Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
iBook Cải cách ruộng đất
(Bấm chuột phải để tải ibook vào iPad)
Năm 1956, tại miền Bắc Việt Nam, lúc bấy giờ là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh và Đảng Lao động Việt Nam, tức là đảng Cộng sản sau này, đã diễn ra một cuộc cách mạng được chính những người phát động mô tả là “long trời lở đất”. Đó là cuộc cải cách ruộng đất.
Đây là thời kỳ được ghi dấu trong lịch sử dân tộc Việt Nam với những án tử hình thi hành tại chỗ, những án tù dài hạn- mà hầu hết nạn nhân đều chết trong khi đang bị giam cầm-, và một bầu không khí nặng nề, đầy đe doạ đã bao trùm lên toàn miền Bắc, khiến người dân phải chìm đắm trong nỗi e sợ mênh mông.
“Đào tận gốc, trốc tận rễ”
Thống kê chính thức của nhà nước được đăng trong cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam tập hai (Giai đoạn 1955-1975), do Đặng Phong thuộc Viện Kinh Tế Việt Nam, Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam chủ biên, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Hà Nội xuất bản năm 2005, cho biết là đã có 172.008 người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông, là những người bị xếp vào loại kẻ thù của nhân dân, bị “đào tận gốc, trốc tận rễ” nghĩa là không bị bắn tại chỗ thì cũng bị lãnh án tù rồi chết trong nhà giam, rồi con cái bị truy bức đến ba đời sau.
Con số này có thể không chính xác, nhưng số nạn nhân quyết không thể thấp hơn thế được, vì nó từng được ghi trong Văn kiện đảng toàn tập do nhà xuất bản chính trị quốc gia ấn hành, và vì nó không nói gì đến những người bị kết án là Quốc Dân đảng thường thì bị bắn ngay tại chỗ. Trong số những người bị kết án này, có cả những đảng viên Cộng sản trung kiên trước khi chết vẫn còn hô to khẩu hiệu, “đảng Cộng sản muôn năm!”
Năm 1956 cũng là năm mà ông Hồ Chí Minh và đảng Lao động công khai lên tiếng nhận sai sót trong quá trình thực hiện cuộc cải cách ruộng đất, rồi cho áp dụng một số biện pháp kỷ luật và tiến hành sửa sai. Bản thống kê chính thức cho biết, trong số 172.008 người bị quy là địa chủ và phú nông trong cải cách ruộng đất thì 123.266 người bị quy sai, tức là bị oan. Tính theo tỷ lệ là 71,66%. Có lẽ chưa bao giờ và ở đâu, tỷ lệ giữa số bị oan và nạn nhân lại cao đến như thế!
Nhà thơ Tố Hữu lúc bấy giờ là trưởng ban tuyên truyền trung ương đảng sau này nhớ lại đã phải nói, “Không thể tả hết được những cảnh tượng bi thảm mà những người bị quy oan là địa chủ, ác bá (mà trong thực tế là trung nông) phải chịu đựng ở những nơi được phát động.”
Lời dặn “nhân ái”
Trong “Nội san cải cách ruộng đất” số ra ngày 25 tháng hai năm 1956, có đăng toàn văn lời căn dặn của ông Hồ Chí Minh rằng, “Nhục hình là lối dã man.” Ông còn khẳng định “tuyệt đối không được dùng nhục hình. Nếu dùng nhục hình là trái chính sách của đảng, của chính phủ, trái tác phong của cách mạng.”
Căn cứ trên thời gian phát hành của báo, thì lời căn dặn từng được ca ngợi là “nhân ái” này được đưa ra bốn năm sau khi bắt đầu thực hiện thí điểm, và chỉ ba tháng trước khi cuộc cải cách ruộng đất chấm dứt bằng đợt sửa sai. Khi đó, nhục hình đã phổ biến khắp nơi và sự sợ hãi đến mụ mẫm cả người đã bao trùm toàn lãnh thổ miền Bắc.
Cũng xin nhắc rằng ngay từ khi thực hiện thí điểm, địa chủ đã bị xác định là kẻ thù của nhân dân, như lời ông Nguyễn Minh Cần, nguyên phó chủ tịch thành phố Hà nội kể lại, “Trước đây, chúng ta coi địa chủ là một thành phần ở trong nhân dân, nhưng bây giờ thì không phải như vậy rồi. Bây giờ thì địa chủ không phải là nhân dân. Nhân dân chỉ là nhân dân thôi, còn địa chủ thì không phải, đó là những người chống lại nhân dân, là kẻ địch của nhân dân."
Không chỉ những nạn nhân đau đớn, mà gia đình họ cũng chịu hoạ lây vì bị xã hội cô lập theo chính sách của đảng. Họ phải trực tiếp chịu những nhục nhằn suốt đời không quên; còn những người đã từng chứng kiến những cảnh tượng diễn ra hàng ngày ở mọi nơi những năm đó thì cả mấy chục năm sau vẫn còn kinh hoàng khi nhớ lại.
Ngay trong đề cương báo cáo của bộ chính trị đảng năm 1956, mỗi khi nói đến các cuộc thanh trừng thời cải cách ruộng đất, cũng đều phải dùng hình dung từ “tàn khốc” để nói lên những gì xẩy ra hàng ngày, hàng giờ tại miền bắc trong suốt mấy năm trời cao điểm của ”cuộc Cách mạng long trời lở đất Cải cách ruộng đất.”
Nhà văn Dương Thu Hương trong cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Đinh Quang Anh Thái của Little Saigon Radio mới đây vẫn còn nhắc lại, "Đối với tôi, lý tưởng Cộng sản là một cái gì đó khủng khiếp và xa lạ. Vì ngay trước cổng nhà tôi là một người chết treo năm cải cách ruộng đất, và tám tuổi, tôi đã phải đi theo các đoàn học sinh để chứng kiến những cụôc đấu đá địa chủ. Sau lưng nhà tôi, đường tàu, cũng là xác một người tự tử chết bằng cách tự đặt cổ mình vào đường ray. Khi tôi tám tuổi, buổi sáng tôi đi tưới rau, tôi đã thấy những người chết đó, và điều đó làm cho tôi vô cùng khủng khiếp."
Và nhà văn Trần Mạnh Hảo cũng trong một cuộc phỏng vấn của ký giả Đinh Quang Anh Thái, khi nói lên lý do tại sao ông muốn từ bỏ chủ nghĩa Mác đã phát biểu, "Tôi nhận ra cái điều này cũng lâu rồi, mà nhận từ từ, bởi vì tôi đã được chứng kiến cụôc cải cách ruộng đất ở ngoài miền Bắc mà gia đình tôi là nạn nhân. Tôi thấy nó rất là khủng khiếp. Tôi không hiểu cái chủ nghĩa gì mà nó chỉ có một biện pháp duy nhất là trấn áp người ta, mang người ta ra đấu tố và bắn bỏ người ta, mà không có xét xử công minh, cũng không có bằng cớ gì cả. Cuộc cải cách ruộng đất là một cuộc diệt chủng như là Pon Pot và Yeng Sari (đã làm bên xứ chùa Tháp) mà thời đó tôi đã chứng kiến.
Gia đình nhà tôi may mắn là ông nội tôi và các chú các cô, toàn bộ đã di cư vào nam. Bố tôi là con trưởng nên phải ở lại để giữ đất, cho nên không di cư được, phải gánh chịu cái tai hoạ của ông nỗi cũng như các chú, một mình phải chịu trận, cho nên rất là khổ."
Nhà văn Vũ Thư Hiên mới đây, khi nói chuyện về cuộc cải cách ruộng đất với đài Á châu tự do, kể, "Tôi có một bà cô ruột ấy, chồng bà cũng bị đấu, mà ông ấy là chủ nhiệm Việt Minh của một xã, mà lại có chân trong Liên Việt huyện, Liên Việt tức là Mặt Trận Tổ Quốc bây giờ. Ông ấy bị đấu, bị giam trong chuồng trâu chuồng bò, nói chung là khổ lắm, rồi ăn uống kém cỏi, đến lúc được thả về nhà thì ông ấy chết, chết tại nhà.” Ông cũng nhớ lại lời dặn dò của của bà cô và cuộc trao đổi thêm giữa hai cô cháu, “Cháu ạ, mình phải lựa bạn mà chơi. Cái bọn Cộng sản nó gian ác và bất nhân lắm đấy. Tôi nói, nhưng bố cháu là Cộng sản cơ mà! (Bà cô trả lời) Thì bố cháu không hiểu, bố cháu mới đi với bọn ấy."
Vết thương chưa lành
Cuộc cải cách ruộng đất chấm dứt năm 1956 đây quả nhiên vẫn còn là một vết thương chưa lành đối với quá nhiều con người, dù có trực tiếp là chứng nhân hay không. Đáng tiếc là những sách báo viết về giai đoạn ấy quá ít, lại thường bị tịch thu ngay sau khi phát hành, và dù hơn 50 năm đã qua đi, thì cải cách ruộng đất vẫn còn là một đề tài cấm kỵ, trong khi những chứng nhân cứ già đi và chết đi dần.
Đó là lý do khiến ban Việt ngữ đài Á châu tự do chúng tôi quyết định thực hiện một loạt bài về cuộc cải cách ruộng đất để vẽ lại bức tranh thực xẩy ra của một thời mà không ai không xót xa khi nhớ lại.
Loạt bài do phóng viên Nguyễn An thực hiện sẽ gồm 6 chương (không kể chương dẫn nhập), theo thứ tự như sau:
Chương hai: Nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng điểm lại tám đợt phát động quần chúng giảm tô và 5 đợt cải cách ruộng đất kéo dài suốt bẩy năm kể từ năm 1949.
Chương ba: Lời kể của ông Nguyễn Minh Cần, người từng trực tiếp tham gia đoàn cải cách ruộng đất cũng như công tác sửa sai.
Chương bốn: Lời kể của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, người từng chứng kiến từ đầu đến cuối một phiên xử của toà án nhân dân;
Chương năm: Lời kể của ông Trần Anh Kim có ông nội và bố đều là nạn nhân của Cải cách ruộng đất (phần này do Việt Hùng thực hiện); sau đó là lời kể của nhà văn Vũ Thư Hiên khi ông có dịp qua những nơi đã diễn ra cuộc cách mạng được gọi là “long trời lở đất” ấy.
Chương sáu: Lời kể của ông Nguyễn Văn Thủ, có ông nội và bố đều là nạn nhân của Cải Cách ruộng đất (phần này do Phương Anh thực hiện). Sau đó, lời kể của nhạc sĩ Trịnh Hưng là người bạn chí cốt của nhà thơ Hữu Loan. Hữu Loan, là tác giả bài thơ nổi tiếng “Màu tím hoa sim,” vốn là người mà những biến chuyển của đời sống gắn liền với cuộc cải cách ruộng đất, và người bạn đời của ông nguyên là con một gia đình bị kết án địa chủ.
Chương bẩy: Diễn tiến việc đảng Cộng Sản Việt Nam nhận sai lầm và sửa sai.
Chương tám: Tổng kết về cuộc Cải Cách ruộng đất. Thành quả và hậu quả
Ban Việt ngữ đài Á Châu trân trọng cảm ơn các vị vừa nêu tên đã nhiệt thành cộng tác và giúp đỡ chúng tôi trong cố gắng lật lại bộ hồ sơ đầy oan khuất này.
RFA
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
iBook Cải cách ruộng đất
(Bấm chuột phải để tải ibook vào iPad)
Năm 1956, tại miền Bắc Việt Nam, lúc bấy giờ là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh và Đảng Lao động Việt Nam, tức là đảng Cộng sản sau này, đã diễn ra một cuộc cách mạng được chính những người phát động mô tả là “long trời lở đất”. Đó là cuộc cải cách ruộng đất.
Đây là thời kỳ được ghi dấu trong lịch sử dân tộc Việt Nam với những án tử hình thi hành tại chỗ, những án tù dài hạn- mà hầu hết nạn nhân đều chết trong khi đang bị giam cầm-, và một bầu không khí nặng nề, đầy đe doạ đã bao trùm lên toàn miền Bắc, khiến người dân phải chìm đắm trong nỗi e sợ mênh mông.
“Đào tận gốc, trốc tận rễ”
Thống kê chính thức của nhà nước được đăng trong cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam tập hai (Giai đoạn 1955-1975), do Đặng Phong thuộc Viện Kinh Tế Việt Nam, Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam chủ biên, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Hà Nội xuất bản năm 2005, cho biết là đã có 172.008 người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông, là những người bị xếp vào loại kẻ thù của nhân dân, bị “đào tận gốc, trốc tận rễ” nghĩa là không bị bắn tại chỗ thì cũng bị lãnh án tù rồi chết trong nhà giam, rồi con cái bị truy bức đến ba đời sau.
Con số này có thể không chính xác, nhưng số nạn nhân quyết không thể thấp hơn thế được, vì nó từng được ghi trong Văn kiện đảng toàn tập do nhà xuất bản chính trị quốc gia ấn hành, và vì nó không nói gì đến những người bị kết án là Quốc Dân đảng thường thì bị bắn ngay tại chỗ. Trong số những người bị kết án này, có cả những đảng viên Cộng sản trung kiên trước khi chết vẫn còn hô to khẩu hiệu, “đảng Cộng sản muôn năm!”
Năm 1956 cũng là năm mà ông Hồ Chí Minh và đảng Lao động công khai lên tiếng nhận sai sót trong quá trình thực hiện cuộc cải cách ruộng đất, rồi cho áp dụng một số biện pháp kỷ luật và tiến hành sửa sai. Bản thống kê chính thức cho biết, trong số 172.008 người bị quy là địa chủ và phú nông trong cải cách ruộng đất thì 123.266 người bị quy sai, tức là bị oan. Tính theo tỷ lệ là 71,66%. Có lẽ chưa bao giờ và ở đâu, tỷ lệ giữa số bị oan và nạn nhân lại cao đến như thế!
Nhà thơ Tố Hữu lúc bấy giờ là trưởng ban tuyên truyền trung ương đảng sau này nhớ lại đã phải nói, “Không thể tả hết được những cảnh tượng bi thảm mà những người bị quy oan là địa chủ, ác bá (mà trong thực tế là trung nông) phải chịu đựng ở những nơi được phát động.”
Lời dặn “nhân ái”
Trong “Nội san cải cách ruộng đất” số ra ngày 25 tháng hai năm 1956, có đăng toàn văn lời căn dặn của ông Hồ Chí Minh rằng, “Nhục hình là lối dã man.” Ông còn khẳng định “tuyệt đối không được dùng nhục hình. Nếu dùng nhục hình là trái chính sách của đảng, của chính phủ, trái tác phong của cách mạng.”
Căn cứ trên thời gian phát hành của báo, thì lời căn dặn từng được ca ngợi là “nhân ái” này được đưa ra bốn năm sau khi bắt đầu thực hiện thí điểm, và chỉ ba tháng trước khi cuộc cải cách ruộng đất chấm dứt bằng đợt sửa sai. Khi đó, nhục hình đã phổ biến khắp nơi và sự sợ hãi đến mụ mẫm cả người đã bao trùm toàn lãnh thổ miền Bắc.
Cũng xin nhắc rằng ngay từ khi thực hiện thí điểm, địa chủ đã bị xác định là kẻ thù của nhân dân, như lời ông Nguyễn Minh Cần, nguyên phó chủ tịch thành phố Hà nội kể lại, “Trước đây, chúng ta coi địa chủ là một thành phần ở trong nhân dân, nhưng bây giờ thì không phải như vậy rồi. Bây giờ thì địa chủ không phải là nhân dân. Nhân dân chỉ là nhân dân thôi, còn địa chủ thì không phải, đó là những người chống lại nhân dân, là kẻ địch của nhân dân."
Không chỉ những nạn nhân đau đớn, mà gia đình họ cũng chịu hoạ lây vì bị xã hội cô lập theo chính sách của đảng. Họ phải trực tiếp chịu những nhục nhằn suốt đời không quên; còn những người đã từng chứng kiến những cảnh tượng diễn ra hàng ngày ở mọi nơi những năm đó thì cả mấy chục năm sau vẫn còn kinh hoàng khi nhớ lại.
Ngay trong đề cương báo cáo của bộ chính trị đảng năm 1956, mỗi khi nói đến các cuộc thanh trừng thời cải cách ruộng đất, cũng đều phải dùng hình dung từ “tàn khốc” để nói lên những gì xẩy ra hàng ngày, hàng giờ tại miền bắc trong suốt mấy năm trời cao điểm của ”cuộc Cách mạng long trời lở đất Cải cách ruộng đất.”
Nhà văn Dương Thu Hương trong cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Đinh Quang Anh Thái của Little Saigon Radio mới đây vẫn còn nhắc lại, "Đối với tôi, lý tưởng Cộng sản là một cái gì đó khủng khiếp và xa lạ. Vì ngay trước cổng nhà tôi là một người chết treo năm cải cách ruộng đất, và tám tuổi, tôi đã phải đi theo các đoàn học sinh để chứng kiến những cụôc đấu đá địa chủ. Sau lưng nhà tôi, đường tàu, cũng là xác một người tự tử chết bằng cách tự đặt cổ mình vào đường ray. Khi tôi tám tuổi, buổi sáng tôi đi tưới rau, tôi đã thấy những người chết đó, và điều đó làm cho tôi vô cùng khủng khiếp."
Và nhà văn Trần Mạnh Hảo cũng trong một cuộc phỏng vấn của ký giả Đinh Quang Anh Thái, khi nói lên lý do tại sao ông muốn từ bỏ chủ nghĩa Mác đã phát biểu, "Tôi nhận ra cái điều này cũng lâu rồi, mà nhận từ từ, bởi vì tôi đã được chứng kiến cụôc cải cách ruộng đất ở ngoài miền Bắc mà gia đình tôi là nạn nhân. Tôi thấy nó rất là khủng khiếp. Tôi không hiểu cái chủ nghĩa gì mà nó chỉ có một biện pháp duy nhất là trấn áp người ta, mang người ta ra đấu tố và bắn bỏ người ta, mà không có xét xử công minh, cũng không có bằng cớ gì cả. Cuộc cải cách ruộng đất là một cuộc diệt chủng như là Pon Pot và Yeng Sari (đã làm bên xứ chùa Tháp) mà thời đó tôi đã chứng kiến.
Gia đình nhà tôi may mắn là ông nội tôi và các chú các cô, toàn bộ đã di cư vào nam. Bố tôi là con trưởng nên phải ở lại để giữ đất, cho nên không di cư được, phải gánh chịu cái tai hoạ của ông nỗi cũng như các chú, một mình phải chịu trận, cho nên rất là khổ."
Nhà văn Vũ Thư Hiên mới đây, khi nói chuyện về cuộc cải cách ruộng đất với đài Á châu tự do, kể, "Tôi có một bà cô ruột ấy, chồng bà cũng bị đấu, mà ông ấy là chủ nhiệm Việt Minh của một xã, mà lại có chân trong Liên Việt huyện, Liên Việt tức là Mặt Trận Tổ Quốc bây giờ. Ông ấy bị đấu, bị giam trong chuồng trâu chuồng bò, nói chung là khổ lắm, rồi ăn uống kém cỏi, đến lúc được thả về nhà thì ông ấy chết, chết tại nhà.” Ông cũng nhớ lại lời dặn dò của của bà cô và cuộc trao đổi thêm giữa hai cô cháu, “Cháu ạ, mình phải lựa bạn mà chơi. Cái bọn Cộng sản nó gian ác và bất nhân lắm đấy. Tôi nói, nhưng bố cháu là Cộng sản cơ mà! (Bà cô trả lời) Thì bố cháu không hiểu, bố cháu mới đi với bọn ấy."
Vết thương chưa lành
Cuộc cải cách ruộng đất chấm dứt năm 1956 đây quả nhiên vẫn còn là một vết thương chưa lành đối với quá nhiều con người, dù có trực tiếp là chứng nhân hay không. Đáng tiếc là những sách báo viết về giai đoạn ấy quá ít, lại thường bị tịch thu ngay sau khi phát hành, và dù hơn 50 năm đã qua đi, thì cải cách ruộng đất vẫn còn là một đề tài cấm kỵ, trong khi những chứng nhân cứ già đi và chết đi dần.
Đó là lý do khiến ban Việt ngữ đài Á châu tự do chúng tôi quyết định thực hiện một loạt bài về cuộc cải cách ruộng đất để vẽ lại bức tranh thực xẩy ra của một thời mà không ai không xót xa khi nhớ lại.
Loạt bài do phóng viên Nguyễn An thực hiện sẽ gồm 6 chương (không kể chương dẫn nhập), theo thứ tự như sau:
Chương hai: Nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng điểm lại tám đợt phát động quần chúng giảm tô và 5 đợt cải cách ruộng đất kéo dài suốt bẩy năm kể từ năm 1949.
Chương ba: Lời kể của ông Nguyễn Minh Cần, người từng trực tiếp tham gia đoàn cải cách ruộng đất cũng như công tác sửa sai.
Chương bốn: Lời kể của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, người từng chứng kiến từ đầu đến cuối một phiên xử của toà án nhân dân;
Chương năm: Lời kể của ông Trần Anh Kim có ông nội và bố đều là nạn nhân của Cải cách ruộng đất (phần này do Việt Hùng thực hiện); sau đó là lời kể của nhà văn Vũ Thư Hiên khi ông có dịp qua những nơi đã diễn ra cuộc cách mạng được gọi là “long trời lở đất” ấy.
Chương sáu: Lời kể của ông Nguyễn Văn Thủ, có ông nội và bố đều là nạn nhân của Cải Cách ruộng đất (phần này do Phương Anh thực hiện). Sau đó, lời kể của nhạc sĩ Trịnh Hưng là người bạn chí cốt của nhà thơ Hữu Loan. Hữu Loan, là tác giả bài thơ nổi tiếng “Màu tím hoa sim,” vốn là người mà những biến chuyển của đời sống gắn liền với cuộc cải cách ruộng đất, và người bạn đời của ông nguyên là con một gia đình bị kết án địa chủ.
Chương bẩy: Diễn tiến việc đảng Cộng Sản Việt Nam nhận sai lầm và sửa sai.
Chương tám: Tổng kết về cuộc Cải Cách ruộng đất. Thành quả và hậu quả
Ban Việt ngữ đài Á Châu trân trọng cảm ơn các vị vừa nêu tên đã nhiệt thành cộng tác và giúp đỡ chúng tôi trong cố gắng lật lại bộ hồ sơ đầy oan khuất này.
RFA