Thân Hữu Tiếp Tay...
Xin nói lại với Ông Thẩm phán Phan Quang Tuệ
Mạ lỵ phỉ báng là sự lạm dụng của tự do ngôn luận
Có lẽ tôi là người đầu tiên nêu thắc mắc với ông Thẩm phán Phan Quang Tuệ sau khi đọc bài tham luận của Ông ngày 22 tháng 7 nhân kỷ niệm một năm phát hành báo Người Việt Minnesota và nhân một dịp gì đó khác nữa.
Trong thư trả lời mới đây, Ông Thẩm phán cho biết sẽ tập trung vào hai nội dung chính : (1) nói rõ thêm về tự do ngôn luận và tự do báo chí trong Tu Chính Án Thứ Nhất; (2) trả lời câu hỏi Ông có bênh vực báo Người Việt Cali hay không.
Tôi tin tưởng rằng đồng bào nào ghé mắt vào những dòng này đều là những vị có trình độ và có nhân cách. Cho nên tôi mau lẹ chủ quan kết luận rằng nội dung thứ hai trong thư Ông Thẩm phán chỉ là một món quà trang sức gửi đến bà con. Đọc tham luận nhân phát hành báo Người Việt Minnesota sau khi báo Người Việt Cali đăng tác phẩm (!) Sơn Hào mà không trực tiếp hay gián tiếp, không công khai hay ngấm ngầm bênh vực báo Người Việt Cali thì chẳng lẽ Ông Thẩm phán lại đi bênh vực báo Sàigòn Nhỏ!
Cá nhân tôi nêu thắc mắc với Ông Thẩm phán rất cụ thể : đó là tự do báo chí, tự do ngôn luận có bị vi phạm trong bốn trường hợp cụ thể do chính Ông Thẩm phán nêu ra trong bài tham luận của mình hay không. Bốn trường hợp cụ thể đó là : (1) đăng bài phỏng vấn lãnh sự Việt cộng; (2) va chạm Trương Như Phùng-Hoàng Duy Hùng; (3) Bùi Tín sang San Jose; (4) Sơn Hào trên Người Việt Cali.
Thực ra nêu thắc mắc chỉ để mà nêu thôi, chỉ là đi theo lối mòn “hỏi tức là trả lời“ thôi chứ chắc chắn chẳng có ai là không biết câu giải đáp. Nhưng nay được lời của ông Alexander Hamilton do Ông Thẩm phán viện dẫn, tôi thấy rằng căn cứ vào public opinion và general spirit of the people thì trong bốn trường hợp, có đến ba trường hợp lạm dụng quyền tự do báo chí vì xúc phạm nặng nề và thô bạo public opinion và general spirit of the people.(Trường hợp Trương Như Phùng-Hoàng Duy Hùng thì tôi đã tự cho phép thưa cùng Ông Thẩm phán là Ông lạc đề). Như thế, nhờ ơn Ông Thẩm phán cung cấp thêm những cứ liệu tham khảo hữu giá, tôi có đủ luận cứ để hết sức an tâm kết án những hành động đăng phỏng vấn và đăng thư độc giả gây sốc, gây xìcăngđan trong cộng đồng. Xin thành thật đa tạ Ông Thẩm phán.
Bây giờ xin phép chuyển qua thưa chuyện Ông Thẩm phán nhân đọc thư trả lời mới đây của Ông và xin được bắt đầu bằng điểm xuất phát.
A house divided against itself cannot stand. Trong văn học, tiêu đề là để gây sự chú ý. Tôi chú ý ngay đến tiêu đề này và qua nó, tôi kính xin giới truyền thông báo chí thương xót cái house chung, đừng có đăng phỏng vấn Việt cộng, đừng có đăng thư độc giả để divide nó against itself, trong khi kẻ thù không đội trời chung luôn luôn tìm mọi cách divide nó.
Thẩm phán Phan Quang Tuệ viết : “Có nhiều buổi họp được triệu tập. Có tuyên cáo chung. Có kêu gọi tẩy chay, biểu tình. Có áp lực đòi sa thải nhân viên đã chọn đăng lá thư. Có áp lực đòi tờ báo phải công bố lý lịch của độc giả Sơn Hà trong khi đây chính là điều tối kỵ trong ngành báo chí luôn luôn giữ kín nguồn tin. Có ý kiến lập Ủy Ban theo dõi phân tách các bài của báo Người Việt. Nói cách khác cần lập ngay một Ban Kiểm Duyệt ngay giữa lòng cộng đồng người tỵ nạn Cộng Sản đi tìm tự do! Vậy có nên lập luôn một uỷ ban kiểm soát và chỉ đạo tư tưởng hay không? Cộng Đồng có nên thành lập một ủy ban quy định những điều mọi người tỵ nạn phải tuân theo trong những sinh hoạt của cộng đồng như chào cờ, phủ cờ, hát quốc ca VNCH, hay đặt bàn thờ tổ quốc. Và khi quy định những điều khoản này thì phải lập ra những đoàn cảnh sát để kiểm soát việc thi hành. Đây có phải là điều chúng ta muốn cho cộng đồng dân Việt tỵ nạn trở thành hay không? “.
Trong vụ Người Việt Cali, tờ báo là bị cáo và cộng đồng là nạn nhân. Thay vì điều tra, truy tố kẻ có tội, Ông Thẩm phán lại dùng văn phong thậm xưng để bỉ mặt cộng đồng. Ông cố tình nói quá lên, đến gần như nói ngoa, nhằm mục đích hài hước để chế diễu cộng đồng. Là người am hiểu pháp luật, Ông Thẩm phán không buồn phân biệt luật pháp trong một quốc gia với luật pháp trong một cộng đồng. Những cơ cấu như “Ban Kiểm Duyệt, Ủy ban kiểm soát và chỉ đạo tư tưởng, những đoàn cảnh sát“ chỉ có thể hiện hữu trong một quốc gia có chủ quyền. Làm sao một cộng đồng tỵ nạn lại có thể có được những thiết chế tương tự? Cộng đồng chỉ có thể có những qui ước bất thành văn. Nhà văn cựu Đại tá Giao Chỉ Vũ Văn Lộc tổ chức sinh hoạt nhưng quên chào quốc kỳ. Dư luận phê phán. Ông cựu Đại tá Mai Viết Triết lỡ lời nói một câu lẽ ra không nên nói. Công luận không đồng ý. Không thể nào có được cảnh sát, có được ủy ban này ủy ban nọ mà chỉ có thể có những buổi họp, những tuyên cáo, những kêu gọi mà thôi. Và đó vừa là quyền lợi chính đáng, rất chính đáng của cộng đồng; vừa là trách nhiệm đương nhiên, rất đương nhiên của cộng đồng.
Ông Thẩm phán viết tiếp : “Báo Người Việt California, hay bất cứ tờ báo nào khác, không những là một cơ quan ngôn luận mà còn là một cơ sở thương mại, cung cấp công ăn việc làm cho nhân viên, và nhờ đó những nhân viên này nuôi sống gia đình, đóng thuế, đóng góp vào ổn cố và thịnh vượng của cộng đồng chúng ta nói chung. Nhân danh điều gì, lý tưởng nào, để cắt nguồn sống của bao gia đình? “. Kính thưa Ông Thẩm phán, nhân danh tự do báo chí, nhân danh tự do ngôn luận chứ còn nhân danh gì nữa! Mà không phải chỉ có The First Amendment đâu, Ông Thẩm phán ạ. Trong văn kiện lập pháp Déclaration francaise des Droits de l’Homme et du Citoyen ban bố năm 1789, điều 11 ghi : “La libre communication des pensées et des opinions est un des droits les plus précieux de l’Homme : tout Citoyen peut donc parler, écrire, imprimer librement, sauf à répondre à l’abus de cette liberté dans les cas déterminés par la Loi.“ Nhân danh ngữ đoạn đằng sau chữ sauf đấy, kính trình Ông Thẩm phán. Tôi sửng sốt không hiểu làm sao mà Ông Thẩm phán lại có thể lý luận không theo lệ thường như Ông đã lý luận. Kính thưa Ông Thẩm phán : trước Toà án, khi Ông nhân danh công lý đưa ra lời buộc tội một tên du đãng, một gã du côn ăn nói quàng xiên lếu láo, khi khổng khi không vô cớ mạ lỵ chính thể quốc gia, sỉ nhục tập thể quân đội; thì, khi Ông hành xử đặc quyền pháp định như thế, chả lẽ Ông cũng canh cánh lo rằng tên du đãng, gã du côn cũng từng đóng thuế, cũng phải nuôi sống gia đình của y?
“Và sau khi đóng cửa được báo Người Việt California rồi thì đến phiên báo nào? Cơ sở thương mại nào? Phòng thuốc nào? Phòng mạch nào? Tiệm ăn nào? Chợ nào? Quán cà phê nào? Tiệm phở nào? Tiệm hủ tíu nào? Tiệm bánh mì nào? Tiệm làm móng tay, cắt tóc nào? Có phải đây là điều chúng ta muốn cộng đồng dân Việt trở thành không? “ Ông Thẩm phán lại thậm xưng một lần nữa rồi. Báo Người Việt California đang mang vi trùng Ebola. Phải cách ly tờ báo, phải tiêm chủng cộng đồng. Những biện pháp phòng ngừa này thừa đủ để chận đứng nạn dịch. Kính xin Ông Thẩm phán an tâm. Không có phòng mạch, nhà thuốc v.v..nào bị lây lan đâu.
Cuối cùng, tôi xin được đồng ý cùng Ông Thẩm phán ở một điểm duy nhất. Tôi không hiểu tại sao lại có sơ hốt rất đáng tiếc khi trong bản tuyến bố chung của nhiều hội đoàn và cá nhân phản đối báo Người Việt California lại có mục đòi Toà soạn công bố chi tiết về Sơn Hào; mà điều này thì thật là vô lý vô nghĩa vì công nhiên vi phạm bí mật nghề nghiệp trong ngành báo chí truyền thông.
http://www.vietthuc.org/2012/08/04/xin-noi-lai-voi-ong-tham-phan-phan-quang-tue/
Bài Liên quan : Tự do ngôn luận và tự do báo chí trong đời sống cộng đồng
Xin nói lại với Ông Thẩm phán Phan Quang Tuệ
Mạ lỵ phỉ báng là sự lạm dụng của tự do ngôn luận
Có lẽ tôi là người đầu tiên nêu thắc mắc với ông Thẩm phán Phan Quang Tuệ sau khi đọc bài tham luận của Ông ngày 22 tháng 7 nhân kỷ niệm một năm phát hành báo Người Việt Minnesota và nhân một dịp gì đó khác nữa.
Trong thư trả lời mới đây, Ông Thẩm phán cho biết sẽ tập trung vào hai nội dung chính : (1) nói rõ thêm về tự do ngôn luận và tự do báo chí trong Tu Chính Án Thứ Nhất; (2) trả lời câu hỏi Ông có bênh vực báo Người Việt Cali hay không.
Tôi tin tưởng rằng đồng bào nào ghé mắt vào những dòng này đều là những vị có trình độ và có nhân cách. Cho nên tôi mau lẹ chủ quan kết luận rằng nội dung thứ hai trong thư Ông Thẩm phán chỉ là một món quà trang sức gửi đến bà con. Đọc tham luận nhân phát hành báo Người Việt Minnesota sau khi báo Người Việt Cali đăng tác phẩm (!) Sơn Hào mà không trực tiếp hay gián tiếp, không công khai hay ngấm ngầm bênh vực báo Người Việt Cali thì chẳng lẽ Ông Thẩm phán lại đi bênh vực báo Sàigòn Nhỏ!
Cá nhân tôi nêu thắc mắc với Ông Thẩm phán rất cụ thể : đó là tự do báo chí, tự do ngôn luận có bị vi phạm trong bốn trường hợp cụ thể do chính Ông Thẩm phán nêu ra trong bài tham luận của mình hay không. Bốn trường hợp cụ thể đó là : (1) đăng bài phỏng vấn lãnh sự Việt cộng; (2) va chạm Trương Như Phùng-Hoàng Duy Hùng; (3) Bùi Tín sang San Jose; (4) Sơn Hào trên Người Việt Cali.
Thực ra nêu thắc mắc chỉ để mà nêu thôi, chỉ là đi theo lối mòn “hỏi tức là trả lời“ thôi chứ chắc chắn chẳng có ai là không biết câu giải đáp. Nhưng nay được lời của ông Alexander Hamilton do Ông Thẩm phán viện dẫn, tôi thấy rằng căn cứ vào public opinion và general spirit of the people thì trong bốn trường hợp, có đến ba trường hợp lạm dụng quyền tự do báo chí vì xúc phạm nặng nề và thô bạo public opinion và general spirit of the people.(Trường hợp Trương Như Phùng-Hoàng Duy Hùng thì tôi đã tự cho phép thưa cùng Ông Thẩm phán là Ông lạc đề). Như thế, nhờ ơn Ông Thẩm phán cung cấp thêm những cứ liệu tham khảo hữu giá, tôi có đủ luận cứ để hết sức an tâm kết án những hành động đăng phỏng vấn và đăng thư độc giả gây sốc, gây xìcăngđan trong cộng đồng. Xin thành thật đa tạ Ông Thẩm phán.
Bây giờ xin phép chuyển qua thưa chuyện Ông Thẩm phán nhân đọc thư trả lời mới đây của Ông và xin được bắt đầu bằng điểm xuất phát.
A house divided against itself cannot stand. Trong văn học, tiêu đề là để gây sự chú ý. Tôi chú ý ngay đến tiêu đề này và qua nó, tôi kính xin giới truyền thông báo chí thương xót cái house chung, đừng có đăng phỏng vấn Việt cộng, đừng có đăng thư độc giả để divide nó against itself, trong khi kẻ thù không đội trời chung luôn luôn tìm mọi cách divide nó.
Thẩm phán Phan Quang Tuệ viết : “Có nhiều buổi họp được triệu tập. Có tuyên cáo chung. Có kêu gọi tẩy chay, biểu tình. Có áp lực đòi sa thải nhân viên đã chọn đăng lá thư. Có áp lực đòi tờ báo phải công bố lý lịch của độc giả Sơn Hà trong khi đây chính là điều tối kỵ trong ngành báo chí luôn luôn giữ kín nguồn tin. Có ý kiến lập Ủy Ban theo dõi phân tách các bài của báo Người Việt. Nói cách khác cần lập ngay một Ban Kiểm Duyệt ngay giữa lòng cộng đồng người tỵ nạn Cộng Sản đi tìm tự do! Vậy có nên lập luôn một uỷ ban kiểm soát và chỉ đạo tư tưởng hay không? Cộng Đồng có nên thành lập một ủy ban quy định những điều mọi người tỵ nạn phải tuân theo trong những sinh hoạt của cộng đồng như chào cờ, phủ cờ, hát quốc ca VNCH, hay đặt bàn thờ tổ quốc. Và khi quy định những điều khoản này thì phải lập ra những đoàn cảnh sát để kiểm soát việc thi hành. Đây có phải là điều chúng ta muốn cho cộng đồng dân Việt tỵ nạn trở thành hay không? “.
Trong vụ Người Việt Cali, tờ báo là bị cáo và cộng đồng là nạn nhân. Thay vì điều tra, truy tố kẻ có tội, Ông Thẩm phán lại dùng văn phong thậm xưng để bỉ mặt cộng đồng. Ông cố tình nói quá lên, đến gần như nói ngoa, nhằm mục đích hài hước để chế diễu cộng đồng. Là người am hiểu pháp luật, Ông Thẩm phán không buồn phân biệt luật pháp trong một quốc gia với luật pháp trong một cộng đồng. Những cơ cấu như “Ban Kiểm Duyệt, Ủy ban kiểm soát và chỉ đạo tư tưởng, những đoàn cảnh sát“ chỉ có thể hiện hữu trong một quốc gia có chủ quyền. Làm sao một cộng đồng tỵ nạn lại có thể có được những thiết chế tương tự? Cộng đồng chỉ có thể có những qui ước bất thành văn. Nhà văn cựu Đại tá Giao Chỉ Vũ Văn Lộc tổ chức sinh hoạt nhưng quên chào quốc kỳ. Dư luận phê phán. Ông cựu Đại tá Mai Viết Triết lỡ lời nói một câu lẽ ra không nên nói. Công luận không đồng ý. Không thể nào có được cảnh sát, có được ủy ban này ủy ban nọ mà chỉ có thể có những buổi họp, những tuyên cáo, những kêu gọi mà thôi. Và đó vừa là quyền lợi chính đáng, rất chính đáng của cộng đồng; vừa là trách nhiệm đương nhiên, rất đương nhiên của cộng đồng.
Ông Thẩm phán viết tiếp : “Báo Người Việt California, hay bất cứ tờ báo nào khác, không những là một cơ quan ngôn luận mà còn là một cơ sở thương mại, cung cấp công ăn việc làm cho nhân viên, và nhờ đó những nhân viên này nuôi sống gia đình, đóng thuế, đóng góp vào ổn cố và thịnh vượng của cộng đồng chúng ta nói chung. Nhân danh điều gì, lý tưởng nào, để cắt nguồn sống của bao gia đình? “. Kính thưa Ông Thẩm phán, nhân danh tự do báo chí, nhân danh tự do ngôn luận chứ còn nhân danh gì nữa! Mà không phải chỉ có The First Amendment đâu, Ông Thẩm phán ạ. Trong văn kiện lập pháp Déclaration francaise des Droits de l’Homme et du Citoyen ban bố năm 1789, điều 11 ghi : “La libre communication des pensées et des opinions est un des droits les plus précieux de l’Homme : tout Citoyen peut donc parler, écrire, imprimer librement, sauf à répondre à l’abus de cette liberté dans les cas déterminés par la Loi.“ Nhân danh ngữ đoạn đằng sau chữ sauf đấy, kính trình Ông Thẩm phán. Tôi sửng sốt không hiểu làm sao mà Ông Thẩm phán lại có thể lý luận không theo lệ thường như Ông đã lý luận. Kính thưa Ông Thẩm phán : trước Toà án, khi Ông nhân danh công lý đưa ra lời buộc tội một tên du đãng, một gã du côn ăn nói quàng xiên lếu láo, khi khổng khi không vô cớ mạ lỵ chính thể quốc gia, sỉ nhục tập thể quân đội; thì, khi Ông hành xử đặc quyền pháp định như thế, chả lẽ Ông cũng canh cánh lo rằng tên du đãng, gã du côn cũng từng đóng thuế, cũng phải nuôi sống gia đình của y?
“Và sau khi đóng cửa được báo Người Việt California rồi thì đến phiên báo nào? Cơ sở thương mại nào? Phòng thuốc nào? Phòng mạch nào? Tiệm ăn nào? Chợ nào? Quán cà phê nào? Tiệm phở nào? Tiệm hủ tíu nào? Tiệm bánh mì nào? Tiệm làm móng tay, cắt tóc nào? Có phải đây là điều chúng ta muốn cộng đồng dân Việt trở thành không? “ Ông Thẩm phán lại thậm xưng một lần nữa rồi. Báo Người Việt California đang mang vi trùng Ebola. Phải cách ly tờ báo, phải tiêm chủng cộng đồng. Những biện pháp phòng ngừa này thừa đủ để chận đứng nạn dịch. Kính xin Ông Thẩm phán an tâm. Không có phòng mạch, nhà thuốc v.v..nào bị lây lan đâu.
Cuối cùng, tôi xin được đồng ý cùng Ông Thẩm phán ở một điểm duy nhất. Tôi không hiểu tại sao lại có sơ hốt rất đáng tiếc khi trong bản tuyến bố chung của nhiều hội đoàn và cá nhân phản đối báo Người Việt California lại có mục đòi Toà soạn công bố chi tiết về Sơn Hào; mà điều này thì thật là vô lý vô nghĩa vì công nhiên vi phạm bí mật nghề nghiệp trong ngành báo chí truyền thông.
http://www.vietthuc.org/2012/08/04/xin-noi-lai-voi-ong-tham-phan-phan-quang-tue/
Bài Liên quan : Tự do ngôn luận và tự do báo chí trong đời sống cộng đồng