Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
hq615 *PNLong - Ðệ Nhị Hổ Cáp
Các chiến hạm này đều được sản xuất từ hãng đóng tàu Marinette Marine Manitovoc ở Tiểu Bang Washington, và có các đặc điểm sau: chiều dài 100 feet 4 inches, chiều ngang 21 feet 1 inch, lòng sâu dưới mặt nước 8 feet 6 inches
T rong thập niên 60, Hoa Kỳ viện trợ và chuyển giao cho Hải Quân Việt Nam 20 Patrol Gun Motor Boat (PGM). Gồm có các tuần duyên hạm HQ-600 Phú Dự (PGM 64), HQ 601 Tiên Mới (PGM 65), HQ-602 Minh Hoa (PGM 66), HQ-603 Kiến Vàng (PGM 67), HQ-604 Kèo Ngựa (PGM-68), HQ-605 Kim Quy (HQ-59), HQ-606 Mây Rút (PGM- 60), HQ-607 Tiên Du (PGM-61), HQ-608 Hoa Lư (PGM-62), HQ-609 Tổ Yến (PGM- 63), HQ-610 Định Hải (PGM-69), HQ-611 Trường Sa (PGM-70), HQ-612 Thái Bình (PGM-72), HQ-613 Thị Tứ (PGM-73), HQ- 614 Song Tử (PGM-74), HQ-615 Tây Sa (PGM-80), HQ-616 Hoàng Sa (PGM-82), HQ-617 Phú Quốc (PGM-81), HQ-618 Hòn Trọc (PGM-83), và HQ-619 Thổ Châu (PGM- 91). Tên Việt Nam của những tuần duyên hạm này đều đã được lấy ra từ tên của những hòn đảo nằm trong lãnh hải của Việt Nam.
Các chiến hạm này đều được sản xuất từ hãng đóng tàu Marinette Marine Manitovoc ở Tiểu Bang Washington, và có các đặc điểm sau: chiều dài 100 feet 4 inches, chiều ngang 21 feet 1 inch, lòng sâu dưới mặt nước 8 feet 6 inches. Tốc độ có thể đạt được đến 17 knots. Những chiến hạm mang từ số HQ-600 đến HQ-611 được trang bị với hai máy Mercedes, những chiến hạm mang từ số HQ-612 đến HQ-619 được trang bị bằng hai dàn máy với 4 máy Grey 371 mỗi bên. Vũ khí trang bị gồm một đại bác 40 ly kép trước mũi, đại bác 20 ly đôi trên nóc, một bích kích pháo trực xạ 81 ly ở sân sau cùng vũ khí cá nhân. Đặc biệt khẩu 81 ly có thể đặt ở bên tả hạm hay hữu hạm do sự kiến trúc của HQCX. Tuần duyên hạm Tây Sa HQ-615 được bàn giao cho Hải Quân Việt Nam vào tháng 6 năm 1966, trực thuộc Hạm Đội HQVNCH, Hải Đội I Tuần Duyên.
Rời BTL/HQ/V3SN năm 1972, tôi
được thuyên chuyển về Hạm Đội, phục vụ
trên tuần duyên hạm Tây Sa HQ-615. Nhiệm
vụ của những tuần duyên Hạm là tuần tiễu
ngăn chận sự xâm nhập của Cộng Quân bằng
đường biển, yểm trợ các đơn vị bộ binh trên
bờ, hộ tống ....
Chiến hạm HQ-615 hoạt động trong cả năm vùng duyên hải, và có khi phải hộ tống các sà lan (chaland) đạn và quân nhu quân dụng tiếp tế cho Nam Vang. Khi tôi tân đáo chiến hạm thì HC2 Đỗ Văn Sử đang làm hạm phó cho HQ Đại Úy Lê Văn Quý, Hạm Trưởng. Sau khi trình diện thì, Hạm trưởng đã chỉ định tôi giữ chức vụ Hạm Phó thay thế cho bạn Sử. Đa số thủy thủ đoàn trực thuộc HQ-615 là những thành phần bất trị nổi tiếng trong hạm đội được đưa về, nên rất khó chỉ huy và điều hành. Vào năm 1973, trong lúc các bạn đồng khóa lên lon trung úy, thì riêng tôi lại bị giam lon vì trải qua một số thời gian nằm ở trong quân lao Gò Vấp! Trung úy Sử lại phải lên nắm quyền Hạm Phó thay cho tôi vì tôi vẫn còn phải mang lon thiếu úy. Trên tàu chúng tôi ngoài Hạm Trưởng, Đại úy Lê Văn Quý (K.14), còn có Trung úy Đỗ Văn Sử (K.20), Thiếu úy Trần Văn Tuấn (K.21), Chuẩn úy Khổng Hữu Thích (K.23), và tôi (K.20). Nhân viên cơ hữu gồm có 5 thượng sĩ và trung sĩ, 25 hạ sĩ và thủy thủ.
1. Năm Căn - Cà Mau:
Trong một lần công tác Vùng IV và Vùng V Duyên Hải, chúng tôi phải tuần tiễu, ngăn chận sự xâm nhập của các ghe thuyền Cộng Sản, yểm trợ hải pháo cho các đơn vị bạn từ vùng Hà Tiên, biên giới với Campuchia, cửa Bẩy Hạp, cửa Bồ Đề vào đến Ngã Ba Tam Giang trên sông Bồ Đề. Mỗi lần vào sông Bồ Đề là chúng tôi vào nhiệm sở tác chiến, và rất phải cẩn trọng nhất là ở khúc Ngã Ba Tam Giang với đường uốn cong queo kiểu hình "cổ cò". Như thường lệ, Hạm trưởng Quý đứng phía bên hữu hạm, Hạm phó Sử đứng bên tả hạm, tôi chỉ huy khẩu 20 ly trên sân thượng, Thiếu úy Tuấn chỉ huy cây 40 ly sân trước, Chuẩn úy Thích coi khẩu 81 ly trực xạ ở sân sau. Vào ban đêm trên đường tuần tiễu, đèn trên tàu được che kín không để lọt ánh sáng ra bên ngoài. Bất thần, chiến hạm bị lọt trúng ổ phục kích và bị tấn công với các đại bác 75 ly không giật, thượng liên 12 ly 8, B-40, B-41, và Ak-47. Ngay phút đầu tiên, pháo tháp 40 ly trước mũi của Thiếu úy Tuấn đã bị trúng đạn 75 ly làm sập, xệ xuống một bên, và bất khiển dụng! Thiếu úy Tuấn và 5 nhân viên bị thương nặng. Khẩu 20 ly lập tức phản pháo vào những vị trí nghi ngờ, và khẩu 81 ly rót vào bờ với những trái đạn bắn trực xạ làm cho địch quân im tiếng súng. Chiến hạm tiếp tục vận chuyển di hành. Thiếu úy Tuấn và 5 nhân viên được tải thương vào bên trong tàu. Khoảng mười phút sau, chiến hạm lại bị lọt vào một ổ phục kích khác của địch quân. Lần này, đài chỉ huy bị trúng ngay phát đạn 75 ly đầu tiên. Hạm trưởng Quý và Hạm phó Sử bị hất tung, rơi lọt xuống boong tàu phía dưới. Chiến hạm bị bất khiển dụng trôi lờ đờ! Cây 20 ly và khẩu bích kích pháo 81 ly phản pháo ngay lập tức. Tôi nhìn xuống dưới boong tàu thấy bạn Sử vừa lồm cồm đứng lên thì bị quất ngã gục xuống sàn tàu bởi một viên thượng liên. Tôi phóng vội xuống, vực bạn vào khu phòng ăn sĩ quan. Sử thều thào cố nói với tôi: "Tao bị trúng đạn rồi, không biết có sống được không?" Tôi vội an ủi bạn: "Đừng sợ, tao đã liên lạc cho tải thương rồi." Viên đạn xuyên qua làn áo giáp, ghim vào ngực, may không trúng tim. Y tá săn sóc, băng bó những vết thương cho Hạm trưởng, Sử, Tuấn, và các nhân viên bị thương. Khẩu 20 ly, bích kích pháo 81 ly, và một số súng cá nhân trên chiến hạm vẫn tiếp tục cày nát hai bên bờ sông. Cơ khí trưởng và nhân viên cơ khí đang cố sửa lại bộ phận lái tàu. Tôi cho tàu từ từ chạy khỏi vùng bị phục kích với một máy, và cho dùng máy bơm bơm nuớc ra. Chúng tôi lết được về đến căn cứ HQ Năm Căn vào rạng sáng ngày hôm sau. Sở dĩ địch quân nhắm và bắn rất chính xác vào chiến hạm, dù ban đêm trời tối đen như mực, là vì chúng đã biết cách đặt súng trong những vị trí đuợc nghiên cứu trước, và được xếp đặt theo những vị trí như đỉnh của một hình tam giác thích hợp như sau: quan sát viên nằm ở vị trí đầu tiên của một đỉnh hình tam giác, xạ thủ 75 ly không giật và B40, B41 nằm ở vị trí đỉnh thứ hai, cùng một bên bờ với quan sát viên, và cách khoảng 15 đến 20 thước. Một ngọn đèn dầu leo lét được đốt lên nằm trên một ghe câu hay một căn chòi nằm phía bên kia bờ sông, xa hơn nơi đặt súng, và tạo thành đỉnh thứ ba. Chúng đã điều nghiên để một khi chiến hạm hay tàu tuần của ta chạy ngang qua vị trí phục kích, che khuất mất tầm nhìn thấy ngọn đèn của quan sát viên thì đồng thời cũng là lúc chiến hạm hay tàu tuần này chạy ngang chính xác nơi trước miệng của những họng súng đang sẵn sàng nhả đạn!
Kết qủa trận chiến là Hạm trưởng Quý, Hạm phó Sử, Thiếu úy Tuấn, và hai nhân viên bị thương nặng. Hai nhân viên này sau đó thành thương phế binh bị liệt cả nguời, và ba thủy thủ còn lại thì tương đối bị thương nhẹ. Tất cả các thương binh được tải thương về Bệnh viện Dã chiến Cà Mau. Nhưng vì là thương binh thuộc quân chủng Hải Quân, nên mọi người phải nằm ngoài hành lang vì không có giường. Sau khi đã được giải phẫu và băng bó vết thương xong, mọi người đã tự động dìu nhau ra đón xe đò về Sài Gòn, nhập viện Bệnh Viện Hải Quân, hay được đưa lên Tổng Y Viện Cộng Hòa. Sau khi bình phục, bạn Sử được vinh thăng Đại úy, và thuyên chuyển về làm chánh văn phòng cho Tham Mưu Phó Hành Quân BTL/HQ. Thiếu úy Tuấn sau khi xuất viện trở về tiếp tục phục vụ trên HQ-615. Tuấn hiện đang sinh sống trong vùng Washington DC với tôi, và hiện vẫn còn mang mảnh đạn trên đầu để làm kỷ niệm.
Mấy ngày sau khi bị phục kích, HQ Thiếu tá Hoàng Xuân Bái (K.13) xuống nắm quyền Hạm Trưởng, và tàu được bổ sung thêm một trung úy thuộc Khóa HQ Lưu Đày. HQ-615 vẫn tiếp tục hoạt động tuần tiễu trong vùng cho đến khi mãn nhiệm kỳ công tác xong mới được về Sài Gòn sửa chữa. Mặc dù chỉ còn một máy, và máy bơm vẫn phải hoạt động 24 trên 24 để bơm nước ra ngoài khỏi những hầm ngập nước vì bị trúng đạn. Tôi tiếp tục phục vụ trên HQ-615 thêm gần một năm nữa.
2. Hộ tống đoàn tàu tiếp tế Nam Vang:
Cuối năm 1973, Khờ Me Đỏ cùng Việt Cộng uy hiếp và bao vây Nam Vang. Huyết lộ chính để tiếp tế thủ đô Nam Vang là đường sông Cửu Long. Trong một lần công tác, HQ- 615 phải nhận lãnh nhiệm vụ hộ tống đoàn tàu tiếp tế Nam Vang từ CC/YTTV/Đồng Tâm (Mỹ Tho) lên đến Tân Châu, biên giới Việt- Miên. Hải Quân Miên chịu trách nhiệm hộ tống từ biên giới Việt Miên lên đến Nam Vang. Ngoài HQ-615, còn có các giang đoàn Xung Phong, Tuần Thám, Ngăn Chận cùng chia nhau phụ trách hộ tống trong vùng hoạt động của mình khi đoàn tàu tiếp tế đi ngang qua. Các đơn vị Địa Phương Quân nằm rải dọc theo bờ sông, và một tiểu đoàn của Sư Đoàn 9 Bộ Binh có chiến xa tăng phái hoạt động hành quân tại vùng biên giới.
Tuy rằng những cuộc hộ tống tiếp tế Nam Vang được điều động và phối hợp chặt chẽ đến nhứ thế, những nhiệm vụ không phải là dễ! Mà nó thật căng thẳng và khổ cực cho nhân viên. Nhiệm sở tác chiến 24 trên 24, khi chạy trước, khi chạy ở khúc giữa, lúc chạy đoạn hậu đoàn convoy. Hết quart làm việc, lại phải xuống đội nón sắt, mặc áo giáp nằm trực nơi ụ súng. Gặp mùa nước đổ, đoàn sà lan với hàng trăm tấn bom đạn trên boong, "ì à ì ạch" lội ngược dòng nước sông Cửu Long làm thành những cái đích nhắm dễ dàng cho những họng súng B40 hay B41, hay là những điểm đánh mìn ngon lành cho đặc công thủy Cộng quân. Tại nhiều khúc sông, HQ.615 cần phải tiến lên phía trước để yểm trợ hải pháo cho các đơn vị bạn đang hành quân giải tỏa áp lực của Cộng quân trên bờ trước khi đoàn convoy đến nơi, nhất là ở vùng biên giới nơi Sư Đoàn 9BB đang hoạt động. Nhiều khi đoàn convoy còn bị những trận pháo tơi bời của Cộng quân từ xa rót đến, nhưng cũng nhờ may mắn và HQ-615 chưa hề bị trúng một viên 122 ly nào. Nhìn xác những tên Việt Cộng còn trẻ măng, chân bị xiềng vào những ổ thượng liên, bị chết phơi thây sau những lần đụng độ; tôi thấy thật là buồn và tội nghiệp cho thân phận của những thanh niên Việt Nam đã bị đẩy vào cuộc huyết chiến tương tàn khi tuổi còn non choẹt – có lẽ chúng chưa biết yêu đương là gì! Những đứa trẻ này có lẽ chưa từng biết những con Mít, con Lang học chung một lớp có khác với mình như thế nào, trên thân thể con gái có những điều "hấp dẫn không thể ngờ được" ra sao thì đã bị hy sinh tánh mạng!
Sau khi bàn giao đoàn convoy cho Hải Quân Miên xong thì chúng tôi tuần tiễu chung với GĐ 26 XP tại vùng Tân Châu-Hồng Ngự để chờ cho đoàn convoy trở về sau khi đã chất hàng lên Nam Vang. Chúng tôi lại tiếp tục hộ tống đoàn sà lan trống trở về CC/YTTV Đồng Tâm, và sẵn sàng cho chuyến tiếp tế kế tiếp. Trong một lần tuần tiễu chung với GĐ 26 XP, chúng tôi đã thoát chết trong đường tơ kẽ tóc, khi Cộng quân đã phục kích chúng tôi bằng súng 75 ly không giật. Một chiếc giang đĩnh của GĐ 26 XP đã bị trúng đạn ngay phía trước mũi chúng tôi, bị chìm ngay lập tức mang theo tất cả thủy thủ đoàn. Ôi kiếp sống hải hồ của các chiến sĩ Hải Quân áo trắng lả lướt là như vậy đó, nào có ai thấu hiểu chăng?
3. Trục Bắc thuộc Vùng I Duyên Hải:
Hoạt động trong Vùng IV hay Vùng V, tuy có hiểm nguy, tuy có sóng ba đào, tuy có đụng độ, tuy có mìn trôi hay pháo kích nhưng không "ớn" bằng bị đi công tác Vùng I Duyên Hải! Ngoài sự hiểm nguy có nguy cơ phải đụng đầu với những khinh tốc đĩnh Komar của Bắc Việt, chúng tôi còn phải chịu đựng những con sóng "ngất trời" của vùng biển miền Trung! Biển vùng Đà Nẵng-Quảng Trị hình như bão tố quanh năm. Các bạn đi PCF hay CoastGuard không biết phải chịu sóng như thế nào chứ HQ-615 của chúng tôi thì bị lắc cứ như là "hột vịt lộn" mỗi khi biển động! Đứng kiểu trung bình tấn và gần như bất động, bụng quặn thắt với cơn say sóng, hàm răng cắn chặt chặn cơn nôn mửa mà lúc nào cũng như muốn, chỉ chực trào lên khỏi cổ, hai tay ôm cứng la bàn từ, nhìn mũi tàu trồi lên hụp xuống theo những con sóng bạc đầu, giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác mà không hiểu sao chúng tôi lại có thể chịu đựng nổi. Tiếng máy tầu ỳ ỳ, tiếng sóng đập vào mũi tàu, vào boong tàu ầm ầm từng cơn. Mùi dầu cặn, mùi dầu xanh Con Ó của anh giám lộ đi chung quart, mùi Basto xanh của anh trung sĩ vận chuyển, mùi hôi của quần áo mặc lâu ngày, mùi ói mửa từ những chiếc "xô", mùi tanh tưởi của nước biển. Những cái không thể nào quên được của những chuyến hải hành bão bùng của Vùng I Duyên Hải. Cơn mệt mỏi lừ đừ rã rượi, buồn ngủ đến nhíp cả mắt, đói lả nhưng không thể nào ăn được, và lúc nào cơn đói và cơn buồn ngũ cũng như có sẵn ở trong tôi! Mỗi lần về bến Sơn Chà để lấy thêm đồ tiếp liệu là tôi lại chuồn ngay lên phòng của HC2 CK NNChâu để ngủ cho lại sức. Trong những con mê ngủ này, thì nhiều khi tôi lại cũng giật đùng đùng tưởng như còn đang phải lấy thăng bằng, lắc lư theo con tàu đi. Các bạn đã từng đi biển thế nào cũng có những cái cảm giác như vậy một khi được ngủ trên bờ.
Kỷ niệm đáng nhớ nhất là trong một lần công tác tuần tiễu Vùng I, trên tàu chúng tôi tất cả các dụng cụ đo điện tử đều bị hư cả! Sáng sớm ngày hôm sau thấy đảo Cồn Cỏ của Bắc Việt nằm ngay lù lù trước mũi! Hoảng hồn và mọi người tỉnh hẳn cơn say, Hạm trưởng cho lệnh tống ga, hai máy tiến "phun" quay về hướng Nam. Cũng may là HQ Bắc Việt khi đó ngủ quên nên không phát hiện ra chúng tôi.
Sau thời gian phục vụ trên tuần duyên hạm Tây Sa HQ-615, tôi được thuyên chuyển về tàu dầu Hỏa Vận Hạm HQ-475, và “phè cánh nhạn“.
Những kỷ niệm với Tuần Duyên Hạm Tây Sa HQ-615.
phan ngọc long
www.denhihocap.com
Tân Sơn Hòa chuyển
T rong thập niên 60, Hoa Kỳ viện trợ và chuyển giao cho Hải Quân Việt Nam 20 Patrol Gun Motor Boat (PGM). Gồm có các tuần duyên hạm HQ-600 Phú Dự (PGM 64), HQ 601 Tiên Mới (PGM 65), HQ-602 Minh Hoa (PGM 66), HQ-603 Kiến Vàng (PGM 67), HQ-604 Kèo Ngựa (PGM-68), HQ-605 Kim Quy (HQ-59), HQ-606 Mây Rút (PGM- 60), HQ-607 Tiên Du (PGM-61), HQ-608 Hoa Lư (PGM-62), HQ-609 Tổ Yến (PGM- 63), HQ-610 Định Hải (PGM-69), HQ-611 Trường Sa (PGM-70), HQ-612 Thái Bình (PGM-72), HQ-613 Thị Tứ (PGM-73), HQ- 614 Song Tử (PGM-74), HQ-615 Tây Sa (PGM-80), HQ-616 Hoàng Sa (PGM-82), HQ-617 Phú Quốc (PGM-81), HQ-618 Hòn Trọc (PGM-83), và HQ-619 Thổ Châu (PGM- 91). Tên Việt Nam của những tuần duyên hạm này đều đã được lấy ra từ tên của những hòn đảo nằm trong lãnh hải của Việt Nam.
Các chiến hạm này đều được sản xuất từ hãng đóng tàu Marinette Marine Manitovoc ở Tiểu Bang Washington, và có các đặc điểm sau: chiều dài 100 feet 4 inches, chiều ngang 21 feet 1 inch, lòng sâu dưới mặt nước 8 feet 6 inches. Tốc độ có thể đạt được đến 17 knots. Những chiến hạm mang từ số HQ-600 đến HQ-611 được trang bị với hai máy Mercedes, những chiến hạm mang từ số HQ-612 đến HQ-619 được trang bị bằng hai dàn máy với 4 máy Grey 371 mỗi bên. Vũ khí trang bị gồm một đại bác 40 ly kép trước mũi, đại bác 20 ly đôi trên nóc, một bích kích pháo trực xạ 81 ly ở sân sau cùng vũ khí cá nhân. Đặc biệt khẩu 81 ly có thể đặt ở bên tả hạm hay hữu hạm do sự kiến trúc của HQCX. Tuần duyên hạm Tây Sa HQ-615 được bàn giao cho Hải Quân Việt Nam vào tháng 6 năm 1966, trực thuộc Hạm Đội HQVNCH, Hải Đội I Tuần Duyên.
Chiến hạm HQ-615 hoạt động trong cả năm vùng duyên hải, và có khi phải hộ tống các sà lan (chaland) đạn và quân nhu quân dụng tiếp tế cho Nam Vang. Khi tôi tân đáo chiến hạm thì HC2 Đỗ Văn Sử đang làm hạm phó cho HQ Đại Úy Lê Văn Quý, Hạm Trưởng. Sau khi trình diện thì, Hạm trưởng đã chỉ định tôi giữ chức vụ Hạm Phó thay thế cho bạn Sử. Đa số thủy thủ đoàn trực thuộc HQ-615 là những thành phần bất trị nổi tiếng trong hạm đội được đưa về, nên rất khó chỉ huy và điều hành. Vào năm 1973, trong lúc các bạn đồng khóa lên lon trung úy, thì riêng tôi lại bị giam lon vì trải qua một số thời gian nằm ở trong quân lao Gò Vấp! Trung úy Sử lại phải lên nắm quyền Hạm Phó thay cho tôi vì tôi vẫn còn phải mang lon thiếu úy. Trên tàu chúng tôi ngoài Hạm Trưởng, Đại úy Lê Văn Quý (K.14), còn có Trung úy Đỗ Văn Sử (K.20), Thiếu úy Trần Văn Tuấn (K.21), Chuẩn úy Khổng Hữu Thích (K.23), và tôi (K.20). Nhân viên cơ hữu gồm có 5 thượng sĩ và trung sĩ, 25 hạ sĩ và thủy thủ.
1. Năm Căn - Cà Mau:
Trong một lần công tác Vùng IV và Vùng V Duyên Hải, chúng tôi phải tuần tiễu, ngăn chận sự xâm nhập của các ghe thuyền Cộng Sản, yểm trợ hải pháo cho các đơn vị bạn từ vùng Hà Tiên, biên giới với Campuchia, cửa Bẩy Hạp, cửa Bồ Đề vào đến Ngã Ba Tam Giang trên sông Bồ Đề. Mỗi lần vào sông Bồ Đề là chúng tôi vào nhiệm sở tác chiến, và rất phải cẩn trọng nhất là ở khúc Ngã Ba Tam Giang với đường uốn cong queo kiểu hình "cổ cò". Như thường lệ, Hạm trưởng Quý đứng phía bên hữu hạm, Hạm phó Sử đứng bên tả hạm, tôi chỉ huy khẩu 20 ly trên sân thượng, Thiếu úy Tuấn chỉ huy cây 40 ly sân trước, Chuẩn úy Thích coi khẩu 81 ly trực xạ ở sân sau. Vào ban đêm trên đường tuần tiễu, đèn trên tàu được che kín không để lọt ánh sáng ra bên ngoài. Bất thần, chiến hạm bị lọt trúng ổ phục kích và bị tấn công với các đại bác 75 ly không giật, thượng liên 12 ly 8, B-40, B-41, và Ak-47. Ngay phút đầu tiên, pháo tháp 40 ly trước mũi của Thiếu úy Tuấn đã bị trúng đạn 75 ly làm sập, xệ xuống một bên, và bất khiển dụng! Thiếu úy Tuấn và 5 nhân viên bị thương nặng. Khẩu 20 ly lập tức phản pháo vào những vị trí nghi ngờ, và khẩu 81 ly rót vào bờ với những trái đạn bắn trực xạ làm cho địch quân im tiếng súng. Chiến hạm tiếp tục vận chuyển di hành. Thiếu úy Tuấn và 5 nhân viên được tải thương vào bên trong tàu. Khoảng mười phút sau, chiến hạm lại bị lọt vào một ổ phục kích khác của địch quân. Lần này, đài chỉ huy bị trúng ngay phát đạn 75 ly đầu tiên. Hạm trưởng Quý và Hạm phó Sử bị hất tung, rơi lọt xuống boong tàu phía dưới. Chiến hạm bị bất khiển dụng trôi lờ đờ! Cây 20 ly và khẩu bích kích pháo 81 ly phản pháo ngay lập tức. Tôi nhìn xuống dưới boong tàu thấy bạn Sử vừa lồm cồm đứng lên thì bị quất ngã gục xuống sàn tàu bởi một viên thượng liên. Tôi phóng vội xuống, vực bạn vào khu phòng ăn sĩ quan. Sử thều thào cố nói với tôi: "Tao bị trúng đạn rồi, không biết có sống được không?" Tôi vội an ủi bạn: "Đừng sợ, tao đã liên lạc cho tải thương rồi." Viên đạn xuyên qua làn áo giáp, ghim vào ngực, may không trúng tim. Y tá săn sóc, băng bó những vết thương cho Hạm trưởng, Sử, Tuấn, và các nhân viên bị thương. Khẩu 20 ly, bích kích pháo 81 ly, và một số súng cá nhân trên chiến hạm vẫn tiếp tục cày nát hai bên bờ sông. Cơ khí trưởng và nhân viên cơ khí đang cố sửa lại bộ phận lái tàu. Tôi cho tàu từ từ chạy khỏi vùng bị phục kích với một máy, và cho dùng máy bơm bơm nuớc ra. Chúng tôi lết được về đến căn cứ HQ Năm Căn vào rạng sáng ngày hôm sau. Sở dĩ địch quân nhắm và bắn rất chính xác vào chiến hạm, dù ban đêm trời tối đen như mực, là vì chúng đã biết cách đặt súng trong những vị trí đuợc nghiên cứu trước, và được xếp đặt theo những vị trí như đỉnh của một hình tam giác thích hợp như sau: quan sát viên nằm ở vị trí đầu tiên của một đỉnh hình tam giác, xạ thủ 75 ly không giật và B40, B41 nằm ở vị trí đỉnh thứ hai, cùng một bên bờ với quan sát viên, và cách khoảng 15 đến 20 thước. Một ngọn đèn dầu leo lét được đốt lên nằm trên một ghe câu hay một căn chòi nằm phía bên kia bờ sông, xa hơn nơi đặt súng, và tạo thành đỉnh thứ ba. Chúng đã điều nghiên để một khi chiến hạm hay tàu tuần của ta chạy ngang qua vị trí phục kích, che khuất mất tầm nhìn thấy ngọn đèn của quan sát viên thì đồng thời cũng là lúc chiến hạm hay tàu tuần này chạy ngang chính xác nơi trước miệng của những họng súng đang sẵn sàng nhả đạn!
Kết qủa trận chiến là Hạm trưởng Quý, Hạm phó Sử, Thiếu úy Tuấn, và hai nhân viên bị thương nặng. Hai nhân viên này sau đó thành thương phế binh bị liệt cả nguời, và ba thủy thủ còn lại thì tương đối bị thương nhẹ. Tất cả các thương binh được tải thương về Bệnh viện Dã chiến Cà Mau. Nhưng vì là thương binh thuộc quân chủng Hải Quân, nên mọi người phải nằm ngoài hành lang vì không có giường. Sau khi đã được giải phẫu và băng bó vết thương xong, mọi người đã tự động dìu nhau ra đón xe đò về Sài Gòn, nhập viện Bệnh Viện Hải Quân, hay được đưa lên Tổng Y Viện Cộng Hòa. Sau khi bình phục, bạn Sử được vinh thăng Đại úy, và thuyên chuyển về làm chánh văn phòng cho Tham Mưu Phó Hành Quân BTL/HQ. Thiếu úy Tuấn sau khi xuất viện trở về tiếp tục phục vụ trên HQ-615. Tuấn hiện đang sinh sống trong vùng Washington DC với tôi, và hiện vẫn còn mang mảnh đạn trên đầu để làm kỷ niệm.
Mấy ngày sau khi bị phục kích, HQ Thiếu tá Hoàng Xuân Bái (K.13) xuống nắm quyền Hạm Trưởng, và tàu được bổ sung thêm một trung úy thuộc Khóa HQ Lưu Đày. HQ-615 vẫn tiếp tục hoạt động tuần tiễu trong vùng cho đến khi mãn nhiệm kỳ công tác xong mới được về Sài Gòn sửa chữa. Mặc dù chỉ còn một máy, và máy bơm vẫn phải hoạt động 24 trên 24 để bơm nước ra ngoài khỏi những hầm ngập nước vì bị trúng đạn. Tôi tiếp tục phục vụ trên HQ-615 thêm gần một năm nữa.
2. Hộ tống đoàn tàu tiếp tế Nam Vang:
Cuối năm 1973, Khờ Me Đỏ cùng Việt Cộng uy hiếp và bao vây Nam Vang. Huyết lộ chính để tiếp tế thủ đô Nam Vang là đường sông Cửu Long. Trong một lần công tác, HQ- 615 phải nhận lãnh nhiệm vụ hộ tống đoàn tàu tiếp tế Nam Vang từ CC/YTTV/Đồng Tâm (Mỹ Tho) lên đến Tân Châu, biên giới Việt- Miên. Hải Quân Miên chịu trách nhiệm hộ tống từ biên giới Việt Miên lên đến Nam Vang. Ngoài HQ-615, còn có các giang đoàn Xung Phong, Tuần Thám, Ngăn Chận cùng chia nhau phụ trách hộ tống trong vùng hoạt động của mình khi đoàn tàu tiếp tế đi ngang qua. Các đơn vị Địa Phương Quân nằm rải dọc theo bờ sông, và một tiểu đoàn của Sư Đoàn 9 Bộ Binh có chiến xa tăng phái hoạt động hành quân tại vùng biên giới.
Tuy rằng những cuộc hộ tống tiếp tế Nam Vang được điều động và phối hợp chặt chẽ đến nhứ thế, những nhiệm vụ không phải là dễ! Mà nó thật căng thẳng và khổ cực cho nhân viên. Nhiệm sở tác chiến 24 trên 24, khi chạy trước, khi chạy ở khúc giữa, lúc chạy đoạn hậu đoàn convoy. Hết quart làm việc, lại phải xuống đội nón sắt, mặc áo giáp nằm trực nơi ụ súng. Gặp mùa nước đổ, đoàn sà lan với hàng trăm tấn bom đạn trên boong, "ì à ì ạch" lội ngược dòng nước sông Cửu Long làm thành những cái đích nhắm dễ dàng cho những họng súng B40 hay B41, hay là những điểm đánh mìn ngon lành cho đặc công thủy Cộng quân. Tại nhiều khúc sông, HQ.615 cần phải tiến lên phía trước để yểm trợ hải pháo cho các đơn vị bạn đang hành quân giải tỏa áp lực của Cộng quân trên bờ trước khi đoàn convoy đến nơi, nhất là ở vùng biên giới nơi Sư Đoàn 9BB đang hoạt động. Nhiều khi đoàn convoy còn bị những trận pháo tơi bời của Cộng quân từ xa rót đến, nhưng cũng nhờ may mắn và HQ-615 chưa hề bị trúng một viên 122 ly nào. Nhìn xác những tên Việt Cộng còn trẻ măng, chân bị xiềng vào những ổ thượng liên, bị chết phơi thây sau những lần đụng độ; tôi thấy thật là buồn và tội nghiệp cho thân phận của những thanh niên Việt Nam đã bị đẩy vào cuộc huyết chiến tương tàn khi tuổi còn non choẹt – có lẽ chúng chưa biết yêu đương là gì! Những đứa trẻ này có lẽ chưa từng biết những con Mít, con Lang học chung một lớp có khác với mình như thế nào, trên thân thể con gái có những điều "hấp dẫn không thể ngờ được" ra sao thì đã bị hy sinh tánh mạng!
Sau khi bàn giao đoàn convoy cho Hải Quân Miên xong thì chúng tôi tuần tiễu chung với GĐ 26 XP tại vùng Tân Châu-Hồng Ngự để chờ cho đoàn convoy trở về sau khi đã chất hàng lên Nam Vang. Chúng tôi lại tiếp tục hộ tống đoàn sà lan trống trở về CC/YTTV Đồng Tâm, và sẵn sàng cho chuyến tiếp tế kế tiếp. Trong một lần tuần tiễu chung với GĐ 26 XP, chúng tôi đã thoát chết trong đường tơ kẽ tóc, khi Cộng quân đã phục kích chúng tôi bằng súng 75 ly không giật. Một chiếc giang đĩnh của GĐ 26 XP đã bị trúng đạn ngay phía trước mũi chúng tôi, bị chìm ngay lập tức mang theo tất cả thủy thủ đoàn. Ôi kiếp sống hải hồ của các chiến sĩ Hải Quân áo trắng lả lướt là như vậy đó, nào có ai thấu hiểu chăng?
