Thân Hữu Tiếp Tay...
Xưởng may đen Việt Nam tại Nga : Địa ngục trần gian
Vụ hỏa hoạn thiêu sống 14 công nhân Việt Nam trong một xưởng may bất hợp pháp ở Yegoreev và tai tiếng bóc lột nhân viên như nô lệ ở hai công ty Vinastar và Victoria đã đánh động công luận Nga.
Cảnh sát nhập cuộc điều tra trong khi chờ đợi quốc hội điều chỉnh luật lao động nhập cư để ngăn chận tệ nạn bốc lột nhân công như nô lệ.Theo một nguồn tin thông thạo, có khoảng 3000 xưởng may « đen » do người Việt làm chủ tại Nga.
Để tìm hiểu thêm, RFI đặt câu hỏi với ba nữ nhân công vừa được chủ « trả » về Việt Nam với hai bàn tay trắng sau hai năm làm việc không lương.
Sự thật về các công ty may mặc do một số người Việt làm chủ tại Nga đã phơi bày. Sau vụ « nổi dậy » của công nhân Vinastar hồi tháng 4 năm nay, đến lượt một nhóm nữ công nhân của hãng Victoria cầu cứu hồi đầu tháng 8. Qua sự hỗ trợ của Liên minh bài trừ nô lệ mới CAMSA và lời kêu cứu của gia đình nạn nhân, ngày 12/08/2012, năm nữ nhân công đã về đến Việt Nam.
Cũng ngay ngày hôm đó, thì tại Nga, 14 đồng nghiệp của họ ở một công ty khác đã bị chết cháy.Thông tin trên báo chí Việt Nam nói là « do chập điện ». Do đâu mà tai nạn xảy ra giữa ban ngày mà các nạn nhân không thể chạy thoát ? Sự thật cho thấy là họ bị chủ nhốt trong phòng và khóa cửa bên ngoài. Tin từ truyền thông Nga và cảnh sát điều tra cho biết như sau :
"Vào lúc 16 giờ 20 ngày 12/08/2012 trong một xưởng may đen tại phố Công xã Paris, nhà số 16, thành phố Yegoreev, đã xảy ra một vụ cháy, làm 14 người bị thiệt mạng. Tất cả các công nhân này đều là người Việt Nam, 7 nam, 7 nữ. Vụ cháy diễn ra cách Matxcơva 70 km về phía đông nam.
Họ bị chết trong lúc đang làm việc. Theo điều tra sơ bộ, vụ cháy xảy ra do bị chập điện trong một căn phòng 30 m2 trên tầng hai của tòa nhà văn phòng lớn, nhưng những công nhân này bị chết oan uổng không phải vì điện bị chập, mà do họ bị khóa trái cửa lại, bên ngoài cửa còn bị chặn một cái búa to, nên họ đã không thoát được ra ngoài."
Đến khi đội phòng cháy và bộ cứu hộ khẩn cấp đến giải thoát thì chỉ cứu được 1 người, ở tình trạng bị thương nặng đã được dưa đi cấp cứu. Các công nhân này làm việc trong một xưởng may đen của người Việt. Xưởng của họ thuê thuộc địa phận một nhà máy sản xuất vải bông ở trung tâm thành phố.
Sau khi đến dập tắt đám cháy, cảnh sát còn phát hiện thêm một căn phòng khác, có 60 công nhân Việt Nam, hoàn toàn không có giấy tờ tùy thân đang sinh sống. Theo lời bà Irina Gumennaya, người đại diện của cục điều tra vùng ngoại ô, thì những công nhân sống trong những điều kiện " hoàn toàn không thể tưởng tượng được, chật chội, thiếu vắng mọi điều kiện vệ sinh tối thiểu, dây điện trần chạy khắp nơi".
Sau vụ cháy này, cảnh sát Nga đã khởi tố vụ án theo điều 219 bộ luật hình sự của Nga là không tuân thủ luật an toàn chống cháy, gây nên cái chết của nhiều người. Cảnh sát đang truy tìm người chủ của xưởng may này, nhưng theo những nguồn tin khác nhau, chủ xưởng đang ở Việt Nam.
Ngày 13-9, bộ ngoại giao của Nga cũng đã lên tiếng chia buồn với gia đình các nạn nhân và đề nghị các cơ quan chức năng của nga phải điều tra cụ thể, tìm ra thủ phạm và có những biện pháp nhằm ngăn ngừa các tai nạn tương tự có thể xảy ra trong tương lai.
Chủ tịch quỹ "Di dân thế kỷ 21" ông Viacheslav Postavnin, cựu phó chủ tịch Cục di trú Liên Bang Nga, cho biết, ông sẽ để nghị thay dổi một loạt các điều luật để ngăn ngừa việc sử dụng lao động trái phép. Hạ viện Saint Peterburg sẽ tiến hành các thủ tục đề nghị, và sau đó sẽ chuyển lên Hạ viện của Liên bang để xem xét và thông qua.
Áp lực từ nạn nhân và công luận đã làm cho Vinastar và Victoria để cho những công nhân này trở về Việt Nam.
Tuy nhiên 5 công nhân của xưởng Victoria đã không được ông chủ « Lập đen » trả lương. Họ cho biết đã phải về lại quê hương với bàn tay trắng sau một thời gian dài, người ba năm kẻ 18 tháng, phục vụ không công cho những «đại gia» thế kỷ 21 nhưng bị đối xử tệ hơn thời Trung cổ.
RFI đặt câu hỏi với ba trong số các nạn nhân : chị Trần thị Thu Nga ở Phú Thọ, chị Bùi Thị Mịa ở Ninh Bình và chị Nguyễn Thị Thúy Liễu, quê ở Bến Tre.
Chị Thu Nga : « Đầu năm 2012 này thì ( Victoria) có tất cả là 150 người nhưng có hơn 30 người tìm cách trốn thoát được…. khi có tin một công ty bị cháy thì cháu xem TV nhưng không rõ cháy vì lý do gì, nhưng các anh chị điện về cho biết thì chỗ cháu làm thì vì công an đến kiểm tra nên phải sơ tán mất hai ngày. Bên đó mỗi lần công an kiểm tra thì tụi cháu bị lùa lên phòng, chèn chặt cửa bên ngoài. Lúc ấy, chúng cháu cũng nghĩ là lúc ấy mà có hỏa hoạn thì không thể chạy thoát…. »
Tại Nga có rất nhiều công ty do người Việt làm chủ như xưởng giày, xưởng mộc hoặc cửa hàng buôn bán công khai nhưng con số này rất ít. Phần đông công nhân tập trung vào xí nghiệp may mặc mà theo giới thạo tin có thể lên đến 3000. Các đường dây của họ sử dụng miếng mồi « lương cao » để thu hút dân quê Việt Nam chất phác, vì nghèo nên sẵn sàng hy sinh đi xa để nuôi sống gia đình. Chị Thúy Nga cho biết là qua tận nơi mới biết bị lừa và bị lừa tối tâm mày mặt : giấy tùy thân bị tịch thu, làm việc không có thời lượng và an ninh bản thân không được bảo đảm :
« Vì nghèo nên nuốn đi bươn chải nhưng không may qua bên ấy thì vất vả quá làm việc mười mấy tiếng đồng hồ từ 11 giờ trưa đến 3 giờ sáng, ăn xong lại làm khi nào mệt quá thì xin quản lý cho nghỉ nhưng mà không có ấn định tuần làm mấy ngày, ngày nào cũng như ngày nào, đêm cũng như ngày chỉ ở trong nhà không biết lúc nào là đêm, lúc nào là ngày, chỉ biết đi làm, không biết người Nga làm luật lao động ra sao …"
Theo luật lao động Nga thì đồng lương tối thiểu của một công nhân Nga không có tay nghề là 12.000 rúp (400 đô la Mỹ) và thời gian lao động mỗi tuần là 40 giờ. Tại sao các ông chủ Việt Nam lại bắt nhân viên người Việt lao động 16 giờ mỗi ngày và không có ngày nghĩ hàng tuần ?
Công nhân bị đặt trong tình trạng cá chậu chim lồng phải chăng là chủ có dụng ý không tính chuyện lâu dài mà chỉ chờ đến lúc vắt chanh xong thì bỏ vỏ ?
Chị Bùi Thị Mịa : " Từ lúc em sang ấy đến lúc về là 18 tháng lúc em xuống sân bay Việt Nam , em không có một đồng tiền trong tay…làm việc mỗi ngày 16, 17 tiếng đồng hồ ..ăn uống thì mỗi tháng được một lần rau quả tươi ..." Là một trong số các nữ công nhân được Liên minh bài trừ nô lệ mới vận động cứu thoát, chị Thúy Liễu , quê ở Bến Tre cũng xác nhận là đã bị Victoria trấn áp cho đến lúc lên máy bay. Tiền đồng nghiệp đóng góp phụ giúp cũng bị ông chủ « Lập đen » ăn chận và ông này vẫn tiếp tục trấn áp những người còn ở lại :«Có một lần em cùng hai người bạn trốn đi …trong đó có Duy. Ông Lập đánh Duy …không cho sử dụng điện thoại … hôm qua em liên lạc với Duy mà không được…. »
Từ Nho Quan, Ninh Bình, chị Bùi Thị Mịa cho biết là sau những đợt khám xét của cảnh sát Nga, đến lần cuối cùng vì Victoria không phản ứng kịp lùa công nhân đi giấu nên chủ phải thả cho về nước nhưng với… bàn tay trắng: «Em làm việc 18 tháng , xuống đất được hai lần, một lần tiễn người về Việt Nam, một lần vì ốm đau em xin quản lý cho ra hít khí trời thì được ra một tiếng đồng hồ… 150 người thì hết 140 người bị bệnh vì ăn uống không sạch sẽ… »
Bất bình trước tình trạng lường gạt này, anh Dũng, chồng của chị Thúy Liễu nói là phải truy tố trừng phạt những kẻ « buôn người » : « Em đề nghị phải truy tố những người này về tội buôn bán người. Cái này là hành vi mua bán người chứ không phải đi lao động gì hết….. » Nhưng người dân quê hiền lành này tuy vậy rất an phận. Họ chỉ mong các tổ chức thiện nguyện can thiệp với chính phủ Nga giúp ngăn chận tệ nạn nô lệ mới.
Theo một số nhân chứng thì sứ quán Việt Nam tại Nga rất tích cực can thiệp trợ giúp nạn nhân trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, đại diện ngoại giao chỉ can thiệp khi tai tiếng đổ bể. Có một số người cho rằng do tình hình kinh tế tại Việt Nam xuống dốc trong ba năm trở lại đây nên xuất khẩu lao động là một giải pháp để tình hình xã hội tại Việt Nam bớt căng thẳng.
Trong khi đó thì tại Nga, trong cộng đồng người Việt, chỉ có người nghèo mới giúp người đồng hương trong cơn khốn cùng. Giới « đại gia » Việt Nam thì chỉ nghĩ đến tiền đầu tư của họ hơn là qua tâm đến nổi đau khổ của những công nhân cần tiền gửi về nuôi con, nuôi bố mẹ ở quê nghèo.
Tú Anh ( RFI )
( Nguyễn Đắc Song Phương chuyển )
Xưởng may đen Việt Nam tại Nga : Địa ngục trần gian
Vụ hỏa hoạn thiêu sống 14 công nhân Việt Nam trong một xưởng may bất hợp pháp ở Yegoreev và tai tiếng bóc lột nhân viên như nô lệ ở hai công ty Vinastar và Victoria đã đánh động công luận Nga.
Cảnh sát nhập cuộc điều tra trong khi chờ đợi quốc hội điều chỉnh luật lao động nhập cư để ngăn chận tệ nạn bốc lột nhân công như nô lệ.Theo một nguồn tin thông thạo, có khoảng 3000 xưởng may « đen » do người Việt làm chủ tại Nga.
Để tìm hiểu thêm, RFI đặt câu hỏi với ba nữ nhân công vừa được chủ « trả » về Việt Nam với hai bàn tay trắng sau hai năm làm việc không lương.
Sự thật về các công ty may mặc do một số người Việt làm chủ tại Nga đã phơi bày. Sau vụ « nổi dậy » của công nhân Vinastar hồi tháng 4 năm nay, đến lượt một nhóm nữ công nhân của hãng Victoria cầu cứu hồi đầu tháng 8. Qua sự hỗ trợ của Liên minh bài trừ nô lệ mới CAMSA và lời kêu cứu của gia đình nạn nhân, ngày 12/08/2012, năm nữ nhân công đã về đến Việt Nam.
Cũng ngay ngày hôm đó, thì tại Nga, 14 đồng nghiệp của họ ở một công ty khác đã bị chết cháy.Thông tin trên báo chí Việt Nam nói là « do chập điện ». Do đâu mà tai nạn xảy ra giữa ban ngày mà các nạn nhân không thể chạy thoát ? Sự thật cho thấy là họ bị chủ nhốt trong phòng và khóa cửa bên ngoài. Tin từ truyền thông Nga và cảnh sát điều tra cho biết như sau :
"Vào lúc 16 giờ 20 ngày 12/08/2012 trong một xưởng may đen tại phố Công xã Paris, nhà số 16, thành phố Yegoreev, đã xảy ra một vụ cháy, làm 14 người bị thiệt mạng. Tất cả các công nhân này đều là người Việt Nam, 7 nam, 7 nữ. Vụ cháy diễn ra cách Matxcơva 70 km về phía đông nam.
Họ bị chết trong lúc đang làm việc. Theo điều tra sơ bộ, vụ cháy xảy ra do bị chập điện trong một căn phòng 30 m2 trên tầng hai của tòa nhà văn phòng lớn, nhưng những công nhân này bị chết oan uổng không phải vì điện bị chập, mà do họ bị khóa trái cửa lại, bên ngoài cửa còn bị chặn một cái búa to, nên họ đã không thoát được ra ngoài."
Đến khi đội phòng cháy và bộ cứu hộ khẩn cấp đến giải thoát thì chỉ cứu được 1 người, ở tình trạng bị thương nặng đã được dưa đi cấp cứu. Các công nhân này làm việc trong một xưởng may đen của người Việt. Xưởng của họ thuê thuộc địa phận một nhà máy sản xuất vải bông ở trung tâm thành phố.
Sau khi đến dập tắt đám cháy, cảnh sát còn phát hiện thêm một căn phòng khác, có 60 công nhân Việt Nam, hoàn toàn không có giấy tờ tùy thân đang sinh sống. Theo lời bà Irina Gumennaya, người đại diện của cục điều tra vùng ngoại ô, thì những công nhân sống trong những điều kiện " hoàn toàn không thể tưởng tượng được, chật chội, thiếu vắng mọi điều kiện vệ sinh tối thiểu, dây điện trần chạy khắp nơi".
Sau vụ cháy này, cảnh sát Nga đã khởi tố vụ án theo điều 219 bộ luật hình sự của Nga là không tuân thủ luật an toàn chống cháy, gây nên cái chết của nhiều người. Cảnh sát đang truy tìm người chủ của xưởng may này, nhưng theo những nguồn tin khác nhau, chủ xưởng đang ở Việt Nam.
Ngày 13-9, bộ ngoại giao của Nga cũng đã lên tiếng chia buồn với gia đình các nạn nhân và đề nghị các cơ quan chức năng của nga phải điều tra cụ thể, tìm ra thủ phạm và có những biện pháp nhằm ngăn ngừa các tai nạn tương tự có thể xảy ra trong tương lai.
Chủ tịch quỹ "Di dân thế kỷ 21" ông Viacheslav Postavnin, cựu phó chủ tịch Cục di trú Liên Bang Nga, cho biết, ông sẽ để nghị thay dổi một loạt các điều luật để ngăn ngừa việc sử dụng lao động trái phép. Hạ viện Saint Peterburg sẽ tiến hành các thủ tục đề nghị, và sau đó sẽ chuyển lên Hạ viện của Liên bang để xem xét và thông qua.
Áp lực từ nạn nhân và công luận đã làm cho Vinastar và Victoria để cho những công nhân này trở về Việt Nam.
Tuy nhiên 5 công nhân của xưởng Victoria đã không được ông chủ « Lập đen » trả lương. Họ cho biết đã phải về lại quê hương với bàn tay trắng sau một thời gian dài, người ba năm kẻ 18 tháng, phục vụ không công cho những «đại gia» thế kỷ 21 nhưng bị đối xử tệ hơn thời Trung cổ.
RFI đặt câu hỏi với ba trong số các nạn nhân : chị Trần thị Thu Nga ở Phú Thọ, chị Bùi Thị Mịa ở Ninh Bình và chị Nguyễn Thị Thúy Liễu, quê ở Bến Tre.
Chị Thu Nga : « Đầu năm 2012 này thì ( Victoria) có tất cả là 150 người nhưng có hơn 30 người tìm cách trốn thoát được…. khi có tin một công ty bị cháy thì cháu xem TV nhưng không rõ cháy vì lý do gì, nhưng các anh chị điện về cho biết thì chỗ cháu làm thì vì công an đến kiểm tra nên phải sơ tán mất hai ngày. Bên đó mỗi lần công an kiểm tra thì tụi cháu bị lùa lên phòng, chèn chặt cửa bên ngoài. Lúc ấy, chúng cháu cũng nghĩ là lúc ấy mà có hỏa hoạn thì không thể chạy thoát…. »
Tại Nga có rất nhiều công ty do người Việt làm chủ như xưởng giày, xưởng mộc hoặc cửa hàng buôn bán công khai nhưng con số này rất ít. Phần đông công nhân tập trung vào xí nghiệp may mặc mà theo giới thạo tin có thể lên đến 3000. Các đường dây của họ sử dụng miếng mồi « lương cao » để thu hút dân quê Việt Nam chất phác, vì nghèo nên sẵn sàng hy sinh đi xa để nuôi sống gia đình. Chị Thúy Nga cho biết là qua tận nơi mới biết bị lừa và bị lừa tối tâm mày mặt : giấy tùy thân bị tịch thu, làm việc không có thời lượng và an ninh bản thân không được bảo đảm :
« Vì nghèo nên nuốn đi bươn chải nhưng không may qua bên ấy thì vất vả quá làm việc mười mấy tiếng đồng hồ từ 11 giờ trưa đến 3 giờ sáng, ăn xong lại làm khi nào mệt quá thì xin quản lý cho nghỉ nhưng mà không có ấn định tuần làm mấy ngày, ngày nào cũng như ngày nào, đêm cũng như ngày chỉ ở trong nhà không biết lúc nào là đêm, lúc nào là ngày, chỉ biết đi làm, không biết người Nga làm luật lao động ra sao …"
Theo luật lao động Nga thì đồng lương tối thiểu của một công nhân Nga không có tay nghề là 12.000 rúp (400 đô la Mỹ) và thời gian lao động mỗi tuần là 40 giờ. Tại sao các ông chủ Việt Nam lại bắt nhân viên người Việt lao động 16 giờ mỗi ngày và không có ngày nghĩ hàng tuần ?
Công nhân bị đặt trong tình trạng cá chậu chim lồng phải chăng là chủ có dụng ý không tính chuyện lâu dài mà chỉ chờ đến lúc vắt chanh xong thì bỏ vỏ ?
Chị Bùi Thị Mịa : " Từ lúc em sang ấy đến lúc về là 18 tháng lúc em xuống sân bay Việt Nam , em không có một đồng tiền trong tay…làm việc mỗi ngày 16, 17 tiếng đồng hồ ..ăn uống thì mỗi tháng được một lần rau quả tươi ..." Là một trong số các nữ công nhân được Liên minh bài trừ nô lệ mới vận động cứu thoát, chị Thúy Liễu , quê ở Bến Tre cũng xác nhận là đã bị Victoria trấn áp cho đến lúc lên máy bay. Tiền đồng nghiệp đóng góp phụ giúp cũng bị ông chủ « Lập đen » ăn chận và ông này vẫn tiếp tục trấn áp những người còn ở lại :«Có một lần em cùng hai người bạn trốn đi …trong đó có Duy. Ông Lập đánh Duy …không cho sử dụng điện thoại … hôm qua em liên lạc với Duy mà không được…. »
Từ Nho Quan, Ninh Bình, chị Bùi Thị Mịa cho biết là sau những đợt khám xét của cảnh sát Nga, đến lần cuối cùng vì Victoria không phản ứng kịp lùa công nhân đi giấu nên chủ phải thả cho về nước nhưng với… bàn tay trắng: «Em làm việc 18 tháng , xuống đất được hai lần, một lần tiễn người về Việt Nam, một lần vì ốm đau em xin quản lý cho ra hít khí trời thì được ra một tiếng đồng hồ… 150 người thì hết 140 người bị bệnh vì ăn uống không sạch sẽ… »
Bất bình trước tình trạng lường gạt này, anh Dũng, chồng của chị Thúy Liễu nói là phải truy tố trừng phạt những kẻ « buôn người » : « Em đề nghị phải truy tố những người này về tội buôn bán người. Cái này là hành vi mua bán người chứ không phải đi lao động gì hết….. » Nhưng người dân quê hiền lành này tuy vậy rất an phận. Họ chỉ mong các tổ chức thiện nguyện can thiệp với chính phủ Nga giúp ngăn chận tệ nạn nô lệ mới.
Theo một số nhân chứng thì sứ quán Việt Nam tại Nga rất tích cực can thiệp trợ giúp nạn nhân trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, đại diện ngoại giao chỉ can thiệp khi tai tiếng đổ bể. Có một số người cho rằng do tình hình kinh tế tại Việt Nam xuống dốc trong ba năm trở lại đây nên xuất khẩu lao động là một giải pháp để tình hình xã hội tại Việt Nam bớt căng thẳng.
Trong khi đó thì tại Nga, trong cộng đồng người Việt, chỉ có người nghèo mới giúp người đồng hương trong cơn khốn cùng. Giới « đại gia » Việt Nam thì chỉ nghĩ đến tiền đầu tư của họ hơn là qua tâm đến nổi đau khổ của những công nhân cần tiền gửi về nuôi con, nuôi bố mẹ ở quê nghèo.
Tú Anh ( RFI )
( Nguyễn Đắc Song Phương chuyển )