Sức khỏe và đời sống
Xương rồng: Siêu thực phẩm mới, đặc sản của người dân Quảng Nam
Là loại cây sống ở những vùng đất khô cằn, xương rồng đang được tôn vinh là siêu thực phẩm mới. Bất ngờ món ăn từ loại cây gai góc này là đặc sản của người dân Quảng Nam.
Nói đến cây xương rồng, tất cả chúng ta đều nghĩ đó là loại cây gai góc sống ở những vùng khí hậu khô hạn và vùng nhiệt đới.
Nhưng dần dần, chúng được trồng trong nhà, tô điểm sắc xanh cho những ngôi nhà mà gia chủ có ít thời gian chăm sóc cây cối.
Và
lợi ích được biết tới của xương rồng cũng chỉ là thế: Một loại cây
cảnh. Ít ai biết rằng chúng còn có nhiều lợi ích đặc biệt với sức khỏe
con người.
Có 2 loại xương rồng phổ biến và tốt cho sức khỏe là xương rồng nopal (xương rổng tai thỏ) và xương rồng lê gai.
Tuy nhiên chỉ có xương rồng tai thỏ, một loại xương rồng mỏng dẹt có hình elip được sử dụng làm thực phẩm chủ yếu ở vùng Mỹ Latinh, các quốc gia Châu Âu và hiện đang được trồng nhiều ở Việt Nam.
Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến xương rồng tai thỏ.
Xương rồng tai thỏ đang được trồng nhiều ở Việt Nam.
Người dân Quảng Nam chế biến món ăn từ cây xương rồng- siêu thực phẩm mới từ lâu
Thời gian gần đây, những cây xương rồng tai thỏ đã được tôn vinh là "siêu thực phẩm mới" với vô vàn lợi ích cho sức khỏe con người.
Nước ép cây xương rồng.
Tất nhiên, chẳng ai dám ăn một cây xương rồng "nguyên bản" bởi quá nhiều gai sắc nhọn. Qua các khâu chế biến, loài cây này lại được làm nên những món ăn tuyệt vời.
Nào là salad xương rồng, xương rồng xào tỏi, gỏi xương rồng, nước ép xương rồng … Theo thống kê của tờ Daily Mail, có khoảng hơn 350 món ăn chế biến từ cây xương rồng.
Ở Mexico và các quốc gia Châu Mỹ, các món ăn từ xương rồng rất phổ biến và được xem là một món rau xanh, có trong thực đơn hàng ngày của mọi gia đình.
Còn tại một số bang ở Mỹ, xương rồng được xem là một thực phẩm "kỳ lạ", rất bổ dưỡng và chỉ dành riêng cho người sành ăn. Vì thế, những trang trại trồng xương rồng cũng được hình thành để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của mọi người.
Với người dân Tây Ban Nha, thực phẩm này giàu chất sắt, vitamin B và C này rất ngon và tốt cho sức khỏe.
Nhiều nhà hàng tại Anh bắt đầu sử dụng lá, thân và quả xương rồng để chế biến các món salad, bánh mỳ sandwiches hoặc ép lấy nước. Nước ép và mứt xương rồng bắt đầu xuất hiện ở rất nhiều kệ hàng trong các siêu thị.
Nhưng không ai ngờ rằng, tại đất nước nhiệt đới Việt Nam, người dân Quảng Nam từ xa xưa đã biết cách chế biến lá xương rồng thành những món ăn dân dã như luộc chấm mắm cái, nấu canh chua, kho cá, xào với tỏi...
Đây là món ăn khá phổ biến và có thể coi là đặc sản của Quảng Nam.
Nguyên liệu cho món canh chua xương rồng.
Tác dụng không ngờ của cây xương rồng với sức khỏe
Để giải thích rõ hơn vì sao xương rồng được coi là một loại siêu thực phẩm mới, chuyên gia dinh dưỡng Amy Shapiro đến từ thành phố New York, Mỹ cho biết vì chúng chứa các chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp chống lại nhiều bệnh.
Đó là bệnh tiểu đường, dạ dày... Bà còn cho biết thêm loại thực vật trên sa mạc này còn hỗ trợ giảm cân và có thể làm giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Còn theo The Boldsky, cây xương rồng có những tác dụng sau.
1. Giảm nồng độ cholesterol
Theo nghiên cứu của Đại học Vienna, Áo, ăn lá xương rồng giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể.
Các nhà khoa học Pháp cũng đồng quan điểm này sau khi thực hiện nghiên cứu ở 68 phụ nữ ăn lá xương rồng trong 1 tháng và phát hiện lượng cholesterol và chất béo trong cơ thể họ đều giảm.
Từ đó, các nhà khoa học kết luận ăn lá xương rồng cũng được cho là sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
2. Chống lại bệnh ung thư
Lá xương rồng chứa phenolic và flavonoid, 2 hợp chất chống oxy hóa hiệu quả. Những chất này giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi các gốc tự do có khả năng gây bệnh tim mạch và ung thư.
3. Bảo vệ tế bào não
Dịch
có trong thân cây và quả xương rồng chứa hợp chất quercetin 3-methyl,
một loại flavonoid có hiệu quả bảo vệ hệ thần kinh đáng kể. Hợp chất này
sẽ bảo vệ các tế bào thần kinh trong não, từ đó bảo vệ não khỏi các tổn
thương.
4. Chữa bệnh tiểu đường
Cũng
thuộc nghiên cứu của Trường Đại học Vienna, lần này là trên 24 người
bệnh không bị béo phì ăn lá xương rồng. Theo đó, lượng đường trong máu
họ giảm 11%.
Vì thế, tiêu thụ lá xương rồng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu của các bệnh nhân béo phì hay tiểu đường.
5. Tăng cường hệ tiêu hóa
Ăn xương rồng sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa ở người. Loại cây này làm giảm mỡ tích tụ dưới da, tăng cường khả năng giữ nước trong cơ thể, thúc đẩy hoạt động của ruột, đào thải độc tố.
Không những thế, loại thực phẩm giàu chất xơ này còn làm giảm các chất gây ung thư và tăng sức khỏe cho hệ tiêu hóa.
6. Giảm chứng viêm
Xương rồng chứa các chất chống viêm có tác dụng tốt với hệ cơ, hệ tim mạch, dạ dày, ruột và động mạch. Trong xương rồng còn có chất chống viêm loét, giảm sưng phù.
Cách chế biến các món ăn từ cây xương rồng
Cách chế biến của người dân Quảng Nam
Từ là đồ ăn cứu đói cho người dân địa phương mỗi khi mưa lũ, bão lụt, các món ăn từ xương rộng dân dã độc đáo nay lại trở thành đặc sản ở xứ Quảng.
Theo kinh nghiệm của người địa phương, để có một món ăn ngon, khâu quan trọng nhất là chọn những lá xương rồng non, sẽ mang lại hương vị ngọt, mềm. Còn ngoài ra, cách chế biến khá đơn giản.
- Món luộc:
Trước
khi chế biến, xương rồng cần phải sơ chế bằng cách gọt bỏ phần gai bên
ngoài cùng lớp màng xanh, sau đó thái mỏng rồi đem luộc cho đến khi
những miếng xương rồng chuyển sang màu vàng là được.
Cách chế biến này sẽ giúp xương rồng bớt nhớt.
- Món xào:
Cũng chế biến như món luộc, xương rồng được vắt ráo nước, sau đó là đem xào với tỏi như các loại rau xanh bình thường. Đây được xem là món ăn yêu thích nhất của du khách khi đến đất Quảng Nam.
Món xương rồng xào rất được du khách đến Quảng Nam yêu thích.
- Món canh:
Vào những ngày hè nắng nóng như thế này, đến với xứ Quảng, du khách đừng quên thử món canh chua xương rồng. Xương rồng có vị chua chua, thơm nhẹ chứ không chua đậm như khế, không chua gắt như chanh.
Có thể nấu canh với cá lóc hoặc cá trê.
- Món gỏi:
Ngoài các món phổ biến và dân dã như xương rồng xào hay canh chua xương rồng, người dân địa phương còn sáng tạo thêm một món ăn nữa khá độc đáo là món gỏi xương rồng.
Vẫn là xương rồng luộc qua, vắt kiệt nước và kết hợp với các loại gia vị chua, cay, mặn, ngọt và một ít lạc rang.
Cách chế biến của người Phương Tây (theo Livestrong)
Theo chuyên gia dinh dưỡng Amy Shapiro, ăn sống, hương vị của xương rồng giống với dưa chuột, nhưng có thêm vị hơi đắng. Do vậy, mùi vị của xương rồng có thể không phù hợp với một số người.
Đó là lý do mọi người thường không ăn xương rồng sống. Thay vào đó, người ta tập trung vào các phần ăn được như lá, hoa, thân và quả, rồi chế biến chúng theo nhiều cách khác nhau.
"Bạn có thể luộc, nấu, nướng hoặc thậm chí là bóc bỏ vỏ và thái nhỏ rồi ăn tươi", bà Shapiro tiết lộ.
Món salad xương rồng.
- Món salad:
Bước 1: Chọn những lá xương rồng non. Sau đó, lấy dao sắc gọt hết vỏ, hết gai xương rồng.
Bước 2: Cắt lá ra thành những miếng nhỏ hạt lựu. Tiếp tục cho vào nồi nước và đun sôi khoảng 20 phút.
Bước 3: Sau khi chín, ngâm xương rồng trong nước đá hoặc để nguội cho vào ngăn đá. Một lát sau, bạn vớt ra và chế biến cùng với trứng, rau, củ quả và sốt mayonnaise.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng xương rồng đã qua xử lý như thế này để làm món súp, món trứng cuộn, món canh...
- Món xào:
Bước 1: Sơ chế xương rồng như với món salad, thái hạt lựu.
Bước 2: Cho dầu ăn vào chảo cho nóng, đổ xương rồng vào, tiếp đó là hành tây thái hạt lựu. Nhớ đảo đều tay và thường xuyên. Giống như đậu bắp, xương rồng xào cũng có chất nhớt.
Bước 3: Sau khi thấy hỗn hợp chín, bạn thêm một chút muối, hạt tiêu, tiếp đó là nước cốt chanh, dầu ô liu. Thế là bạn đã có món xương rồng xào thơm ngon.
Để thay đổi khẩu vị, bạn có thể thêm vài quả trứng vào hỗn hợp khi còn trên bếp. Bạn thực hiện như món trứng bác cà chua.
- Món nướng:
Bước 1: Cũng sơ chế xương rồng như làm món salad. Nhưng bạn không thái hạt lựu mà để nguyên cái lá.
Bước 2: Bật lò nướng và cho lá xương rồng vào, nướng tầm 15-20 phút với nhiệt độ bình thường. Đến khi nhìn thấy lá chuyển sang màu vàng và mềm, bạn lấy ra và có thể thưởng thức luôn.
* Tổng hợp từ nhiều nguồn( Đại Kỷ Nguyên )
Xương rồng: Siêu thực phẩm mới, đặc sản của người dân Quảng Nam
Là loại cây sống ở những vùng đất khô cằn, xương rồng đang được tôn vinh là siêu thực phẩm mới. Bất ngờ món ăn từ loại cây gai góc này là đặc sản của người dân Quảng Nam.
Nói đến cây xương rồng, tất cả chúng ta đều nghĩ đó là loại cây gai góc sống ở những vùng khí hậu khô hạn và vùng nhiệt đới.
Nhưng dần dần, chúng được trồng trong nhà, tô điểm sắc xanh cho những ngôi nhà mà gia chủ có ít thời gian chăm sóc cây cối.
Và
lợi ích được biết tới của xương rồng cũng chỉ là thế: Một loại cây
cảnh. Ít ai biết rằng chúng còn có nhiều lợi ích đặc biệt với sức khỏe
con người.
Có 2 loại xương rồng phổ biến và tốt cho sức khỏe là xương rồng nopal (xương rổng tai thỏ) và xương rồng lê gai.
Tuy nhiên chỉ có xương rồng tai thỏ, một loại xương rồng mỏng dẹt có hình elip được sử dụng làm thực phẩm chủ yếu ở vùng Mỹ Latinh, các quốc gia Châu Âu và hiện đang được trồng nhiều ở Việt Nam.
Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến xương rồng tai thỏ.
Xương rồng tai thỏ đang được trồng nhiều ở Việt Nam.
Người dân Quảng Nam chế biến món ăn từ cây xương rồng- siêu thực phẩm mới từ lâu
Thời gian gần đây, những cây xương rồng tai thỏ đã được tôn vinh là "siêu thực phẩm mới" với vô vàn lợi ích cho sức khỏe con người.
Nước ép cây xương rồng.
Tất nhiên, chẳng ai dám ăn một cây xương rồng "nguyên bản" bởi quá nhiều gai sắc nhọn. Qua các khâu chế biến, loài cây này lại được làm nên những món ăn tuyệt vời.
Nào là salad xương rồng, xương rồng xào tỏi, gỏi xương rồng, nước ép xương rồng … Theo thống kê của tờ Daily Mail, có khoảng hơn 350 món ăn chế biến từ cây xương rồng.
Ở Mexico và các quốc gia Châu Mỹ, các món ăn từ xương rồng rất phổ biến và được xem là một món rau xanh, có trong thực đơn hàng ngày của mọi gia đình.
Còn tại một số bang ở Mỹ, xương rồng được xem là một thực phẩm "kỳ lạ", rất bổ dưỡng và chỉ dành riêng cho người sành ăn. Vì thế, những trang trại trồng xương rồng cũng được hình thành để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của mọi người.
Với người dân Tây Ban Nha, thực phẩm này giàu chất sắt, vitamin B và C này rất ngon và tốt cho sức khỏe.
Nhiều nhà hàng tại Anh bắt đầu sử dụng lá, thân và quả xương rồng để chế biến các món salad, bánh mỳ sandwiches hoặc ép lấy nước. Nước ép và mứt xương rồng bắt đầu xuất hiện ở rất nhiều kệ hàng trong các siêu thị.
Nhưng không ai ngờ rằng, tại đất nước nhiệt đới Việt Nam, người dân Quảng Nam từ xa xưa đã biết cách chế biến lá xương rồng thành những món ăn dân dã như luộc chấm mắm cái, nấu canh chua, kho cá, xào với tỏi...
Đây là món ăn khá phổ biến và có thể coi là đặc sản của Quảng Nam.
Nguyên liệu cho món canh chua xương rồng.
Tác dụng không ngờ của cây xương rồng với sức khỏe
Để giải thích rõ hơn vì sao xương rồng được coi là một loại siêu thực phẩm mới, chuyên gia dinh dưỡng Amy Shapiro đến từ thành phố New York, Mỹ cho biết vì chúng chứa các chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp chống lại nhiều bệnh.
Đó là bệnh tiểu đường, dạ dày... Bà còn cho biết thêm loại thực vật trên sa mạc này còn hỗ trợ giảm cân và có thể làm giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Còn theo The Boldsky, cây xương rồng có những tác dụng sau.
1. Giảm nồng độ cholesterol
Theo nghiên cứu của Đại học Vienna, Áo, ăn lá xương rồng giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể.
Các nhà khoa học Pháp cũng đồng quan điểm này sau khi thực hiện nghiên cứu ở 68 phụ nữ ăn lá xương rồng trong 1 tháng và phát hiện lượng cholesterol và chất béo trong cơ thể họ đều giảm.
Từ đó, các nhà khoa học kết luận ăn lá xương rồng cũng được cho là sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
2. Chống lại bệnh ung thư
Lá xương rồng chứa phenolic và flavonoid, 2 hợp chất chống oxy hóa hiệu quả. Những chất này giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi các gốc tự do có khả năng gây bệnh tim mạch và ung thư.
3. Bảo vệ tế bào não
Dịch
có trong thân cây và quả xương rồng chứa hợp chất quercetin 3-methyl,
một loại flavonoid có hiệu quả bảo vệ hệ thần kinh đáng kể. Hợp chất này
sẽ bảo vệ các tế bào thần kinh trong não, từ đó bảo vệ não khỏi các tổn
thương.
4. Chữa bệnh tiểu đường
Cũng
thuộc nghiên cứu của Trường Đại học Vienna, lần này là trên 24 người
bệnh không bị béo phì ăn lá xương rồng. Theo đó, lượng đường trong máu
họ giảm 11%.
Vì thế, tiêu thụ lá xương rồng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu của các bệnh nhân béo phì hay tiểu đường.
5. Tăng cường hệ tiêu hóa
Ăn xương rồng sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa ở người. Loại cây này làm giảm mỡ tích tụ dưới da, tăng cường khả năng giữ nước trong cơ thể, thúc đẩy hoạt động của ruột, đào thải độc tố.
Không những thế, loại thực phẩm giàu chất xơ này còn làm giảm các chất gây ung thư và tăng sức khỏe cho hệ tiêu hóa.
6. Giảm chứng viêm
Xương rồng chứa các chất chống viêm có tác dụng tốt với hệ cơ, hệ tim mạch, dạ dày, ruột và động mạch. Trong xương rồng còn có chất chống viêm loét, giảm sưng phù.
Cách chế biến các món ăn từ cây xương rồng
Cách chế biến của người dân Quảng Nam
Từ là đồ ăn cứu đói cho người dân địa phương mỗi khi mưa lũ, bão lụt, các món ăn từ xương rộng dân dã độc đáo nay lại trở thành đặc sản ở xứ Quảng.
Theo kinh nghiệm của người địa phương, để có một món ăn ngon, khâu quan trọng nhất là chọn những lá xương rồng non, sẽ mang lại hương vị ngọt, mềm. Còn ngoài ra, cách chế biến khá đơn giản.
- Món luộc:
Trước
khi chế biến, xương rồng cần phải sơ chế bằng cách gọt bỏ phần gai bên
ngoài cùng lớp màng xanh, sau đó thái mỏng rồi đem luộc cho đến khi
những miếng xương rồng chuyển sang màu vàng là được.
Cách chế biến này sẽ giúp xương rồng bớt nhớt.
- Món xào:
Cũng chế biến như món luộc, xương rồng được vắt ráo nước, sau đó là đem xào với tỏi như các loại rau xanh bình thường. Đây được xem là món ăn yêu thích nhất của du khách khi đến đất Quảng Nam.
Món xương rồng xào rất được du khách đến Quảng Nam yêu thích.
- Món canh:
Vào những ngày hè nắng nóng như thế này, đến với xứ Quảng, du khách đừng quên thử món canh chua xương rồng. Xương rồng có vị chua chua, thơm nhẹ chứ không chua đậm như khế, không chua gắt như chanh.
Có thể nấu canh với cá lóc hoặc cá trê.
- Món gỏi:
Ngoài các món phổ biến và dân dã như xương rồng xào hay canh chua xương rồng, người dân địa phương còn sáng tạo thêm một món ăn nữa khá độc đáo là món gỏi xương rồng.
Vẫn là xương rồng luộc qua, vắt kiệt nước và kết hợp với các loại gia vị chua, cay, mặn, ngọt và một ít lạc rang.
Cách chế biến của người Phương Tây (theo Livestrong)
Theo chuyên gia dinh dưỡng Amy Shapiro, ăn sống, hương vị của xương rồng giống với dưa chuột, nhưng có thêm vị hơi đắng. Do vậy, mùi vị của xương rồng có thể không phù hợp với một số người.
Đó là lý do mọi người thường không ăn xương rồng sống. Thay vào đó, người ta tập trung vào các phần ăn được như lá, hoa, thân và quả, rồi chế biến chúng theo nhiều cách khác nhau.
"Bạn có thể luộc, nấu, nướng hoặc thậm chí là bóc bỏ vỏ và thái nhỏ rồi ăn tươi", bà Shapiro tiết lộ.
Món salad xương rồng.
- Món salad:
Bước 1: Chọn những lá xương rồng non. Sau đó, lấy dao sắc gọt hết vỏ, hết gai xương rồng.
Bước 2: Cắt lá ra thành những miếng nhỏ hạt lựu. Tiếp tục cho vào nồi nước và đun sôi khoảng 20 phút.
Bước 3: Sau khi chín, ngâm xương rồng trong nước đá hoặc để nguội cho vào ngăn đá. Một lát sau, bạn vớt ra và chế biến cùng với trứng, rau, củ quả và sốt mayonnaise.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng xương rồng đã qua xử lý như thế này để làm món súp, món trứng cuộn, món canh...
- Món xào:
Bước 1: Sơ chế xương rồng như với món salad, thái hạt lựu.
Bước 2: Cho dầu ăn vào chảo cho nóng, đổ xương rồng vào, tiếp đó là hành tây thái hạt lựu. Nhớ đảo đều tay và thường xuyên. Giống như đậu bắp, xương rồng xào cũng có chất nhớt.
Bước 3: Sau khi thấy hỗn hợp chín, bạn thêm một chút muối, hạt tiêu, tiếp đó là nước cốt chanh, dầu ô liu. Thế là bạn đã có món xương rồng xào thơm ngon.
Để thay đổi khẩu vị, bạn có thể thêm vài quả trứng vào hỗn hợp khi còn trên bếp. Bạn thực hiện như món trứng bác cà chua.
- Món nướng:
Bước 1: Cũng sơ chế xương rồng như làm món salad. Nhưng bạn không thái hạt lựu mà để nguyên cái lá.
Bước 2: Bật lò nướng và cho lá xương rồng vào, nướng tầm 15-20 phút với nhiệt độ bình thường. Đến khi nhìn thấy lá chuyển sang màu vàng và mềm, bạn lấy ra và có thể thưởng thức luôn.
* Tổng hợp từ nhiều nguồn( Đại Kỷ Nguyên )