3. Trục Bắc thuộc Vùng I Duyên Hải:
Hoạt động trong Vùng IV hay Vùng V, tuy có hiểm nguy, tuy có sóng ba đào, tuy có đụng độ, tuy có mìn trôi hay pháo kích nhưng không "ớn" bằng bị đi công tác Vùng I Duyên Hải! Ngoài sự hiểm nguy có nguy cơ phải đụng đầu với những khinh tốc đĩnh Komar của Bắc Việt, chúng tôi còn phải chịu đựng những con sóng "ngất trời" của vùng biển miền Trung! Biển vùng Đà Nẵng-Quảng Trị hình như bão tố quanh năm. Các bạn đi PCF hay CoastGuard không biết phải chịu sóng như thế nào chứ HQ-615 của chúng tôi thì bị lắc cứ như là "hột vịt lộn" mỗi khi biển động! Đứng kiểu trung bình tấn và gần như bất động, bụng quặn thắt với cơn say sóng, hàm răng cắn chặt chặn cơn nôn mửa mà lúc nào cũng như muốn, chỉ chực trào lên khỏi cổ, hai tay ôm cứng la bàn từ, nhìn mũi tàu trồi lên hụp xuống theo những con sóng bạc đầu, giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác mà không hiểu sao chúng tôi lại có thể chịu đựng nổi. Tiếng máy tầu ỳ ỳ, tiếng sóng đập vào mũi tàu, vào boong tàu ầm ầm từng cơn. Mùi dầu cặn, mùi dầu xanh Con Ó của anh giám lộ đi chung quart, mùi Basto xanh của anh trung sĩ vận chuyển, mùi hôi của quần áo mặc lâu ngày, mùi ói mửa từ những chiếc "xô", mùi tanh tưởi của nước biển. Những cái không thể nào quên được của những chuyến hải hành bão bùng của Vùng I Duyên Hải. Cơn mệt mỏi lừ đừ rã rượi, buồn ngủ đến nhíp cả mắt, đói lả nhưng không thể nào ăn được, và lúc nào cơn đói và cơn buồn ngũ cũng như có sẵn ở trong tôi! Mỗi lần về bến Sơn Chà để lấy thêm đồ tiếp liệu là tôi lại chuồn ngay lên phòng của HC2 CK NNChâu để ngủ cho lại sức. Trong những con mê ngủ này, thì nhiều khi tôi lại cũng giật đùng đùng tưởng như còn đang phải lấy thăng bằng, lắc lư theo con tàu đi. Các bạn đã từng đi biển thế nào cũng có những cái cảm giác như vậy một khi được ngủ trên bờ.
Kỷ niệm đáng nhớ nhất là trong một lần công tác tuần tiễu Vùng I, trên tàu chúng tôi tất cả các dụng cụ đo điện tử đều bị hư cả! Sáng sớm ngày hôm sau thấy đảo Cồn Cỏ của Bắc Việt nằm ngay lù lù trước mũi! Hoảng hồn và mọi người tỉnh hẳn cơn say, Hạm trưởng cho lệnh tống ga, hai máy tiến "phun" quay về hướng Nam. Cũng may là HQ Bắc Việt khi đó ngủ quên nên không phát hiện ra chúng tôi.
Sau thời gian phục vụ trên tuần duyên hạm Tây Sa HQ-615, tôi được thuyên chuyển về tàu dầu Hỏa Vận Hạm HQ-475, và “phè cánh nhạn“.
Những kỷ niệm với Tuần Duyên Hạm Tây Sa HQ-615.
phan ngọc long
www.denhihocap.com
Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
hq615 *PNLong - Ðệ Nhị Hổ Cáp
Các chiến hạm này đều được sản xuất từ hãng đóng tàu Marinette Marine Manitovoc ở Tiểu Bang Washington, và có các đặc điểm sau: chiều dài 100 feet 4 inches, chiều ngang 21 feet 1 inch, lòng sâu dưới mặt nước 8 feet 6 inches
T rong thập niên 60, Hoa Kỳ viện trợ và chuyển giao cho Hải Quân Việt Nam 20 Patrol Gun Motor Boat (PGM). Gồm có các tuần duyên hạm HQ-600 Phú Dự (PGM 64), HQ 601 Tiên Mới (PGM 65), HQ-602 Minh Hoa (PGM 66), HQ-603 Kiến Vàng (PGM 67), HQ-604 Kèo Ngựa (PGM-68), HQ-605 Kim Quy (HQ-59), HQ-606 Mây Rút (PGM- 60), HQ-607 Tiên Du (PGM-61), HQ-608 Hoa Lư (PGM-62), HQ-609 Tổ Yến (PGM- 63), HQ-610 Định Hải (PGM-69), HQ-611 Trường Sa (PGM-70), HQ-612 Thái Bình (PGM-72), HQ-613 Thị Tứ (PGM-73), HQ- 614 Song Tử (PGM-74), HQ-615 Tây Sa (PGM-80), HQ-616 Hoàng Sa (PGM-82), HQ-617 Phú Quốc (PGM-81), HQ-618 Hòn Trọc (PGM-83), và HQ-619 Thổ Châu (PGM- 91). Tên Việt Nam của những tuần duyên hạm này đều đã được lấy ra từ tên của những hòn đảo nằm trong lãnh hải của Việt Nam.
Các chiến hạm này đều được sản xuất từ hãng đóng tàu Marinette Marine Manitovoc ở Tiểu Bang Washington, và có các đặc điểm sau: chiều dài 100 feet 4 inches, chiều ngang 21 feet 1 inch, lòng sâu dưới mặt nước 8 feet 6 inches. Tốc độ có thể đạt được đến 17 knots. Những chiến hạm mang từ số HQ-600 đến HQ-611 được trang bị với hai máy Mercedes, những chiến hạm mang từ số HQ-612 đến HQ-619 được trang bị bằng hai dàn máy với 4 máy Grey 371 mỗi bên. Vũ khí trang bị gồm một đại bác 40 ly kép trước mũi, đại bác 20 ly đôi trên nóc, một bích kích pháo trực xạ 81 ly ở sân sau cùng vũ khí cá nhân. Đặc biệt khẩu 81 ly có thể đặt ở bên tả hạm hay hữu hạm do sự kiến trúc của HQCX. Tuần duyên hạm Tây Sa HQ-615 được bàn giao cho Hải Quân Việt Nam vào tháng 6 năm 1966, trực thuộc Hạm Đội HQVNCH, Hải Đội I Tuần Duyên.
Chiến hạm HQ-615 hoạt động trong cả năm vùng duyên hải, và có khi phải hộ tống các sà lan (chaland) đạn và quân nhu quân dụng tiếp tế cho Nam Vang. Khi tôi tân đáo chiến hạm thì HC2 Đỗ Văn Sử đang làm hạm phó cho HQ Đại Úy Lê Văn Quý, Hạm Trưởng. Sau khi trình diện thì, Hạm trưởng đã chỉ định tôi giữ chức vụ Hạm Phó thay thế cho bạn Sử. Đa số thủy thủ đoàn trực thuộc HQ-615 là những thành phần bất trị nổi tiếng trong hạm đội được đưa về, nên rất khó chỉ huy và điều hành. Vào năm 1973, trong lúc các bạn đồng khóa lên lon trung úy, thì riêng tôi lại bị giam lon vì trải qua một số thời gian nằm ở trong quân lao Gò Vấp! Trung úy Sử lại phải lên nắm quyền Hạm Phó thay cho tôi vì tôi vẫn còn phải mang lon thiếu úy. Trên tàu chúng tôi ngoài Hạm Trưởng, Đại úy Lê Văn Quý (K.14), còn có Trung úy Đỗ Văn Sử (K.20), Thiếu úy Trần Văn Tuấn (K.21), Chuẩn úy Khổng Hữu Thích (K.23), và tôi (K.20). Nhân viên cơ hữu gồm có 5 thượng sĩ và trung sĩ, 25 hạ sĩ và thủy thủ.
1. Năm Căn - Cà Mau:
Trong một lần công tác Vùng IV và Vùng V Duyên Hải, chúng tôi phải tuần tiễu, ngăn chận sự xâm nhập của các ghe thuyền Cộng Sản, yểm trợ hải pháo cho các đơn vị bạn từ vùng Hà Tiên, biên giới với Campuchia, cửa Bẩy Hạp, cửa Bồ Đề vào đến Ngã Ba Tam Giang trên sông Bồ Đề. Mỗi lần vào sông Bồ Đề là chúng tôi vào nhiệm sở tác chiến, và rất phải cẩn trọng nhất là ở khúc Ngã Ba Tam Giang với đường uốn cong queo kiểu hình "cổ cò". Như thường lệ, Hạm trưởng Quý đứng phía bên hữu hạm, Hạm phó Sử đứng bên tả hạm, tôi chỉ huy khẩu 20 ly trên sân thượng, Thiếu úy Tuấn chỉ huy cây 40 ly sân trước, Chuẩn úy Thích coi khẩu 81 ly trực xạ ở sân sau. Vào ban đêm trên đường tuần tiễu, đèn trên tàu được che kín không để lọt ánh sáng ra bên ngoài. Bất thần, chiến hạm bị lọt trúng ổ phục kích và bị tấn công với các đại bác 75 ly không giật, thượng liên 12 ly 8, B-40, B-41, và Ak-47. Ngay phút đầu tiên, pháo tháp 40 ly trước mũi của Thiếu úy Tuấn đã bị trúng đạn 75 ly làm sập, xệ xuống một bên, và bất khiển dụng! Thiếu úy Tuấn và 5 nhân viên bị thương nặng. Khẩu 20 ly lập tức phản pháo vào những vị trí nghi ngờ, và khẩu 81 ly rót vào bờ với những trái đạn bắn trực xạ làm cho địch quân im tiếng súng. Chiến hạm tiếp tục vận chuyển di hành. Thiếu úy Tuấn và 5 nhân viên được tải thương vào bên trong tàu. Khoảng mười phút sau, chiến hạm lại bị lọt vào một ổ phục kích khác của địch quân. Lần này, đài chỉ huy bị trúng ngay phát đạn 75 ly đầu tiên. Hạm trưởng Quý và Hạm phó Sử bị hất tung, rơi lọt xuống boong tàu phía dưới. Chiến hạm bị bất khiển dụng trôi lờ đờ! Cây 20 ly và khẩu bích kích pháo 81 ly phản pháo ngay lập tức. Tôi nhìn xuống dưới boong tàu thấy bạn Sử vừa lồm cồm đứng lên thì bị quất ngã gục xuống sàn tàu bởi một viên thượng liên. Tôi phóng vội xuống, vực bạn vào khu phòng ăn sĩ quan. Sử thều thào cố nói với tôi: "Tao bị trúng đạn rồi, không biết có sống được không?" Tôi vội an ủi bạn: "Đừng sợ, tao đã liên lạc cho tải thương rồi." Viên đạn xuyên qua làn áo giáp, ghim vào ngực, may không trúng tim. Y tá săn sóc, băng bó những vết thương cho Hạm trưởng, Sử, Tuấn, và các nhân viên bị thương. Khẩu 20 ly, bích kích pháo 81 ly, và một số súng cá nhân trên chiến hạm vẫn tiếp tục cày nát hai bên bờ sông. Cơ khí trưởng và nhân viên cơ khí đang cố sửa lại bộ phận lái tàu. Tôi cho tàu từ từ chạy khỏi vùng bị phục kích với một máy, và cho dùng máy bơm bơm nuớc ra. Chúng tôi lết được về đến căn cứ HQ Năm Căn vào rạng sáng ngày hôm sau. Sở dĩ địch quân nhắm và bắn rất chính xác vào chiến hạm, dù ban đêm trời tối đen như mực, là vì chúng đã biết cách đặt súng trong những vị trí đuợc nghiên cứu trước, và được xếp đặt theo những vị trí như đỉnh của một hình tam giác thích hợp như sau: quan sát viên nằm ở vị trí đầu tiên của một đỉnh hình tam giác, xạ thủ 75 ly không giật và B40, B41 nằm ở vị trí đỉnh thứ hai, cùng một bên bờ với quan sát viên, và cách khoảng 15 đến 20 thước. Một ngọn đèn dầu leo lét được đốt lên nằm trên một ghe câu hay một căn chòi nằm phía bên kia bờ sông, xa hơn nơi đặt súng, và tạo thành đỉnh thứ ba. Chúng đã điều nghiên để một khi chiến hạm hay tàu tuần của ta chạy ngang qua vị trí phục kích, che khuất mất tầm nhìn thấy ngọn đèn của quan sát viên thì đồng thời cũng là lúc chiến hạm hay tàu tuần này chạy ngang chính xác nơi trước miệng của những họng súng đang sẵn sàng nhả đạn!
Kết qủa trận chiến là Hạm trưởng Quý, Hạm phó Sử, Thiếu úy Tuấn, và hai nhân viên bị thương nặng. Hai nhân viên này sau đó thành thương phế binh bị liệt cả nguời, và ba thủy thủ còn lại thì tương đối bị thương nhẹ. Tất cả các thương binh được tải thương về Bệnh viện Dã chiến Cà Mau. Nhưng vì là thương binh thuộc quân chủng Hải Quân, nên mọi người phải nằm ngoài hành lang vì không có giường. Sau khi đã được giải phẫu và băng bó vết thương xong, mọi người đã tự động dìu nhau ra đón xe đò về Sài Gòn, nhập viện Bệnh Viện Hải Quân, hay được đưa lên Tổng Y Viện Cộng Hòa. Sau khi bình phục, bạn Sử được vinh thăng Đại úy, và thuyên chuyển về làm chánh văn phòng cho Tham Mưu Phó Hành Quân BTL/HQ. Thiếu úy Tuấn sau khi xuất viện trở về tiếp tục phục vụ trên HQ-615. Tuấn hiện đang sinh sống trong vùng Washington DC với tôi, và hiện vẫn còn mang mảnh đạn trên đầu để làm kỷ niệm.
Mấy ngày sau khi bị phục kích, HQ Thiếu tá Hoàng Xuân Bái (K.13) xuống nắm quyền Hạm Trưởng, và tàu được bổ sung thêm một trung úy thuộc Khóa HQ Lưu Đày. HQ-615 vẫn tiếp tục hoạt động tuần tiễu trong vùng cho đến khi mãn nhiệm kỳ công tác xong mới được về Sài Gòn sửa chữa. Mặc dù chỉ còn một máy, và máy bơm vẫn phải hoạt động 24 trên 24 để bơm nước ra ngoài khỏi những hầm ngập nước vì bị trúng đạn. Tôi tiếp tục phục vụ trên HQ-615 thêm gần một năm nữa.
2. Hộ tống đoàn tàu tiếp tế Nam Vang:
Cuối năm 1973, Khờ Me Đỏ cùng Việt Cộng uy hiếp và bao vây Nam Vang. Huyết lộ chính để tiếp tế thủ đô Nam Vang là đường sông Cửu Long. Trong một lần công tác, HQ- 615 phải nhận lãnh nhiệm vụ hộ tống đoàn tàu tiếp tế Nam Vang từ CC/YTTV/Đồng Tâm (Mỹ Tho) lên đến Tân Châu, biên giới Việt- Miên. Hải Quân Miên chịu trách nhiệm hộ tống từ biên giới Việt Miên lên đến Nam Vang. Ngoài HQ-615, còn có các giang đoàn Xung Phong, Tuần Thám, Ngăn Chận cùng chia nhau phụ trách hộ tống trong vùng hoạt động của mình khi đoàn tàu tiếp tế đi ngang qua. Các đơn vị Địa Phương Quân nằm rải dọc theo bờ sông, và một tiểu đoàn của Sư Đoàn 9 Bộ Binh có chiến xa tăng phái hoạt động hành quân tại vùng biên giới.
Tuy rằng những cuộc hộ tống tiếp tế Nam Vang được điều động và phối hợp chặt chẽ đến nhứ thế, những nhiệm vụ không phải là dễ! Mà nó thật căng thẳng và khổ cực cho nhân viên. Nhiệm sở tác chiến 24 trên 24, khi chạy trước, khi chạy ở khúc giữa, lúc chạy đoạn hậu đoàn convoy. Hết quart làm việc, lại phải xuống đội nón sắt, mặc áo giáp nằm trực nơi ụ súng. Gặp mùa nước đổ, đoàn sà lan với hàng trăm tấn bom đạn trên boong, "ì à ì ạch" lội ngược dòng nước sông Cửu Long làm thành những cái đích nhắm dễ dàng cho những họng súng B40 hay B41, hay là những điểm đánh mìn ngon lành cho đặc công thủy Cộng quân. Tại nhiều khúc sông, HQ.615 cần phải tiến lên phía trước để yểm trợ hải pháo cho các đơn vị bạn đang hành quân giải tỏa áp lực của Cộng quân trên bờ trước khi đoàn convoy đến nơi, nhất là ở vùng biên giới nơi Sư Đoàn 9BB đang hoạt động. Nhiều khi đoàn convoy còn bị những trận pháo tơi bời của Cộng quân từ xa rót đến, nhưng cũng nhờ may mắn và HQ-615 chưa hề bị trúng một viên 122 ly nào. Nhìn xác những tên Việt Cộng còn trẻ măng, chân bị xiềng vào những ổ thượng liên, bị chết phơi thây sau những lần đụng độ; tôi thấy thật là buồn và tội nghiệp cho thân phận của những thanh niên Việt Nam đã bị đẩy vào cuộc huyết chiến tương tàn khi tuổi còn non choẹt – có lẽ chúng chưa biết yêu đương là gì! Những đứa trẻ này có lẽ chưa từng biết những con Mít, con Lang học chung một lớp có khác với mình như thế nào, trên thân thể con gái có những điều "hấp dẫn không thể ngờ được" ra sao thì đã bị hy sinh tánh mạng!
Sau khi bàn giao đoàn convoy cho Hải Quân Miên xong thì chúng tôi tuần tiễu chung với GĐ 26 XP tại vùng Tân Châu-Hồng Ngự để chờ cho đoàn convoy trở về sau khi đã chất hàng lên Nam Vang. Chúng tôi lại tiếp tục hộ tống đoàn sà lan trống trở về CC/YTTV Đồng Tâm, và sẵn sàng cho chuyến tiếp tế kế tiếp. Trong một lần tuần tiễu chung với GĐ 26 XP, chúng tôi đã thoát chết trong đường tơ kẽ tóc, khi Cộng quân đã phục kích chúng tôi bằng súng 75 ly không giật. Một chiếc giang đĩnh của GĐ 26 XP đã bị trúng đạn ngay phía trước mũi chúng tôi, bị chìm ngay lập tức mang theo tất cả thủy thủ đoàn. Ôi kiếp sống hải hồ của các chiến sĩ Hải Quân áo trắng lả lướt là như vậy đó, nào có ai thấu hiểu chăng?
3. Trục Bắc thuộc Vùng I Duyên Hải:
Hoạt động trong Vùng IV hay Vùng V, tuy có hiểm nguy, tuy có sóng ba đào, tuy có đụng độ, tuy có mìn trôi hay pháo kích nhưng không "ớn" bằng bị đi công tác Vùng I Duyên Hải! Ngoài sự hiểm nguy có nguy cơ phải đụng đầu với những khinh tốc đĩnh Komar của Bắc Việt, chúng tôi còn phải chịu đựng những con sóng "ngất trời" của vùng biển miền Trung! Biển vùng Đà Nẵng-Quảng Trị hình như bão tố quanh năm. Các bạn đi PCF hay CoastGuard không biết phải chịu sóng như thế nào chứ HQ-615 của chúng tôi thì bị lắc cứ như là "hột vịt lộn" mỗi khi biển động! Đứng kiểu trung bình tấn và gần như bất động, bụng quặn thắt với cơn say sóng, hàm răng cắn chặt chặn cơn nôn mửa mà lúc nào cũng như muốn, chỉ chực trào lên khỏi cổ, hai tay ôm cứng la bàn từ, nhìn mũi tàu trồi lên hụp xuống theo những con sóng bạc đầu, giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác mà không hiểu sao chúng tôi lại có thể chịu đựng nổi. Tiếng máy tầu ỳ ỳ, tiếng sóng đập vào mũi tàu, vào boong tàu ầm ầm từng cơn. Mùi dầu cặn, mùi dầu xanh Con Ó của anh giám lộ đi chung quart, mùi Basto xanh của anh trung sĩ vận chuyển, mùi hôi của quần áo mặc lâu ngày, mùi ói mửa từ những chiếc "xô", mùi tanh tưởi của nước biển. Những cái không thể nào quên được của những chuyến hải hành bão bùng của Vùng I Duyên Hải. Cơn mệt mỏi lừ đừ rã rượi, buồn ngủ đến nhíp cả mắt, đói lả nhưng không thể nào ăn được, và lúc nào cơn đói và cơn buồn ngũ cũng như có sẵn ở trong tôi! Mỗi lần về bến Sơn Chà để lấy thêm đồ tiếp liệu là tôi lại chuồn ngay lên phòng của HC2 CK NNChâu để ngủ cho lại sức. Trong những con mê ngủ này, thì nhiều khi tôi lại cũng giật đùng đùng tưởng như còn đang phải lấy thăng bằng, lắc lư theo con tàu đi. Các bạn đã từng đi biển thế nào cũng có những cái cảm giác như vậy một khi được ngủ trên bờ.
Kỷ niệm đáng nhớ nhất là trong một lần công tác tuần tiễu Vùng I, trên tàu chúng tôi tất cả các dụng cụ đo điện tử đều bị hư cả! Sáng sớm ngày hôm sau thấy đảo Cồn Cỏ của Bắc Việt nằm ngay lù lù trước mũi! Hoảng hồn và mọi người tỉnh hẳn cơn say, Hạm trưởng cho lệnh tống ga, hai máy tiến "phun" quay về hướng Nam. Cũng may là HQ Bắc Việt khi đó ngủ quên nên không phát hiện ra chúng tôi.
Sau thời gian phục vụ trên tuần duyên hạm Tây Sa HQ-615, tôi được thuyên chuyển về tàu dầu Hỏa Vận Hạm HQ-475, và “phè cánh nhạn“.
Những kỷ niệm với Tuần Duyên Hạm Tây Sa HQ-615.
phan ngọc long
www.denhihocap.com
Tân Sơn Hòa chuyển