Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Ý nghĩa của sự kiện Quảng trường Thiên An Môn

Việc xuất bản cuốn hồi ký bí mật đuợc ghi âm của nhà cải cách Đảng Cộng sản Trung Quốc thất thế Triệu Tử Dương, người đã nỗ lực “xóa bỏ căn bệnh của hệ thống kinh tế Trung Quốc từ gốc rễ”

Nguồn: John Delury, “Tiananmen Square Revisited”, Project Syndicate, 20/05/2009.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Thư | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc xuất bản cuốn hồi ký bí mật đuợc ghi âm của nhà cải cách Đảng Cộng sản Trung Quốc thất thế Triệu Tử Dương, người đã nỗ lực “xóa bỏ căn bệnh của hệ thống kinh tế Trung Quốc từ gốc rễ” và qua đời trong lúc bị quản thúc tại gia vì những nỗ lực ấy, đang khơi lại cuộc tranh cãi về những di sản phức tạp của các cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Thực sự, khi mà Trung Quốc đang phủ bóng lớn hơn bao giờ hết lên nền kinh tế thế giới thì thật đáng để nhớ lại rằng vào tháng 6 này của 20 năm trước, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gần như sụp đổ. Làn sóng biểu tình tụ hợp tại Thiên An Môn năm đó đặt ra một nguy cơ mang tính sống còn đối với đất nước được dẫn dắt bởi Đảng Cộng sản này, nhà nước được sinh ra 40 năm trước đó bởi Mao Trạch Đông.

Nguy cơ đó đến từ 2 hướng: từ bên trong những thang bậc cao nhất của giới lãnh đạo Đảng, nơi mà những khác biệt tư tưởng về cải cách đã chia rẽ Bộ Chính trị, và từ những người dân thành thị, với sinh viên Bắc Kinh là những người tiên phong, vốn đứng lên trong một cuộc nổi dậy cởi mở và hòa bình để chống lại thẩm quyền của nhà nước.

Ngạc nhiên thay, Đảng bước ra khỏi cuộc khủng hoảng trong sự đoàn kết tập trung quanh tầm nhìn của Đặng Tiểu Bình về một “nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”, và lấy lại tính chính danh trong mắt người dân thành thị thông qua việc thực hiện tầm nhìn đó. Đảng đã phục hồi sự thống nhất trên nền tảng của hội nhập toàn cầu, tăng trưởng theo định hướng thị trường, những thành tích đạt được mà không có sự can thiệp bởi “Nữ thần Dân chủ” của các sinh viên, nhưng đem lại lợi ích vật chất hữu hình cho các cư dân thành phố.

Không nghi ngờ gì khi mà quá trình phát triển đô thị, đầu tư, và tăng trưởng GDP đã tăng tốc trong suốt những năm 1990, nhưng đồng thời cũng làm gia tăng khoảng cách giữa những người thành thị “thắng cuộc” và người nông thôn “thua cuộc”. Năng lượng phản kháng vốn từng tiếp sức trong một thời gian ngắn cho sự kiện Quảng trường Thiên An Môn nay đã tiêu tan khỏi các thành phố và lan rộng ở nông thôn. Trong giai đoạn khởi đầu đầy hào hứng của các cuộc biểu tình đòi dân chủ năm 1989, có hơn 80.000 sinh viên diễu hành trên các đường phố Bắc Kinh yêu cầu chính quyền phải đáp ứng các nhu cầu của người dân nhiều hơn. Đến năm 2005, đã có hơn 80.000 vụ biểu tình đông người được báo cáo trên khắp cả nước, nhưng phần lớn lại không diễn ra ở các thành phố phồn thịnh vùng duyên hải, và chắc chắn là không phải ở các trường đại học tinh hoa của quốc gia.

Suốt 20 năm qua, những công nhân bị mất việc làm, những nông dân bị mất đất, các học viên Pháp Luân Công, và những người dân giận dữ của Tây Tạng đã tổ chức các cuộc biểu tình. Tuy thế, không hề có những cuộc biểu tình của những người thành thị do sinh viên dẫn đầu như những cuộc biểu tình tại Thiên An Môn năm 1989.

Thời kỳ kinh tế phất lên dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Giang Trạch Dân và người kế vị, Hồ Cẩm Đào, đã hướng sự nổi loạn của giới trẻ vào khởi nghiệp và sự thành đạt trong nghề nghiệp chuyên môn, và điều đó đã chỉ khả thi vì Đặng Tiểu Bình đã ngăn ngừa giới lãnh đạo Đảng rạn nứt trong suốt những cuộc biểu tình của sinh viên cuối những năm 1980 và phản ứng dữ dội của những thành phần bảo thủ vào đầu những năm 1990. Khi những cuộc biểu tình bắt đầu, người kế vị do Đặng Tiểu Bình chọn lựa, Thủ tướng Triệu Tử Dương, đã mong muốn sử dụng làn sóng quần chúng nhân dân như một đòn bẩy nhằm thúc đẩy cải cách thị trường mạnh hơn, và có thể cả cải tổ chính trị. Nếu Trung Quốc có một Mikhail Gorbachev của riêng mình thì đó có thể là Triệu Tử Dương.

Đặng Tiểu Bình đã ủng hộ Triệu Tử Dương tự do hóa nền kinh tế, mặc dù điều này đã tạo ra nhiều kết quả tốt xấu khác nhau trong năm 1988 và 1989, với tình trạng lạm phát tăng vọt và sự âu lo về kinh tế lan tràn. Nhưng Đặng Tiểu Bình, người đã chịu những “vết sẹo” từ những năm tháng của chủ nghĩa Mao mà đặc biệt là sự hỗn loạn do Cách mạng Văn hóa, đã không muốn dung thứ cho sự bất ổn chính trị. Và sự khoan dung đối với những người biểu tình của Triệu Tử Dương đã khiến Bộ Chính trị chia thành hai phe khác nhau. Vì vậy Đặng đã để Triệu trở thành “con mồi” cho những lãnh đạo bảo thủ trong Đảng.

Phe cứng rắn đã chiến thắng sau đợt đàn áp. Trong mắt họ, sự hỗn loạn của năm 1989 là minh chứng cho thấy “cải tổ và mở cửa” sẽ dẫn tới thời kỳ hỗn loạn và sụp đổ. Đặng tạm thời rút lui, để những người theo chủ trương kế hoạch hóa tập hợp xung quanh đảng viên kỳ cựu Trần Vân (Chen Yun) làm chậm lại tiến trình thị trường hóa và khắc phục sự cô lập của quốc tế đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau sự kiện Thiên An Môn.

Nhưng sau đó, với chuyến “Nam tuần” nổi tiếng của ông vào năm 1992, Đặng Tiểu Bình đã dẫn đến sự thất thế của phe bảo thủ phản đối thị trường. Tại thành phố Thâm Quyến đang phát triển bùng nổ, với camera truyền hình quay trực tiếp, Đặng Tiểu Bình đã chỉ thẳng ngón tay lên trời, khiển trách Đảng của ông ta: “Nếu Trung Quốc không thực hành chủ nghĩa xã hội, không tiếp tục ‘cải tổ và mở cửa’ và phát triển kinh tế, không cải thiện mức sống của nhân dân, thì dù hướng đi của chúng ta là gì chăng nữa, thì cũng sẽ là đường cùng.”

Sau khi miễn cưỡng thanh trừng những người chủ trương cải cách vào năm 1989, thì năm 1992 Đặng Tiểu Bình đã nắm lấy cơ hội để loại bỏ những người theo chủ trương kế hoạch hóa, đưa vào người anh hùng tân tự do của Trung Quốc, Chu Dung Cơ, nhằm khởi động lại cỗ máy kinh tế. Đặng đã phán đoán tâm thế đất nước một cách sắc sảo: người dân đã sẵn sàng để được bảo rằng “làm giàu là vinh quang”. Giới lãnh đạo mới của Đảng những năm 1990 và 2000 không nao núng trước con đường mà Đặng đã vạch ra: đều đặn mở rộng cải cách thị trường, tích cực tham gia vào thương mại quốc tế, đô thị hóa quy mô lớn và phát triển thành thị, và toàn tâm toàn ý cho sự thống nhất của Đảng.

Vào ngày 4 tháng 6, ngày các binh lính của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc quét sạch các sinh viên và những người ủng hộ họ khỏi Quảng trường Thiên An Môn, được phương Tây ghi nhớ như là một ví dụ bi kịch về bạo lực nhà nước được sử dụng để đàn áp những công dân tay không tấc sắt, và là một tượng đài kỷ niệm cho những khao khát bị kìm nén về tự do và dân chủ của người dân Trung Quốc. Nhưng, trong con mắt lạnh lùng của lịch sử, làn sóng của năm 1989 và hậu quả của nó cuối cùng có thể được xem như là một “thời khắc Machiavelli” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khi mà Đặng Tiểu Bình đối diện thời khắc sinh tử của chế độ, và thấy được điều gì là cần thiết cho sự tồn tại của nó: Sự thống nhất của Đảng dựa trên sự tăng trưởng của thành thị.

Bằng cách tái thống nhất giới lãnh đạo Đảng và tái xây dựng mối đoàn kết giữa Đảng và người dân thành thị, cơn khủng hoảng đã củng cố sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và làm tăng tốc quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc. Trong tác phẩm kinh điển Bàn về cách mạng (On Revolution) của mình, Hannah Arendt đã quan sát một cách bi quan rằng “bất kỳ tình huynh đệ nào của con người cũng đều có khả năng đã được nuôi lớn từ sự tương tàn lẫn nhau, bất kỳ tổ chức chính trị nào mà con người đạt được cũng đều bắt nguồn từ cội rễ tội ác của nó.” Theo cách nhìn này, Quảng trường đẫm máu vào sáng ngày 4 tháng 6 có lẽ là nơi đã khai sinh ra một nước Trung Quốc hậu cách mạng.

John Delury là giám đốc Dự án China Boom Project tại Hội Châu Á, New York.

http://nghiencuuquocte.org

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Ý nghĩa của sự kiện Quảng trường Thiên An Môn

Việc xuất bản cuốn hồi ký bí mật đuợc ghi âm của nhà cải cách Đảng Cộng sản Trung Quốc thất thế Triệu Tử Dương, người đã nỗ lực “xóa bỏ căn bệnh của hệ thống kinh tế Trung Quốc từ gốc rễ”

Nguồn: John Delury, “Tiananmen Square Revisited”, Project Syndicate, 20/05/2009.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Thư | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc xuất bản cuốn hồi ký bí mật đuợc ghi âm của nhà cải cách Đảng Cộng sản Trung Quốc thất thế Triệu Tử Dương, người đã nỗ lực “xóa bỏ căn bệnh của hệ thống kinh tế Trung Quốc từ gốc rễ” và qua đời trong lúc bị quản thúc tại gia vì những nỗ lực ấy, đang khơi lại cuộc tranh cãi về những di sản phức tạp của các cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Thực sự, khi mà Trung Quốc đang phủ bóng lớn hơn bao giờ hết lên nền kinh tế thế giới thì thật đáng để nhớ lại rằng vào tháng 6 này của 20 năm trước, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gần như sụp đổ. Làn sóng biểu tình tụ hợp tại Thiên An Môn năm đó đặt ra một nguy cơ mang tính sống còn đối với đất nước được dẫn dắt bởi Đảng Cộng sản này, nhà nước được sinh ra 40 năm trước đó bởi Mao Trạch Đông.

Nguy cơ đó đến từ 2 hướng: từ bên trong những thang bậc cao nhất của giới lãnh đạo Đảng, nơi mà những khác biệt tư tưởng về cải cách đã chia rẽ Bộ Chính trị, và từ những người dân thành thị, với sinh viên Bắc Kinh là những người tiên phong, vốn đứng lên trong một cuộc nổi dậy cởi mở và hòa bình để chống lại thẩm quyền của nhà nước.

Ngạc nhiên thay, Đảng bước ra khỏi cuộc khủng hoảng trong sự đoàn kết tập trung quanh tầm nhìn của Đặng Tiểu Bình về một “nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”, và lấy lại tính chính danh trong mắt người dân thành thị thông qua việc thực hiện tầm nhìn đó. Đảng đã phục hồi sự thống nhất trên nền tảng của hội nhập toàn cầu, tăng trưởng theo định hướng thị trường, những thành tích đạt được mà không có sự can thiệp bởi “Nữ thần Dân chủ” của các sinh viên, nhưng đem lại lợi ích vật chất hữu hình cho các cư dân thành phố.

Không nghi ngờ gì khi mà quá trình phát triển đô thị, đầu tư, và tăng trưởng GDP đã tăng tốc trong suốt những năm 1990, nhưng đồng thời cũng làm gia tăng khoảng cách giữa những người thành thị “thắng cuộc” và người nông thôn “thua cuộc”. Năng lượng phản kháng vốn từng tiếp sức trong một thời gian ngắn cho sự kiện Quảng trường Thiên An Môn nay đã tiêu tan khỏi các thành phố và lan rộng ở nông thôn. Trong giai đoạn khởi đầu đầy hào hứng của các cuộc biểu tình đòi dân chủ năm 1989, có hơn 80.000 sinh viên diễu hành trên các đường phố Bắc Kinh yêu cầu chính quyền phải đáp ứng các nhu cầu của người dân nhiều hơn. Đến năm 2005, đã có hơn 80.000 vụ biểu tình đông người được báo cáo trên khắp cả nước, nhưng phần lớn lại không diễn ra ở các thành phố phồn thịnh vùng duyên hải, và chắc chắn là không phải ở các trường đại học tinh hoa của quốc gia.

Suốt 20 năm qua, những công nhân bị mất việc làm, những nông dân bị mất đất, các học viên Pháp Luân Công, và những người dân giận dữ của Tây Tạng đã tổ chức các cuộc biểu tình. Tuy thế, không hề có những cuộc biểu tình của những người thành thị do sinh viên dẫn đầu như những cuộc biểu tình tại Thiên An Môn năm 1989.

Thời kỳ kinh tế phất lên dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Giang Trạch Dân và người kế vị, Hồ Cẩm Đào, đã hướng sự nổi loạn của giới trẻ vào khởi nghiệp và sự thành đạt trong nghề nghiệp chuyên môn, và điều đó đã chỉ khả thi vì Đặng Tiểu Bình đã ngăn ngừa giới lãnh đạo Đảng rạn nứt trong suốt những cuộc biểu tình của sinh viên cuối những năm 1980 và phản ứng dữ dội của những thành phần bảo thủ vào đầu những năm 1990. Khi những cuộc biểu tình bắt đầu, người kế vị do Đặng Tiểu Bình chọn lựa, Thủ tướng Triệu Tử Dương, đã mong muốn sử dụng làn sóng quần chúng nhân dân như một đòn bẩy nhằm thúc đẩy cải cách thị trường mạnh hơn, và có thể cả cải tổ chính trị. Nếu Trung Quốc có một Mikhail Gorbachev của riêng mình thì đó có thể là Triệu Tử Dương.

Đặng Tiểu Bình đã ủng hộ Triệu Tử Dương tự do hóa nền kinh tế, mặc dù điều này đã tạo ra nhiều kết quả tốt xấu khác nhau trong năm 1988 và 1989, với tình trạng lạm phát tăng vọt và sự âu lo về kinh tế lan tràn. Nhưng Đặng Tiểu Bình, người đã chịu những “vết sẹo” từ những năm tháng của chủ nghĩa Mao mà đặc biệt là sự hỗn loạn do Cách mạng Văn hóa, đã không muốn dung thứ cho sự bất ổn chính trị. Và sự khoan dung đối với những người biểu tình của Triệu Tử Dương đã khiến Bộ Chính trị chia thành hai phe khác nhau. Vì vậy Đặng đã để Triệu trở thành “con mồi” cho những lãnh đạo bảo thủ trong Đảng.

Phe cứng rắn đã chiến thắng sau đợt đàn áp. Trong mắt họ, sự hỗn loạn của năm 1989 là minh chứng cho thấy “cải tổ và mở cửa” sẽ dẫn tới thời kỳ hỗn loạn và sụp đổ. Đặng tạm thời rút lui, để những người theo chủ trương kế hoạch hóa tập hợp xung quanh đảng viên kỳ cựu Trần Vân (Chen Yun) làm chậm lại tiến trình thị trường hóa và khắc phục sự cô lập của quốc tế đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau sự kiện Thiên An Môn.

Nhưng sau đó, với chuyến “Nam tuần” nổi tiếng của ông vào năm 1992, Đặng Tiểu Bình đã dẫn đến sự thất thế của phe bảo thủ phản đối thị trường. Tại thành phố Thâm Quyến đang phát triển bùng nổ, với camera truyền hình quay trực tiếp, Đặng Tiểu Bình đã chỉ thẳng ngón tay lên trời, khiển trách Đảng của ông ta: “Nếu Trung Quốc không thực hành chủ nghĩa xã hội, không tiếp tục ‘cải tổ và mở cửa’ và phát triển kinh tế, không cải thiện mức sống của nhân dân, thì dù hướng đi của chúng ta là gì chăng nữa, thì cũng sẽ là đường cùng.”

Sau khi miễn cưỡng thanh trừng những người chủ trương cải cách vào năm 1989, thì năm 1992 Đặng Tiểu Bình đã nắm lấy cơ hội để loại bỏ những người theo chủ trương kế hoạch hóa, đưa vào người anh hùng tân tự do của Trung Quốc, Chu Dung Cơ, nhằm khởi động lại cỗ máy kinh tế. Đặng đã phán đoán tâm thế đất nước một cách sắc sảo: người dân đã sẵn sàng để được bảo rằng “làm giàu là vinh quang”. Giới lãnh đạo mới của Đảng những năm 1990 và 2000 không nao núng trước con đường mà Đặng đã vạch ra: đều đặn mở rộng cải cách thị trường, tích cực tham gia vào thương mại quốc tế, đô thị hóa quy mô lớn và phát triển thành thị, và toàn tâm toàn ý cho sự thống nhất của Đảng.

Vào ngày 4 tháng 6, ngày các binh lính của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc quét sạch các sinh viên và những người ủng hộ họ khỏi Quảng trường Thiên An Môn, được phương Tây ghi nhớ như là một ví dụ bi kịch về bạo lực nhà nước được sử dụng để đàn áp những công dân tay không tấc sắt, và là một tượng đài kỷ niệm cho những khao khát bị kìm nén về tự do và dân chủ của người dân Trung Quốc. Nhưng, trong con mắt lạnh lùng của lịch sử, làn sóng của năm 1989 và hậu quả của nó cuối cùng có thể được xem như là một “thời khắc Machiavelli” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khi mà Đặng Tiểu Bình đối diện thời khắc sinh tử của chế độ, và thấy được điều gì là cần thiết cho sự tồn tại của nó: Sự thống nhất của Đảng dựa trên sự tăng trưởng của thành thị.

Bằng cách tái thống nhất giới lãnh đạo Đảng và tái xây dựng mối đoàn kết giữa Đảng và người dân thành thị, cơn khủng hoảng đã củng cố sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và làm tăng tốc quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc. Trong tác phẩm kinh điển Bàn về cách mạng (On Revolution) của mình, Hannah Arendt đã quan sát một cách bi quan rằng “bất kỳ tình huynh đệ nào của con người cũng đều có khả năng đã được nuôi lớn từ sự tương tàn lẫn nhau, bất kỳ tổ chức chính trị nào mà con người đạt được cũng đều bắt nguồn từ cội rễ tội ác của nó.” Theo cách nhìn này, Quảng trường đẫm máu vào sáng ngày 4 tháng 6 có lẽ là nơi đã khai sinh ra một nước Trung Quốc hậu cách mạng.

John Delury là giám đốc Dự án China Boom Project tại Hội Châu Á, New York.

http://nghiencuuquocte.org

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm