Tham Khảo

Xã hội dân sự và dân chủ - Nguyễn Hưng Quốc

Trong chuyến đi Mỹ vào cuối năm ngoái, trong một buổi nói chuyện gẫu với hai người bạn cùng hoạt động tích cực trong việc khuếch tán xã hội dân sự tại Việt Nam, tôi nghe một bạn than phiền
bởi Nguyễn Hưng Quốc
Biểu tình trước cửa đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội (Ảnh tư liệu).Biểu tình trước cửa đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội (Ảnh tư liệu).

Trong chuyến đi Mỹ vào cuối năm ngoái, trong một buổi nói chuyện gẫu với hai người bạn cùng hoạt động tích cực trong việc khuếch tán xã hội dân sự tại Việt Nam, tôi nghe một bạn than phiền: Từ khi hình thức sinh hoạt xã hội dân sự được cổ vũ, những người tích cực nhất trong phong trào tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam chỉ thích tiếp xúc và chụp ảnh với các tổ chức quốc tế nhưng lại lơ là với việc xuống đường biểu tình đòi tự do cũng như phản đối các hành động gây hấn của Trung Quốc.

Nhìn ở biểu hiện bên ngoài, lời than phiền ấy có vẻ như không sai. Quả thực từ hơn một năm nay, sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc vào thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam, trong cả nước, từ Sài Gòn đến Hà Nội, không có một cuộc biểu tình nào đáng kể cả. Ngược lại, các hoạt động thiên về xã hội dân sự vẫn tiếp tục phát triển qua các tổ chức giúp đỡ những người dân bị oan ức hoặc xây dựng những căn nhà tình nghĩa cho thân nhân những người bị hy sinh trong hai trận chiến tại Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988).

Tôi không phủ nhận hai sự kiện trên, nhưng tôi không nghĩ hai sự kiện ấy có quan hệ nhân quả với nhau, nghĩa là, nói cách khác, tôi không tin sự lắng dịu của các cuộc xuống đường biểu tình là hậu quả của việc phát triển của các hoạt động xã hội dân sự. Nó có thể có những lý do khác, chẳng hạn, không có sự kiện nào gây khích động quần chúng như vụ giàn khoan Hải Dương 981 hoặc, sau các cuộc biểu tình dẫn đến bạo loạn tại Bình Dương và một số nơi khác, chính quyền có cớ để đàn áp mạnh tay hơn và điều đó khiến cho nhiều người ngần ngại. Cũng có thể, sau nhiều cuộc biểu tình, chính quyền tìm ra những biện pháp hữu hiệu hơn, ví dụ, cô lập những người có khả năng lãnh đạo để ngăn chận hoặc vô hiệu hóa các cuộc xuống đường. Vân vân. Còn có thể có những lý do khác nữa.

Nhưng ngay cả khi lý do giảm nhiệt của các cuộc tranh đấu là vì những người có thiện chí nhất chuyển hướng sang những hình thức liên quan đến xã hội dân sự nhẹ nhàng và ít thử thách hơn thì tôi nghĩ, nó cũng không phải là lý do để chúng ta chấm dứt hoặc giảm thiểu sự cổ vũ cho các hoạt động xã hội dân sự. Lý do chính là, về lâu dài, theo tôi, các hoạt động xã hội dân sự bao giờ cũng có ích, cực kỳ có ích, cho tiến trình dân chủ hóa đất nước.

Hầu như tất cả các nhà nghiên cứu đều khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa xã hội dân sự và tiến trình dân chủ hoá. Việc khẳng định ấy không phải chỉ có tính thuần tuý lý thuyết mà còn dựa trên kinh nghiệm lịch sử. Trước, khi phân tích nền dân chủ tại Mỹ, Alexis de Tocqueville, đã nhận ra nền tảng của chế độ dân chủ tại nước này chính là các sinh hoạt xã hội dân sự phổ biến ở khắp nơi. Sau, hầu hết các học giả đều cho những nơi có sinh hoạt xã hội dân sự đa dạng và phong phú, ở đó, dân chủ được bén rễ sâu và vững mạnh, không thể đảo ngược được. Nhiều người cho rằng một trong những lý do chính khiến chế độ cộng sản tại châu Âu sụp đổ vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 chính là nhờ các sinh hoạt xã hội dân sự: ở đâu xã hội dân sự phát triển sâu rộng, ở đó, chủ nghĩa cộng sản sụp đổ trước (như Ba Lan và Hungary); và ở đâu có truyền thống xã hội dân sự mạnh, ở đó dân chủ càng vững vàng. Ngược lại, ở phần lớn các quốc gia tách ra từ Liên Bang Xô Viết, vì không có truyền thống xã hội dân sự, nền dân chủ trở thành bấp bênh và có nguy cơ quay lại với độc tài.

Có thể tóm tắt mối quan hệ giữa xã hội dân sự và dân chủ vào mấy điểm chính:

Thứ nhất, các hoạt động xã hội dân sự là môi trường tốt nhất để giáo dục ý thức công dân, giải trừ nạn dửng dưng và vô cảm trong xã hội, làm cho mọi người biết tôn trọng những sự khác biệt về sắc tộc, ý thức hệ, tín ngưỡng và văn hoá.

Thứ hai, đó là cách tốt nhất để tập hợp những công dân khắc khoải trước thực trạng đất nước. Những người có lòng với tiền đồ dân tộc sẽ gặp gỡ nhau, trao đổi ý tưởng với nhau và cùng nhau hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau để xây dựng một xã hội dân chủ lành mạnh sau này.

Thứ ba, qua các hoạt động xã hội dân sự, người ta tập luyện được một số kỹ năng cần thiết cho một xã hội dân chủ, trong đó, quan trọng nhất là hai khả năng đối thoại và hợp tác để giải quyết các khác biệt hoặc mâu thuẫn.

Thứ tư, trong quá trình hoạt động vì những lý tưởng chung như vậy dần dần sẽ xuất hiện những người có khả năng lãnh đạo sau này sẽ đi đầu trong các cuộc tranh đấu vì dân chủ.

Một khi xã hội dân sự được hình thành và phát triển sâu rộng, nó sẽ tác động mạnh mẽ đến tiến trình dân chủ hoá. Theo Gordon White, trong  bài “Civil Society, Democratization and Development: Clearing the Analytical Ground”, in trong cuốn Civil Society in Democratization (2004), có mấy tác động chính:

Thứ nhất, sự lớn mạnh của xã hội dân sự có thể làm thay đổi cán cân quyền lực giữa nhà nước và xã hội với thái độ thiên vị hẳn về phía xã hội; từ đó, góp phần hình thành nên một sự đối lập cân bằng (balanced opposition) vốn được xem là điều kiện của dân chủ. Dưới những chế độ toàn trị, kỳ vọng này thấp hơn: nó dần dần nâng cao hiệu năng của các lực lượng xã hội đã được tổ chức nhằm làm suy yếu tham vọng khống chế toàn bộ đời sống xã hội của nhà nước.

Thứ hai, khi xã hội dân sự đủ mạnh, nó có thể củng cố các tiêu chuẩn đạo đức công cộng và nâng cao tính khả kiểm (accountability) của cả các chính trị gia lẫn bộ máy công quyền.

Thứ ba, xã hội dân sự có thể đóng vai trò quan trọng trong việc làm trung gian giữa xã hội và nhà nước, giữa các công dân và hệ thống chính  trị. Trong trường hợp lạc quan, nó có thể chuyển tải các yêu sách của dân chúng hoặc một bộ phận dân chúng đến giới cầm quyền, từ đó, làm thay đổi một số chính sách của họ.

Thứ tư, nó có thể đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi các luật lệ trong trò chơi chính trị theo định hướng dân chủ.

Nói một cách tóm tắt, theo tôi, để tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam, một trong những điều chúng ta nên làm nhất là cổ vũ cho các hoạt động xã hội dân sự. Xã hội dân sự càng sâu rộng, tiến trình dân chủ hoá càng nhanh chóng và vững chắc.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

VOA

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Xã hội dân sự và dân chủ - Nguyễn Hưng Quốc

Trong chuyến đi Mỹ vào cuối năm ngoái, trong một buổi nói chuyện gẫu với hai người bạn cùng hoạt động tích cực trong việc khuếch tán xã hội dân sự tại Việt Nam, tôi nghe một bạn than phiền
bởi Nguyễn Hưng Quốc
Biểu tình trước cửa đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội (Ảnh tư liệu).Biểu tình trước cửa đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội (Ảnh tư liệu).

Trong chuyến đi Mỹ vào cuối năm ngoái, trong một buổi nói chuyện gẫu với hai người bạn cùng hoạt động tích cực trong việc khuếch tán xã hội dân sự tại Việt Nam, tôi nghe một bạn than phiền: Từ khi hình thức sinh hoạt xã hội dân sự được cổ vũ, những người tích cực nhất trong phong trào tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam chỉ thích tiếp xúc và chụp ảnh với các tổ chức quốc tế nhưng lại lơ là với việc xuống đường biểu tình đòi tự do cũng như phản đối các hành động gây hấn của Trung Quốc.

Nhìn ở biểu hiện bên ngoài, lời than phiền ấy có vẻ như không sai. Quả thực từ hơn một năm nay, sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc vào thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam, trong cả nước, từ Sài Gòn đến Hà Nội, không có một cuộc biểu tình nào đáng kể cả. Ngược lại, các hoạt động thiên về xã hội dân sự vẫn tiếp tục phát triển qua các tổ chức giúp đỡ những người dân bị oan ức hoặc xây dựng những căn nhà tình nghĩa cho thân nhân những người bị hy sinh trong hai trận chiến tại Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988).

Tôi không phủ nhận hai sự kiện trên, nhưng tôi không nghĩ hai sự kiện ấy có quan hệ nhân quả với nhau, nghĩa là, nói cách khác, tôi không tin sự lắng dịu của các cuộc xuống đường biểu tình là hậu quả của việc phát triển của các hoạt động xã hội dân sự. Nó có thể có những lý do khác, chẳng hạn, không có sự kiện nào gây khích động quần chúng như vụ giàn khoan Hải Dương 981 hoặc, sau các cuộc biểu tình dẫn đến bạo loạn tại Bình Dương và một số nơi khác, chính quyền có cớ để đàn áp mạnh tay hơn và điều đó khiến cho nhiều người ngần ngại. Cũng có thể, sau nhiều cuộc biểu tình, chính quyền tìm ra những biện pháp hữu hiệu hơn, ví dụ, cô lập những người có khả năng lãnh đạo để ngăn chận hoặc vô hiệu hóa các cuộc xuống đường. Vân vân. Còn có thể có những lý do khác nữa.

Nhưng ngay cả khi lý do giảm nhiệt của các cuộc tranh đấu là vì những người có thiện chí nhất chuyển hướng sang những hình thức liên quan đến xã hội dân sự nhẹ nhàng và ít thử thách hơn thì tôi nghĩ, nó cũng không phải là lý do để chúng ta chấm dứt hoặc giảm thiểu sự cổ vũ cho các hoạt động xã hội dân sự. Lý do chính là, về lâu dài, theo tôi, các hoạt động xã hội dân sự bao giờ cũng có ích, cực kỳ có ích, cho tiến trình dân chủ hóa đất nước.

Hầu như tất cả các nhà nghiên cứu đều khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa xã hội dân sự và tiến trình dân chủ hoá. Việc khẳng định ấy không phải chỉ có tính thuần tuý lý thuyết mà còn dựa trên kinh nghiệm lịch sử. Trước, khi phân tích nền dân chủ tại Mỹ, Alexis de Tocqueville, đã nhận ra nền tảng của chế độ dân chủ tại nước này chính là các sinh hoạt xã hội dân sự phổ biến ở khắp nơi. Sau, hầu hết các học giả đều cho những nơi có sinh hoạt xã hội dân sự đa dạng và phong phú, ở đó, dân chủ được bén rễ sâu và vững mạnh, không thể đảo ngược được. Nhiều người cho rằng một trong những lý do chính khiến chế độ cộng sản tại châu Âu sụp đổ vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 chính là nhờ các sinh hoạt xã hội dân sự: ở đâu xã hội dân sự phát triển sâu rộng, ở đó, chủ nghĩa cộng sản sụp đổ trước (như Ba Lan và Hungary); và ở đâu có truyền thống xã hội dân sự mạnh, ở đó dân chủ càng vững vàng. Ngược lại, ở phần lớn các quốc gia tách ra từ Liên Bang Xô Viết, vì không có truyền thống xã hội dân sự, nền dân chủ trở thành bấp bênh và có nguy cơ quay lại với độc tài.

Có thể tóm tắt mối quan hệ giữa xã hội dân sự và dân chủ vào mấy điểm chính:

Thứ nhất, các hoạt động xã hội dân sự là môi trường tốt nhất để giáo dục ý thức công dân, giải trừ nạn dửng dưng và vô cảm trong xã hội, làm cho mọi người biết tôn trọng những sự khác biệt về sắc tộc, ý thức hệ, tín ngưỡng và văn hoá.

Thứ hai, đó là cách tốt nhất để tập hợp những công dân khắc khoải trước thực trạng đất nước. Những người có lòng với tiền đồ dân tộc sẽ gặp gỡ nhau, trao đổi ý tưởng với nhau và cùng nhau hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau để xây dựng một xã hội dân chủ lành mạnh sau này.

Thứ ba, qua các hoạt động xã hội dân sự, người ta tập luyện được một số kỹ năng cần thiết cho một xã hội dân chủ, trong đó, quan trọng nhất là hai khả năng đối thoại và hợp tác để giải quyết các khác biệt hoặc mâu thuẫn.

Thứ tư, trong quá trình hoạt động vì những lý tưởng chung như vậy dần dần sẽ xuất hiện những người có khả năng lãnh đạo sau này sẽ đi đầu trong các cuộc tranh đấu vì dân chủ.

Một khi xã hội dân sự được hình thành và phát triển sâu rộng, nó sẽ tác động mạnh mẽ đến tiến trình dân chủ hoá. Theo Gordon White, trong  bài “Civil Society, Democratization and Development: Clearing the Analytical Ground”, in trong cuốn Civil Society in Democratization (2004), có mấy tác động chính:

Thứ nhất, sự lớn mạnh của xã hội dân sự có thể làm thay đổi cán cân quyền lực giữa nhà nước và xã hội với thái độ thiên vị hẳn về phía xã hội; từ đó, góp phần hình thành nên một sự đối lập cân bằng (balanced opposition) vốn được xem là điều kiện của dân chủ. Dưới những chế độ toàn trị, kỳ vọng này thấp hơn: nó dần dần nâng cao hiệu năng của các lực lượng xã hội đã được tổ chức nhằm làm suy yếu tham vọng khống chế toàn bộ đời sống xã hội của nhà nước.

Thứ hai, khi xã hội dân sự đủ mạnh, nó có thể củng cố các tiêu chuẩn đạo đức công cộng và nâng cao tính khả kiểm (accountability) của cả các chính trị gia lẫn bộ máy công quyền.

Thứ ba, xã hội dân sự có thể đóng vai trò quan trọng trong việc làm trung gian giữa xã hội và nhà nước, giữa các công dân và hệ thống chính  trị. Trong trường hợp lạc quan, nó có thể chuyển tải các yêu sách của dân chúng hoặc một bộ phận dân chúng đến giới cầm quyền, từ đó, làm thay đổi một số chính sách của họ.

Thứ tư, nó có thể đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi các luật lệ trong trò chơi chính trị theo định hướng dân chủ.

Nói một cách tóm tắt, theo tôi, để tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam, một trong những điều chúng ta nên làm nhất là cổ vũ cho các hoạt động xã hội dân sự. Xã hội dân sự càng sâu rộng, tiến trình dân chủ hoá càng nhanh chóng và vững chắc.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

VOA

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm