Tham Khảo
Xích lại gần nhau để thoát Trung hay bảo vệ Đảng?
Khi có mối đe dọa ngoại xâm, Đảng Cộng sản Việt Nam cần thiết một sự đoàn kết nhất trí ở trong nội bộ. Sự xích lại gần nhau của các nhà lãnh đạo cao cấp nhất thể hiện điều gì.
Tạm thời và tương đối?
Gần đây thông tin cho thấy quan điểm của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về Biển Đông trở nên gần gụi hơn với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, thành viên sáng lập Hội Nhà báo độc lập từ Saigon nhận định:
“Tôi cho đó chỉ là sự xích lại gần nhau tạm thời và rất tương đối mà thôi. Tại vì nếu mà gọi là thay đổi chất giọng thì cách nói năng cách phát ngôn từ năm 2011 đến nay, đây là lần đầu tiên ông Nguyễn Phú Trọng đổi giọng từ quan hệ hữu hảo sang chuẩn bị tình huống xấu nhất hàm ý chiến tranh có thể xảy ra với Trung Quốc. Đối với việc xích lại gần nhau trong một bối cảnh phải đối phó với kẻ thù chung là Trung Quốc, chúng tôi cho rằng mối quan hệ xích lại gần nhau đó còn có thể bị chi phối bởi sự mâu thuẫn giữa các lợi ích chính trị. Do đó khó thể nói có sự xích lại gần nhau một cách hoàn hảo trong thời gian tới mà có lẽ chỉ là một mối tương quan chiến thuật mà người ta tạm bắt tay nhau còn sau đó phải chờ tới kỳ bỏ phiếu ở trong Đảng vào cuối năm nay.”
Sự xích lại gần nhau một cách hoàn hảo trong thời gian tới mà có lẽ chỉ là một mối tương quan chiến thuật mà người ta tạm bắt tay nhau còn sau đó phải chờ tới kỳ bỏ phiếu ở trong Đảng vào cuối năm nay.
-TS Phạm Chí Dũng
Giới nghiên cứu về chính trị Việt Nam ghi nhận điều gọi là sự thay đổi đáng ngạc nhiên trong lập trường của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về Biển Đông. Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam từ chỗ né tránh các phát biểu mang tính phản ứng trực tiếp trong thời gian căng thẳng nhất của sự kiện giàn khoan, thì đến đầu tháng 7 đã biểu tỏ một thái độ khác. Hai tuần trước khi Trung Quốc rút giàn khoan, ngày 1/7/2014 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã công khai đề cập tới ý đồ của Trung Quốc muốn hiện thực hóa chủ quyền đường lưỡi bò trên Biển Đông. Theo báo chí nhà nước, khi đề cập tới quần đảo Hoàng sa, Tổng Bí thư đã nói rằng, Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền, đấu tranh để lấy lại Hoàng Sa. Đáp câu hỏi của cử tri Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết, Việt Nam mong không xảy ra chiến tranh một lần nữa với Trung Quốc và cố gắng làm cho nó đừng xảy ra. Nhưng Việt Nam chuẩn bị tất cả mọi khả năng.
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng được mô tả là người có khuynh hướng thân Trung Quốc. Ngay cả khi nói tới tình thế xấu nhất có thể xảy ra, ông Trọng vẫn không quên nhấn mạnh: “Việt Nam cần phải gìn giữ hữu nghị với Trung Quốc nhưng đồng thời cũng phải giữ được chủ quyền.”
Thế bắt buộc của Đảng CSVN
Giữ gìn hữu nghị với Trung Quốc mà giữ được chủ quyền thì là vô phương, hoặc đó chỉ là thứ hữu nghị viển vông như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng tuyên bố và có một lúc tạo được sự phấn khởi cho nhân dân. Tuy vậy hữu nghị với Trung Quốc được cho là cái thế bắt buộc của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tiến sĩ Trần Đình Bá thành viện Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam từ Hà Nội nhận định:
“Khi nói tình hữu nghị thì họ đã không làm những chuyện vượt quá đạo lý quốc tế, ví dụ như là đâm tàu vào ngư dân một hành động rất là man rợ mà cả thế giới người ta lên án. Khi xem băng ghi hình này ai cũng phẫn nộ. Bây giờ tính mạng của ngư dân trên biển là thế nào, ai bảo vệ cho nên phải kiên quyết đấu tranh bằng pháp lý, để cho Trung Quốc cũng phải có lương tâm để nhận ra họ là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc càng phải gương mẫu chấp hành Luật Biển, trong quan hệ quốc tế không thể dùng thế nước lớn để ép và bắt nạt các nước nhỏ. Thời thế bây giờ thế giới là thế giới phẳng, mọi vấn đề xảy ra đều công khai với quốc tế và đều được đưa lên màn hình. Cái này không thể giấu diếm được nữa. Nguyện vọng của bao nhiêu người Việt Nam đều mong muốn rõ ràng là đưa ra để giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.”
Vấn đề kiện Trung Quốc ra Tòa án theo Công ước Luật Biển hoặc Tòa án Công Lý Quốc tế được báo chí nhà nước khuấy động một thời gian thì bây giờ đã im ắng. Điều này được các học giả cho rằng là vì Bộ Chính trị đã không nhất trí cho hành động này, dù Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người ủng hộ.
Khi nói tình hữu nghị thì họ đã không làm những chuyện vượt quá đạo lý quốc tế, ví dụ như là đâm tàu vào ngư dân một hành động rất là man rợ mà cả thế giới người ta lên án.
-TS Trần Đình Bá
TS Phạm Chí Dũng từ TP.HCM nhận định:
“Tôi cũng không hoài nghi là Việt Nam sẽ không kiện Trung Quốc. Tại vì thực sự nhà nước Việt Nam chưa bao giờ quyết tâm kiện Trung Quốc ra tòa và tôi cũng không dám chắc là bộ hồ sơ kiện Trung Quốc như là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được hoàn chỉnh tới đâu. Tôi còn sợ rằng bộ hồ sơ đó gần như chưa được hoàn chỉnh gì cả.”
Sự thống nhất đoàn kết trong Đảng tùy thuộc vào sự thắng thế của khuynh hướng thân Trung Quốc, hay khuynh huớng cải cách tìm đồng minh mới. Nhà báo lão thành Lê Phú Khải từ Hà Nội nhận định:
“Tôi nghĩ rằng ngay cả những người lãnh đạo Việt Nam họ cũng có những giằng xé trong tư duy chứ không phải là không. Nếu tôi là lãnh đạo tôi cũng thế và người Việt Nam nào cũng thế thôi là có cái giằng xé. Vấn đề là có vượt qua hay không thì đó là vấn đề rất là lớn. Có vượt được qua cái lợi ích của tập đoàn, đặt lợi ích của tổ quốc lên trên, có vượt qua được hay không là vấn đề khó. Như ông Gorbachev khi rời chức tổng thống đã nói, tôi có thể làm Sa Hoàng 20 năm nữa, nhưng đó là vô đạo đức cho nên tôi phải cải cách. Ông nhận thức được như thế nên ông ấy cải tổ, đúng là khi cải tổ thì không còn chế độ Xô Viết nữa mà sang một trang sử mới của nước Nga.”
Nhà báo Lê Phú Khải đề ra một lối thoát cho Đảng, ông nhấn mạnh:
“Tôi nghĩ rằng trước tình hình đất nước bây giờ, những người trí thức và nhân dân có suy nghĩ đều mong muốn đảng Cộng sản Việt Nam thay đổi có bước ngoặt trong tư duy để đưa đất nước vượt hiểm nghèo, họ vẫn lãnh đạo vẫn cai trị đất nước. Nhưng mà đất nước chúng ta thoát khỏi sự ràng buộc của Trung Quốc để dần dần chúng ta sẽ dân chủ hóa đất nước thì đó là con đường tốt đẹp nhất, ai cũng mong muốn như thế. Chứ còn để đến đổ vỡ đến đối đầu để thay đổi, nhân dân phải đứng dậy để bảo vệ đất nước thì không ai muốn điều đó xảy ra.”
Đấu tranh nội bộ trong Đảng để tìm sự đồng thuận chung đặc biệt trước Đại hội Đảng khóa XII sắp tới có thể có những ý nghĩa hai mặt. Đồng thuận để cải tổ chính trị, dân chủ hóa mưu tìm đồng minh cho mình, hoặc đồng thuận để bảo vệ sự tồn tại của Đảng và thể chế toàn trị nằm trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhân dân Việt Nam sẽ sớm được biết những chọn lựa này.
RFABàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Xích lại gần nhau để thoát Trung hay bảo vệ Đảng?
Khi có mối đe dọa ngoại xâm, Đảng Cộng sản Việt Nam cần thiết một sự đoàn kết nhất trí ở trong nội bộ. Sự xích lại gần nhau của các nhà lãnh đạo cao cấp nhất thể hiện điều gì.
Tạm thời và tương đối?
Gần đây thông tin cho thấy quan điểm của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về Biển Đông trở nên gần gụi hơn với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, thành viên sáng lập Hội Nhà báo độc lập từ Saigon nhận định:
“Tôi cho đó chỉ là sự xích lại gần nhau tạm thời và rất tương đối mà thôi. Tại vì nếu mà gọi là thay đổi chất giọng thì cách nói năng cách phát ngôn từ năm 2011 đến nay, đây là lần đầu tiên ông Nguyễn Phú Trọng đổi giọng từ quan hệ hữu hảo sang chuẩn bị tình huống xấu nhất hàm ý chiến tranh có thể xảy ra với Trung Quốc. Đối với việc xích lại gần nhau trong một bối cảnh phải đối phó với kẻ thù chung là Trung Quốc, chúng tôi cho rằng mối quan hệ xích lại gần nhau đó còn có thể bị chi phối bởi sự mâu thuẫn giữa các lợi ích chính trị. Do đó khó thể nói có sự xích lại gần nhau một cách hoàn hảo trong thời gian tới mà có lẽ chỉ là một mối tương quan chiến thuật mà người ta tạm bắt tay nhau còn sau đó phải chờ tới kỳ bỏ phiếu ở trong Đảng vào cuối năm nay.”
Sự xích lại gần nhau một cách hoàn hảo trong thời gian tới mà có lẽ chỉ là một mối tương quan chiến thuật mà người ta tạm bắt tay nhau còn sau đó phải chờ tới kỳ bỏ phiếu ở trong Đảng vào cuối năm nay.
-TS Phạm Chí Dũng
Giới nghiên cứu về chính trị Việt Nam ghi nhận điều gọi là sự thay đổi đáng ngạc nhiên trong lập trường của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về Biển Đông. Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam từ chỗ né tránh các phát biểu mang tính phản ứng trực tiếp trong thời gian căng thẳng nhất của sự kiện giàn khoan, thì đến đầu tháng 7 đã biểu tỏ một thái độ khác. Hai tuần trước khi Trung Quốc rút giàn khoan, ngày 1/7/2014 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã công khai đề cập tới ý đồ của Trung Quốc muốn hiện thực hóa chủ quyền đường lưỡi bò trên Biển Đông. Theo báo chí nhà nước, khi đề cập tới quần đảo Hoàng sa, Tổng Bí thư đã nói rằng, Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền, đấu tranh để lấy lại Hoàng Sa. Đáp câu hỏi của cử tri Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết, Việt Nam mong không xảy ra chiến tranh một lần nữa với Trung Quốc và cố gắng làm cho nó đừng xảy ra. Nhưng Việt Nam chuẩn bị tất cả mọi khả năng.
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng được mô tả là người có khuynh hướng thân Trung Quốc. Ngay cả khi nói tới tình thế xấu nhất có thể xảy ra, ông Trọng vẫn không quên nhấn mạnh: “Việt Nam cần phải gìn giữ hữu nghị với Trung Quốc nhưng đồng thời cũng phải giữ được chủ quyền.”
Thế bắt buộc của Đảng CSVN
Giữ gìn hữu nghị với Trung Quốc mà giữ được chủ quyền thì là vô phương, hoặc đó chỉ là thứ hữu nghị viển vông như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng tuyên bố và có một lúc tạo được sự phấn khởi cho nhân dân. Tuy vậy hữu nghị với Trung Quốc được cho là cái thế bắt buộc của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tiến sĩ Trần Đình Bá thành viện Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam từ Hà Nội nhận định:
“Khi nói tình hữu nghị thì họ đã không làm những chuyện vượt quá đạo lý quốc tế, ví dụ như là đâm tàu vào ngư dân một hành động rất là man rợ mà cả thế giới người ta lên án. Khi xem băng ghi hình này ai cũng phẫn nộ. Bây giờ tính mạng của ngư dân trên biển là thế nào, ai bảo vệ cho nên phải kiên quyết đấu tranh bằng pháp lý, để cho Trung Quốc cũng phải có lương tâm để nhận ra họ là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc càng phải gương mẫu chấp hành Luật Biển, trong quan hệ quốc tế không thể dùng thế nước lớn để ép và bắt nạt các nước nhỏ. Thời thế bây giờ thế giới là thế giới phẳng, mọi vấn đề xảy ra đều công khai với quốc tế và đều được đưa lên màn hình. Cái này không thể giấu diếm được nữa. Nguyện vọng của bao nhiêu người Việt Nam đều mong muốn rõ ràng là đưa ra để giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.”
Vấn đề kiện Trung Quốc ra Tòa án theo Công ước Luật Biển hoặc Tòa án Công Lý Quốc tế được báo chí nhà nước khuấy động một thời gian thì bây giờ đã im ắng. Điều này được các học giả cho rằng là vì Bộ Chính trị đã không nhất trí cho hành động này, dù Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người ủng hộ.
Khi nói tình hữu nghị thì họ đã không làm những chuyện vượt quá đạo lý quốc tế, ví dụ như là đâm tàu vào ngư dân một hành động rất là man rợ mà cả thế giới người ta lên án.
-TS Trần Đình Bá
TS Phạm Chí Dũng từ TP.HCM nhận định:
“Tôi cũng không hoài nghi là Việt Nam sẽ không kiện Trung Quốc. Tại vì thực sự nhà nước Việt Nam chưa bao giờ quyết tâm kiện Trung Quốc ra tòa và tôi cũng không dám chắc là bộ hồ sơ kiện Trung Quốc như là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được hoàn chỉnh tới đâu. Tôi còn sợ rằng bộ hồ sơ đó gần như chưa được hoàn chỉnh gì cả.”
Sự thống nhất đoàn kết trong Đảng tùy thuộc vào sự thắng thế của khuynh hướng thân Trung Quốc, hay khuynh huớng cải cách tìm đồng minh mới. Nhà báo lão thành Lê Phú Khải từ Hà Nội nhận định:
“Tôi nghĩ rằng ngay cả những người lãnh đạo Việt Nam họ cũng có những giằng xé trong tư duy chứ không phải là không. Nếu tôi là lãnh đạo tôi cũng thế và người Việt Nam nào cũng thế thôi là có cái giằng xé. Vấn đề là có vượt qua hay không thì đó là vấn đề rất là lớn. Có vượt được qua cái lợi ích của tập đoàn, đặt lợi ích của tổ quốc lên trên, có vượt qua được hay không là vấn đề khó. Như ông Gorbachev khi rời chức tổng thống đã nói, tôi có thể làm Sa Hoàng 20 năm nữa, nhưng đó là vô đạo đức cho nên tôi phải cải cách. Ông nhận thức được như thế nên ông ấy cải tổ, đúng là khi cải tổ thì không còn chế độ Xô Viết nữa mà sang một trang sử mới của nước Nga.”
Nhà báo Lê Phú Khải đề ra một lối thoát cho Đảng, ông nhấn mạnh:
“Tôi nghĩ rằng trước tình hình đất nước bây giờ, những người trí thức và nhân dân có suy nghĩ đều mong muốn đảng Cộng sản Việt Nam thay đổi có bước ngoặt trong tư duy để đưa đất nước vượt hiểm nghèo, họ vẫn lãnh đạo vẫn cai trị đất nước. Nhưng mà đất nước chúng ta thoát khỏi sự ràng buộc của Trung Quốc để dần dần chúng ta sẽ dân chủ hóa đất nước thì đó là con đường tốt đẹp nhất, ai cũng mong muốn như thế. Chứ còn để đến đổ vỡ đến đối đầu để thay đổi, nhân dân phải đứng dậy để bảo vệ đất nước thì không ai muốn điều đó xảy ra.”
Đấu tranh nội bộ trong Đảng để tìm sự đồng thuận chung đặc biệt trước Đại hội Đảng khóa XII sắp tới có thể có những ý nghĩa hai mặt. Đồng thuận để cải tổ chính trị, dân chủ hóa mưu tìm đồng minh cho mình, hoặc đồng thuận để bảo vệ sự tồn tại của Đảng và thể chế toàn trị nằm trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhân dân Việt Nam sẽ sớm được biết những chọn lựa này.
RFA