Đoạn Đường Chiến Binh
có những điều chẳng thể quên từ năm tháng cũ…
……………..
nhập học niên khóa 1974-1975, trường nó vắng đi một số gương mặt, đó là những người học trễ, đến tuổi lên đường theo lệnh tổng động viên. lớp nó có hai anh Phạm Minh Châu và Nguyễn văn Nghiệp. buồn buồn lúc điểm danh lần đầu thiếu tên hai anh trên danh sách nhưng rồi những niềm vui mới làm nó quên đi một cách nhanh chóng.
cho đến ngày 24 tháng 2, đang giờ học, nó nhận được giấy của thầy phó tổng giám thị gọi xuống văn phòng. mắt đỏ hoe, mặt thật buồn, không nói không rằng thầy chìa cho nó tờ giấy đóng mộc đỏ. nó ngơ ngác nhìn thầy rồi đọc lướt qua : giấy báo tử và tên Nguyễn văn Nghiệp !! thầy trò lặng người thật lâu nó mới hỏi được : tại sao người ta lại báo cho trường, gia đình Nghiệp hay chưa thầy ? thầy nói thầy gọi điện thoại hỏi rồi, Nghiệp chỉ còn mẹ ở tuốt dưới quê, không liên lạc được, thấy trong hành trang của Nghiệp còn nhiều sách vở có tên trường nên người ta gửi giấy về yêu cầu trường cử người đại diện đến nhận xác và dự tang lễ ở Nghĩa trang quân đội.
sáng sớm ngày thứ tư 26 tháng 2 năm 1975, nó cùng một số bạn bè đến nghĩa trang, vào ghi danh chờ gọi để nhận xác. chờ mãi, chờ mãi mới đến phiên, mấy đứa theo nhau vào nhà xác. người ta đem ra một bọc lớn, cột thắt với cái thẻ bài đòng đưa. một đứa trong bọn ra đọc thẻ bài – đúng tên của Nghiệp – ký nhận rồi ngây ngô hỏi chú lính có phải mở bọc ra nhận diện không chú. chú trả lời muốn thì mở chứ còn gì nữa mà nhận diện, đạp phải lựu đạn nát thây rồi. chú thêm : chút xíu thủ tục, nghi lễ xong rồi là chôn, mấy cháu ra ngoài chờ nghe.
lại chờ, và trong lúc chờ đợi này nó bắt đầu thấm những kêu la, khóc lóc thảm thiết, vật vã của những bà mẹ mất con, những người vợ mất chồng, những tình nhân mất nhau, những đứa con mất cha. mít ướt như nó mà lúc đó không khóc nổi, chỉ biết mở mắt trừng trừng nhìn quanh, các giác quan hầu như tê liệt.
sáu người lính khiêng quan tài ra lễ đường, nhạc trỗi lên, lá cờ được xếp chéo. người lính mang đến trước mặt bọn nó, ngần ngừ không biết phải đưa ai. chẳng biết tên nào trong nhóm đẩy nó ra, thế là nó thay mặt mẹ già của Nghiệp nhận lãnh lá quốc kỳ Tổ Quốc Tri Ân rồi theo ra nơi hạ huyệt.
tiễn anh đi xong về lại trường, giao tất cả di vật lại cho thầy phó tổng giám thị rồi nó thẫn thờ ra ngồi ở băng đá trong sân trường. bao nhiêu hình ảnh của anh chập chờn quanh nó, văng vẳng đâu đó còn nghe tiếng anh cười. nó cứ thế mà lâng lâng, lâng lâng… cho đến khi tỉnh lại mới biết là đã được đưa vào phòng y tế nằm và đám bạn đi cùng ban sáng vào hỏi thăm tình trạng của nó đang bị thầy nào đó trách tại sao lại cho nó đi theo. có tiếng ai đó xin lỗi thầy và thòng thêm ai mà cản nổi đâu thầy, ngang bướng chết người, muốn làm gì là làm thôi. đang buồn nẫu người nó cũng phải phì cười vì cái nhận xét không thể nào đúng hơn của bạn.
chút nữa giờ nghỉ trưa, nó sẽ mang một cành hoa và một nén hương ra thắp ở tượng đài chiến sĩ trận vong gần sở để tưởng nhớ đến người bạn một thời chung trường chung lớp nhưng kém may mắn đã bỏ mình như hằng triệu người trai trẻ Việt Nam trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn 1954 – 1975.
viết nhớ
Nguyễn văn Nghiệp
Ðại đội Trinh Sát 7
tử trận ngày 20.2.1975
an táng ngày 26.2.1975
tại Nghĩa trang quân đội E5 – 7 – 25
chẳng thể nào quên !
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
có những điều chẳng thể quên từ năm tháng cũ…
……………..
nhập học niên khóa 1974-1975, trường nó vắng đi một số gương mặt, đó là những người học trễ, đến tuổi lên đường theo lệnh tổng động viên. lớp nó có hai anh Phạm Minh Châu và Nguyễn văn Nghiệp. buồn buồn lúc điểm danh lần đầu thiếu tên hai anh trên danh sách nhưng rồi những niềm vui mới làm nó quên đi một cách nhanh chóng.
cho đến ngày 24 tháng 2, đang giờ học, nó nhận được giấy của thầy phó tổng giám thị gọi xuống văn phòng. mắt đỏ hoe, mặt thật buồn, không nói không rằng thầy chìa cho nó tờ giấy đóng mộc đỏ. nó ngơ ngác nhìn thầy rồi đọc lướt qua : giấy báo tử và tên Nguyễn văn Nghiệp !! thầy trò lặng người thật lâu nó mới hỏi được : tại sao người ta lại báo cho trường, gia đình Nghiệp hay chưa thầy ? thầy nói thầy gọi điện thoại hỏi rồi, Nghiệp chỉ còn mẹ ở tuốt dưới quê, không liên lạc được, thấy trong hành trang của Nghiệp còn nhiều sách vở có tên trường nên người ta gửi giấy về yêu cầu trường cử người đại diện đến nhận xác và dự tang lễ ở Nghĩa trang quân đội.
sáng sớm ngày thứ tư 26 tháng 2 năm 1975, nó cùng một số bạn bè đến nghĩa trang, vào ghi danh chờ gọi để nhận xác. chờ mãi, chờ mãi mới đến phiên, mấy đứa theo nhau vào nhà xác. người ta đem ra một bọc lớn, cột thắt với cái thẻ bài đòng đưa. một đứa trong bọn ra đọc thẻ bài – đúng tên của Nghiệp – ký nhận rồi ngây ngô hỏi chú lính có phải mở bọc ra nhận diện không chú. chú trả lời muốn thì mở chứ còn gì nữa mà nhận diện, đạp phải lựu đạn nát thây rồi. chú thêm : chút xíu thủ tục, nghi lễ xong rồi là chôn, mấy cháu ra ngoài chờ nghe.
lại chờ, và trong lúc chờ đợi này nó bắt đầu thấm những kêu la, khóc lóc thảm thiết, vật vã của những bà mẹ mất con, những người vợ mất chồng, những tình nhân mất nhau, những đứa con mất cha. mít ướt như nó mà lúc đó không khóc nổi, chỉ biết mở mắt trừng trừng nhìn quanh, các giác quan hầu như tê liệt.
sáu người lính khiêng quan tài ra lễ đường, nhạc trỗi lên, lá cờ được xếp chéo. người lính mang đến trước mặt bọn nó, ngần ngừ không biết phải đưa ai. chẳng biết tên nào trong nhóm đẩy nó ra, thế là nó thay mặt mẹ già của Nghiệp nhận lãnh lá quốc kỳ Tổ Quốc Tri Ân rồi theo ra nơi hạ huyệt.
tiễn anh đi xong về lại trường, giao tất cả di vật lại cho thầy phó tổng giám thị rồi nó thẫn thờ ra ngồi ở băng đá trong sân trường. bao nhiêu hình ảnh của anh chập chờn quanh nó, văng vẳng đâu đó còn nghe tiếng anh cười. nó cứ thế mà lâng lâng, lâng lâng… cho đến khi tỉnh lại mới biết là đã được đưa vào phòng y tế nằm và đám bạn đi cùng ban sáng vào hỏi thăm tình trạng của nó đang bị thầy nào đó trách tại sao lại cho nó đi theo. có tiếng ai đó xin lỗi thầy và thòng thêm ai mà cản nổi đâu thầy, ngang bướng chết người, muốn làm gì là làm thôi. đang buồn nẫu người nó cũng phải phì cười vì cái nhận xét không thể nào đúng hơn của bạn.
chút nữa giờ nghỉ trưa, nó sẽ mang một cành hoa và một nén hương ra thắp ở tượng đài chiến sĩ trận vong gần sở để tưởng nhớ đến người bạn một thời chung trường chung lớp nhưng kém may mắn đã bỏ mình như hằng triệu người trai trẻ Việt Nam trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn 1954 – 1975.
viết nhớ
Nguyễn văn Nghiệp
Ðại đội Trinh Sát 7
tử trận ngày 20.2.1975
an táng ngày 26.2.1975
tại Nghĩa trang quân đội E5 – 7 – 25
chẳng thể nào quên !
Sinh Tồn chuyển