Tham Khảo

Xài không được thì bỏ! - Lữ Giang

Phải tạm xếp lại cuốn “Quốc văn giáo khoa thư chống cộng” có tên là “Ta thắng địch thua”, người Việt đấu tranh mới có thể nhận ra được những bí ẩn đàng sau biến cố Ukraina và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm

Ukraina cũng gióng như Việt Nam, được coi là “vùng trái độn” (buffer zone) giữa Đông và Tây, bên nào cũng muốn chiếm ưu thế trong vùng này để thực hiện các mưu đồ của mình, đưa tới những cuộc chinh chiến và chính biến liên tục, có khi rất bi thảm và đẫm máu. Mỗi giai đoạn, các thế lực Đông - Tây đã sử dụng những lá bài khác nhau làm “quốc gia trái độn” điêu đứng.
Phải tạm xếp lại cuốn “Quốc văn giáo khoa thư chống cộng” có tên là “Ta thắng địch thua”, người Việt đấu tranh mới có thể nhận ra được những bí ẩn đàng sau biến cố Ukraina và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm.
THÂN PHẬN BI THẢM CỦA UKRAINA
Chuyện bi thảm của người Ukraina cũng không khác gì chuyện bi thảm của người Việt đấu tranh. Trong bài “Abridged History of Ukraine” (Lịch sử rút ngắn của Ukraina), giáo sư sử học Ukraina là Andrew Gregovich nói rằng “Trong con mắt người Nga, người Ukraina là những người ngây thơ dễ bị lừa”. Người Mỹ và Cộng Sản chắc cũng đã nhìn người Việt đấu tranh bằng con mắt như vậy.
Giáo sư Gregovich kể lại: Khi hình thành chủ nghĩa cộng sản, Nga đã dùng Ukraina làm thí điểm. Năm 1928, Stalin đã cho thí nghiệm cuộc đấu tố địa chủ (kuklaks) đầu tiên tại đây rồi dùng nó thanh toán giới trí thức và các nhà tu hành, đặc biệt các giáo sĩ thuộc Giáo Hội Chính Thống Giáo Ukraina. Hàng triệu gia đình bị giết hoặc bị đày đi Siberia. Nạn đói 1932-1933 cướp đi sinh mạng 7 triệu người Ukraina không phải do thiếu lương thực mà vì tất cả nông sản đã bị thu gom và chứa vào những kho lớn do quân đội canh gác.
Ngày 22.6.1942, quân phát xít Đức tràn vào Ukraina, người dân Ukraina cầm hoa, bánh mì và muối theo truyền thống, reo hò hoan hô quân Đức như những vị anh hùng giải phóng cho họ, gióng như Phật Giáo VN đi đón “quân giải phóng” năm 1975. Quân Đức rất ngạc nhiên. Trong số 667,085 quân nhân trú đóng tại Kiev, chỉ có khoảng 2000 quân chạy theo hồng quân Liên Sô, số còn lại đã ra đầu hàng quân Đức. Nhưng quân Ðức không xử dụng họ mà bỏ cho chết đói và lạnh trong các trại tù binh. Khoảng 2,5 triệu người Ukraine đã bị bắt đưa sang Ðức lao động cho đến chết. Trong khi đó, khi rút đi quân Liên Sô đã mang theo 6 triệu trâu bò, 550 xí nghiệp lớn và hàng ngàn xí nghiệp nhỏ, khoảng 5.000 toa xe lửa và 607 cầu xe lửa chạy qua được. Có 915 nhà kho đã bị quân Nga phá hủy.
Khi bị quân Đồng Minh và Liên Sô phản công, quân Ðức trên đường tháo chạy cũng làm tương tự như hồng quân Liên Sô: Phá hủy tất cả các cấu trúc của Ukraina, nhất là hệ thống đường xá, đường xe lửa, cầu cống... để ngăn cản đường tiến quân của hồng quân Liên Sô.
Trước tình cảnh như vậy, tổ chức “Những Người Ukraine Quốc Gia” (OUN) đã thành lập một đạo quân giải phóng gồm khoảng 200.000 người vừa chống lại quân Liên Sô vừa chống lại quân Đức. Nhưng đoàn quân này đã bị tiêu diệt gần như hoàn toàn.
Thế chiến II chấm dứt, số phận của Ukraina vẫn đen tối. Từ 3 đến 11.2.1945, ba nhà lãnh đạo của ba cường quốc là Roosevelt, Churchill và Stalin đã họp tại Yalta, một thành phố nhỏ nắm ở mũi cực nam bán đảo Crimea của Ukraina, để phân chia lại bản đồ Âu Châu mà phần thắng nằm về Nga. Ukraina lại mất thêm một số vùng cho Nga. Những người Ukraina bị đưa sang Ðức làm nô lệ, nếu còn sống đều bị trả về cho Liên Sô. Họ đã bị đày qua Siberia và chết rũ tù ở đó.
Chuyện bi thảm của Ukraina còn rất dài, nhưng chúng tôi tạm ngưng ở đây để nói vể chuyện Ukraina ngày nay.
TÔN GIÁO VÀ SẮC TỘC TRỞ THÀNH LÁ BÀI
Tài liệu thống kê cho biết ở Ukraina có đến 97% dân số theo Kitô giáo, nhưng đây không phải là “một giáo hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền” như trong kinh Tin Kính. Vì thế, cả Nga và Mỹ đều chơi lá bài tôn giáo. Nga dựa vào Chính Thống Giáo, còn Mỹ xử dụng Công Giáo Hy Lạp, Công Giáo La Mã và Tin Lành. Những con số sau đây cho chúng ta thấy trận chiến rất gay cấn:
Chính Thống Giáo chiếm đa số 83,7%, Công Giáo Hy Lạp 8%, Công Giáo La Mã 2,2% và Tin Lành 2,2%. Nhưng Chính Thống Giáo được chia thành 3 hệ phái: Chính Thống Giáo thuộc Tòa Thượng Phụ Kiev 50,4%, Tòa Thượng Phụ Moscow 26,1% và Độc Lập 7,2%.
Các tổ chức chính trị ở Ukraina cũng đã hình thành dựa theo yếu tố tôn giáo và yếu tố sắc tộc. Ukraina có rất nhiều đảng phái, nhiều không thua gì các tổ chức của cộng đồng người Việt ở hải ngoại, nhưng hiện nay có hai đảng lớn nhất, đó là Đảng Các Khu Vực (Party of Regions) Đảng Đất Cha (Party of Fatherland). Đảng Các Khu Vực quy tụ đa số các tín hữu Chính Thống Giáo thân Nga, được coi là đảng mạnh nhất. Đảng Đất Cha tập họp các tín hữu Công Giáo Hy Lạp, Công Giáo La Mã, Tin Lành và một số Chính Thống Giáo không theo Nga.
Quốc Hội Ukraina có 450 dân biểu, Đảng Các Vùng chiếm 210 ghế còn Đảng Đất Cha chỉ có 90 ghế. Nga trợ giúp Đảng Các Vùng còn Mỹ hổ trợ Đảng Đất Cha.
Như chúng tôi đã kể lại, trong cuộc đấu đá đầu tiên năm 2005 giữa ông Viktor Yanukovych thuộc Đảng Các Vùng và ông Viktor Yushchenko thuộc Đảng Đất Cha, ông Viktor Yushchenko đã thắng. Tưởng bở, trong cuộc bầu cử năm 2010, bà Yulia Tymoshenko, lãnh tụ của Đảng Đất Cha, đã ra tranh cử tổng thống với ông Viktor Yanukovych thuộc Đảng Các Vùng và bị thua đậm, sau đó bà còn bị ông Yanukovych truy tố về tội “tội lạm dụng quyền lực” và bị phạt 7 năm tù.
Trong thời gian vừa qua, nền kinh tế Ukraina suy sụp. Đảng Đất Cha tổ chức biểu tình đòi ông Viktor Yanukovych phải ra đi. Ông Viktor Yanukovych phải chọn giữa Liên Hiệp Âu Châu và Nga để tìm nguốn tài trợ 35 tỷ USD cứu nguy nến kinh tế Ukraina. Cuối cùng ông đã chọn Nga để được vay 15 tỷ USD. Đảng Đất Cha phản đối mạnh mẽ, tiến chiếm các công sở, đưa tới các cuộc đụng độ đẫm máu. Người ta không ngạc nhiên khi dân Ukraina biểu tình trên Quảng trường Độc lập ở Kiev, ông Victoria Nuland, Phụ Tá Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đã công khai đi phân phát đồ ăn nhẹ cho họ, còn Thượng Nghị Sĩ John McCain quay mặt về phía đám đông chào đón “những người có ước muốn tốt đẹp” (well-wishers).
Ông Viktor Yanukovych bỏ chạy. Chủ Tịch Quốc Hội là ông Oleksandr Turchnov, vốn là một mục sư Tin Lành và thuộc Đảng Đất Cha, đã liên kết với nhiều đảng khác nhau, biểu quyết truất phế ông Yanukovych với tỷ lệ 228/450. Đảng Các Vùng chỉ có 210 phiếu nên thua. Ông Oleksandr Turchnov được bầu làm Tổng Thống.
CÂU CHUYỆN BÁN ĐẢO CRIMEA
Bán đảo Crimea nằm trên bờ Biển Đen ở phía Nam Ukraina, tiếng Nga và Ukraina gọi là “Krym” (đọc là Grưm), tiếng thổ dân Tatar gọi là “Qirim” chỉ các vách núi đâm thẳng xuống biển. Đảo này có diện tích 26.200 cây số vuông (10.000 sq mi). Thổ dân ở đây là người Tarta, nói tiếng Thổ nhĩ kỳ và theo Hồi Giáo. Crimea đã từng là nơi xảy ra các cuộc chiến lớn trong lịch sử, bị Đế Quốc Nga chiếm từ năm 1783 và sau đó thuộc Liên Sô.
Trong Thế chiến II, phát-xít Đức chiếm Crimea và lập ra chính quyền thiểu số Tatar tự trị. Do đó, sau khi lấy lại được Crimea, Stalin trả thù, đày những người Tatar đi Siberia, gần phân nửa đã bị chết trên đường di chuyển. Họ chỉ được trở về sau khi Liên Sô tan rã.
Năm 1954, để kỷ niệm 300 năm đạt được hiệp ước liên hiệp hổ tương Nga và Ukraina tại Pereiaslav năm 1654, Chủ Tịch Liên Sô là Khrushchev, người có hai giòng máu vừa Nga vừa Ukraina, đã tặng lại Crimea cho Ukraine. Trong thực tế, việc trao tặng này chẳng mang ý nghĩa gì vi lúc đó Ukraina thuộc Liên Sô. Tuy nhiên, năm 1991, khi Liên Sô sụp đổ, Crimea trở thành một cộng hòa tự trị của Ukraina, có hiến pháp, quốc hội và chính phủ riêng.
Cảng Sevastopol, nơi có Hạm đội Biển Đen của Nga đồn trú đã bị bỏ trống và trở thành hoang phế. Đến năm 1997 Nga mới ký hiệp ước với Ukraina thuê lại quân cảng này trong vòng 20 năm, tức là đến năm 2017. Tháng 4/2010, tổng thống Viktor Yanukovych đã gia hạn cho Nga thuê đến năm 2042. Để đổi lại, Nga sẽ giảm 30% giá khí đốt bán cho Ukraine.
Cuộc kiểm tra năm 2007 cho biết dân số của Crimea là 2.352.385 người, riêng thành phố cảng Sevastopol có 379.200 người. Người Nga 58, 5%, người Ukraina 24,4% còn người Tarta 12.1%.
Theo thỏa thuận giữa Nga và Ukraina năm 1999, Hạm đội Biển Đen của Nga có thể thiết lập một mạng lưới hơn 1.000 địa điểm đóng quân trên bán đảo Crimea, bao gồm căn cứ hải quân ở Sevastopol, hai sân bay và cả cơ sở đào tạo tại Feodosia. Các căn cứ có thể chứa tới 25.000 nhân viên, 22 máy bay, 24 cụm pháo binh và 132 xe bọc thép.
Khi chính biến xảy ra, một nhóm vũ trang không rõ xuất xứ đã chiếm toà nhà Quốc Hội Crimea và chỉ định ông Sergui Axionov làm Thủ Tướng Crimea thay thế ông Anatolii Mohyliov. Những binh sĩ Ukraina gốc Nga, trong đó có khoảng 6000 binh sĩ không quân và hải quân, đã bỏ quân đội Ukraina chạy về phe Nga, khiến lực lượng của Nga ở đây lên tới 15.000 người. Những binh sĩ Ukraina còn lại đã bỏ súng xuống và đi biểu tình, nhưng thấy khó ăn Nga được nên cuối cùng đã rút đi.
Ngày 6.3.2014, ông Volodymyr Konstantinov, chủ tịch Quốc Hội Crimea, đã triệu tập cuộc họp để quyết định vị thế của Crimea. Kết quả, 78 trong số 86 dân biểu quốc hội đã bỏ phiếu ủng hộ sáp nhập Crinea vào Liên Bang Nga. Một cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức vào ngày 16.3.2014 để người dân Crimea quyết định Crimea sát nhập vào Nga hay có một quy chế tự trị rộng rãi hơn.
Liền sau đó, Viện kiểm sát Ukraina tuyên bố sẽ khởi tố Thủ Tướng Axionov và Chủ tịch Quốc hội Volodymyr Konstantinov của Crimea về tội «xâm hại toàn vẹn lãnh thổ» của Ukraina.
MỘT VỤ GRUZIA TÁI DIỄN?
Cả Gruzia lẫn Ukraina đều là “vùng trái độn” giữa Nga và khối Tây Âu nên Nga không để hai nước này trở thành công cụ của đối phương. Đó là then chốt của vấn đề.
Sau khi Liên Sô bị sụp đổ năm 1991, Nga vẫn xử dụng các nước trong Liên Sô cũ như Ukraina, Gruzia, Armenia, Azerbaijan... làm vòng đai ngăn chận sự xâm nhập trực tiếp của các nước Tây Âu vào lãnh thổ Nga. Năm 2003, Gruzia thực hiện cuộc “Cách Mạng Hồng”, thành lập một chính phủ thân Tây Phương và có kế hoạch gia nhập khối NATO. Nga liền yểm trợ hai vùng Abkhazia và Nam Ossetia ly khai khỏi Gruzia, thành lập khu tự trị. Được Hoa Kỳ và các nước Liên Hiệp Âu Châu ủng hộ, ngày 7.8.2008, quân đội Gruzia đã mở cuộc tấn công vào khu Nam Ossetia. Thủ tướng Nga Vladimir Putin lên án chiến dịch quân sự này là "hành động gây hấn" và tuyên bố Moskva sẽ có hành động đáp trả.
Để Gruzia lên tinh thần, Phó Tổng thống Hoa Kỳ là Dick Cheney đã đích thân thông báo cho Tổng Thống Mikhail Saakashvili của Gruzia rằng chiến hạm của hải quân Mỹ mang tên lửa hành trình đã áp sát Gruzia. Dick Cheney nói: “Ngài nên biết, thứ mà tàu chiến chúng tôi mang đến không phải là nước uống mà là thứ quan trọng hơn hàng hóa rất nhiều”. Hôm sau, Nga mở cuộc tấn công đánh bật quân Gruzia ra khỏi Nam Ossetia rồi tiến sâu vào lãnh thổ Gruzia, các chiến hạm Mỹ và khối NATO không động đậy gì. Thất vọng, ngày 10.8.2008, quân Gruzia rút khỏi Nam Ossetia và ngày 2.9.2008 Gruzia tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao với Nga, nhưng vùng Nam Ossetia không còn thuộc Gruzia nữa.
Nay Ukraina muốn gia nhập Liên Hiệp Âu Châu, Nga cũng đối phó như đã đối phó với Gruzia. Cũng như Gruzia, Ukraina là cái thá gì mà Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu phải đứng ra bảo vệ và “nuôi báo cô”? Số phận Ukraina rồi cũng gióng Gruzia, xài không được thì bỏ.
Ngày 6.3.2014
Lữ Giang


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Xài không được thì bỏ! - Lữ Giang

Phải tạm xếp lại cuốn “Quốc văn giáo khoa thư chống cộng” có tên là “Ta thắng địch thua”, người Việt đấu tranh mới có thể nhận ra được những bí ẩn đàng sau biến cố Ukraina và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm

Ukraina cũng gióng như Việt Nam, được coi là “vùng trái độn” (buffer zone) giữa Đông và Tây, bên nào cũng muốn chiếm ưu thế trong vùng này để thực hiện các mưu đồ của mình, đưa tới những cuộc chinh chiến và chính biến liên tục, có khi rất bi thảm và đẫm máu. Mỗi giai đoạn, các thế lực Đông - Tây đã sử dụng những lá bài khác nhau làm “quốc gia trái độn” điêu đứng.
Phải tạm xếp lại cuốn “Quốc văn giáo khoa thư chống cộng” có tên là “Ta thắng địch thua”, người Việt đấu tranh mới có thể nhận ra được những bí ẩn đàng sau biến cố Ukraina và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm.
THÂN PHẬN BI THẢM CỦA UKRAINA
Chuyện bi thảm của người Ukraina cũng không khác gì chuyện bi thảm của người Việt đấu tranh. Trong bài “Abridged History of Ukraine” (Lịch sử rút ngắn của Ukraina), giáo sư sử học Ukraina là Andrew Gregovich nói rằng “Trong con mắt người Nga, người Ukraina là những người ngây thơ dễ bị lừa”. Người Mỹ và Cộng Sản chắc cũng đã nhìn người Việt đấu tranh bằng con mắt như vậy.
Giáo sư Gregovich kể lại: Khi hình thành chủ nghĩa cộng sản, Nga đã dùng Ukraina làm thí điểm. Năm 1928, Stalin đã cho thí nghiệm cuộc đấu tố địa chủ (kuklaks) đầu tiên tại đây rồi dùng nó thanh toán giới trí thức và các nhà tu hành, đặc biệt các giáo sĩ thuộc Giáo Hội Chính Thống Giáo Ukraina. Hàng triệu gia đình bị giết hoặc bị đày đi Siberia. Nạn đói 1932-1933 cướp đi sinh mạng 7 triệu người Ukraina không phải do thiếu lương thực mà vì tất cả nông sản đã bị thu gom và chứa vào những kho lớn do quân đội canh gác.
Ngày 22.6.1942, quân phát xít Đức tràn vào Ukraina, người dân Ukraina cầm hoa, bánh mì và muối theo truyền thống, reo hò hoan hô quân Đức như những vị anh hùng giải phóng cho họ, gióng như Phật Giáo VN đi đón “quân giải phóng” năm 1975. Quân Đức rất ngạc nhiên. Trong số 667,085 quân nhân trú đóng tại Kiev, chỉ có khoảng 2000 quân chạy theo hồng quân Liên Sô, số còn lại đã ra đầu hàng quân Đức. Nhưng quân Ðức không xử dụng họ mà bỏ cho chết đói và lạnh trong các trại tù binh. Khoảng 2,5 triệu người Ukraine đã bị bắt đưa sang Ðức lao động cho đến chết. Trong khi đó, khi rút đi quân Liên Sô đã mang theo 6 triệu trâu bò, 550 xí nghiệp lớn và hàng ngàn xí nghiệp nhỏ, khoảng 5.000 toa xe lửa và 607 cầu xe lửa chạy qua được. Có 915 nhà kho đã bị quân Nga phá hủy.
Khi bị quân Đồng Minh và Liên Sô phản công, quân Ðức trên đường tháo chạy cũng làm tương tự như hồng quân Liên Sô: Phá hủy tất cả các cấu trúc của Ukraina, nhất là hệ thống đường xá, đường xe lửa, cầu cống... để ngăn cản đường tiến quân của hồng quân Liên Sô.
Trước tình cảnh như vậy, tổ chức “Những Người Ukraine Quốc Gia” (OUN) đã thành lập một đạo quân giải phóng gồm khoảng 200.000 người vừa chống lại quân Liên Sô vừa chống lại quân Đức. Nhưng đoàn quân này đã bị tiêu diệt gần như hoàn toàn.
Thế chiến II chấm dứt, số phận của Ukraina vẫn đen tối. Từ 3 đến 11.2.1945, ba nhà lãnh đạo của ba cường quốc là Roosevelt, Churchill và Stalin đã họp tại Yalta, một thành phố nhỏ nắm ở mũi cực nam bán đảo Crimea của Ukraina, để phân chia lại bản đồ Âu Châu mà phần thắng nằm về Nga. Ukraina lại mất thêm một số vùng cho Nga. Những người Ukraina bị đưa sang Ðức làm nô lệ, nếu còn sống đều bị trả về cho Liên Sô. Họ đã bị đày qua Siberia và chết rũ tù ở đó.
Chuyện bi thảm của Ukraina còn rất dài, nhưng chúng tôi tạm ngưng ở đây để nói vể chuyện Ukraina ngày nay.
TÔN GIÁO VÀ SẮC TỘC TRỞ THÀNH LÁ BÀI
Tài liệu thống kê cho biết ở Ukraina có đến 97% dân số theo Kitô giáo, nhưng đây không phải là “một giáo hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền” như trong kinh Tin Kính. Vì thế, cả Nga và Mỹ đều chơi lá bài tôn giáo. Nga dựa vào Chính Thống Giáo, còn Mỹ xử dụng Công Giáo Hy Lạp, Công Giáo La Mã và Tin Lành. Những con số sau đây cho chúng ta thấy trận chiến rất gay cấn:
Chính Thống Giáo chiếm đa số 83,7%, Công Giáo Hy Lạp 8%, Công Giáo La Mã 2,2% và Tin Lành 2,2%. Nhưng Chính Thống Giáo được chia thành 3 hệ phái: Chính Thống Giáo thuộc Tòa Thượng Phụ Kiev 50,4%, Tòa Thượng Phụ Moscow 26,1% và Độc Lập 7,2%.
Các tổ chức chính trị ở Ukraina cũng đã hình thành dựa theo yếu tố tôn giáo và yếu tố sắc tộc. Ukraina có rất nhiều đảng phái, nhiều không thua gì các tổ chức của cộng đồng người Việt ở hải ngoại, nhưng hiện nay có hai đảng lớn nhất, đó là Đảng Các Khu Vực (Party of Regions) Đảng Đất Cha (Party of Fatherland). Đảng Các Khu Vực quy tụ đa số các tín hữu Chính Thống Giáo thân Nga, được coi là đảng mạnh nhất. Đảng Đất Cha tập họp các tín hữu Công Giáo Hy Lạp, Công Giáo La Mã, Tin Lành và một số Chính Thống Giáo không theo Nga.
Quốc Hội Ukraina có 450 dân biểu, Đảng Các Vùng chiếm 210 ghế còn Đảng Đất Cha chỉ có 90 ghế. Nga trợ giúp Đảng Các Vùng còn Mỹ hổ trợ Đảng Đất Cha.
Như chúng tôi đã kể lại, trong cuộc đấu đá đầu tiên năm 2005 giữa ông Viktor Yanukovych thuộc Đảng Các Vùng và ông Viktor Yushchenko thuộc Đảng Đất Cha, ông Viktor Yushchenko đã thắng. Tưởng bở, trong cuộc bầu cử năm 2010, bà Yulia Tymoshenko, lãnh tụ của Đảng Đất Cha, đã ra tranh cử tổng thống với ông Viktor Yanukovych thuộc Đảng Các Vùng và bị thua đậm, sau đó bà còn bị ông Yanukovych truy tố về tội “tội lạm dụng quyền lực” và bị phạt 7 năm tù.
Trong thời gian vừa qua, nền kinh tế Ukraina suy sụp. Đảng Đất Cha tổ chức biểu tình đòi ông Viktor Yanukovych phải ra đi. Ông Viktor Yanukovych phải chọn giữa Liên Hiệp Âu Châu và Nga để tìm nguốn tài trợ 35 tỷ USD cứu nguy nến kinh tế Ukraina. Cuối cùng ông đã chọn Nga để được vay 15 tỷ USD. Đảng Đất Cha phản đối mạnh mẽ, tiến chiếm các công sở, đưa tới các cuộc đụng độ đẫm máu. Người ta không ngạc nhiên khi dân Ukraina biểu tình trên Quảng trường Độc lập ở Kiev, ông Victoria Nuland, Phụ Tá Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đã công khai đi phân phát đồ ăn nhẹ cho họ, còn Thượng Nghị Sĩ John McCain quay mặt về phía đám đông chào đón “những người có ước muốn tốt đẹp” (well-wishers).
Ông Viktor Yanukovych bỏ chạy. Chủ Tịch Quốc Hội là ông Oleksandr Turchnov, vốn là một mục sư Tin Lành và thuộc Đảng Đất Cha, đã liên kết với nhiều đảng khác nhau, biểu quyết truất phế ông Yanukovych với tỷ lệ 228/450. Đảng Các Vùng chỉ có 210 phiếu nên thua. Ông Oleksandr Turchnov được bầu làm Tổng Thống.
CÂU CHUYỆN BÁN ĐẢO CRIMEA
Bán đảo Crimea nằm trên bờ Biển Đen ở phía Nam Ukraina, tiếng Nga và Ukraina gọi là “Krym” (đọc là Grưm), tiếng thổ dân Tatar gọi là “Qirim” chỉ các vách núi đâm thẳng xuống biển. Đảo này có diện tích 26.200 cây số vuông (10.000 sq mi). Thổ dân ở đây là người Tarta, nói tiếng Thổ nhĩ kỳ và theo Hồi Giáo. Crimea đã từng là nơi xảy ra các cuộc chiến lớn trong lịch sử, bị Đế Quốc Nga chiếm từ năm 1783 và sau đó thuộc Liên Sô.
Trong Thế chiến II, phát-xít Đức chiếm Crimea và lập ra chính quyền thiểu số Tatar tự trị. Do đó, sau khi lấy lại được Crimea, Stalin trả thù, đày những người Tatar đi Siberia, gần phân nửa đã bị chết trên đường di chuyển. Họ chỉ được trở về sau khi Liên Sô tan rã.
Năm 1954, để kỷ niệm 300 năm đạt được hiệp ước liên hiệp hổ tương Nga và Ukraina tại Pereiaslav năm 1654, Chủ Tịch Liên Sô là Khrushchev, người có hai giòng máu vừa Nga vừa Ukraina, đã tặng lại Crimea cho Ukraine. Trong thực tế, việc trao tặng này chẳng mang ý nghĩa gì vi lúc đó Ukraina thuộc Liên Sô. Tuy nhiên, năm 1991, khi Liên Sô sụp đổ, Crimea trở thành một cộng hòa tự trị của Ukraina, có hiến pháp, quốc hội và chính phủ riêng.
Cảng Sevastopol, nơi có Hạm đội Biển Đen của Nga đồn trú đã bị bỏ trống và trở thành hoang phế. Đến năm 1997 Nga mới ký hiệp ước với Ukraina thuê lại quân cảng này trong vòng 20 năm, tức là đến năm 2017. Tháng 4/2010, tổng thống Viktor Yanukovych đã gia hạn cho Nga thuê đến năm 2042. Để đổi lại, Nga sẽ giảm 30% giá khí đốt bán cho Ukraine.
Cuộc kiểm tra năm 2007 cho biết dân số của Crimea là 2.352.385 người, riêng thành phố cảng Sevastopol có 379.200 người. Người Nga 58, 5%, người Ukraina 24,4% còn người Tarta 12.1%.
Theo thỏa thuận giữa Nga và Ukraina năm 1999, Hạm đội Biển Đen của Nga có thể thiết lập một mạng lưới hơn 1.000 địa điểm đóng quân trên bán đảo Crimea, bao gồm căn cứ hải quân ở Sevastopol, hai sân bay và cả cơ sở đào tạo tại Feodosia. Các căn cứ có thể chứa tới 25.000 nhân viên, 22 máy bay, 24 cụm pháo binh và 132 xe bọc thép.
Khi chính biến xảy ra, một nhóm vũ trang không rõ xuất xứ đã chiếm toà nhà Quốc Hội Crimea và chỉ định ông Sergui Axionov làm Thủ Tướng Crimea thay thế ông Anatolii Mohyliov. Những binh sĩ Ukraina gốc Nga, trong đó có khoảng 6000 binh sĩ không quân và hải quân, đã bỏ quân đội Ukraina chạy về phe Nga, khiến lực lượng của Nga ở đây lên tới 15.000 người. Những binh sĩ Ukraina còn lại đã bỏ súng xuống và đi biểu tình, nhưng thấy khó ăn Nga được nên cuối cùng đã rút đi.
Ngày 6.3.2014, ông Volodymyr Konstantinov, chủ tịch Quốc Hội Crimea, đã triệu tập cuộc họp để quyết định vị thế của Crimea. Kết quả, 78 trong số 86 dân biểu quốc hội đã bỏ phiếu ủng hộ sáp nhập Crinea vào Liên Bang Nga. Một cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức vào ngày 16.3.2014 để người dân Crimea quyết định Crimea sát nhập vào Nga hay có một quy chế tự trị rộng rãi hơn.
Liền sau đó, Viện kiểm sát Ukraina tuyên bố sẽ khởi tố Thủ Tướng Axionov và Chủ tịch Quốc hội Volodymyr Konstantinov của Crimea về tội «xâm hại toàn vẹn lãnh thổ» của Ukraina.
MỘT VỤ GRUZIA TÁI DIỄN?
Cả Gruzia lẫn Ukraina đều là “vùng trái độn” giữa Nga và khối Tây Âu nên Nga không để hai nước này trở thành công cụ của đối phương. Đó là then chốt của vấn đề.
Sau khi Liên Sô bị sụp đổ năm 1991, Nga vẫn xử dụng các nước trong Liên Sô cũ như Ukraina, Gruzia, Armenia, Azerbaijan... làm vòng đai ngăn chận sự xâm nhập trực tiếp của các nước Tây Âu vào lãnh thổ Nga. Năm 2003, Gruzia thực hiện cuộc “Cách Mạng Hồng”, thành lập một chính phủ thân Tây Phương và có kế hoạch gia nhập khối NATO. Nga liền yểm trợ hai vùng Abkhazia và Nam Ossetia ly khai khỏi Gruzia, thành lập khu tự trị. Được Hoa Kỳ và các nước Liên Hiệp Âu Châu ủng hộ, ngày 7.8.2008, quân đội Gruzia đã mở cuộc tấn công vào khu Nam Ossetia. Thủ tướng Nga Vladimir Putin lên án chiến dịch quân sự này là "hành động gây hấn" và tuyên bố Moskva sẽ có hành động đáp trả.
Để Gruzia lên tinh thần, Phó Tổng thống Hoa Kỳ là Dick Cheney đã đích thân thông báo cho Tổng Thống Mikhail Saakashvili của Gruzia rằng chiến hạm của hải quân Mỹ mang tên lửa hành trình đã áp sát Gruzia. Dick Cheney nói: “Ngài nên biết, thứ mà tàu chiến chúng tôi mang đến không phải là nước uống mà là thứ quan trọng hơn hàng hóa rất nhiều”. Hôm sau, Nga mở cuộc tấn công đánh bật quân Gruzia ra khỏi Nam Ossetia rồi tiến sâu vào lãnh thổ Gruzia, các chiến hạm Mỹ và khối NATO không động đậy gì. Thất vọng, ngày 10.8.2008, quân Gruzia rút khỏi Nam Ossetia và ngày 2.9.2008 Gruzia tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao với Nga, nhưng vùng Nam Ossetia không còn thuộc Gruzia nữa.
Nay Ukraina muốn gia nhập Liên Hiệp Âu Châu, Nga cũng đối phó như đã đối phó với Gruzia. Cũng như Gruzia, Ukraina là cái thá gì mà Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu phải đứng ra bảo vệ và “nuôi báo cô”? Số phận Ukraina rồi cũng gióng Gruzia, xài không được thì bỏ.
Ngày 6.3.2014
Lữ Giang


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm