Trang lá cải
Ý kiến về vụ 'lùm xùm tình ái Nga - Mỹ'
Vụ xử cô Trương Hồ Phương Nga, bị cáo buộc chiếm đoạt 16,5 tỉ đồng của một người đàn ông, đang làm công dân mạng Việt Nam quan tâm.
Hôm 21/9, Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh trả hồ sơ và yêu cầu điều tra bổ sung vụ Trương Hồ Phương Nga (sinh năm 1987, hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007) và Nguyễn Đức Thùy Dung (sinh năm 1989, bạn của Nga) bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 139 Bộ luật Hình sự.
Hội đồng xét xử cho rằng có nhiều tình tiết chưa rõ cần tiếp tục điều tra bổ sung.
Tại tòa, cô Phương Nga nói có bản cam kết ông Mỹ sẽ trả cho cô 16,5 tỉ đồng và bị cáo phải giữ quan hệ tình cảm với ông Mỹ trong 7 năm.
Đến ngày 22/9, trên mạng internet lan truyền hình chụp các email tự nhận là của ông Mỹ về "hợp đồng tình ái".
24 tiếng sau, ông Mỹ phủ nhận với báo Pháp Luật TPHCM rằng ông viết các email này.
Báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh hôm 23/9 tường thuật: “Chúng tôi đã liên hệ với ông Mỹ để hỏi các email có nội dung trao đổi tình - tiền lan truyền trên mạng có phải là của ông không.”
“Ông Mỹ cho biết ông 'chắc chắn không viết những email này' và từ chối trao đổi thêm”.
Câu chuyện đang "làm nóng" mạng xã hội tại Việt Nam.
Hôm 23/9, trả lời BBC, Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, nhà hoạt động xã hội và là tác giả chính luận, nói: “Tôi không có quyền phán xét bất kỳ chuyện của ai cả, nếu như việc ấy không đi ngược pháp luật và làm tổn hại đến người ngoài cuộc.”
“Chuyện cô này chọn đi vào quan hệ và trao đổi tiền nong thì đó là lựa chọn của người đã đủ tuổi thành niên. Trường hợp ông kia cũng vậy.”
“Nếu họ có khiếu kiện lẫn nhau thì để tòa giải quyết. Có lẽ chúng ta nên dành thời gian làm việc khác hơn là đánh giá đạo đức và mức độ lành mạnh của người khác.”
“Ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài, dư luận có sự quan tâm đặc biệt đến chuyện đời tư, lùm xùm của người đẹp, chính trị gia, ngôi sao hơn là những vấn đề chính luận như chuyện bầu cử, người tỵ nạn…”
“Tuy nhiên, nếu xã hội có nhiều người quá quan tâm chuyện này thì sẽ không còn thời gian và năng lượng tìm hiểu những chuyện quan trọng khác.”
Tiếp tay?
Còn bà Nguyễn Thu An, một người mẹ có hai con gái, sống ở TP Hồ Chí Minh, nói với BBC: “Cái gọi là cuộc chiến Nga - Mỹ thì tôi có theo dõi, cho tới khi xuất hiện cái bản hợp đồng tình ái tràn lan trên mạng.”
“Rồi tới khi những tờ báo lớn cũng nhảy vô xác minh, tôi thấy nhiều người thật ác độc.”
“Ai làm nấy chịu, kẻ bênh anh, người bên ả làm gì khi không hiểu rõ ngọn ngành.”
“Thông tin dựa theo tòa phán còn chưa chắc, oan sai tùm lum ra đó, huống gì người ta chỉ nghe này nghe kia rồi phán.”
“Nhưng sao chúng ta lại tiếp tay? Những status chém tứ tung, share tứ tung có nghĩ đến vợ con ông kia, có nghĩ đến cha mẹ cô nọ?”
“Họ làm sao đọc nổi cái hợp đồng tình ái đó, họ làm sao chịu đựng được những bình luận đầy thích thú hả hê, trịch thượng, kẻ cả đó?”
“Tôi ước gì những thứ chứng cứ này chỉ nằm trong ngăn kéo mấy vị luật sư, thẩm phán mà thôi.”
Một người khác cũng bị truy tố trong vụ án, Nguyễn Đức Thùy Dung.
Bị cáo Dung khai tại tòa giữa ông Mỹ và cô Nga làm một “hợp đồng tình cảm”, được lưu giữ trên email.
BBC
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Ý kiến về vụ 'lùm xùm tình ái Nga - Mỹ'
Vụ xử cô Trương Hồ Phương Nga, bị cáo buộc chiếm đoạt 16,5 tỉ đồng của một người đàn ông, đang làm công dân mạng Việt Nam quan tâm.
Hôm 21/9, Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh trả hồ sơ và yêu cầu điều tra bổ sung vụ Trương Hồ Phương Nga (sinh năm 1987, hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007) và Nguyễn Đức Thùy Dung (sinh năm 1989, bạn của Nga) bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 139 Bộ luật Hình sự.
Hội đồng xét xử cho rằng có nhiều tình tiết chưa rõ cần tiếp tục điều tra bổ sung.
Tại tòa, cô Phương Nga nói có bản cam kết ông Mỹ sẽ trả cho cô 16,5 tỉ đồng và bị cáo phải giữ quan hệ tình cảm với ông Mỹ trong 7 năm.
Đến ngày 22/9, trên mạng internet lan truyền hình chụp các email tự nhận là của ông Mỹ về "hợp đồng tình ái".
24 tiếng sau, ông Mỹ phủ nhận với báo Pháp Luật TPHCM rằng ông viết các email này.
Báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh hôm 23/9 tường thuật: “Chúng tôi đã liên hệ với ông Mỹ để hỏi các email có nội dung trao đổi tình - tiền lan truyền trên mạng có phải là của ông không.”
“Ông Mỹ cho biết ông 'chắc chắn không viết những email này' và từ chối trao đổi thêm”.
Câu chuyện đang "làm nóng" mạng xã hội tại Việt Nam.
Hôm 23/9, trả lời BBC, Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, nhà hoạt động xã hội và là tác giả chính luận, nói: “Tôi không có quyền phán xét bất kỳ chuyện của ai cả, nếu như việc ấy không đi ngược pháp luật và làm tổn hại đến người ngoài cuộc.”
“Chuyện cô này chọn đi vào quan hệ và trao đổi tiền nong thì đó là lựa chọn của người đã đủ tuổi thành niên. Trường hợp ông kia cũng vậy.”
“Nếu họ có khiếu kiện lẫn nhau thì để tòa giải quyết. Có lẽ chúng ta nên dành thời gian làm việc khác hơn là đánh giá đạo đức và mức độ lành mạnh của người khác.”
“Ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài, dư luận có sự quan tâm đặc biệt đến chuyện đời tư, lùm xùm của người đẹp, chính trị gia, ngôi sao hơn là những vấn đề chính luận như chuyện bầu cử, người tỵ nạn…”
“Tuy nhiên, nếu xã hội có nhiều người quá quan tâm chuyện này thì sẽ không còn thời gian và năng lượng tìm hiểu những chuyện quan trọng khác.”
Tiếp tay?
Còn bà Nguyễn Thu An, một người mẹ có hai con gái, sống ở TP Hồ Chí Minh, nói với BBC: “Cái gọi là cuộc chiến Nga - Mỹ thì tôi có theo dõi, cho tới khi xuất hiện cái bản hợp đồng tình ái tràn lan trên mạng.”
“Rồi tới khi những tờ báo lớn cũng nhảy vô xác minh, tôi thấy nhiều người thật ác độc.”
“Ai làm nấy chịu, kẻ bênh anh, người bên ả làm gì khi không hiểu rõ ngọn ngành.”
“Thông tin dựa theo tòa phán còn chưa chắc, oan sai tùm lum ra đó, huống gì người ta chỉ nghe này nghe kia rồi phán.”
“Nhưng sao chúng ta lại tiếp tay? Những status chém tứ tung, share tứ tung có nghĩ đến vợ con ông kia, có nghĩ đến cha mẹ cô nọ?”
“Họ làm sao đọc nổi cái hợp đồng tình ái đó, họ làm sao chịu đựng được những bình luận đầy thích thú hả hê, trịch thượng, kẻ cả đó?”
“Tôi ước gì những thứ chứng cứ này chỉ nằm trong ngăn kéo mấy vị luật sư, thẩm phán mà thôi.”
Một người khác cũng bị truy tố trong vụ án, Nguyễn Đức Thùy Dung.
Bị cáo Dung khai tại tòa giữa ông Mỹ và cô Nga làm một “hợp đồng tình cảm”, được lưu giữ trên email.
BBC