Tham Khảo
Xây dựng Hiến pháp mới _Bùi Tín
Việc nhân dân góp ý để xây dựng Hiến pháp 2013 đang được thực hiện. Ý định của lãnh đạo đảng và nhà nước là lấy ý kiến nhân dân trong ba tháng (từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 3) dựa vào bản dự thảo đã được công bố. Bản tổng hợp ý kiến đóng góp của nhân dân sẽ được trình bày tại phiên họp Quốc hội vào giữa năm nay, sau đó bản dự thảo được sửa đổi bổ sung cuối cùng sẽ được Quốc hội xem xét và biểu quyết tại phiên họp trong tháng 10.
Nhưng công việc không đơn giản như thế.
Ngay sau khi bản dự thảo đầu tiên được công bố, đã có ý kiến khá gay go về quá trình xây dựng bản dự thảo cũng như nội dung của bản dự thảo này.
Trước hết đã có ý kiến của hàng ngàn trí thức tiêu biểu yêu cầu kéo dài thêm thời gian lấy ý kiến của nhân dân, vì 3 tháng xem ra không thể đủ. Lý lẽ của ý kiến này là Hiến pháp cực kỳ hệ trọng, nhất là khi toàn dân mong muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền thật sự, việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật trở nên nền tảng của cuộc sống toàn dân. Do đó, không thể làm hình thức, qua loa được.
Một bộ phận không nhỏ trong nhân dân không hài lòng với bản dự thảo vừa công bố, vì tuy đề ra hàng trăm điều sửa đổi, nhưng lại hoàn toàn bỏ qua những thay đổi cơ bản cần thiết và cấp bách nhất. Trong những ý kiến này, có 2 đề nghị cực kỳ quan trọng rất khó lòng bác bỏ, đó là đổi tên gọi từ Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) thành Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) như trước đây; đồng thời có ý kiến yêu cầu đảng Cộng sản Việt Nam nên chọn cho mình một tên gọi khác thích hợp với thực tế và khoa học hơn.
Hiện nay VN gần như là nước duy nhất còn mang danh xã hội chủ nghĩa (XHCN). Trung Quốc vẫn là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cuba nay là nước Cộng hòa Cuba. Libya đã từ bỏ danh xưng XHCN. Miến Điện cũng không còn tự gọi là một nước XHCN nữa.
Hơn nữa hiện nay chưa ai chỉ ra được hình thù chủ nghĩa xã hội (CNXH) và chủ nghĩa Cộng sản (CNCS) ở nước ta nó ra sao, mang những đặc điểm cụ thể gì, bao lâu nữa sẽ hình thành, qua mấy kế hoạch 5 năm, qua mấy chiến lược 10 năm. Trong Hiến pháp không thể ghi những khái niệm chung chung, mơ hồ, xa vời. Hơn nữa CNCS kiểu Mác-Lênin trong thực tế đã bị phá sản triệt để ở Liên Xô cũ và Đông Âu; vài nước còn theo chủ nghĩa này đang lâm vào tình trạng khủng hoảng cả trên lý luận lẫn thực tiễn. CNCS đã bị lên án là một sai lầm khủng khiếp của lịch sử, là tội ác chống nhân loại, với hơn một trăm triệu nạn nhân được ghi rõ trên một tượng đài kỷ niệm ở thủ đô Washington của Hoa Kỳ. Trên khắp châu Âu, CNCS kiểu Mác-Lênin cũng bị cấm truyền bá và bị coi là tội ác lớn hơn cả tội ác của chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Vậy thì đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN)có nên giữ tên gọi như cũ, vẫn khẳng định trung thành với học thuyết Mác-Lênin, vẫn kiên định CNXH kiểu Mác-Lênin hay không? Lẽ phải, khoa học, uy tín của đảng, danh dự dân tộc, thể diện quốc gia đều yêu cầu phải sửa đổi.
Có ý kiến nên tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý gọn, nhanh về vấn đề trên vì đã chin trong lý lẽ, trong dư luận rồi.
Nếu đổi tên nước thành Nước VNDCCH thì sẽ có sự thay đổi tận gốc rễ từ chế độ độc đảng sang chế độ đa đảng, sẽ cần một đạo luật để sự chuyển đổi diễn ra trong luật pháp, trật tự, từ đó sẽ phải sửa rất nhiều điều khoản cho đồng bộ. Hiến pháp hiện hành, nếu được sửa đổi một cách cơ bản, hoặc tốt hơn nữa là được thay đổi bằng một văn kiện hoàn toàn mới theo đúng mệnh lệnh của đất nước, ý nguyện của toàn dân, và yêu cầu của thời đại, sẽ mang lại một diện mạo mới mẻ cho đất nước. Sự chuyển đổi này có giá trị như một cuộc cách mạng dân chủ sâu sắc.
Ngoài ra có mấy vấn đề hệ trọng khác cần được trao đổi, đối thoại rộng rãi trong dư luận. Đó là vấn đề sở hữu nhiều thành phần về ruộng đất như tại hầu hết các nước khác, từ đó khôi phục quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất vốn có từ xưa; vấn đề tách rời ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp để có kiểm soát và cân bằng quyền lực; vấn đề không coi sở hữu quốc doanh là chủ đạo trong nền kinh tế chung …
Mới có vài tuần lễ bản dự thảo được đưa ra công luận, đã có phản ứng và hồi âm ngay. Đã có yêu cầu
mạnh mẽ, dứt khoát chuyển thật sự sang một chế độ dân chủ đa nguyên. Trong số người đông đảo đã ghi tên đóng góp ý kiến, người ta thấy có những nhân vật rất nổi tiếng, mới cũng như cũ, thuộc cả hai giới nam nữ, từ mọi miền Bắc, Trung, Nam, thuộc mọi lứa tuổi, có cả người ngoài đảng CS và trong đảng. Lý lẽ của họ rất rõ ràng, lập luận công phu, Ban Lý luận Trung ương, và 900 “lý lẽ viên” của Thành ủy Hà Nội khó lòng bác bỏ nổi.
Lúc này chính là lúc Bộ Chính trị cần lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân hơn lúc nào hết. Bộ Chính trị đã bỏ qua quá nhiều thời cơ và lãng phí quá nhiều thời gian của đất nước. Hãy lắng nghe tiếng nói của nông dân bị mất ruộng đất, của các nhà kinh doanh nhỏ và vừa bị chèn ép, của tuổi trẻ nhiều ước mơ bị vùi dập. Trong khi đó, nạn tham nhũng đang ngang nhiên hoành hành, xã hội băng hoại vì kỷ cương buông lỏng từ trên cao, y tế xuống cấp, giáo dục lạc hậu, đều liên quan đến tệ quan liêu, độc đoán, thiếu vắng dân chủ.
Trong công cuộc sửa đổi Hiến pháp, tạo ra Hiến Pháp Dân chủ năm 2013, có thể nói trên thực tế đã hình thành 2 nhóm lãnh đạo đối lập nhau. Một bên là lãnh đạo của đảng CS mà đại diện chính là Bộ Chính trị hiện nay, có vẻ như không mặn mà với việc sửa đổi Hiến pháp, hài lòng với bản dự thảo hiện tại, gồm có hàng trăm thay đổi vụn vặt, thứ yếu, tránh né những thay đổi cơ bản cần thiết đã hoàn toàn chin muồi.
Một bên là một số trí thức khá đông đảo, chất lượng cao, không ít người là cán bộ cao cấp của đảng và nhà nước, một số từng là cán bộ lãnh đạo, cùng thanh niên, phụ nữ, lao động, nông dân, nhà kinh doanh… có trình độ và tâm huyết, mong muốn một cuộc thay đổi đúng mức, theo hướng dân chủ đa nguyên, hòa nhập với thế giới dân chủ hiện đại, có lợi cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước.
Đây là một cuộc đấu tranh ôn hòa, bằng lý lẽ, qua lập luận, tranh luận, thuyết phục nhau, qua hội họp, bài nói và bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng mở rộng, lấy nhân dân cử tri cả nước làm trọng tài. Đây là dịp để nhân dân ta tập dượt thực thi quyền dân chủ của cử tri trong xã hội, với thái độ ôn hòa, xây dựng, bình đẳng tương kính trong một xã hội văn minh, có hàng ngàn năm văn hiến.
Do có thể có những bất đồng gay gắt, cần đề phòng trước những thái độ nóng nảy, thành kiến, chụp mũ nhau, không lắng nghe rõ ý kiến của nhau, và nên luôn luôn lấy quyền lợi tối cao của nhân dân của đất nước làm trọng.
Đất nước quê hương ta đã qua một thời kỳ chến tranh bi thảm, nay là một dịp quý hiếm để chung sức chung lòng tạo nên một đạo Luật Cơ bản làm nền tảng vững vàng cho một chế độ dân chủ đa nguyên mà nhiều nước đã thực hiện từ thế kỷ XVIII như Hoa Kỳ và Pháp, những gương sáng từng được ghi đậm nét trong bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của nước VNDCCH.
Đảng CSVN đang lãnh đạo đất nước có đóng góp nhưng cũng có nhiều sai lầm trong trách nhiệm của mình, nay có phần trách nhiệm chủ yếu trong việc điều hành xây dựng bản hiến pháp mới năm nay. Quần chúng nhân dân đang thức tỉnh về nền dân chủ đa nguyên ưu việt đặt niềm tin trên vai tập thể trí thức dân tộc đã có sáng kiến đề ra những tuyên bố, kiến nghị, lời kêu gọi vừa qua.
Lịch sử sẽ ghi nhận thái độ đúng đắn, trọng lẽ phải, vì nhân dân, thức thời tự nguyện rời bỏ vai trò độc quyền độc tôn lãnh đạo đất nước của Đảng CSVN, chủ động sát cánh cùng toàn dân xây dựng nền dân chủ đa nguyên ưu việt, một bước tiến mạnh mẽ lên phía trước của nền văn minh nhân loại.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
VOA
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Xây dựng Hiến pháp mới _Bùi Tín
Việc nhân dân góp ý để xây dựng Hiến pháp 2013 đang được thực hiện. Ý định của lãnh đạo đảng và nhà nước là lấy ý kiến nhân dân trong ba tháng (từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 3) dựa vào bản dự thảo đã được công bố. Bản tổng hợp ý kiến đóng góp của nhân dân sẽ được trình bày tại phiên họp Quốc hội vào giữa năm nay, sau đó bản dự thảo được sửa đổi bổ sung cuối cùng sẽ được Quốc hội xem xét và biểu quyết tại phiên họp trong tháng 10.
Nhưng công việc không đơn giản như thế.
Ngay sau khi bản dự thảo đầu tiên được công bố, đã có ý kiến khá gay go về quá trình xây dựng bản dự thảo cũng như nội dung của bản dự thảo này.
Trước hết đã có ý kiến của hàng ngàn trí thức tiêu biểu yêu cầu kéo dài thêm thời gian lấy ý kiến của nhân dân, vì 3 tháng xem ra không thể đủ. Lý lẽ của ý kiến này là Hiến pháp cực kỳ hệ trọng, nhất là khi toàn dân mong muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền thật sự, việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật trở nên nền tảng của cuộc sống toàn dân. Do đó, không thể làm hình thức, qua loa được.
Một bộ phận không nhỏ trong nhân dân không hài lòng với bản dự thảo vừa công bố, vì tuy đề ra hàng trăm điều sửa đổi, nhưng lại hoàn toàn bỏ qua những thay đổi cơ bản cần thiết và cấp bách nhất. Trong những ý kiến này, có 2 đề nghị cực kỳ quan trọng rất khó lòng bác bỏ, đó là đổi tên gọi từ Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) thành Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) như trước đây; đồng thời có ý kiến yêu cầu đảng Cộng sản Việt Nam nên chọn cho mình một tên gọi khác thích hợp với thực tế và khoa học hơn.
Hiện nay VN gần như là nước duy nhất còn mang danh xã hội chủ nghĩa (XHCN). Trung Quốc vẫn là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cuba nay là nước Cộng hòa Cuba. Libya đã từ bỏ danh xưng XHCN. Miến Điện cũng không còn tự gọi là một nước XHCN nữa.
Hơn nữa hiện nay chưa ai chỉ ra được hình thù chủ nghĩa xã hội (CNXH) và chủ nghĩa Cộng sản (CNCS) ở nước ta nó ra sao, mang những đặc điểm cụ thể gì, bao lâu nữa sẽ hình thành, qua mấy kế hoạch 5 năm, qua mấy chiến lược 10 năm. Trong Hiến pháp không thể ghi những khái niệm chung chung, mơ hồ, xa vời. Hơn nữa CNCS kiểu Mác-Lênin trong thực tế đã bị phá sản triệt để ở Liên Xô cũ và Đông Âu; vài nước còn theo chủ nghĩa này đang lâm vào tình trạng khủng hoảng cả trên lý luận lẫn thực tiễn. CNCS đã bị lên án là một sai lầm khủng khiếp của lịch sử, là tội ác chống nhân loại, với hơn một trăm triệu nạn nhân được ghi rõ trên một tượng đài kỷ niệm ở thủ đô Washington của Hoa Kỳ. Trên khắp châu Âu, CNCS kiểu Mác-Lênin cũng bị cấm truyền bá và bị coi là tội ác lớn hơn cả tội ác của chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Vậy thì đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN)có nên giữ tên gọi như cũ, vẫn khẳng định trung thành với học thuyết Mác-Lênin, vẫn kiên định CNXH kiểu Mác-Lênin hay không? Lẽ phải, khoa học, uy tín của đảng, danh dự dân tộc, thể diện quốc gia đều yêu cầu phải sửa đổi.
Có ý kiến nên tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý gọn, nhanh về vấn đề trên vì đã chin trong lý lẽ, trong dư luận rồi.
Nếu đổi tên nước thành Nước VNDCCH thì sẽ có sự thay đổi tận gốc rễ từ chế độ độc đảng sang chế độ đa đảng, sẽ cần một đạo luật để sự chuyển đổi diễn ra trong luật pháp, trật tự, từ đó sẽ phải sửa rất nhiều điều khoản cho đồng bộ. Hiến pháp hiện hành, nếu được sửa đổi một cách cơ bản, hoặc tốt hơn nữa là được thay đổi bằng một văn kiện hoàn toàn mới theo đúng mệnh lệnh của đất nước, ý nguyện của toàn dân, và yêu cầu của thời đại, sẽ mang lại một diện mạo mới mẻ cho đất nước. Sự chuyển đổi này có giá trị như một cuộc cách mạng dân chủ sâu sắc.
Ngoài ra có mấy vấn đề hệ trọng khác cần được trao đổi, đối thoại rộng rãi trong dư luận. Đó là vấn đề sở hữu nhiều thành phần về ruộng đất như tại hầu hết các nước khác, từ đó khôi phục quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất vốn có từ xưa; vấn đề tách rời ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp để có kiểm soát và cân bằng quyền lực; vấn đề không coi sở hữu quốc doanh là chủ đạo trong nền kinh tế chung …
Mới có vài tuần lễ bản dự thảo được đưa ra công luận, đã có phản ứng và hồi âm ngay. Đã có yêu cầu
mạnh mẽ, dứt khoát chuyển thật sự sang một chế độ dân chủ đa nguyên. Trong số người đông đảo đã ghi tên đóng góp ý kiến, người ta thấy có những nhân vật rất nổi tiếng, mới cũng như cũ, thuộc cả hai giới nam nữ, từ mọi miền Bắc, Trung, Nam, thuộc mọi lứa tuổi, có cả người ngoài đảng CS và trong đảng. Lý lẽ của họ rất rõ ràng, lập luận công phu, Ban Lý luận Trung ương, và 900 “lý lẽ viên” của Thành ủy Hà Nội khó lòng bác bỏ nổi.
Lúc này chính là lúc Bộ Chính trị cần lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân hơn lúc nào hết. Bộ Chính trị đã bỏ qua quá nhiều thời cơ và lãng phí quá nhiều thời gian của đất nước. Hãy lắng nghe tiếng nói của nông dân bị mất ruộng đất, của các nhà kinh doanh nhỏ và vừa bị chèn ép, của tuổi trẻ nhiều ước mơ bị vùi dập. Trong khi đó, nạn tham nhũng đang ngang nhiên hoành hành, xã hội băng hoại vì kỷ cương buông lỏng từ trên cao, y tế xuống cấp, giáo dục lạc hậu, đều liên quan đến tệ quan liêu, độc đoán, thiếu vắng dân chủ.
Trong công cuộc sửa đổi Hiến pháp, tạo ra Hiến Pháp Dân chủ năm 2013, có thể nói trên thực tế đã hình thành 2 nhóm lãnh đạo đối lập nhau. Một bên là lãnh đạo của đảng CS mà đại diện chính là Bộ Chính trị hiện nay, có vẻ như không mặn mà với việc sửa đổi Hiến pháp, hài lòng với bản dự thảo hiện tại, gồm có hàng trăm thay đổi vụn vặt, thứ yếu, tránh né những thay đổi cơ bản cần thiết đã hoàn toàn chin muồi.
Một bên là một số trí thức khá đông đảo, chất lượng cao, không ít người là cán bộ cao cấp của đảng và nhà nước, một số từng là cán bộ lãnh đạo, cùng thanh niên, phụ nữ, lao động, nông dân, nhà kinh doanh… có trình độ và tâm huyết, mong muốn một cuộc thay đổi đúng mức, theo hướng dân chủ đa nguyên, hòa nhập với thế giới dân chủ hiện đại, có lợi cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước.
Đây là một cuộc đấu tranh ôn hòa, bằng lý lẽ, qua lập luận, tranh luận, thuyết phục nhau, qua hội họp, bài nói và bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng mở rộng, lấy nhân dân cử tri cả nước làm trọng tài. Đây là dịp để nhân dân ta tập dượt thực thi quyền dân chủ của cử tri trong xã hội, với thái độ ôn hòa, xây dựng, bình đẳng tương kính trong một xã hội văn minh, có hàng ngàn năm văn hiến.
Do có thể có những bất đồng gay gắt, cần đề phòng trước những thái độ nóng nảy, thành kiến, chụp mũ nhau, không lắng nghe rõ ý kiến của nhau, và nên luôn luôn lấy quyền lợi tối cao của nhân dân của đất nước làm trọng.
Đất nước quê hương ta đã qua một thời kỳ chến tranh bi thảm, nay là một dịp quý hiếm để chung sức chung lòng tạo nên một đạo Luật Cơ bản làm nền tảng vững vàng cho một chế độ dân chủ đa nguyên mà nhiều nước đã thực hiện từ thế kỷ XVIII như Hoa Kỳ và Pháp, những gương sáng từng được ghi đậm nét trong bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của nước VNDCCH.
Đảng CSVN đang lãnh đạo đất nước có đóng góp nhưng cũng có nhiều sai lầm trong trách nhiệm của mình, nay có phần trách nhiệm chủ yếu trong việc điều hành xây dựng bản hiến pháp mới năm nay. Quần chúng nhân dân đang thức tỉnh về nền dân chủ đa nguyên ưu việt đặt niềm tin trên vai tập thể trí thức dân tộc đã có sáng kiến đề ra những tuyên bố, kiến nghị, lời kêu gọi vừa qua.
Lịch sử sẽ ghi nhận thái độ đúng đắn, trọng lẽ phải, vì nhân dân, thức thời tự nguyện rời bỏ vai trò độc quyền độc tôn lãnh đạo đất nước của Đảng CSVN, chủ động sát cánh cùng toàn dân xây dựng nền dân chủ đa nguyên ưu việt, một bước tiến mạnh mẽ lên phía trước của nền văn minh nhân loại.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
VOA