu hành bơi lội ở gần Bắc Kinh, những người Cộng sản chào mửng người Chủ tịch Vĩ đại của họ - và đồng thời qua đó cố nhắc đến sức lực hoạt động của con người trên 70 tuổi này. Ảnh: GEO Epoche
Tôn sùng cá nhân: Với một lần diễu hành bơi lội ở gần Bắc Kinh, những người Cộng sản chào mửng người Chủ tịch Vĩ đại của họ – và đồng thời qua đó cố nhắc đến sức lực hoạt động của con người trên 70 tuổi này. Ảnh: GEO Epoche

Trong tháng 10 năm 1964, Nikita Khrushchev, người lãnh đạo ĐCS Xô viết, bị chính các đồng chí của mình lật đổ. Kể từ lúc đấy, Mao càng đa nghi hơn, nhìn thấy người âm mưu, tên phản bội và kẻ thù ở khắp mọi nơi.

Và đối thủ của ông ấy cũng tạo cho ông ấy nhiều cơ hội để mà nghi ngờ.
Vào ngày 3 tháng 1 năm 1965, Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ được xác nhận trong chức vụ của ông ấy. Lúc bổ nhiệm ông ấy năm 1959, người dân hầu như không hề chào mừng ông ấy, nhưng bây giờ, vì ông ấy đã giải thoát Trung Quốc khỏi nạn đói, ông ấy được tôn sùng qua những cuộc duyệt binh lớn. Và hình ảnh của ông ấy được mang đi trên đường phố bên cạnh hình ảnh của Mao. Trong báo chí, bây giờ ông ấy cũng ngang hàng: “Chủ tịch Mao và Chủ tịch nước Lưu là các lãnh tụ mến yêu của chúng ta”, các báo viết.

Một lãnh tụ thứ nhì, trên cùng bậc với chính mình: đối với Mao, đấy là một cuộc tổng tấn công vào vị thế có một không hai của ông ấy.

“Mày nghĩ mày là ai chứ?”, có lần ông ấy đã rít lên như thế với Lưu. “Tao chỉ cần búng ngón tay là sẽ chẳng còn có mày nữa đâu!”

Nhưng Mao đã lầm. Trong mùa Thu năm 1965, ông ấy hầu như bị cô lập trong giới lãnh đạo của ĐCS. Điều này thể hiện ở việc khi ông yêu cầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trong đó có đại diện của Đảng, quân đội và các thể chế nhà nước, phải hành động chống Ngô Hàm, phó trị trưởng Bắc Kinh: vì vở kịch được cho là phản động “Hải Thụy bãi quan” mà sử gia đó – một người theo Lưu Thiếu Kỳ – đã viết lời. Ủy ban từ chối lời đề nghị đó. Mao không còn có đa số trong nhóm đứng đầu ĐCS nữa.

Sau đấy, ông ấy dùng đoàn tàu đặc biệt của mình đi về Thượng Hải, một thành trì của “phe tả”. Trong những tháng sau đó, ông ấy ở trong cơ ngơi của mình ở miền Nam Trung Quốc trong Hàng Châu, thăm thành phố Thiều Sơn là quê hương của ông ấy, đi dạo trên núi, tổ chức tiệc khiêu vũ.

Ở nước ngoài, có những nhà quan sát nào đó phỏng đoán rằng người chủ tịch đang bệnh nặng, bị tước quyền lực – hay đã chết nữa. Thế nhưng con người thất lạc đó đang chuẩn bị cuộc phản công của mình từ xa.

Vào ngày 10 tháng 11 năm 1965, một tờ báo ở Thượng Hải đăng một bài phê bình gay gắt vở kịch “Hải Thụy bãi quan”. Chính Mao đã viết nó củng với vợ của ông ấy và hai người thân cận nữa. Lời kết tội: vở bi kịch mà trong đó một ông quan bị cho thôi chức vì đã phê bình người chủ của mình, là một ám chỉ đến người Chủ tịch, đặt ông ấy cùng hàng với kẻ chuyên chế (năm 1959, Mao đã sa thải Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vì người này đã phê bình ông trong một bức thư; từ đấy Lâm Bưu chiếm chức vụ này). Bài viết báo hiệu: cuộc tranh giành quyền lực vẫn còn được tiếp tục.

(Còn tiếp)

Bài: Walter Saller; Ảnh: Li Zhensheng
Phan Ba dịch

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm