Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Xứ Phù Tang và những bí ẩn lịch sử
Không hiểu từ đâu và bao giờ, “Phù Tang” đã mặc nhiên trở thành một mỹ từ để chỉ nước Nhật trong tiếng Việt. Từ này thường được người ta dùng trong các áng văn chương, các bài báo, các chương trình truyền hình hay
Không hiểu từ đâu và bao giờ, “Phù Tang” đã mặc nhiên trở thành một mỹ
từ để chỉ nước Nhật trong tiếng Việt. Từ này thường được người ta dùng
trong các áng văn chương, các bài báo, các chương trình truyền hình hay
trong cả các văn bản mang tính chất ngoại giao khi muốn ca tụng vẻ đẹp
thiên nhiên, đất nước, con người Nhật Bản. Qua một cuộc điều tra nhỏ
tiến hành với 50 người Việt và 50 người Nhật đã cho thấy hầu hết người
Việt đều khẳng định “Phù Tang” là Nhật Bản hoặc một vùng của Nhật Bản,
trong khi những người Nhật được hỏi lại tỏ ra lúng túng khi phải lựa
chọn câu trả lời trắc nghiệm mà một trong số đó là đất nước của họ.
Trong một lần phải làm phiên dịch cho cuộc nói chuyện giữa những người
Việt và những người Nhật, người viết bài này đã dịch trực tiếp từ “Phù
Tang” ra thành Fusō (扶桑) nhưng đã vấp phải phản ứng của phía Nhật bởi có
lẽ họ nghi ngờ tính chính xác của từ dùng đó. Vậy, khoảng cách giữa hai
cách nhìn nhận này là do đâu, thực chất “Phù Tang” là gì, “đất nước Phù
Tang” nằm ở đâu? Đây là những vấn đề thú vị, trong đó chứa đựng những
bí ẩn của lịch sử mà đến nay vẫn chưa có câu trả lời đủ sức thuyết phục.
1. Về từ “Phù Tang” và “Phù Tang quốc”
Thông thường, Phù (扶) được hiểu với nghĩa là phù trợ, giúp đỡ, còn
“Tang”(桑) vốn là từ để chỉ cây dâu. Nhưng khi ghép hai chữ Hán với nghĩa
không ăn nhập nhau này thành một từ “Phù Tang” thì sẽ phải cắt nghĩa
như thế nào? Có lẽ đây cũng là lý do tại sao không chỉ ở những nước
không có cơ duyên với chữ Hán, mà cả những nước dùng chữ Hán ngàn năm
nay người ta vẫn không thể hiểu được nghĩa của từ này nếu không dựa vào
một cuốn từ điển nào đó.
Theo từ điển song ngữ Nhật – Việt do Onochi Seiji biên soạn và phát hành
năm 1979[1] thì “Phù Tang” được giải thích với ba nghĩa: 1. Là cây mặt
trời (thần thoại); 2. Phía Đông; 3. Đất nước mặt trời mọc (Nhật Bản). Từ
điển Việt Nhật thì giải thích một cách đơn giản: “扶桑(d) phù tang, Nhật
Bản”[2]. Điều đáng chú ý là ở nghĩa thứ ba trong cuốn từ điển của Onochi
mà nguyên bản tiếng Nhật có ghi: “日の出の国(日本)”. Ở trên đã tạm dịch từ “国”
(quốc) là “đất nước”, tuy nhiên trong tiếng Nhật vẫn có thể dịch là
“vùng” hoặc “miền”, chứ không hẳn là để chỉ một quốc gia, đất nước có
lãnh thổ và thể chế chính trị nhất định. Từ đó, người đọc có quyền đưa
ra phản biện rằng, vùng (“miền” hay thậm chí là “đất nước”) mặt trời
mọc, tức là nơi nằm ở phía Đông so với vị trí của chủ thể lời nói trên,
chứ không nhất thiết phải là từ để chỉ Nhật Bản. Dù vậy, đây chỉ là từ
điển về ngôn ngữ nên khó có thể đòi hỏi những chứng cứ lịch sử chặt chẽ
hơn. Tuy nhiên, hai cuốn từ điển Nhật – Việt được những chuyên gia Nhật
Bản biên soạn sau đó([3]) lại không hề nhắc đến từ Phù Tang. Đây chỉ là
ngẫu nhiên hay có sự chủ ý của những người biên soạn là điều hứa hẹn
nhiều chi tiết thú vị.
Tương tự như từ điển Việt – Nhật, từ điển Nhật-Trung cũng giải thích một
cách đơn giản: “Fusō (danh từ): Phù Tang, Nhật Bản”. Trong Đại từ điển
tiếng Trung do Trường Đại học Daito Bunka của Nhật Bản biên soạn có giải
thích về “Phù Tang” với 3 nghĩa: (1) Là loại cây lớn ở biển Đông Hải
theo truyền thuyết thời cổ đại; (2) Tên một quốc gia cổ ở biển Đông Hải,
chỉ Nhật Bản; (3) Chỉ cây “Phật Tang”, tức một loài dâm bụt[4]. Tuy
nhiên, từ điển điển cố tiếng Trung thì chỉ trích dẫn các thư tịch cổ
trong đó có chữ “Phù Tang” như “Sơn hải kinh”[5]…
Trong hệ thống từ điển của Nhật-Nhật, các loại từ điển có khả năng đề
cập đến từ “Phù Tang”, đó là từ điển chữ Hán, từ điển quốc ngữ (tương
đương với từ điển tiếng Việt) và các loại từ điển liên quan đến lịch sử
Nhật Bản, Trung Quốc hay vùng Đông Á, Châu Á nói chung. Đại từ điển Hán
Hòa([6]), bộ từ điển chữ Hán được coi là đồ sộ nhất của Nhật Bản giải
thích kỹ lưỡng nghĩa của các từ. Theo đó, chữ “phù”(扶) gồm 15 nghĩa như
giúp đỡ; bảo vệ; nâng đỡ; gắn với…; dựa theo, theo…; men theo…; phát
triển, hưng thịnh…([7]) Mặc dù cuốn từ điển không đưa ra nghĩa nào của
từ “phù” ứng với từ Phù Tang nhưng có lẽ nếu tư duy một cách thông
thường thì nghĩa “phát triển, hưng thịnh” là có thể kết hợp với từ
“tang” một cách lô-gíc nhất.
Tuy nhiên, trong mục “Phù Tang” có giải thích với 6 nghĩa như sau: (1)
Tên một loại thần mộc ở Đông Hải; (2) Tên một loại cây giống cây cứu
rừng và người xứ Phù Tang hay ăn lá đó; (3) Tên một loại thực vật được
trồng ở phía Nam. Lá giống lá dâu, hoa có ba loại, loại màu trắng, vàng
và hồng, trong đó màu hồng lá quý nhất; (4) Tên một nước ở phía Đông;
(5) Truyền rằng để chỉ nước Nhật; (6) Tên tự của Tôn Thừa Ân đời nhà
Thanh([8]). Điều đáng chú ý ở đây là nghĩa thứ (5) mà dẫn chứng được đưa
ra ở đây là bài thơ “Tống mật thư Triều giám hoàn Nhật Bản thi” của
Vương Duy, một trong những thi sĩ lớn thời nhà Đường. Ở đây xin tạm dịch
là: “Thơ tống biệt Mật thư giám họ Triều về Nhật Bản”. Tương truyền Abe
Nakamaro đã được cử làm sứ giả sang nhà Đường vào năm 717 nhưng sau đó ở
lại (bị giữ lại?), làm đến chức Mật thư giám và mang họ Triều. Vì vậy,
đây được coi là bài thơ Vương Duy viết tặng Abe Nakamaro khi ông từ biệt
để trở về bản quốc. Cuốn từ điển có trích hai câu bài thơ ngũ ngôn đó
như sau:” Hương quốc Phù Tang ngoại. Chủ nhân độc đảo trung”.
Điều này có nghĩa là quê hương của Abe Nakamaro là ở “Phù Tang ngoại”,
tức là nơi nằm ngoài và xa hơn cả Phù Tang, hơn nữa vị quân chủ của nước
đó (xây dựng quốc gia) ở giữa đảo. Từ bài thơ này có thể thấy Vương Duy
cho Nhật Bản là đất nước nằm ngoài Phù Tang, chứ không phải Phù Tang.
Vì vậy, khó thể lấy đây làm dẫn chứng cho kết luận: Phù Tang là từ để
chỉ đất nước Nhật Bản. Hơn nữa, trong mục “Phù Tang quốc”, ngoài nghĩa
chỉ nước ở phía Đông chung chung, cuốn từ điển còn giải thích nghĩa thứ
hai là: “Truyền rằng để chỉ Nhật Bản” như trong mục “Phù Tang”. Tuy
nhiên dẫn chứng ở đây lại là bài thơ “Tống di thượng nhân quy Nhật Bản
thi” của Vương Miện([9]) với hai câu thơ thất ngôn:” Thượng nhân trú cận Phù Tang quốc. Ngã gia diệc tại Bồng Lai khâu”,
hàm ý về sự xa cách Thượng nhân ở gần Phù Tang quốc mà ta (Vương Miện)
lại ở tận chốn Bồng Lai. Và ở đây cũng cần chú ý đến chữ “trú cận”, tức
“ở gần”, chứ không phải “ở tại”.
Trong cuốn từ điển Nihon Kokugo Daijiten([10]) không có từ “Phù Tang”,
chỉ có từ “Phù Tang quốc”, nhưng cũng không giải thích nghĩa mà thuần
túy trích dẫn các nguồn sử liệu trong đó xuất hiện từ này. Khác với
Nihon Kokugo Daijiten, Từ điển Kōjien([11]), tái bản có bổ sung lần thứ 6
vào năm 2008 mạnh dạn hơn với cách giải thích: “Phù Tang” theo “Sơn
Hải kinh”([12]) là “thần mộc” ở biển phía Đông, nơi mặt trời mọc, còn
theo “Nam sử”([13]) thì đó là từ chỉ đất nước nằm ở phía Đông của Trung
Quốc và là tên gọi khác của Nhật Bản(日本国の異称)”. Cũng giống một số từ
điển quốc ngữ khác, Kōjien đã dựa vào sử sách Trung Hoa để giải thích
nghĩa của từ “Phù Tang”. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là trong khi các tư
liệu cổ của Trung Hoa chỉ đề cập “Phù Tang” là “thần mộc”, “Phù Tang
quốc” là đất nước ở phía Đông của Trung Quốc nói chung mà không đặc định
đó là cây dâu hay đất nước Nhật Bản, nhưng Kōjien lại đưa ra lý luận
bắc cầu “là tên gọi khác của Nhật Bản” mà không có căn cứ xác thực.
So với từ điển quốc ngữ, các từ điển chuyên ngành lịch sử lại khá dè dặt
khi đưa ra từ “Phù Tang” hay “Phù Tang quốc”. Nihonshi Kojiten là một
trong số ít từ điển lịch sử đề cập đến “Phù Tang quốc”. Theo đó, “Phù
Tang quốc là đất nước nằm ở Đông Hải xa xôi vào thời cổ đại của Trung
Quốc. Từ này đã được ghi lại trong “Sơn Hải kinh”, “Hoài Nam tử”, “Lương
thư”, “Nam sử Đông di truyện”. Ảnh hưởng từ đó, cũng có thể thấy từ này
được ghi trong “Nihon shoki”([14]) và “Sandai Jitsuroku”([15]). Ở Trung
Quốc, từ này chỉ tồn tại về mặt khái niệm, nhưng vào thời cổ đại ở Nhật
Bản người ta lại cho đó là từ để chỉ Nhật Bản, nên đã xuất hiện các tên
thư tịch cổ như “Phù Tang tập” hay “Phù Tang lược ký”. Vào thời kỳ sau
đó, trong các cuốn như “Jinnō Shōtōki”([16]) hay “Kagakushū” người ta có
cách hiểu cho rằng, Trung Quốc đã sử dụng từ này như một biệt danh để
chỉ nước Nụy (倭)”([17]).
Về tổng quan, có thể thấy trong số rất nhiều loại từ điển quốc ngữ và từ
điển chuyên về lịch sử của Nhật Bản thì chỉ có một số ít từ điển đề cập
đến “Phù Tang”, “Phù Tang quốc”. Dù có đề cập đến, những người biên
soạn cũng chỉ dựa vào nguyên bản nguồn cổ sử của Trung Hoa và dè dặt
khẳng định đó là tên gọi của Nhật Bản vào thời cổ đại. Hơn nữa, không
cuốn từ điển nào bàn về hai khái niệm trong xã hội Nhật Bản từ sau thời
cổ đại, đặc biệt là hiện đại ngày nay. Ở đây có hai vấn đề được đặt ra.
Một là thư tịch cổ Trung Hoa đã viết về “Phù Tang”, “Phù Tang quốc” như
thế nào và hai là người Nhật đã tiếp nhận chúng ra sao?
2. “Phù Tang”, “Phù Tang quốc” qua các thư tịch cổ Trung Hoa và các thuyết về vị trí của “Phù Tang quốc”
Ở Trung Quốc, Phù Tang được nhắc đến trong các tác phẩm văn chương thời
cổ đại như “Đông quân” thời Chiến quốc, “Lữ thị xuân thu” thời Tần, “Sơn
Hải kinh”, “Hoài Nam tử” thời Tiền Hán, “Luận hành”, “Thuyết văn” thời
Hậu Hán khi muốn tán dương về một vùng đất nào đó, trong đó có cả trường
hợp Nhật Bản.
Tuy nhiên, các chính sử lại chép tên “Phù Tang quốc” như một thực thể
tồn tại cùng các nước khác trong khu vực như Cao Cú Ly, Bách Tề, Tân La,
Nụy, Văn Thân, Đại Hán…chứ không đơn thuần là một mỹ từ dùng để tán
dương. “Nam Tề thư” có nhắc đến “Phù Tang” trong mục “Man- Đông Nam di
liệt truyện”, nhưng tiếc rằng chỉ liệt kê tên:” Đông di hải ngoại, Hát
Thạch, Phù Tang”, mà không viết chi tiết về các quốc gia cổ này.
Tiếp đó, cuốn “Lương thư” nhắc đến Phù Tang nhiều hơn, cụ thể là ở các
phần “Chư di truyện”, “Đông di chi quốc” và một mục riêng viết về đất
nước Phù Tang, trong đó có ghi: “Nhà Lương hưng thịnh, theo đó một số
nước khác cũng nổi lên. Phù Tang quốc là nước chưa từng nghe thấy xưa
nay, nhưng vào năm Phổ Thông([18])thời Lương, một đạo nhân xưng là người
của nước đó vào yết kiến. Nhờ vậy mà đã hiểu tường tận về nước này. Xin
được ghi lại cả câu chuyện đó ở đây”. Và câu chuyện kể rằng vào năm Phổ
Thông đời nhà Lương, có một nhà sư xưng danh là Tuệ Thâm đến từ nước
Phù Tang xin vào yết kiến triều đình. Theo Tuệ Thâm, nước này nằm ở phía
Đông Trung Quốc, cách nước Đại Hán hơn 2 vạn lý. Ở đó có rất nhiều cây
Phù Tang, nên gọi là Phù Tang quốc. Đặc điểm của loại cây này được tả
như sau: Lá thì như lá cây cứu rừng, chồi non như chồi măng, nên mọi
người thường lấy cái đó ăn. Quả thì đỏ như quả lê. Người ta thường tích
vỏ cây này lại để làm vải, từ đó may quần áo. Thời không có tường thành,
người ta thường trồng cây này để làm rào chắn. Thời xuất hiện chữ viết
thì người ta dùng vỏ cây để làm giấy….Hơn nữa, từ năm Đại Minh thứ 2
(458) đã có 5 nhà sư từ Kế Tân (nay thường gọi là Kashmir) mang Phật
giáo đến truyền bá. Đây là những thông tin vô cùng quan trọng để hiểu về
đất nước Phù Tang cũng như lịch sử du nhập Phật giáo.
Để biết Phù Tang nằm ở đâu, trước hết cần phải xác định được vị trí của
nước Đại Hán. Theo phần ghi chép về các nước Đông di trong “Lương thư”
thì nước Văn Thân nằm cách nước Nụy hơn 7000 lý về phía Đông Bắc, còn
nước Đại Hán thì cách nước Văn Thân hơn 5000 lý về phía Đông. Nếu nước
Đại Hán theo lời kể của Tuệ Thâm trùng với nước Đại Hán trong ghi chép
về Đông di này của “Lương thư” thì Phù Tang sẽ nằm cách xa nước Nụy hơn
30.000 lý. Theo đó, vị trí của Phù Tang sẽ được xác định tùy vào vị trí
của nước Nụy và độ dài của lý được sử dụng thời bấy giờ. Nhưng đây là
điều không dễ dàng, bởi hiện nay mặc dù phần đông chuyên gia cho rằng
trung tâm của nước Nụy vào thế kỷ thứ 5 là ở vùng Kinki (Cận-cơ) của
Nhật Bản nhưng vẫn có người lại khẳng định là ở phía Bắc vùng Kyūshū
(Cửu-Châu). Hơn nữa, tùy từng thời đại khác nhau mà kích thước lý lại
thay đổi. Thường 1 lý dao động từ 400m đến 500m, nhưng trên thực tế kiểm
chứng các sử liệu Trung Hoa, người ta cho rằng nếu không tính một lý
bằng 70-80m thì sẽ không hợp lý. Từ đây, nếu tính 1 lý bằng 400-500m thì
Phù Tang cách nước Nụy 12.000.000-15.000.000m. (12.000-15.000km), nghĩa
là nằm ngoài vùng Đông Á hiện nay. Nhưng nếu tính 1 lý bằng 70-80m thì
khoảng cách giữa Phù Tang với nước Nụy là 2.100-2.400km, nghĩa là không
phải không có khả năng nằm ở khu vực nào đó trên nước Nhật ngày nay.
Từ kích thước này đã nảy sinh nhiều thuyết khác nhau về vị trí của Phù
Tang. Có người cho Phù Tang nằm ở vùng Kyūshū, nhưng cũng có người khẳng
định là ở vùng Kantō hoặc cùng Tōhoku. Trên cơ sở tổng kết toàn bộ
những nghiên cứu về đất nước Phù Tang từ trước tới nay và phân tích kỹ
lưỡng những sử liệu có liên quan, Iki Ichirō, một trong những nhà nghiên
cứu nghiệp dư nhưng vô cùng nhiệt huyết tìm hiểu vấn đề này thì Phù
Tang là ở vùng Kansai của Nhật Bản([19]). Tuy nhiên, không ít ý kiến lại
cho rằng Phù Tang không nằm trong khuôn khổ quần đảo Nhật Bản mà có thể
là Cao Cú Ly xưa, thuộc bán đảo Triều Tiên ngày nay. Hơn nữa, các nhà
nghiên cứu phương Tây lại nghiêng về quan điểm cho Phù Tang là ở
Sakkalin thuộc Cộng hòa liên bang Nga hoặc xa hơn nữa là Mexico chủ yếu
dựa vào dữ liệu Phù Tang cách Đại Hán hơn 2 vạn lý, Đại Hán cách Văn
Thân hơn 5000 lý về phía Đông và Văn Thân cách nước Nụy hơn 7000 lý về
phía Đông Bắc. Ngay từ thế kỷ 18, các nhà nghiên cứu Châu Âu đã dựa vào
các sử liệu Trung Hoa để chứng minh Phù Tang là một quốc gia cổ đại
thuộc Châu Mỹ và mối giao lưu có từ thời cổ đại giữa các nước phương
Đông với Châu Mỹ([20]). Mặc dù thừa nhận không có cơ sở chứng minh được
Huệ Thâm đã vượt biển bằng cách nào, nhưng nhà báo Sử Thạch và những nhà
nghiên cứu khác của Trung Quốc như Châu Khiêm Chi, Đặng Thác…cũng ủng
hộ ý kiến cho rằng Phù Tang là ở Châu Mỹ và khẳng định thực ra Tuệ Thâm
mới là người đầu tiên tìm ra Châu Mỹ.
Ngoài ba bộ sử “Nam Tề thư”, “Lương thư”, “Nam sử”, Phù Tang còn được
nhắc đến trong các cuốn “Thông điển” thời Đường, “Thái Bình ngự lãm”,
“Sách phủ nguyên quy”, “Thông chí” thời Bắc Tống, “Văn hiến thông khảo”
thời Nguyên, “Lương tứ công ký” thời Lương…nhưng đều không cung cấp được
những thông tin chi tiết.
Như vậy, mặc dù được ghi lại trong các thư tịch cổ Trung Quốc nhưng có
sự khác nhau giữa “Phù Tang” được dùng như một mỹ từ với “Phù Tang” để
chỉ tên một nước có tồn tại thực. Tuy nhiên, những ghi chép trong chính
sử không thống nhất, nhiều chỗ bất hợp lý nên đến nay vẫn chưa có bằng
chứng xác thực về sự tồn tại cũng như vị trí cụ thể của đất nước Phù
Tang.
3. “Phù Tang” qua cách nhìn của người Nhật
Ở Nhật Bản, có lẽ từ Phù Tang được biết đến nhiều nhất qua tên tác phẩm
“Fusō ryakki” (Phù Tang lược ký) của nhà sư Kōen (Hoàng Viên, ?-1169)
chùa Enryakuji([21]). Trong bộ sách được cho rằng gồm 30 tập này, Kōen
đã tóm lược lại lịch sử Nhật Bản từ đời Thiên hoàng Jimmu
(Thần-Vũ)([22]) đến năm Khoan Trị thứ 8 (1094) đời Thiên hoàng Horikawa.
Tuy nhiên, vì là một nhà sư nên Kōen đã viết thiên về lịch sử của giới
Phật giáo nhiều hơn là lịch sử Nhật Bản nói chung. Mặc dù khó có thể sử
dụng những ghi chép trong trước tác này như những sử liệu do độ chính
xác không cao, nhưng ở đó đã ghi lại được những câu chuyện truyền miệng
mà không thể tìm thấy trong chính sử. Ở đây, “Phù Tang” chỉ được dùng để
chỉ đất nước Nhật Bản ở phần đầu đề, nên khó có thể hiểu được nhận thức
của bản thân Kōen về cách gọi này.
Trước khi “Phù Tang lược ký” của nhà sư Kōen ra đời, trong tác phẩm
“Sandai Jitsuroku” (Tam đại thực lục) do hai học giả lúc bấy giờ là
Fujiwara-no -Tokihira và Sugahara-no-Michizane biên soạn vào năm 901
theo chiếu chỉ của triều đình có nhắc đến “Phù Tang”. Tuy nhiên, các bộ
sử trước đó như “Nhật Bản thư kỷ” và “Cổ sự ký” lại đều không hề đề cập
đến.
Vào giữa thời Edo, nhà Quốc học Matsushita Kenrin (1637-1703) sau khi
nghiên cứu hàng loạt thư tịch cổ viết về lịch sử Nhật Bản đã nhận ra
rằng, Phù Tang không phải là từ để chỉ Nhật Bản. Trong “Dị bang chi sở
xưng”, ông đã cho rằng Phù Tang là đất nước nằm ở phía Đông so với Nhật
Bản, chứ không phải bản thân Nhật Bản.
Tuy nhiên, một trong bốn nhà Quốc học lớn nhất thời đó là Hirata
Atsutane (1776-1843) đã mạnh mẽ phản đối ý kiến của Matsushita Kenrin
bằng tác phẩm “Đại Phù Tang quốc khảo”([23]). Vốn là người uyên bác
không chỉ Nho giáo mà cả Phật giáo, Hà Lan học, Thần đạo, Binh pháp…và
cổ súy mạnh mẽ cho tư tưởng Hoàng quốc, sùng bái Thiên hoàng, Hirata đã
tầm chương trích cú nhiều kinh điển kim cổ để chứng minh cho quan điểm
của mình rằng: Phù Tang là xứ sở linh thiêng nằm ở phía Đông, là nơi mặt
trời mọc, là “Thần quốc” và là “Hoàng đại ngự quốc”. Có thể thấy, điều
này đã có ảnh hưởng nhất định đến quan niệm về “Phù Tang” của người Nhật
từ đó về sau.
Sau Hirata Atsutane, một nhà Đông phương học nổi tiếng, giáo sư Đại học
đế quốc Tōkyō (nay là Đại học Tōkyō) là Shiratori Kurakichi (1865-1942)
đã tổng kết lại những nghiên cứu ở cả Nhật Bản và trên thế giới về “Phù
Tang”, “Phù Tang quốc”. Trên cơ sở đó ông đã khảo sát một cách công phu
hầu như toàn bộ thư tịch cổ của Trung Quốc mà có xuất hiện từ “Phù Tang”
hay “Phù Tang quốc”. Theo giáo sư Shiratori, từ cuối thời Chu người
Trung Quốc đã biết đến cây Phù Tang và đất nước Phù Tang là nơi trồng
giống cây này nhưng đất nước Phù Tang trong sử sách viết từ cuối thời
Chu đến thời Hán khác với đất nước Phù Tang được nhắc đến trong “Lương
thư” hay “Nam sử”. Từ đó ông chỉ trích rằng, đa số những nhà nghiên cứu
đều không nhận ra sự khác nhau này và đây chính là lý do khiến họ quanh
quẩn, không thoát ra khỏi vấn đề([24]).
Phù Tang được nhắc đến lần đầu tiên là trong thơ của Khuất Nguyên vào
thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, trong đó từ Phù Tang không phải để chỉ
tên một địa danh đặc định, mà đơn giản chỉ là viết về phía Đông, nơi mặt
trời lên. Qua phân tích của giáo sư Shiratori, từ “Hậu Hán thư” có thể
thấy quan niệm của người Trung Quốc thời cổ đại phía Đông là nơi hiền
nhân, thần mộc sinh sôi, là xứ sở của đại nhân, quân tử và là miền đất
bất tử. Phù Tang chính là miền đất ở phía Đông này và khi nhận thức về
địa lý của người Trung Quốc càng mở rộng sang phía Đông thì Phù Tang lại
càng dịch chuyển về phía Đông xa hơn nữa. Khi trời đất đối với người
Hán chỉ hạn định trong phạm vi lưu vực sông Hoàng Hà thì Phù Tang là
phía Đông tỉnh Sơn Đông ngày nay. Khi người Hán mở rộng khu vực ảnh
hưởng thì Phù Tang lại là từ để chỉ miền đất thuộc Bán đảo Triều Tiên
ngày nay. Và khi lãnh thổ mở rộng đến vùng Yến Tề thì vị trí của xứ sở
Phù Tang trong quan niệm của họ lại tiệm tiến tiếp sang phía Đông, tức
lãnh thổ Nhật Bản ngày nay. Theo sử sách thời đó, người Trung Quốc đã
biết rõ về Nụy quốc với tên gọi Nhật Bản, nhưng về Phù Tang thì chỉ biết
mơ hồ rằng nằm ở phía Đông của Nụy quốc và cách Trung Quốc hơn 3 vạn
lý. Hơn nữa, nhiều sử liệu còn cho thấy, quan niệm về xứ sở Phù Tang còn
gắn với tư tưởng âm dương ngũ hành. Và đây chính là điểm khác với xứ sở
Phù Tang được chép trong “Lương thư” hay “Nam sử”.
Theo Shiratori, trong “Lương thư”, Phù Tang đã được ghi chép như một
quốc gia tồn tại thực, chứ không còn là một xứ sở trong quan niệm hay
tưởng tượng của người Trung Hoa nữa. Tuy nhiên, theo những gì nhà sư Tuệ
Thâm kể về đặc điểm của cây Phù Tang, giáo sư Shiratori đã phân tích và
cho rằng không thể có một loại thực vật nào có đặc điểm như vậy. Từ đây
đã dẫn ông đi đến nghi vấn toàn bộ nội dung về đất nước Phù Tang được
chép trong “Lương thư” và trên cơ sở khảo sát kỹ lưỡng, có đối chiếu, so
sánh với những ghi chép trong các thư tịch cổ khác, ông đã đưa ra một
kết luận làm chấn động giới nghiên cứu lúc bấy giờ, rằng: “Có thể nói,
nhân vật có tên Tuệ Thâm chính là kẻ lừa bịp thành công nhất trên thế
giới”([25]).
Ảnh hưởng từ kết quả nghiên cứu của giáo sư Shiratori, từ đó đến nay các
nhà nghiên cứu lịch sử Nhật Bản thường tránh đề cập đến vấn đề này.
Tiếp đó, trước chiến tranh thế giới có nhà nghiên cứu Akamatsu Bunnosuke
hay thập kỷ 90 của thế kỷ trước có những công trình của nhà nghiên cứu
Iki Ichirō có tiến hành nhìn nhận lại kết quả nghiên cứu của giáo sư
Shiratori, nhưng dường như chưa đủ sức thuyết phục.
Trên thực tế, hiện nay ở Nhật Bản, Fusō (Phù Tang) còn được sử dụng với tư cách là tên gọi trong các trường hợp sau:
Địa danh: Aichi-ken, Niwa-gun, Fusō-chō
Hokkai-dō, Abuta-gun, Kucchan-chō, Fusō Tochigi-ken, Oyama-shi, Fusō-chō
Tên công ty: Công ty cổ phần chế biến thuốc Fuso (Fuso Pharmaceutical Industries. Ltd)
Công ty bất động sản Fuso Lexel (Từ 1/3/2009 đã bị sát nhập vào Công ty bất động sản Daikyō), Nhà xuất bảnFuso (Fusosha)
Công ty cổ phần điện tử viễn thông Fuso Dentsū (Fuso Dentsu Co,.Ltd)
Công ty cổ phần hóa học công nghiệp Fuso (Fuso Chemical Co,.Ltd)
Công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Fuso (Fuso Water Industries Co,.Ltd)
Công ty cổ phần cao su Fuso (Fuso Rubber Co,.Ltd)
Tại sao các địa danh và các công ty trên lại lấy tên Phù Tang lại là một
vấn đề cần phải tầm cứu tiếp theo, nhưng ở đây chỉ xin nhắc lại rằng,
mặc dù có tồn tại địa danh và tên các công ty như trên, nhưng trong tâm
thức của người Nhật hiện nay sự tồn tại của từ Phù Tang với tư cách là
từ để chỉ đất nước của họ đã rất mờ nhạt. Có ý kiến cho rằng, có chăng
chỉ là những hậu duệ tư tưởng của Hirata Atsutane, tức những người cổ
súy cho chế độ Thiên hoàng, cho tư tưởng dân tộc chủ nghĩa mà đã bị phê
phán kịch liệt từ sau sự thất bại trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Như vậy, qua việc tổng kết các kết quả nghiên cứu về bản thân cây Phù
Tang và xứ sở Phù Tang có thể thấy một thực tế là sử sách Trung Hoa ghi
chép không thống nhất về cây Phù Tang cũng như xứ sở mang tên loại thực
vật này. Khi thì Phù Tang được dùng như một mỹ từ, một khái niệm mang
tính ước lệ và tưởng tượng, nhưng có khi lại để chỉ một quốc gia tồn tại
thực. Chính sự mâu thuẫn và khiếm khuyết về nguồn sử liệu này đã dẫn
đến những quan điểm khác nhau giữa các nhà nghiên cứu mà không dễ đi đến
một lời giải thích đáng.
Trước một thực tế như vậy chỉ có thể nói rằng việc dùng một cách phổ
biến từ “đất nước Phù Tang”, “xứ sở Phù Tang” để chỉ đất nước Nhật Bản
trong tiếng Việt là một sự xa rời với những hiểu biết đó. Điều này cũng
giống như việc gọi một người bằng cái tên mà bản thân họ không hề nhận
thức đó là tên của mình. Hiện nay, mối giao lưu giữa hai nước Việt
Nam-Nhật Bản không chỉ dừng ở lĩnh vực kinh tế, chính trị mà mở rộng
sang cả lĩnh vực văn hóa, nhưng khi nói đến Việt Nam, không ít người
Nhật cũng mới chỉ biết chủ yếu đến Chiến tranh Việt Nam (tức cuộc chiến
tranh chống Mỹ cứu nước), và người Việt khi nhắc đến thành công Nhật Bản
có lẽ sẽ nhớ ngay đến cuộc Minh Trị duy tân… Đó không phải là sai,
nhưng không thể phủ nhận rằng những hiểu biết đó chưa phản ánh hết thực
tế. Diện mạo Việt Nam đã khác xa so với những năm sau chiến tranh và
Nhật Bản ngày nay không còn là Nhật Bản của những năm Minh Trị cũng như
lịch sử của Nhật Bản không chỉ có duy nhất trang sử chói lọi là cuộc
Minh Trị duy tân. Qua một trường hợp cụ thể về từ dùng “Phù Tang”, người
viết bài này nhận thấy việc hiểu biết về văn hóa các nước là điều vô
cùng cần thiết để lấp đầy những khoảng cách, những nhận thức “lạc hậu”
để từ đó tạo dựng sự hiểu biết lẫn nhau. Tuy nhiên, ở đây chỉ có một hy
vọng nhỏ rằng, mỗi người đọc sẽ hiểu và thận trọng hơn trong cách dùng
từ Phù Tang, đặc biệt là trên những phương tiện thông tin đại chúng.
Tác giả: Phạm Thị Thu Giang
TS. Phạm Thị Thu Giang công tác tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
————-
Chú thích
[1] 小野地成次、『ベトナム語辞典』、風間書房、1979 (Onochi Seiji, Từ điển tiếng Việt, Nxb Kazama Shobō, năm 1979)
[2] Tập thể tác giả Lê Đức Niệm, Trương Đình Nguyên, Trần Sơn… biên soạn, Từ điển Nhật-Việt, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau, 1994.
[3] 竹内与之助、川口健一、今井昭夫編、『日越小辞典』、大学書林、1985年;竹内与之助編、『日越小辞典』、大学書林、1986年
(Takeuchi Yonosuke, Kawaguchi Kenichi, Imai Akio chủ biên, Tiểu từ điển
Nhật-Việt, Nxb Daigaku Shorin, năm 1985; Takeuchi Yonosuke chủ biên,
Tiểu từ điển Nhật-Việt, Nxb Daigaku Shorin, năm 1986).
[4] 『中国語大辞典』、大東文化大学中国大辞典編纂室、角川書店、1994年(biªn soạn Đại từ điển Trung Quốc,
Đại học Daitō Bunka, Đại từ điển tiếng Trung, Nxb Kadogawa, năm 1994).
[5] 『中国典故大辞典』、世紀出版集団・漢語大詞典出版社、2005年 (Đại từ điển điển cố Trung Quốc, NXB
Đại từ điển chữ H¸n- Tập đoàn xuất bản Thế kỷ, năm 2005).
[6] 諸橋徹次、『大漢和辞典』平成2年3月20日修訂版、大修館書店 (Morohashi Tetsuji, Đại từ điển Han
Hßa, Bản phát hành ngày 20 tháng 3 năm 1990, Công ty sách Daishūkan
Shoten).
[7] 諸橋徹次、『大漢和辞典』平成2年3月20日修訂版、諸橋徹次、大修館書店、第5巻、109頁 (Morohashi Tetsuji, Đại
từ điển H¸n Hßa, Bản phát hành ngày 20 tháng 3 năm 1990, Công ty sách
Daishūkan Shoten, Tập 5, trang 109).
[8]『大漢和辞典』平成2年3月20日修訂版、諸橋徹次、大修館書店、第5巻、110頁 (Morohashi Tetsuji, Đại
từđiển H¸n Hßa, Bản phát hành ngày 20 tháng 3 năm 1990, Công ty sách
Daishūkan Shoten, Tập 5, trang 110).
[9] Vương Miện (1310-1359), một nhà thơ vào cuối đời nhà Nguyên, Trung Quốc.
[10] 『日本国語大辞典』第2版第11巻、小学館、2001年、879頁 (Đại từ điển tiếng Nhật, Tái bản lần 2, Tập 11, NXB Shogakuan, năm 2001, trang 879).
[11] 新村出編『広辞苑』第6版、岩波書店、2008年、2458頁 (Shinmura Izuru chủ biên, Kōjien, Tái
bản lần thứ 6, Công ty sách Iwanami, năm 2008, trang 2458).
[12] Sơn hải kinh được coi là sách địa lý tối cổ của Trung Quốc, được
viết và bổ sung từ thời Chiến quốc đến thời Tần Hán. Tuy nhiên, những
điều viết trong tập sách này chủ yếu là những truyền thuyết, nên độ tin
cậy với tư cách là tư liệu lịch sử không cao.
[13] Nam sử được biên tập lại vào thời Đường trên cơ sở tập Tống thư. Do
biên tập lại và bổ sung những ghi chép mới, nên có những phần khác hẳn
với Tống thư. Tuy nhiên, đây cũng là bộ sách cũng ít được các nhà nghiên
cứu sử dụng với tư cách là tư liệu lịch sử tin cậy.
([14]) Nihon shoki (Nhật Bản thư kỷ) là bộ chính sử cổ nhất còn tồn tại
đến ngày nay của Nhật Bản, được biên soạn vào thời Nara (710-794) và cho
rằng đã được hoàn thành vào năm 720. Tương truyền cả bộ sử này gồm 30
tập nhưng không còn lưu lại được mục lục.
([15]) Sandai Jitsuroku (Tam đại thực lục) là bộ sử được bắt đầu viết từ
năm 901, thời Heian (794-1185/1192), viết về những sự kiện diễn ra vào
thời của ba Thiên hoàng Seiwa (Thanh-Hòa), Yōzei (Dương-Thành), Kōkō
(Quang Hiếu).
([16]) Jinnō Shōtōki (Thần hoàng chính thống ký) là bộ sử do công khanh
Kitabatake Chikafusa (1293-1354) viết để chứng minh tính chính đáng của
Nam triều, nhằm bảo giữ quyền uy cho ấu chúa Go-Murakami (Hậu Thôn
Thượng, 1328-1368).
[17] 『日本史広辞典』第1版、山川出版社、1997年、1877頁 (Đại từ điển lịch sử Nhật Bản, NXB Yamakawa, năm 1997, trang 1877).
([18]) Niên hiệu kÐo dài từ năm 520 đến năm 527.
([19]) Iki Ichirō, “Phù Tang quốc là ở vùng Kansai”, Nxb Ashishobō, năm 1995.
([20]) Những nhà nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như De Guignes
(Pháp), Friedrich Neumann (Đức), Heinrich Julius Klaproth (Đức), Gustav
d’Eichthal (Hà Lan)…
[21] Enryakuji (Diên-Lịch-tự) là tổng thể trung tâm Phật giáo được nhà
sư Saichō (767-822) lập nên và xây dựng trên toàn bộ núi Hieizan, thuộc
Thành phố Ōtsu, tỉnh Shira, vùng Kinki nước Nhật ngày nay. Đây là chùa
chính, quản hạt toàn bộ hệ thống chùa theo phái Thiên đài của Nhật Bản.
[22] Được coi là vị thiên hoàng đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, nhưng
hiện nay vẫn chưa rõ năm mất, năm sinh và khoảng thời gian tại vị.
[23] Đại Phù Tang quốc khảo (大枎桑囶考), Tuyển tập Hirata Atsutane, Công ty sách Hōbunkan, năm 1917.
[24] Shiratori Kurakichi, “Shiratori Kurakichi toàn tập”, Tập 9, Công ty sách Iwanami, năm 1971, trang 16-17.
[25] Shiratori Kurakichi, “Shiratori Kurakichi toàn tập”, Tập 9, Công ty sách Iwanami, năm 1971, trang 90.
(Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Xứ Phù Tang và những bí ẩn lịch sử
Không hiểu từ đâu và bao giờ, “Phù Tang” đã mặc nhiên trở thành một mỹ từ để chỉ nước Nhật trong tiếng Việt. Từ này thường được người ta dùng trong các áng văn chương, các bài báo, các chương trình truyền hình hay
Không hiểu từ đâu và bao giờ, “Phù Tang” đã mặc nhiên trở thành một mỹ
từ để chỉ nước Nhật trong tiếng Việt. Từ này thường được người ta dùng
trong các áng văn chương, các bài báo, các chương trình truyền hình hay
trong cả các văn bản mang tính chất ngoại giao khi muốn ca tụng vẻ đẹp
thiên nhiên, đất nước, con người Nhật Bản. Qua một cuộc điều tra nhỏ
tiến hành với 50 người Việt và 50 người Nhật đã cho thấy hầu hết người
Việt đều khẳng định “Phù Tang” là Nhật Bản hoặc một vùng của Nhật Bản,
trong khi những người Nhật được hỏi lại tỏ ra lúng túng khi phải lựa
chọn câu trả lời trắc nghiệm mà một trong số đó là đất nước của họ.
Trong một lần phải làm phiên dịch cho cuộc nói chuyện giữa những người
Việt và những người Nhật, người viết bài này đã dịch trực tiếp từ “Phù
Tang” ra thành Fusō (扶桑) nhưng đã vấp phải phản ứng của phía Nhật bởi có
lẽ họ nghi ngờ tính chính xác của từ dùng đó. Vậy, khoảng cách giữa hai
cách nhìn nhận này là do đâu, thực chất “Phù Tang” là gì, “đất nước Phù
Tang” nằm ở đâu? Đây là những vấn đề thú vị, trong đó chứa đựng những
bí ẩn của lịch sử mà đến nay vẫn chưa có câu trả lời đủ sức thuyết phục.
1. Về từ “Phù Tang” và “Phù Tang quốc”
Thông thường, Phù (扶) được hiểu với nghĩa là phù trợ, giúp đỡ, còn
“Tang”(桑) vốn là từ để chỉ cây dâu. Nhưng khi ghép hai chữ Hán với nghĩa
không ăn nhập nhau này thành một từ “Phù Tang” thì sẽ phải cắt nghĩa
như thế nào? Có lẽ đây cũng là lý do tại sao không chỉ ở những nước
không có cơ duyên với chữ Hán, mà cả những nước dùng chữ Hán ngàn năm
nay người ta vẫn không thể hiểu được nghĩa của từ này nếu không dựa vào
một cuốn từ điển nào đó.
Theo từ điển song ngữ Nhật – Việt do Onochi Seiji biên soạn và phát hành
năm 1979[1] thì “Phù Tang” được giải thích với ba nghĩa: 1. Là cây mặt
trời (thần thoại); 2. Phía Đông; 3. Đất nước mặt trời mọc (Nhật Bản). Từ
điển Việt Nhật thì giải thích một cách đơn giản: “扶桑(d) phù tang, Nhật
Bản”[2]. Điều đáng chú ý là ở nghĩa thứ ba trong cuốn từ điển của Onochi
mà nguyên bản tiếng Nhật có ghi: “日の出の国(日本)”. Ở trên đã tạm dịch từ “国”
(quốc) là “đất nước”, tuy nhiên trong tiếng Nhật vẫn có thể dịch là
“vùng” hoặc “miền”, chứ không hẳn là để chỉ một quốc gia, đất nước có
lãnh thổ và thể chế chính trị nhất định. Từ đó, người đọc có quyền đưa
ra phản biện rằng, vùng (“miền” hay thậm chí là “đất nước”) mặt trời
mọc, tức là nơi nằm ở phía Đông so với vị trí của chủ thể lời nói trên,
chứ không nhất thiết phải là từ để chỉ Nhật Bản. Dù vậy, đây chỉ là từ
điển về ngôn ngữ nên khó có thể đòi hỏi những chứng cứ lịch sử chặt chẽ
hơn. Tuy nhiên, hai cuốn từ điển Nhật – Việt được những chuyên gia Nhật
Bản biên soạn sau đó([3]) lại không hề nhắc đến từ Phù Tang. Đây chỉ là
ngẫu nhiên hay có sự chủ ý của những người biên soạn là điều hứa hẹn
nhiều chi tiết thú vị.
Tương tự như từ điển Việt – Nhật, từ điển Nhật-Trung cũng giải thích một
cách đơn giản: “Fusō (danh từ): Phù Tang, Nhật Bản”. Trong Đại từ điển
tiếng Trung do Trường Đại học Daito Bunka của Nhật Bản biên soạn có giải
thích về “Phù Tang” với 3 nghĩa: (1) Là loại cây lớn ở biển Đông Hải
theo truyền thuyết thời cổ đại; (2) Tên một quốc gia cổ ở biển Đông Hải,
chỉ Nhật Bản; (3) Chỉ cây “Phật Tang”, tức một loài dâm bụt[4]. Tuy
nhiên, từ điển điển cố tiếng Trung thì chỉ trích dẫn các thư tịch cổ
trong đó có chữ “Phù Tang” như “Sơn hải kinh”[5]…
Trong hệ thống từ điển của Nhật-Nhật, các loại từ điển có khả năng đề
cập đến từ “Phù Tang”, đó là từ điển chữ Hán, từ điển quốc ngữ (tương
đương với từ điển tiếng Việt) và các loại từ điển liên quan đến lịch sử
Nhật Bản, Trung Quốc hay vùng Đông Á, Châu Á nói chung. Đại từ điển Hán
Hòa([6]), bộ từ điển chữ Hán được coi là đồ sộ nhất của Nhật Bản giải
thích kỹ lưỡng nghĩa của các từ. Theo đó, chữ “phù”(扶) gồm 15 nghĩa như
giúp đỡ; bảo vệ; nâng đỡ; gắn với…; dựa theo, theo…; men theo…; phát
triển, hưng thịnh…([7]) Mặc dù cuốn từ điển không đưa ra nghĩa nào của
từ “phù” ứng với từ Phù Tang nhưng có lẽ nếu tư duy một cách thông
thường thì nghĩa “phát triển, hưng thịnh” là có thể kết hợp với từ
“tang” một cách lô-gíc nhất.
Tuy nhiên, trong mục “Phù Tang” có giải thích với 6 nghĩa như sau: (1)
Tên một loại thần mộc ở Đông Hải; (2) Tên một loại cây giống cây cứu
rừng và người xứ Phù Tang hay ăn lá đó; (3) Tên một loại thực vật được
trồng ở phía Nam. Lá giống lá dâu, hoa có ba loại, loại màu trắng, vàng
và hồng, trong đó màu hồng lá quý nhất; (4) Tên một nước ở phía Đông;
(5) Truyền rằng để chỉ nước Nhật; (6) Tên tự của Tôn Thừa Ân đời nhà
Thanh([8]). Điều đáng chú ý ở đây là nghĩa thứ (5) mà dẫn chứng được đưa
ra ở đây là bài thơ “Tống mật thư Triều giám hoàn Nhật Bản thi” của
Vương Duy, một trong những thi sĩ lớn thời nhà Đường. Ở đây xin tạm dịch
là: “Thơ tống biệt Mật thư giám họ Triều về Nhật Bản”. Tương truyền Abe
Nakamaro đã được cử làm sứ giả sang nhà Đường vào năm 717 nhưng sau đó ở
lại (bị giữ lại?), làm đến chức Mật thư giám và mang họ Triều. Vì vậy,
đây được coi là bài thơ Vương Duy viết tặng Abe Nakamaro khi ông từ biệt
để trở về bản quốc. Cuốn từ điển có trích hai câu bài thơ ngũ ngôn đó
như sau:” Hương quốc Phù Tang ngoại. Chủ nhân độc đảo trung”.
Điều này có nghĩa là quê hương của Abe Nakamaro là ở “Phù Tang ngoại”,
tức là nơi nằm ngoài và xa hơn cả Phù Tang, hơn nữa vị quân chủ của nước
đó (xây dựng quốc gia) ở giữa đảo. Từ bài thơ này có thể thấy Vương Duy
cho Nhật Bản là đất nước nằm ngoài Phù Tang, chứ không phải Phù Tang.
Vì vậy, khó thể lấy đây làm dẫn chứng cho kết luận: Phù Tang là từ để
chỉ đất nước Nhật Bản. Hơn nữa, trong mục “Phù Tang quốc”, ngoài nghĩa
chỉ nước ở phía Đông chung chung, cuốn từ điển còn giải thích nghĩa thứ
hai là: “Truyền rằng để chỉ Nhật Bản” như trong mục “Phù Tang”. Tuy
nhiên dẫn chứng ở đây lại là bài thơ “Tống di thượng nhân quy Nhật Bản
thi” của Vương Miện([9]) với hai câu thơ thất ngôn:” Thượng nhân trú cận Phù Tang quốc. Ngã gia diệc tại Bồng Lai khâu”,
hàm ý về sự xa cách Thượng nhân ở gần Phù Tang quốc mà ta (Vương Miện)
lại ở tận chốn Bồng Lai. Và ở đây cũng cần chú ý đến chữ “trú cận”, tức
“ở gần”, chứ không phải “ở tại”.
Trong cuốn từ điển Nihon Kokugo Daijiten([10]) không có từ “Phù Tang”,
chỉ có từ “Phù Tang quốc”, nhưng cũng không giải thích nghĩa mà thuần
túy trích dẫn các nguồn sử liệu trong đó xuất hiện từ này. Khác với
Nihon Kokugo Daijiten, Từ điển Kōjien([11]), tái bản có bổ sung lần thứ 6
vào năm 2008 mạnh dạn hơn với cách giải thích: “Phù Tang” theo “Sơn
Hải kinh”([12]) là “thần mộc” ở biển phía Đông, nơi mặt trời mọc, còn
theo “Nam sử”([13]) thì đó là từ chỉ đất nước nằm ở phía Đông của Trung
Quốc và là tên gọi khác của Nhật Bản(日本国の異称)”. Cũng giống một số từ
điển quốc ngữ khác, Kōjien đã dựa vào sử sách Trung Hoa để giải thích
nghĩa của từ “Phù Tang”. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là trong khi các tư
liệu cổ của Trung Hoa chỉ đề cập “Phù Tang” là “thần mộc”, “Phù Tang
quốc” là đất nước ở phía Đông của Trung Quốc nói chung mà không đặc định
đó là cây dâu hay đất nước Nhật Bản, nhưng Kōjien lại đưa ra lý luận
bắc cầu “là tên gọi khác của Nhật Bản” mà không có căn cứ xác thực.
So với từ điển quốc ngữ, các từ điển chuyên ngành lịch sử lại khá dè dặt
khi đưa ra từ “Phù Tang” hay “Phù Tang quốc”. Nihonshi Kojiten là một
trong số ít từ điển lịch sử đề cập đến “Phù Tang quốc”. Theo đó, “Phù
Tang quốc là đất nước nằm ở Đông Hải xa xôi vào thời cổ đại của Trung
Quốc. Từ này đã được ghi lại trong “Sơn Hải kinh”, “Hoài Nam tử”, “Lương
thư”, “Nam sử Đông di truyện”. Ảnh hưởng từ đó, cũng có thể thấy từ này
được ghi trong “Nihon shoki”([14]) và “Sandai Jitsuroku”([15]). Ở Trung
Quốc, từ này chỉ tồn tại về mặt khái niệm, nhưng vào thời cổ đại ở Nhật
Bản người ta lại cho đó là từ để chỉ Nhật Bản, nên đã xuất hiện các tên
thư tịch cổ như “Phù Tang tập” hay “Phù Tang lược ký”. Vào thời kỳ sau
đó, trong các cuốn như “Jinnō Shōtōki”([16]) hay “Kagakushū” người ta có
cách hiểu cho rằng, Trung Quốc đã sử dụng từ này như một biệt danh để
chỉ nước Nụy (倭)”([17]).
Về tổng quan, có thể thấy trong số rất nhiều loại từ điển quốc ngữ và từ
điển chuyên về lịch sử của Nhật Bản thì chỉ có một số ít từ điển đề cập
đến “Phù Tang”, “Phù Tang quốc”. Dù có đề cập đến, những người biên
soạn cũng chỉ dựa vào nguyên bản nguồn cổ sử của Trung Hoa và dè dặt
khẳng định đó là tên gọi của Nhật Bản vào thời cổ đại. Hơn nữa, không
cuốn từ điển nào bàn về hai khái niệm trong xã hội Nhật Bản từ sau thời
cổ đại, đặc biệt là hiện đại ngày nay. Ở đây có hai vấn đề được đặt ra.
Một là thư tịch cổ Trung Hoa đã viết về “Phù Tang”, “Phù Tang quốc” như
thế nào và hai là người Nhật đã tiếp nhận chúng ra sao?
2. “Phù Tang”, “Phù Tang quốc” qua các thư tịch cổ Trung Hoa và các thuyết về vị trí của “Phù Tang quốc”
Ở Trung Quốc, Phù Tang được nhắc đến trong các tác phẩm văn chương thời
cổ đại như “Đông quân” thời Chiến quốc, “Lữ thị xuân thu” thời Tần, “Sơn
Hải kinh”, “Hoài Nam tử” thời Tiền Hán, “Luận hành”, “Thuyết văn” thời
Hậu Hán khi muốn tán dương về một vùng đất nào đó, trong đó có cả trường
hợp Nhật Bản.
Tuy nhiên, các chính sử lại chép tên “Phù Tang quốc” như một thực thể
tồn tại cùng các nước khác trong khu vực như Cao Cú Ly, Bách Tề, Tân La,
Nụy, Văn Thân, Đại Hán…chứ không đơn thuần là một mỹ từ dùng để tán
dương. “Nam Tề thư” có nhắc đến “Phù Tang” trong mục “Man- Đông Nam di
liệt truyện”, nhưng tiếc rằng chỉ liệt kê tên:” Đông di hải ngoại, Hát
Thạch, Phù Tang”, mà không viết chi tiết về các quốc gia cổ này.
Tiếp đó, cuốn “Lương thư” nhắc đến Phù Tang nhiều hơn, cụ thể là ở các
phần “Chư di truyện”, “Đông di chi quốc” và một mục riêng viết về đất
nước Phù Tang, trong đó có ghi: “Nhà Lương hưng thịnh, theo đó một số
nước khác cũng nổi lên. Phù Tang quốc là nước chưa từng nghe thấy xưa
nay, nhưng vào năm Phổ Thông([18])thời Lương, một đạo nhân xưng là người
của nước đó vào yết kiến. Nhờ vậy mà đã hiểu tường tận về nước này. Xin
được ghi lại cả câu chuyện đó ở đây”. Và câu chuyện kể rằng vào năm Phổ
Thông đời nhà Lương, có một nhà sư xưng danh là Tuệ Thâm đến từ nước
Phù Tang xin vào yết kiến triều đình. Theo Tuệ Thâm, nước này nằm ở phía
Đông Trung Quốc, cách nước Đại Hán hơn 2 vạn lý. Ở đó có rất nhiều cây
Phù Tang, nên gọi là Phù Tang quốc. Đặc điểm của loại cây này được tả
như sau: Lá thì như lá cây cứu rừng, chồi non như chồi măng, nên mọi
người thường lấy cái đó ăn. Quả thì đỏ như quả lê. Người ta thường tích
vỏ cây này lại để làm vải, từ đó may quần áo. Thời không có tường thành,
người ta thường trồng cây này để làm rào chắn. Thời xuất hiện chữ viết
thì người ta dùng vỏ cây để làm giấy….Hơn nữa, từ năm Đại Minh thứ 2
(458) đã có 5 nhà sư từ Kế Tân (nay thường gọi là Kashmir) mang Phật
giáo đến truyền bá. Đây là những thông tin vô cùng quan trọng để hiểu về
đất nước Phù Tang cũng như lịch sử du nhập Phật giáo.
Để biết Phù Tang nằm ở đâu, trước hết cần phải xác định được vị trí của
nước Đại Hán. Theo phần ghi chép về các nước Đông di trong “Lương thư”
thì nước Văn Thân nằm cách nước Nụy hơn 7000 lý về phía Đông Bắc, còn
nước Đại Hán thì cách nước Văn Thân hơn 5000 lý về phía Đông. Nếu nước
Đại Hán theo lời kể của Tuệ Thâm trùng với nước Đại Hán trong ghi chép
về Đông di này của “Lương thư” thì Phù Tang sẽ nằm cách xa nước Nụy hơn
30.000 lý. Theo đó, vị trí của Phù Tang sẽ được xác định tùy vào vị trí
của nước Nụy và độ dài của lý được sử dụng thời bấy giờ. Nhưng đây là
điều không dễ dàng, bởi hiện nay mặc dù phần đông chuyên gia cho rằng
trung tâm của nước Nụy vào thế kỷ thứ 5 là ở vùng Kinki (Cận-cơ) của
Nhật Bản nhưng vẫn có người lại khẳng định là ở phía Bắc vùng Kyūshū
(Cửu-Châu). Hơn nữa, tùy từng thời đại khác nhau mà kích thước lý lại
thay đổi. Thường 1 lý dao động từ 400m đến 500m, nhưng trên thực tế kiểm
chứng các sử liệu Trung Hoa, người ta cho rằng nếu không tính một lý
bằng 70-80m thì sẽ không hợp lý. Từ đây, nếu tính 1 lý bằng 400-500m thì
Phù Tang cách nước Nụy 12.000.000-15.000.000m. (12.000-15.000km), nghĩa
là nằm ngoài vùng Đông Á hiện nay. Nhưng nếu tính 1 lý bằng 70-80m thì
khoảng cách giữa Phù Tang với nước Nụy là 2.100-2.400km, nghĩa là không
phải không có khả năng nằm ở khu vực nào đó trên nước Nhật ngày nay.
Từ kích thước này đã nảy sinh nhiều thuyết khác nhau về vị trí của Phù
Tang. Có người cho Phù Tang nằm ở vùng Kyūshū, nhưng cũng có người khẳng
định là ở vùng Kantō hoặc cùng Tōhoku. Trên cơ sở tổng kết toàn bộ
những nghiên cứu về đất nước Phù Tang từ trước tới nay và phân tích kỹ
lưỡng những sử liệu có liên quan, Iki Ichirō, một trong những nhà nghiên
cứu nghiệp dư nhưng vô cùng nhiệt huyết tìm hiểu vấn đề này thì Phù
Tang là ở vùng Kansai của Nhật Bản([19]). Tuy nhiên, không ít ý kiến lại
cho rằng Phù Tang không nằm trong khuôn khổ quần đảo Nhật Bản mà có thể
là Cao Cú Ly xưa, thuộc bán đảo Triều Tiên ngày nay. Hơn nữa, các nhà
nghiên cứu phương Tây lại nghiêng về quan điểm cho Phù Tang là ở
Sakkalin thuộc Cộng hòa liên bang Nga hoặc xa hơn nữa là Mexico chủ yếu
dựa vào dữ liệu Phù Tang cách Đại Hán hơn 2 vạn lý, Đại Hán cách Văn
Thân hơn 5000 lý về phía Đông và Văn Thân cách nước Nụy hơn 7000 lý về
phía Đông Bắc. Ngay từ thế kỷ 18, các nhà nghiên cứu Châu Âu đã dựa vào
các sử liệu Trung Hoa để chứng minh Phù Tang là một quốc gia cổ đại
thuộc Châu Mỹ và mối giao lưu có từ thời cổ đại giữa các nước phương
Đông với Châu Mỹ([20]). Mặc dù thừa nhận không có cơ sở chứng minh được
Huệ Thâm đã vượt biển bằng cách nào, nhưng nhà báo Sử Thạch và những nhà
nghiên cứu khác của Trung Quốc như Châu Khiêm Chi, Đặng Thác…cũng ủng
hộ ý kiến cho rằng Phù Tang là ở Châu Mỹ và khẳng định thực ra Tuệ Thâm
mới là người đầu tiên tìm ra Châu Mỹ.
Ngoài ba bộ sử “Nam Tề thư”, “Lương thư”, “Nam sử”, Phù Tang còn được
nhắc đến trong các cuốn “Thông điển” thời Đường, “Thái Bình ngự lãm”,
“Sách phủ nguyên quy”, “Thông chí” thời Bắc Tống, “Văn hiến thông khảo”
thời Nguyên, “Lương tứ công ký” thời Lương…nhưng đều không cung cấp được
những thông tin chi tiết.
Như vậy, mặc dù được ghi lại trong các thư tịch cổ Trung Quốc nhưng có
sự khác nhau giữa “Phù Tang” được dùng như một mỹ từ với “Phù Tang” để
chỉ tên một nước có tồn tại thực. Tuy nhiên, những ghi chép trong chính
sử không thống nhất, nhiều chỗ bất hợp lý nên đến nay vẫn chưa có bằng
chứng xác thực về sự tồn tại cũng như vị trí cụ thể của đất nước Phù
Tang.
3. “Phù Tang” qua cách nhìn của người Nhật
Ở Nhật Bản, có lẽ từ Phù Tang được biết đến nhiều nhất qua tên tác phẩm
“Fusō ryakki” (Phù Tang lược ký) của nhà sư Kōen (Hoàng Viên, ?-1169)
chùa Enryakuji([21]). Trong bộ sách được cho rằng gồm 30 tập này, Kōen
đã tóm lược lại lịch sử Nhật Bản từ đời Thiên hoàng Jimmu
(Thần-Vũ)([22]) đến năm Khoan Trị thứ 8 (1094) đời Thiên hoàng Horikawa.
Tuy nhiên, vì là một nhà sư nên Kōen đã viết thiên về lịch sử của giới
Phật giáo nhiều hơn là lịch sử Nhật Bản nói chung. Mặc dù khó có thể sử
dụng những ghi chép trong trước tác này như những sử liệu do độ chính
xác không cao, nhưng ở đó đã ghi lại được những câu chuyện truyền miệng
mà không thể tìm thấy trong chính sử. Ở đây, “Phù Tang” chỉ được dùng để
chỉ đất nước Nhật Bản ở phần đầu đề, nên khó có thể hiểu được nhận thức
của bản thân Kōen về cách gọi này.
Trước khi “Phù Tang lược ký” của nhà sư Kōen ra đời, trong tác phẩm
“Sandai Jitsuroku” (Tam đại thực lục) do hai học giả lúc bấy giờ là
Fujiwara-no -Tokihira và Sugahara-no-Michizane biên soạn vào năm 901
theo chiếu chỉ của triều đình có nhắc đến “Phù Tang”. Tuy nhiên, các bộ
sử trước đó như “Nhật Bản thư kỷ” và “Cổ sự ký” lại đều không hề đề cập
đến.
Vào giữa thời Edo, nhà Quốc học Matsushita Kenrin (1637-1703) sau khi
nghiên cứu hàng loạt thư tịch cổ viết về lịch sử Nhật Bản đã nhận ra
rằng, Phù Tang không phải là từ để chỉ Nhật Bản. Trong “Dị bang chi sở
xưng”, ông đã cho rằng Phù Tang là đất nước nằm ở phía Đông so với Nhật
Bản, chứ không phải bản thân Nhật Bản.
Tuy nhiên, một trong bốn nhà Quốc học lớn nhất thời đó là Hirata
Atsutane (1776-1843) đã mạnh mẽ phản đối ý kiến của Matsushita Kenrin
bằng tác phẩm “Đại Phù Tang quốc khảo”([23]). Vốn là người uyên bác
không chỉ Nho giáo mà cả Phật giáo, Hà Lan học, Thần đạo, Binh pháp…và
cổ súy mạnh mẽ cho tư tưởng Hoàng quốc, sùng bái Thiên hoàng, Hirata đã
tầm chương trích cú nhiều kinh điển kim cổ để chứng minh cho quan điểm
của mình rằng: Phù Tang là xứ sở linh thiêng nằm ở phía Đông, là nơi mặt
trời mọc, là “Thần quốc” và là “Hoàng đại ngự quốc”. Có thể thấy, điều
này đã có ảnh hưởng nhất định đến quan niệm về “Phù Tang” của người Nhật
từ đó về sau.
Sau Hirata Atsutane, một nhà Đông phương học nổi tiếng, giáo sư Đại học
đế quốc Tōkyō (nay là Đại học Tōkyō) là Shiratori Kurakichi (1865-1942)
đã tổng kết lại những nghiên cứu ở cả Nhật Bản và trên thế giới về “Phù
Tang”, “Phù Tang quốc”. Trên cơ sở đó ông đã khảo sát một cách công phu
hầu như toàn bộ thư tịch cổ của Trung Quốc mà có xuất hiện từ “Phù Tang”
hay “Phù Tang quốc”. Theo giáo sư Shiratori, từ cuối thời Chu người
Trung Quốc đã biết đến cây Phù Tang và đất nước Phù Tang là nơi trồng
giống cây này nhưng đất nước Phù Tang trong sử sách viết từ cuối thời
Chu đến thời Hán khác với đất nước Phù Tang được nhắc đến trong “Lương
thư” hay “Nam sử”. Từ đó ông chỉ trích rằng, đa số những nhà nghiên cứu
đều không nhận ra sự khác nhau này và đây chính là lý do khiến họ quanh
quẩn, không thoát ra khỏi vấn đề([24]).
Phù Tang được nhắc đến lần đầu tiên là trong thơ của Khuất Nguyên vào
thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, trong đó từ Phù Tang không phải để chỉ
tên một địa danh đặc định, mà đơn giản chỉ là viết về phía Đông, nơi mặt
trời lên. Qua phân tích của giáo sư Shiratori, từ “Hậu Hán thư” có thể
thấy quan niệm của người Trung Quốc thời cổ đại phía Đông là nơi hiền
nhân, thần mộc sinh sôi, là xứ sở của đại nhân, quân tử và là miền đất
bất tử. Phù Tang chính là miền đất ở phía Đông này và khi nhận thức về
địa lý của người Trung Quốc càng mở rộng sang phía Đông thì Phù Tang lại
càng dịch chuyển về phía Đông xa hơn nữa. Khi trời đất đối với người
Hán chỉ hạn định trong phạm vi lưu vực sông Hoàng Hà thì Phù Tang là
phía Đông tỉnh Sơn Đông ngày nay. Khi người Hán mở rộng khu vực ảnh
hưởng thì Phù Tang lại là từ để chỉ miền đất thuộc Bán đảo Triều Tiên
ngày nay. Và khi lãnh thổ mở rộng đến vùng Yến Tề thì vị trí của xứ sở
Phù Tang trong quan niệm của họ lại tiệm tiến tiếp sang phía Đông, tức
lãnh thổ Nhật Bản ngày nay. Theo sử sách thời đó, người Trung Quốc đã
biết rõ về Nụy quốc với tên gọi Nhật Bản, nhưng về Phù Tang thì chỉ biết
mơ hồ rằng nằm ở phía Đông của Nụy quốc và cách Trung Quốc hơn 3 vạn
lý. Hơn nữa, nhiều sử liệu còn cho thấy, quan niệm về xứ sở Phù Tang còn
gắn với tư tưởng âm dương ngũ hành. Và đây chính là điểm khác với xứ sở
Phù Tang được chép trong “Lương thư” hay “Nam sử”.
Theo Shiratori, trong “Lương thư”, Phù Tang đã được ghi chép như một
quốc gia tồn tại thực, chứ không còn là một xứ sở trong quan niệm hay
tưởng tượng của người Trung Hoa nữa. Tuy nhiên, theo những gì nhà sư Tuệ
Thâm kể về đặc điểm của cây Phù Tang, giáo sư Shiratori đã phân tích và
cho rằng không thể có một loại thực vật nào có đặc điểm như vậy. Từ đây
đã dẫn ông đi đến nghi vấn toàn bộ nội dung về đất nước Phù Tang được
chép trong “Lương thư” và trên cơ sở khảo sát kỹ lưỡng, có đối chiếu, so
sánh với những ghi chép trong các thư tịch cổ khác, ông đã đưa ra một
kết luận làm chấn động giới nghiên cứu lúc bấy giờ, rằng: “Có thể nói,
nhân vật có tên Tuệ Thâm chính là kẻ lừa bịp thành công nhất trên thế
giới”([25]).
Ảnh hưởng từ kết quả nghiên cứu của giáo sư Shiratori, từ đó đến nay các
nhà nghiên cứu lịch sử Nhật Bản thường tránh đề cập đến vấn đề này.
Tiếp đó, trước chiến tranh thế giới có nhà nghiên cứu Akamatsu Bunnosuke
hay thập kỷ 90 của thế kỷ trước có những công trình của nhà nghiên cứu
Iki Ichirō có tiến hành nhìn nhận lại kết quả nghiên cứu của giáo sư
Shiratori, nhưng dường như chưa đủ sức thuyết phục.
Trên thực tế, hiện nay ở Nhật Bản, Fusō (Phù Tang) còn được sử dụng với tư cách là tên gọi trong các trường hợp sau:
Địa danh: Aichi-ken, Niwa-gun, Fusō-chō
Hokkai-dō, Abuta-gun, Kucchan-chō, Fusō Tochigi-ken, Oyama-shi, Fusō-chō
Tên công ty: Công ty cổ phần chế biến thuốc Fuso (Fuso Pharmaceutical Industries. Ltd)
Công ty bất động sản Fuso Lexel (Từ 1/3/2009 đã bị sát nhập vào Công ty bất động sản Daikyō), Nhà xuất bảnFuso (Fusosha)
Công ty cổ phần điện tử viễn thông Fuso Dentsū (Fuso Dentsu Co,.Ltd)
Công ty cổ phần hóa học công nghiệp Fuso (Fuso Chemical Co,.Ltd)
Công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Fuso (Fuso Water Industries Co,.Ltd)
Công ty cổ phần cao su Fuso (Fuso Rubber Co,.Ltd)
Tại sao các địa danh và các công ty trên lại lấy tên Phù Tang lại là một
vấn đề cần phải tầm cứu tiếp theo, nhưng ở đây chỉ xin nhắc lại rằng,
mặc dù có tồn tại địa danh và tên các công ty như trên, nhưng trong tâm
thức của người Nhật hiện nay sự tồn tại của từ Phù Tang với tư cách là
từ để chỉ đất nước của họ đã rất mờ nhạt. Có ý kiến cho rằng, có chăng
chỉ là những hậu duệ tư tưởng của Hirata Atsutane, tức những người cổ
súy cho chế độ Thiên hoàng, cho tư tưởng dân tộc chủ nghĩa mà đã bị phê
phán kịch liệt từ sau sự thất bại trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Như vậy, qua việc tổng kết các kết quả nghiên cứu về bản thân cây Phù
Tang và xứ sở Phù Tang có thể thấy một thực tế là sử sách Trung Hoa ghi
chép không thống nhất về cây Phù Tang cũng như xứ sở mang tên loại thực
vật này. Khi thì Phù Tang được dùng như một mỹ từ, một khái niệm mang
tính ước lệ và tưởng tượng, nhưng có khi lại để chỉ một quốc gia tồn tại
thực. Chính sự mâu thuẫn và khiếm khuyết về nguồn sử liệu này đã dẫn
đến những quan điểm khác nhau giữa các nhà nghiên cứu mà không dễ đi đến
một lời giải thích đáng.
Trước một thực tế như vậy chỉ có thể nói rằng việc dùng một cách phổ
biến từ “đất nước Phù Tang”, “xứ sở Phù Tang” để chỉ đất nước Nhật Bản
trong tiếng Việt là một sự xa rời với những hiểu biết đó. Điều này cũng
giống như việc gọi một người bằng cái tên mà bản thân họ không hề nhận
thức đó là tên của mình. Hiện nay, mối giao lưu giữa hai nước Việt
Nam-Nhật Bản không chỉ dừng ở lĩnh vực kinh tế, chính trị mà mở rộng
sang cả lĩnh vực văn hóa, nhưng khi nói đến Việt Nam, không ít người
Nhật cũng mới chỉ biết chủ yếu đến Chiến tranh Việt Nam (tức cuộc chiến
tranh chống Mỹ cứu nước), và người Việt khi nhắc đến thành công Nhật Bản
có lẽ sẽ nhớ ngay đến cuộc Minh Trị duy tân… Đó không phải là sai,
nhưng không thể phủ nhận rằng những hiểu biết đó chưa phản ánh hết thực
tế. Diện mạo Việt Nam đã khác xa so với những năm sau chiến tranh và
Nhật Bản ngày nay không còn là Nhật Bản của những năm Minh Trị cũng như
lịch sử của Nhật Bản không chỉ có duy nhất trang sử chói lọi là cuộc
Minh Trị duy tân. Qua một trường hợp cụ thể về từ dùng “Phù Tang”, người
viết bài này nhận thấy việc hiểu biết về văn hóa các nước là điều vô
cùng cần thiết để lấp đầy những khoảng cách, những nhận thức “lạc hậu”
để từ đó tạo dựng sự hiểu biết lẫn nhau. Tuy nhiên, ở đây chỉ có một hy
vọng nhỏ rằng, mỗi người đọc sẽ hiểu và thận trọng hơn trong cách dùng
từ Phù Tang, đặc biệt là trên những phương tiện thông tin đại chúng.
Tác giả: Phạm Thị Thu Giang
TS. Phạm Thị Thu Giang công tác tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
————-
Chú thích
[1] 小野地成次、『ベトナム語辞典』、風間書房、1979 (Onochi Seiji, Từ điển tiếng Việt, Nxb Kazama Shobō, năm 1979)
[2] Tập thể tác giả Lê Đức Niệm, Trương Đình Nguyên, Trần Sơn… biên soạn, Từ điển Nhật-Việt, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau, 1994.
[3] 竹内与之助、川口健一、今井昭夫編、『日越小辞典』、大学書林、1985年;竹内与之助編、『日越小辞典』、大学書林、1986年
(Takeuchi Yonosuke, Kawaguchi Kenichi, Imai Akio chủ biên, Tiểu từ điển
Nhật-Việt, Nxb Daigaku Shorin, năm 1985; Takeuchi Yonosuke chủ biên,
Tiểu từ điển Nhật-Việt, Nxb Daigaku Shorin, năm 1986).
[4] 『中国語大辞典』、大東文化大学中国大辞典編纂室、角川書店、1994年(biªn soạn Đại từ điển Trung Quốc,
Đại học Daitō Bunka, Đại từ điển tiếng Trung, Nxb Kadogawa, năm 1994).
[5] 『中国典故大辞典』、世紀出版集団・漢語大詞典出版社、2005年 (Đại từ điển điển cố Trung Quốc, NXB
Đại từ điển chữ H¸n- Tập đoàn xuất bản Thế kỷ, năm 2005).
[6] 諸橋徹次、『大漢和辞典』平成2年3月20日修訂版、大修館書店 (Morohashi Tetsuji, Đại từ điển Han
Hßa, Bản phát hành ngày 20 tháng 3 năm 1990, Công ty sách Daishūkan
Shoten).
[7] 諸橋徹次、『大漢和辞典』平成2年3月20日修訂版、諸橋徹次、大修館書店、第5巻、109頁 (Morohashi Tetsuji, Đại
từ điển H¸n Hßa, Bản phát hành ngày 20 tháng 3 năm 1990, Công ty sách
Daishūkan Shoten, Tập 5, trang 109).
[8]『大漢和辞典』平成2年3月20日修訂版、諸橋徹次、大修館書店、第5巻、110頁 (Morohashi Tetsuji, Đại
từđiển H¸n Hßa, Bản phát hành ngày 20 tháng 3 năm 1990, Công ty sách
Daishūkan Shoten, Tập 5, trang 110).
[9] Vương Miện (1310-1359), một nhà thơ vào cuối đời nhà Nguyên, Trung Quốc.
[10] 『日本国語大辞典』第2版第11巻、小学館、2001年、879頁 (Đại từ điển tiếng Nhật, Tái bản lần 2, Tập 11, NXB Shogakuan, năm 2001, trang 879).
[11] 新村出編『広辞苑』第6版、岩波書店、2008年、2458頁 (Shinmura Izuru chủ biên, Kōjien, Tái
bản lần thứ 6, Công ty sách Iwanami, năm 2008, trang 2458).
[12] Sơn hải kinh được coi là sách địa lý tối cổ của Trung Quốc, được
viết và bổ sung từ thời Chiến quốc đến thời Tần Hán. Tuy nhiên, những
điều viết trong tập sách này chủ yếu là những truyền thuyết, nên độ tin
cậy với tư cách là tư liệu lịch sử không cao.
[13] Nam sử được biên tập lại vào thời Đường trên cơ sở tập Tống thư. Do
biên tập lại và bổ sung những ghi chép mới, nên có những phần khác hẳn
với Tống thư. Tuy nhiên, đây cũng là bộ sách cũng ít được các nhà nghiên
cứu sử dụng với tư cách là tư liệu lịch sử tin cậy.
([14]) Nihon shoki (Nhật Bản thư kỷ) là bộ chính sử cổ nhất còn tồn tại
đến ngày nay của Nhật Bản, được biên soạn vào thời Nara (710-794) và cho
rằng đã được hoàn thành vào năm 720. Tương truyền cả bộ sử này gồm 30
tập nhưng không còn lưu lại được mục lục.
([15]) Sandai Jitsuroku (Tam đại thực lục) là bộ sử được bắt đầu viết từ
năm 901, thời Heian (794-1185/1192), viết về những sự kiện diễn ra vào
thời của ba Thiên hoàng Seiwa (Thanh-Hòa), Yōzei (Dương-Thành), Kōkō
(Quang Hiếu).
([16]) Jinnō Shōtōki (Thần hoàng chính thống ký) là bộ sử do công khanh
Kitabatake Chikafusa (1293-1354) viết để chứng minh tính chính đáng của
Nam triều, nhằm bảo giữ quyền uy cho ấu chúa Go-Murakami (Hậu Thôn
Thượng, 1328-1368).
[17] 『日本史広辞典』第1版、山川出版社、1997年、1877頁 (Đại từ điển lịch sử Nhật Bản, NXB Yamakawa, năm 1997, trang 1877).
([18]) Niên hiệu kÐo dài từ năm 520 đến năm 527.
([19]) Iki Ichirō, “Phù Tang quốc là ở vùng Kansai”, Nxb Ashishobō, năm 1995.
([20]) Những nhà nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như De Guignes
(Pháp), Friedrich Neumann (Đức), Heinrich Julius Klaproth (Đức), Gustav
d’Eichthal (Hà Lan)…
[21] Enryakuji (Diên-Lịch-tự) là tổng thể trung tâm Phật giáo được nhà
sư Saichō (767-822) lập nên và xây dựng trên toàn bộ núi Hieizan, thuộc
Thành phố Ōtsu, tỉnh Shira, vùng Kinki nước Nhật ngày nay. Đây là chùa
chính, quản hạt toàn bộ hệ thống chùa theo phái Thiên đài của Nhật Bản.
[22] Được coi là vị thiên hoàng đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, nhưng
hiện nay vẫn chưa rõ năm mất, năm sinh và khoảng thời gian tại vị.
[23] Đại Phù Tang quốc khảo (大枎桑囶考), Tuyển tập Hirata Atsutane, Công ty sách Hōbunkan, năm 1917.
[24] Shiratori Kurakichi, “Shiratori Kurakichi toàn tập”, Tập 9, Công ty sách Iwanami, năm 1971, trang 16-17.
[25] Shiratori Kurakichi, “Shiratori Kurakichi toàn tập”, Tập 9, Công ty sách Iwanami, năm 1971, trang 90.
(Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á)