Tham Khảo

Ý nghĩa của Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông

Trong đời sống chính trị quốc gia cũng như quốc tế, thỉnh thoảng nổi lên một số điểm nóng, nơi tập trung các mâu thuẫn chính, có thể dẫn đến xung đột và có ảnh

 

Trong đời sống chính trị quốc gia cũng như quốc tế, thỉnh thoảng nổi lên một số điểm nóng, nơi tập trung các mâu thuẫn chính, có thể dẫn đến xung đột và có ảnh hưởng sâu sắc và nghiêm trọng đến vận mệnh của một đất nước cũng như tương quan lực lượng trong một khu vực hoặc trên cả thế giới. Với Việt Nam, trong hơn một thập niên vừa qua, điểm nóng ấy chính là Hoàng Sa và Trường Sa, hay nói gọn hơn, là Biển Đông theo cách gọi của người Việt Nam. Nó trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với nhiều người và nhiều giới khác nhau.
 
Thứ nhất, vấn đề Biển Đông là một thách thức lớn, nếu không muốn nói là lớn nhất, đối với chính quyền Việt Nam hiện nay. Nó gắn liền với yêu cầu độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. Hơn nữa, nó cũng gắn liền với quyền lợi kinh tế của quốc gia: Trước mắt, đó là nguồn thủy sản chính của Việt Nam; về lâu dài, theo sự tiên đoán của các nhà khoa học, đó cũng là nguồn khoáng sản dồi dào với trữ lượng dầu khí to lớn.
 
Trong bộ phim tài liệu về Hoàng Sa được phát trên đài truyền hình Sài Gòn trước năm 1975, mới đây được chiếu lại trên đài truyền hình Đồng Nai, có một câu tôi rất thích: “Nghĩa vụ cao cả nhất của chính quyền là bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”. Điều đó, thật ra, ngay từ xưa, cha ông chúng ta đã nhận thấy. Trong Khâm Định Việt sử Thông giám Cương mục (tập 1,nxb Giáo dục,1998, tr. 1121) có ghi lời chỉ dụ của vua Lê Thánh Tông năm 1471 như sau:
 
“Nhà vua dụ bảo Lê Cảnh Huy rằng: ‘Nay nhận được tờ tấu của viên quan An Bang tâu: ‘Người nhà Minh sai nhiều binh lính từ Quảng Tây sang, nói phao là sang hội đồng khám địa giới.’ Việc này cần phải sai người dò thám ngay, nếu thấy có ý gì khác, phải lập tức đưa công văn đi các đạo tập hợp binh lính phòng giữ. Một thước núi, một tấc sông của ta có lẽ nào tự tiện vứt bỏ đi được? Phải kiên quyết tranh luận, không để cho họ lấn dần. Nếu  họ không theo, còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, biện bạch rõ lẽ phải trái. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất đai của Thái Tổ để lại để làm mồi cho giặc, người ấy sẽ bị trừng trị nặng.”
 
Thứ hai, đó cũng là một thách thức lớn đối với lòng yêu nước và tự hào dân tộc của mọi người Việt Nam. Bình thường, đối với mọi người, ở mọi nơi, bất cứ mảnh đất nào thuộc lãnh thổ của cha ông để lại cũng đều thiêng liêng. Bởi chúng không phải chỉ là đất. Chúng còn là xương và máu, là sự hy sinh của bao nhiêu thế hệ đi trước. Việc bảo vệ lãnh thổ, cho dù là một số đảo nhỏ bé và xa xôi, do đó, vượt ra ngoài mọi sự tính toán về lợi và hại thông thường. Nó là danh dự và là một mệnh lệnh của đạo đức.
 
Thách thức thứ hai trở thành một thách thức khác đối với chính quyền: Việc bảo vệ độc lập và chủ quyền trên Biển Đông gắn liền với uy tín, thậm chí, tính chính đáng của việc lãnh đạo đất nước. Sự thất bại trước thách thức ấy tất yếu dẫn đến sự thất vọng, thậm chí, bất mãn của dân chúng. Cuộc đương đầu của chính quyền với Trung Quốc trên Biển Đông, do đó, dễ trở thành cuộc đương đầu giữa chính quyền và dân chúng, hoặc ít nhất, một bộ phận càng ngày càng đông đảo trong dân chúng, những người còn quan tâm đến đất nước và còn nặng lòng tự hào dân tộc. Trước sự thắc thỏm lo âu hoặc sôi sục căm giận của một số người dân trước âm mưu xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc, nhà cầm quyền Việt Nam hiện hình như những kẻ bất lực, thậm chí, ngu xuẩn (tin tưởng một cách ngây thơ vào những lời hứa hão của Trung Quốc) và hèn hạ (quy lụy một cách quá đáng trước những thái độ ngang ngược và hỗn láo của Trung Quốc).
 
Thứ ba, vấn đề Biển Đông không phải chỉ là một thách thức đối với quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc hay giữa chính phủ Việt Nam và người dân Việt Nam mà còn trở thành một thách thức lớn đối với vấn đề địa chính trị (geopolitics) trong khu vực và thế giới.
 
Trước hết, trong khu vực: Hoàng Sa là nơi tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan; ở Trường Sa, có nhiều quốc gia giành giật chủ quyền hơn: Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei.
 
Hơn nữa, giành chủ quyền trên đảo cũng có nghĩa là giành cả chủ quyền trên vùng biển chung quanh đảo (theo quy ước là 12 hải lý tính từ đảo người ta giành chủ quyền). Nối các vùng biển bao quanh Hoàng Sa và Trường Sa lại với nhau, Trung Quốc hình thành con đường lưỡi bò (hoặc đường chữ U hoặc đường 9 đoạn), lấn hẳn vào hải phận của Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines.
 
Nếu con đường lưỡi bò này được công nhận, Trung Quốc sẽ khống chế một trong những con đường hàng hải quan trọng và tấp nập nhất trên thế giới, nơi mỗi năm có mấy chục ngàn chiếc tàu, cả quân sự lẫn dân sự, qua lại. Số lượng dầu khí được chở ngang qua Biên Đông nhiều gấp bảy lần qua kênh đào Suez và 17 lần qua kênh Panama.
 
Giới bình luận chính trị tiên đoán, một ngày nào đó, Trung Quốc cũng sẽ thiết lập vùng nhận diện phòng không trên con đường lưỡi bò ấy như cái điều họ mới làm ở biển Hoa Đông, chung quanh khu vực tranh chấp với Nhật Bản.
 
Đến lúc đó, Trung Quốc không những chỉ làm chủ các hòn đảo và các tài nguyên thiên nhiên ẩn giấu dưới những hòn đảo ấy mà còn làm chủ cả vùng biển và vùng trời chung quanh Hoàng Sa và Trường Sa.
 
Chính viễn tượng ấy khiến việc tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông nói chung mang tầm vóc quốc tế. Không có cường quốc kinh tế hay quân sự nào có thể dửng dưng được: Một số lượng rất lớn tàu bè cũng như máy bay của họ thường xuyên bay ngang qua đó. Không có gì đáng ngạc nhiên khi hầu hết các quốc gia tự chủ và tự trọng đều lên tiếng phản đối Trung Quốc kịch liệt. Mỹ lại cần lên tiếng. Mà không phải chỉ cần lên tiếng suông: Mỹ cần phải hành động.
 
Hành động dễ thấy nhất là Mỹ càng ngày càng dấn sâu vào vùng châu Á - Thái Bình Dương. Đây là một khu vực khá rộng, bao gồm toàn bộ châu Á, toàn bộ vùng Australasia (Úc, Tân Tây Lan, đảo New Guinea) cũng như các đảo quốc thuộc Thái Bình Dương. Bất cứ địa điểm nào trong khu vực này cũng đều quan trọng trong việc cân bằng cán cân lực lượng giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, trong các địa điểm ấy, có những địa điểm có tầm quan trọng về chiến lược hơn. Trong số các địa điểm có tầm quan trọng chiến lược ấy, địa điểm quan trọng nhất chính là Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt là Trường Sa, nơi, do địa thế, đóng vai trò như một cái yết hầu, một trạm kiểm soát của toàn bộ Biển Đông.
 
Bởi vậy, mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng như một số nước trong vùng Đông Nam Á, dù muốn hay không, cũng trở thành mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ. Khi mâu thuẫn ấy càng gay gắt, thế đứng của Việt Nam càng chênh vênh: Đến một lúc nào đó, Việt Nam không thế cứ lấp lửng, ỡm ờ, kiểu bắt cá hai tay được. Việt Nam phải lựa chọn: hoặc ngả theo Trung Quốc hoặc ngả theo Mỹ. Ngả theo Trung Quốc thì dễ, chỉ cần một điều kiện duy nhất: hy sinh sự độc lập và chủ quyền. Ngả theo Mỹ thì khó hơn, vì trong quan hệ ngoại giao, dưới áp lực của dư luận, Mỹ cần sự tin cậy. Sự tin cậy được vun đắp từ hai yếu tố: một, thành thực, và hai, thời gian thử thách. Việt Nam không thể đợi đến lúc Trung Quốc động binh mới cầu thân với Mỹ: lúc ấy đã quá muộn. Việt Nam cũng không thể cầu thân với Trung Quốc theo kiểu nói trên diễn đàn quốc tế một đường, thực hành trong nước một nẻo: Đó là sự giả dối.
 
Trước, trong các giờ địa lý hoặc chính trị, học sinh Việt Nam thường được dạy: Việt Nam may mắn nằm ngay trên trục giao thông giữa Đông và Tây. Thật ra, thời hiện đại, dưới tác động của địa chính trị, địa thế ấy là một điều bất hạnh: Nó rất dễ thành chiến trường của các lực lượng quốc tế. Như cái điều đã xảy ra trong suốt thời Chiến tranh lạnh. Thời chống khủng bố, chiến trường ấy chuyển sang Trung Đông. Nay, từ sự tranh chấp giữa Trung Quốc và Mỹ, chiến trường ấy rất có khả năng chuyển hướng sang Việt Nam.
 
Viễn tượng ấy không đáng vui chút nào cả.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
 
Nguyễn Hưng Quốc

VOA

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Ý nghĩa của Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông

Trong đời sống chính trị quốc gia cũng như quốc tế, thỉnh thoảng nổi lên một số điểm nóng, nơi tập trung các mâu thuẫn chính, có thể dẫn đến xung đột và có ảnh

 

Trong đời sống chính trị quốc gia cũng như quốc tế, thỉnh thoảng nổi lên một số điểm nóng, nơi tập trung các mâu thuẫn chính, có thể dẫn đến xung đột và có ảnh hưởng sâu sắc và nghiêm trọng đến vận mệnh của một đất nước cũng như tương quan lực lượng trong một khu vực hoặc trên cả thế giới. Với Việt Nam, trong hơn một thập niên vừa qua, điểm nóng ấy chính là Hoàng Sa và Trường Sa, hay nói gọn hơn, là Biển Đông theo cách gọi của người Việt Nam. Nó trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với nhiều người và nhiều giới khác nhau.
 
Thứ nhất, vấn đề Biển Đông là một thách thức lớn, nếu không muốn nói là lớn nhất, đối với chính quyền Việt Nam hiện nay. Nó gắn liền với yêu cầu độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. Hơn nữa, nó cũng gắn liền với quyền lợi kinh tế của quốc gia: Trước mắt, đó là nguồn thủy sản chính của Việt Nam; về lâu dài, theo sự tiên đoán của các nhà khoa học, đó cũng là nguồn khoáng sản dồi dào với trữ lượng dầu khí to lớn.
 
Trong bộ phim tài liệu về Hoàng Sa được phát trên đài truyền hình Sài Gòn trước năm 1975, mới đây được chiếu lại trên đài truyền hình Đồng Nai, có một câu tôi rất thích: “Nghĩa vụ cao cả nhất của chính quyền là bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”. Điều đó, thật ra, ngay từ xưa, cha ông chúng ta đã nhận thấy. Trong Khâm Định Việt sử Thông giám Cương mục (tập 1,nxb Giáo dục,1998, tr. 1121) có ghi lời chỉ dụ của vua Lê Thánh Tông năm 1471 như sau:
 
“Nhà vua dụ bảo Lê Cảnh Huy rằng: ‘Nay nhận được tờ tấu của viên quan An Bang tâu: ‘Người nhà Minh sai nhiều binh lính từ Quảng Tây sang, nói phao là sang hội đồng khám địa giới.’ Việc này cần phải sai người dò thám ngay, nếu thấy có ý gì khác, phải lập tức đưa công văn đi các đạo tập hợp binh lính phòng giữ. Một thước núi, một tấc sông của ta có lẽ nào tự tiện vứt bỏ đi được? Phải kiên quyết tranh luận, không để cho họ lấn dần. Nếu  họ không theo, còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, biện bạch rõ lẽ phải trái. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất đai của Thái Tổ để lại để làm mồi cho giặc, người ấy sẽ bị trừng trị nặng.”
 
Thứ hai, đó cũng là một thách thức lớn đối với lòng yêu nước và tự hào dân tộc của mọi người Việt Nam. Bình thường, đối với mọi người, ở mọi nơi, bất cứ mảnh đất nào thuộc lãnh thổ của cha ông để lại cũng đều thiêng liêng. Bởi chúng không phải chỉ là đất. Chúng còn là xương và máu, là sự hy sinh của bao nhiêu thế hệ đi trước. Việc bảo vệ lãnh thổ, cho dù là một số đảo nhỏ bé và xa xôi, do đó, vượt ra ngoài mọi sự tính toán về lợi và hại thông thường. Nó là danh dự và là một mệnh lệnh của đạo đức.
 
Thách thức thứ hai trở thành một thách thức khác đối với chính quyền: Việc bảo vệ độc lập và chủ quyền trên Biển Đông gắn liền với uy tín, thậm chí, tính chính đáng của việc lãnh đạo đất nước. Sự thất bại trước thách thức ấy tất yếu dẫn đến sự thất vọng, thậm chí, bất mãn của dân chúng. Cuộc đương đầu của chính quyền với Trung Quốc trên Biển Đông, do đó, dễ trở thành cuộc đương đầu giữa chính quyền và dân chúng, hoặc ít nhất, một bộ phận càng ngày càng đông đảo trong dân chúng, những người còn quan tâm đến đất nước và còn nặng lòng tự hào dân tộc. Trước sự thắc thỏm lo âu hoặc sôi sục căm giận của một số người dân trước âm mưu xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc, nhà cầm quyền Việt Nam hiện hình như những kẻ bất lực, thậm chí, ngu xuẩn (tin tưởng một cách ngây thơ vào những lời hứa hão của Trung Quốc) và hèn hạ (quy lụy một cách quá đáng trước những thái độ ngang ngược và hỗn láo của Trung Quốc).
 
Thứ ba, vấn đề Biển Đông không phải chỉ là một thách thức đối với quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc hay giữa chính phủ Việt Nam và người dân Việt Nam mà còn trở thành một thách thức lớn đối với vấn đề địa chính trị (geopolitics) trong khu vực và thế giới.
 
Trước hết, trong khu vực: Hoàng Sa là nơi tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan; ở Trường Sa, có nhiều quốc gia giành giật chủ quyền hơn: Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei.
 
Hơn nữa, giành chủ quyền trên đảo cũng có nghĩa là giành cả chủ quyền trên vùng biển chung quanh đảo (theo quy ước là 12 hải lý tính từ đảo người ta giành chủ quyền). Nối các vùng biển bao quanh Hoàng Sa và Trường Sa lại với nhau, Trung Quốc hình thành con đường lưỡi bò (hoặc đường chữ U hoặc đường 9 đoạn), lấn hẳn vào hải phận của Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines.
 
Nếu con đường lưỡi bò này được công nhận, Trung Quốc sẽ khống chế một trong những con đường hàng hải quan trọng và tấp nập nhất trên thế giới, nơi mỗi năm có mấy chục ngàn chiếc tàu, cả quân sự lẫn dân sự, qua lại. Số lượng dầu khí được chở ngang qua Biên Đông nhiều gấp bảy lần qua kênh đào Suez và 17 lần qua kênh Panama.
 
Giới bình luận chính trị tiên đoán, một ngày nào đó, Trung Quốc cũng sẽ thiết lập vùng nhận diện phòng không trên con đường lưỡi bò ấy như cái điều họ mới làm ở biển Hoa Đông, chung quanh khu vực tranh chấp với Nhật Bản.
 
Đến lúc đó, Trung Quốc không những chỉ làm chủ các hòn đảo và các tài nguyên thiên nhiên ẩn giấu dưới những hòn đảo ấy mà còn làm chủ cả vùng biển và vùng trời chung quanh Hoàng Sa và Trường Sa.
 
Chính viễn tượng ấy khiến việc tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông nói chung mang tầm vóc quốc tế. Không có cường quốc kinh tế hay quân sự nào có thể dửng dưng được: Một số lượng rất lớn tàu bè cũng như máy bay của họ thường xuyên bay ngang qua đó. Không có gì đáng ngạc nhiên khi hầu hết các quốc gia tự chủ và tự trọng đều lên tiếng phản đối Trung Quốc kịch liệt. Mỹ lại cần lên tiếng. Mà không phải chỉ cần lên tiếng suông: Mỹ cần phải hành động.
 
Hành động dễ thấy nhất là Mỹ càng ngày càng dấn sâu vào vùng châu Á - Thái Bình Dương. Đây là một khu vực khá rộng, bao gồm toàn bộ châu Á, toàn bộ vùng Australasia (Úc, Tân Tây Lan, đảo New Guinea) cũng như các đảo quốc thuộc Thái Bình Dương. Bất cứ địa điểm nào trong khu vực này cũng đều quan trọng trong việc cân bằng cán cân lực lượng giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, trong các địa điểm ấy, có những địa điểm có tầm quan trọng về chiến lược hơn. Trong số các địa điểm có tầm quan trọng chiến lược ấy, địa điểm quan trọng nhất chính là Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt là Trường Sa, nơi, do địa thế, đóng vai trò như một cái yết hầu, một trạm kiểm soát của toàn bộ Biển Đông.
 
Bởi vậy, mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng như một số nước trong vùng Đông Nam Á, dù muốn hay không, cũng trở thành mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ. Khi mâu thuẫn ấy càng gay gắt, thế đứng của Việt Nam càng chênh vênh: Đến một lúc nào đó, Việt Nam không thế cứ lấp lửng, ỡm ờ, kiểu bắt cá hai tay được. Việt Nam phải lựa chọn: hoặc ngả theo Trung Quốc hoặc ngả theo Mỹ. Ngả theo Trung Quốc thì dễ, chỉ cần một điều kiện duy nhất: hy sinh sự độc lập và chủ quyền. Ngả theo Mỹ thì khó hơn, vì trong quan hệ ngoại giao, dưới áp lực của dư luận, Mỹ cần sự tin cậy. Sự tin cậy được vun đắp từ hai yếu tố: một, thành thực, và hai, thời gian thử thách. Việt Nam không thể đợi đến lúc Trung Quốc động binh mới cầu thân với Mỹ: lúc ấy đã quá muộn. Việt Nam cũng không thể cầu thân với Trung Quốc theo kiểu nói trên diễn đàn quốc tế một đường, thực hành trong nước một nẻo: Đó là sự giả dối.
 
Trước, trong các giờ địa lý hoặc chính trị, học sinh Việt Nam thường được dạy: Việt Nam may mắn nằm ngay trên trục giao thông giữa Đông và Tây. Thật ra, thời hiện đại, dưới tác động của địa chính trị, địa thế ấy là một điều bất hạnh: Nó rất dễ thành chiến trường của các lực lượng quốc tế. Như cái điều đã xảy ra trong suốt thời Chiến tranh lạnh. Thời chống khủng bố, chiến trường ấy chuyển sang Trung Đông. Nay, từ sự tranh chấp giữa Trung Quốc và Mỹ, chiến trường ấy rất có khả năng chuyển hướng sang Việt Nam.
 
Viễn tượng ấy không đáng vui chút nào cả.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
 
Nguyễn Hưng Quốc

VOA

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm