Trang lá cải
mấy chuyện linh tinh sau đêm trao giải Oscar
(hay mấy chuyện linh tinh sau đêm trao giải Oscar)
Giờ mới rảnh để ghi lại mấy chuyện nghĩ linh tinh sau khi xem trao giải Oscar hôm rồi, dù cả hai hôm nay ngứa cả tay vì năm nay trao giải vui quá thể!!!
1. Oscar năm nay một lần nữa khẳng định cho thế giới biết một điều: ở Mỹ, chuyện quái gì cũng có thể xảy ra cả! Nếu năm ngoái người Mỹ và thế giới kinh hoàng khi một thằng cha từng mạnh miệng tuyên bố "thích con nào thì cứ thò tay mà bóp lờ con đó" lên làm tổng thống Mỹ, thì chuyện trao nhầm giải phim Hay Nhất của Oscar có lẽ cũng có thấm thía gì, ngoài chuyện tái khẳng định chân lý: nước Mỹ chuyện gì cũng có thể xảy ra cả. Nếu trước khi có kết quả bầu tổng thống, Media làm rùm beng lên rằng bà Hilary sẽ chiến thắng, thì cuối cùng vào phút chót, ngoài dự tính của người Mỹ (và cả thế giới), ông Trump lại lên làm tổng thống. Moonlight chính là Trump của giải Oscar năm nay, và La La Land chính là Hilary Clinton. Trước Oscar, ai cũng yêu quý La La Land, cho tới gần này trao giải, thì phe ghét La La Land vùng dậy như phe ghét bà Hilary vùng dậy vậy, cùng nhau chửi La La Land là vô cảm, thảm hoạ v.v... Rồi ai cũng chắc mẩm là La La Land được giải rồi, đến cả khi công bố kết quả còn bảo La La Land thắng giải, bà con nhà La La Land lên cảm ơn nức nở xong, mới phát hiện ra là trao nhầm. Trump mới là người chiến thắng. À nhầm, Moonlight mới là người chiến thắng!
2. Tại sao tui lại cứ lôi Trump vào? Vì Oscar, xưa nay với tui, vẫn luôn là một giải thưởng định hướng chính trị. Nếu bạn từng đọc những bài tui viết về Oscar những năm trước, bạn cũng có thể thấy quan điểm xuyên suốt này của tui dành cho Oscar. Phim hay nhất của Oscar không hẳn là chỉ là phim hay nhất, mà nó còn mang trong đó yếu tố chính trị, thông điệp chính trị của giải thưởng này. Năm nay, Moonlight là một quán quân hoàn hảo cho Oscar: một phim về người đồng tính, da màu, xuất thân nghèo khó, với nam diễn viên xuất thân Hồi giáo đóng vai chính, được ra đời trong một bối cảnh mà các nghệ sĩ Mỹ đang trong cơn phản ứng mạnh mẽ với ông tổng phân biệt chúng tổng, ghét dân nghèo và cấm tiệt bọn nhập cư ở một số nước hồi giáo đến Mỹ. Không chỉ chiến thắng riêng của Moonlight, chiến thắng của nam diễn viên trong phim này - người Hồi giáo đầu tiên được giải Oscar, và cả chiến thắng của phim nói tiếng nước ngoài, The Salesman, của một đạo diễn tuyên bố không đến Mỹ dự giải được vì bị luật cấm visa của Trump, gần như là những chiến thắng được báo trước bởi các nước cờ chính trị. Có thể nói, chỉ trong chưa đầy một nhiệm kỳ của Trump mà số nghệ sĩ da màu được đề cử Oscar đã bằng 1/3 số nghệ sĩ da màu được đề cử trong suốt 8 năm làm tổng thống của ông Obama. Chỉ riêng hạng mục phim tài liệu đã có 4 đạo diễn/ nhà sản xuất được đề cử và 1 trong số đó chiến thắng, so với 8 năm thời ông Obama chỉ có duy nhất 1 người chiến thắng giải này. Có 10 diễn viên da màu từng được đề cử giải Oscar trong 8 năm ông Obama làm tổng thống, 3 trong số đó đoạt giải và vào năm nhiệm kỳ cuối cùng của ông, người da màu ở Hollywood rất phẫn nộ với giải thưởng này khi năm ngoái họ thấy hầu như những nghệ sĩ da màu đều bị rớt khỏi cuộc đua tranh giải và đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ với chiến dịch tẩy chay Oscar mang tên Oscar So White (Oscar quá trắng). Vài ngôi sao da màu còn quyết định không thèm đi dự Oscar năm ngoái! Trong khi đó, Trump vừa lên làm tổng thống, thì ngay tức thì có 6 diễn viên da màu được đề cử và có 2 người đoạt giải!
3. Nếu năm ngoài Oscar so White, thì năm nay, tui (chớ không phải mấy bạn bên Hollywood) gọi Oscar So Black & White (Oscar quá đen và trắng). Sau sự phản ứng mạnh mẽ của người da màu thì Viện Hàn Lâm đã tuyển thêm một loạt hội viên mới là những người không phải da trắng với mong muốn giải thưởng này sẽ đa dạng về sắc tộc màu da. Thế nhưng, chỉ có người da màu có thêm tiếng nói tại giải thưởng này và thân phận da vàng châu Á vẫn là con số không tròn trĩnh.
4. Thế nhưng, hình ảnh Oscar So Black & White vào giây phút cuối cùng của đêm trao giải, khi mà đoàn phim La La Land ôm đoàn phim Moonlight và trả lại sân khấu cho người chiến thắng thật sự, quả là một hình ảnh tuyệt vời.
Cảm giác của tui (tường thuật lại như đang xem trực tiếp) khi xem sự cố này là:
- Một anh sản xuất của La La Land đang cám ơn.
- Một anh khác (về sau tui biết anh này tên là Jordan Horowitz) chen vào, giật lấy mic và chỉ về phía khán đài: Moonlight, các bạn mới là người chiến thắng. (tui nghĩ, chòi oi, ông nội này chắc bắt chước bà Adele hôm Grammy nói Beyonce là người chiến thắng thật sự nè).
- Bà con hoang mang, Jordan lại nói tiếp: "Nè mấy cậu, tui xin lỗi. Nhưng mà có gì sai sai rồi. Moonlight, mấy cậu thắng giải Phim hay nhất (tui nghĩ, trời, anh này làm quá, không lẽ ảnh chơi lớn, chơi gác bà Adele nói miệng thôi, giờ ảnh chơi nhường giải luôn cho Moonlight hay sao trời?)
- "Tui không có giỡn" - Jordan nói tiếp, chỉ tay xuống vẫy hội kia lên "Lên đây đi" (tui nghĩ, trời ơi, anh này chơi lớn thiệt rồi"
- Jordan giơ lên tờ thông báo người chiến thắng. Trong tích tắc, tui nhìn thấy chữ ADELE trên đó, tui nghĩ "trời, không lẽ hội này cố ý bắt chước bà Adele mà còn ghê gớm hơn chuẩn bị sẵn luôn cái tờ này để đưa cho hội Moonlight luôn?"
Phải một hồi sau tui mới hiểu ra không phải bắt chước bà Adele (Adele Romanski là tên nhà sản xuất của phim Moonlight), mà là lộn thiệt.
Và khi hiểu ra mọi chuyện, tui phải nói rằng tui quá sức khâm phục Jordan! Đúng tư chất của một nhà sản xuất - bình tĩnh giải quyết vấn đề một cách nhanh nhạy và lịch lãm, bởi nếu Jordan không phải là người lên tiếng nói ra một sự thật quá sức khủng khiếp với chính bản thân anh vào thời điểm đó, và với cả giải Oscar, nếu anh không đủ bình tĩnh và phản ứng tiêu cực với sự thật này, bày tỏ sự giận dữ hay thất vọng, hoặc, đơn giản là nếu anh im lặng và không lên tiếng, thì có lẽ khoảnh khắc ấy sẽ trở nên xấu hổ vô cùng cho tất cả mọi người.
5. Tính nói thêm về chuyện Oscar và điện ảnh Việt Nam mà thấy dài quá rồi, để khi khác hen :D
MM chuyển
Bàn ra tán vào (0)
mấy chuyện linh tinh sau đêm trao giải Oscar
(hay mấy chuyện linh tinh sau đêm trao giải Oscar)
Giờ mới rảnh để ghi lại mấy chuyện nghĩ linh tinh sau khi xem trao giải Oscar hôm rồi, dù cả hai hôm nay ngứa cả tay vì năm nay trao giải vui quá thể!!!
1. Oscar năm nay một lần nữa khẳng định cho thế giới biết một điều: ở Mỹ, chuyện quái gì cũng có thể xảy ra cả! Nếu năm ngoái người Mỹ và thế giới kinh hoàng khi một thằng cha từng mạnh miệng tuyên bố "thích con nào thì cứ thò tay mà bóp lờ con đó" lên làm tổng thống Mỹ, thì chuyện trao nhầm giải phim Hay Nhất của Oscar có lẽ cũng có thấm thía gì, ngoài chuyện tái khẳng định chân lý: nước Mỹ chuyện gì cũng có thể xảy ra cả. Nếu trước khi có kết quả bầu tổng thống, Media làm rùm beng lên rằng bà Hilary sẽ chiến thắng, thì cuối cùng vào phút chót, ngoài dự tính của người Mỹ (và cả thế giới), ông Trump lại lên làm tổng thống. Moonlight chính là Trump của giải Oscar năm nay, và La La Land chính là Hilary Clinton. Trước Oscar, ai cũng yêu quý La La Land, cho tới gần này trao giải, thì phe ghét La La Land vùng dậy như phe ghét bà Hilary vùng dậy vậy, cùng nhau chửi La La Land là vô cảm, thảm hoạ v.v... Rồi ai cũng chắc mẩm là La La Land được giải rồi, đến cả khi công bố kết quả còn bảo La La Land thắng giải, bà con nhà La La Land lên cảm ơn nức nở xong, mới phát hiện ra là trao nhầm. Trump mới là người chiến thắng. À nhầm, Moonlight mới là người chiến thắng!
2. Tại sao tui lại cứ lôi Trump vào? Vì Oscar, xưa nay với tui, vẫn luôn là một giải thưởng định hướng chính trị. Nếu bạn từng đọc những bài tui viết về Oscar những năm trước, bạn cũng có thể thấy quan điểm xuyên suốt này của tui dành cho Oscar. Phim hay nhất của Oscar không hẳn là chỉ là phim hay nhất, mà nó còn mang trong đó yếu tố chính trị, thông điệp chính trị của giải thưởng này. Năm nay, Moonlight là một quán quân hoàn hảo cho Oscar: một phim về người đồng tính, da màu, xuất thân nghèo khó, với nam diễn viên xuất thân Hồi giáo đóng vai chính, được ra đời trong một bối cảnh mà các nghệ sĩ Mỹ đang trong cơn phản ứng mạnh mẽ với ông tổng phân biệt chúng tổng, ghét dân nghèo và cấm tiệt bọn nhập cư ở một số nước hồi giáo đến Mỹ. Không chỉ chiến thắng riêng của Moonlight, chiến thắng của nam diễn viên trong phim này - người Hồi giáo đầu tiên được giải Oscar, và cả chiến thắng của phim nói tiếng nước ngoài, The Salesman, của một đạo diễn tuyên bố không đến Mỹ dự giải được vì bị luật cấm visa của Trump, gần như là những chiến thắng được báo trước bởi các nước cờ chính trị. Có thể nói, chỉ trong chưa đầy một nhiệm kỳ của Trump mà số nghệ sĩ da màu được đề cử Oscar đã bằng 1/3 số nghệ sĩ da màu được đề cử trong suốt 8 năm làm tổng thống của ông Obama. Chỉ riêng hạng mục phim tài liệu đã có 4 đạo diễn/ nhà sản xuất được đề cử và 1 trong số đó chiến thắng, so với 8 năm thời ông Obama chỉ có duy nhất 1 người chiến thắng giải này. Có 10 diễn viên da màu từng được đề cử giải Oscar trong 8 năm ông Obama làm tổng thống, 3 trong số đó đoạt giải và vào năm nhiệm kỳ cuối cùng của ông, người da màu ở Hollywood rất phẫn nộ với giải thưởng này khi năm ngoái họ thấy hầu như những nghệ sĩ da màu đều bị rớt khỏi cuộc đua tranh giải và đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ với chiến dịch tẩy chay Oscar mang tên Oscar So White (Oscar quá trắng). Vài ngôi sao da màu còn quyết định không thèm đi dự Oscar năm ngoái! Trong khi đó, Trump vừa lên làm tổng thống, thì ngay tức thì có 6 diễn viên da màu được đề cử và có 2 người đoạt giải!
3. Nếu năm ngoài Oscar so White, thì năm nay, tui (chớ không phải mấy bạn bên Hollywood) gọi Oscar So Black & White (Oscar quá đen và trắng). Sau sự phản ứng mạnh mẽ của người da màu thì Viện Hàn Lâm đã tuyển thêm một loạt hội viên mới là những người không phải da trắng với mong muốn giải thưởng này sẽ đa dạng về sắc tộc màu da. Thế nhưng, chỉ có người da màu có thêm tiếng nói tại giải thưởng này và thân phận da vàng châu Á vẫn là con số không tròn trĩnh.
4. Thế nhưng, hình ảnh Oscar So Black & White vào giây phút cuối cùng của đêm trao giải, khi mà đoàn phim La La Land ôm đoàn phim Moonlight và trả lại sân khấu cho người chiến thắng thật sự, quả là một hình ảnh tuyệt vời.
Cảm giác của tui (tường thuật lại như đang xem trực tiếp) khi xem sự cố này là:
- Một anh sản xuất của La La Land đang cám ơn.
- Một anh khác (về sau tui biết anh này tên là Jordan Horowitz) chen vào, giật lấy mic và chỉ về phía khán đài: Moonlight, các bạn mới là người chiến thắng. (tui nghĩ, chòi oi, ông nội này chắc bắt chước bà Adele hôm Grammy nói Beyonce là người chiến thắng thật sự nè).
- Bà con hoang mang, Jordan lại nói tiếp: "Nè mấy cậu, tui xin lỗi. Nhưng mà có gì sai sai rồi. Moonlight, mấy cậu thắng giải Phim hay nhất (tui nghĩ, trời, anh này làm quá, không lẽ ảnh chơi lớn, chơi gác bà Adele nói miệng thôi, giờ ảnh chơi nhường giải luôn cho Moonlight hay sao trời?)
- "Tui không có giỡn" - Jordan nói tiếp, chỉ tay xuống vẫy hội kia lên "Lên đây đi" (tui nghĩ, trời ơi, anh này chơi lớn thiệt rồi"
- Jordan giơ lên tờ thông báo người chiến thắng. Trong tích tắc, tui nhìn thấy chữ ADELE trên đó, tui nghĩ "trời, không lẽ hội này cố ý bắt chước bà Adele mà còn ghê gớm hơn chuẩn bị sẵn luôn cái tờ này để đưa cho hội Moonlight luôn?"
Phải một hồi sau tui mới hiểu ra không phải bắt chước bà Adele (Adele Romanski là tên nhà sản xuất của phim Moonlight), mà là lộn thiệt.
Và khi hiểu ra mọi chuyện, tui phải nói rằng tui quá sức khâm phục Jordan! Đúng tư chất của một nhà sản xuất - bình tĩnh giải quyết vấn đề một cách nhanh nhạy và lịch lãm, bởi nếu Jordan không phải là người lên tiếng nói ra một sự thật quá sức khủng khiếp với chính bản thân anh vào thời điểm đó, và với cả giải Oscar, nếu anh không đủ bình tĩnh và phản ứng tiêu cực với sự thật này, bày tỏ sự giận dữ hay thất vọng, hoặc, đơn giản là nếu anh im lặng và không lên tiếng, thì có lẽ khoảnh khắc ấy sẽ trở nên xấu hổ vô cùng cho tất cả mọi người.
5. Tính nói thêm về chuyện Oscar và điện ảnh Việt Nam mà thấy dài quá rồi, để khi khác hen :D
MM chuyển