Tham Khảo
« Tin giả : Lá bài được các chế độ độc tài châu Á ưa dùng » *
Đây là tựa đề bài nhận định trên báo Le Monde ngày 07/03/2017. Theo tờ báo, cách tốt nhất để dập tắt các chỉ trích và làm cho phe đối lập mất uy tín là nhấn mạnh đến những sai lệch của truyền thông và tung tin sai lệch.
Đây là tựa đề bài nhận định trên báo Le Monde ngày 07/03/2017. Theo
tờ báo, cách tốt nhất để dập tắt các chỉ trích và làm cho phe đối lập
mất uy tín là nhấn mạnh đến những sai lệch của truyền thông và tung tin
sai lệch.
Kim Sok (G), một tiếng nói chống đối thủ tướng Cam Bốt Hun Sen tại Phnom Penh (Ảnh chụp ngày 17/02/2017) REUTERS/Stringer |
Việc tố cáo tin giả tỏ ra rất cần thiết đối với các chế độ muốn ngăn
chặn phe đối lập chính trị. Nếu tổng thống Hoa Kỳ - nước từ lâu nay vẫn
lên lớp về đạo lý – sử dụng thủ đoạn này thì tại sao các chế độ độc tài
lại không áp dụng ?
Le Monde cho biết, ông Hun Sen, làm thủ tướng Cam Bốt từ ba thập niên
qua, thường xuyên ngăn chặn phe đối lập bằng cách kiện họ vu khống. Từ
khi tân tổng thống Mỹ vào ngày 24/02 vừa qua, cấm cửa đối với báo New
York Times, đài truyền hình CNN hoặc BBC, thủ tướng Cam Bốt Hun Sen đã
nhanh chóng sử dụng lập luận của ông Donald Trump để bịt miệng báo chí.
Ngày 27/02, thủ tướng Cam Bốt nói : « Donald Trump hiểu rằng báo chí là
một nhóm vô chính phủ ». Trước đó, phát ngôn viên chính phủ Phnom Penh
còn hoan nghênh tân tổng thống Mỹ đã nhìn thấy rõ là các thông tin do
những cơ quan truyền thông đăng tải không phản ánh đúng tình hình. Quan
chức này « nhắc nhở » báo chí ngoại quốc làm việc tại Cam Bốt và đe dọa
là họ có thể bị đóng cửa hoặc bị đuổi về nước.
« Mối đe dọa lớn nhất »
Thủ tướng Malaysia Najib Razak, bị tình nghi tham nhũng, cũng tham gia
vào « cuộc đấu tranh chống tin giả ». Ngày 25/02, ông tố cáo làn sóng
tin sai lệch được phe đối lập khai thác với mục đích lật đổ chính phủ
của ông. Thủ tướng Malaysia coi tin giả là « mối đe dọa lớn nhất » và
cần « đấu tranh không ngơi nghỉ chống lại mối đe dọa này ».
Bộ máy tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc cũng nhanh chóng sử dụng
phương pháp trên để bác bỏ những bài viết trên báo chí phương Tây, tiết
lộ các vụ tra tấn bạo hành nhắm vào một luật sư đấu tranh cho nhân
quyền, ông Tạ Dương (Xie Yang). Người này bị giam cầm từ một năm nay và
đang chờ ngày ra tòa xét xử với tội danh tìm cách « lật đổ » chính
quyền.
Sau nhiều tháng bị giam cầm bí mật, ông Tạ Dương đã được gặp luật sư và
tiết lộ về các hành động tra tấn. Những thông tin này được chuyển đến
báo chí. Thế nhưng, vào ngày 02/3, Tân Hoa Xã đã tấn công một luật sư
của ông Tạ Dương, tố cáo người này đã sử dụng công luận để gây áp lực
đối với cảnh sát và bôi nhọ chính phủ Trung Quốc. Và hãng tin này kết
luận rằng các bài viết về những hành động tra tấn luật sư Tạ Dương chỉ
là thông tin giả, sai lệch.
Thực ra, theo báo Le Monde, Trung Quốc chẳng cần đợi ông Trump để áp
dụng thủ thuật « hư giả tân văn », khai thác sự lan truyền tin đồn trên
internet để bác bỏ các tin thật nhưng về mặt chính trị gây khó chịu.
Sau khi Donald Trump đắc cử, các tranh luận về vai trò trung tâm của
mạng xã hội Facebook trong thế giới thông tin tại Hoa Kỳ nẩy sinh và
được Bắc Kinh coi là một trắc nghiệm « phê duyệt » các biện pháp mà họ
áp dụng : Trung Quốc đã ngăn chặn Facebook từ năm 2009.
Ngày 21/11/2016, Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản
Trung Quốc nhấn mạnh : « Internet tích chứa một năng lượng tràn trề đi
kèm với những rủi ro chính trị bất khả đoán định ».
Minh Anh
(RFI)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
« Tin giả : Lá bài được các chế độ độc tài châu Á ưa dùng » *
Đây là tựa đề bài nhận định trên báo Le Monde ngày 07/03/2017. Theo tờ báo, cách tốt nhất để dập tắt các chỉ trích và làm cho phe đối lập mất uy tín là nhấn mạnh đến những sai lệch của truyền thông và tung tin sai lệch.
Đây là tựa đề bài nhận định trên báo Le Monde ngày 07/03/2017. Theo
tờ báo, cách tốt nhất để dập tắt các chỉ trích và làm cho phe đối lập
mất uy tín là nhấn mạnh đến những sai lệch của truyền thông và tung tin
sai lệch.
Kim Sok (G), một tiếng nói chống đối thủ tướng Cam Bốt Hun Sen tại Phnom Penh (Ảnh chụp ngày 17/02/2017) REUTERS/Stringer |
Việc tố cáo tin giả tỏ ra rất cần thiết đối với các chế độ muốn ngăn
chặn phe đối lập chính trị. Nếu tổng thống Hoa Kỳ - nước từ lâu nay vẫn
lên lớp về đạo lý – sử dụng thủ đoạn này thì tại sao các chế độ độc tài
lại không áp dụng ?
Le Monde cho biết, ông Hun Sen, làm thủ tướng Cam Bốt từ ba thập niên
qua, thường xuyên ngăn chặn phe đối lập bằng cách kiện họ vu khống. Từ
khi tân tổng thống Mỹ vào ngày 24/02 vừa qua, cấm cửa đối với báo New
York Times, đài truyền hình CNN hoặc BBC, thủ tướng Cam Bốt Hun Sen đã
nhanh chóng sử dụng lập luận của ông Donald Trump để bịt miệng báo chí.
Ngày 27/02, thủ tướng Cam Bốt nói : « Donald Trump hiểu rằng báo chí là
một nhóm vô chính phủ ». Trước đó, phát ngôn viên chính phủ Phnom Penh
còn hoan nghênh tân tổng thống Mỹ đã nhìn thấy rõ là các thông tin do
những cơ quan truyền thông đăng tải không phản ánh đúng tình hình. Quan
chức này « nhắc nhở » báo chí ngoại quốc làm việc tại Cam Bốt và đe dọa
là họ có thể bị đóng cửa hoặc bị đuổi về nước.
« Mối đe dọa lớn nhất »
Thủ tướng Malaysia Najib Razak, bị tình nghi tham nhũng, cũng tham gia
vào « cuộc đấu tranh chống tin giả ». Ngày 25/02, ông tố cáo làn sóng
tin sai lệch được phe đối lập khai thác với mục đích lật đổ chính phủ
của ông. Thủ tướng Malaysia coi tin giả là « mối đe dọa lớn nhất » và
cần « đấu tranh không ngơi nghỉ chống lại mối đe dọa này ».
Bộ máy tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc cũng nhanh chóng sử dụng
phương pháp trên để bác bỏ những bài viết trên báo chí phương Tây, tiết
lộ các vụ tra tấn bạo hành nhắm vào một luật sư đấu tranh cho nhân
quyền, ông Tạ Dương (Xie Yang). Người này bị giam cầm từ một năm nay và
đang chờ ngày ra tòa xét xử với tội danh tìm cách « lật đổ » chính
quyền.
Sau nhiều tháng bị giam cầm bí mật, ông Tạ Dương đã được gặp luật sư và
tiết lộ về các hành động tra tấn. Những thông tin này được chuyển đến
báo chí. Thế nhưng, vào ngày 02/3, Tân Hoa Xã đã tấn công một luật sư
của ông Tạ Dương, tố cáo người này đã sử dụng công luận để gây áp lực
đối với cảnh sát và bôi nhọ chính phủ Trung Quốc. Và hãng tin này kết
luận rằng các bài viết về những hành động tra tấn luật sư Tạ Dương chỉ
là thông tin giả, sai lệch.
Thực ra, theo báo Le Monde, Trung Quốc chẳng cần đợi ông Trump để áp
dụng thủ thuật « hư giả tân văn », khai thác sự lan truyền tin đồn trên
internet để bác bỏ các tin thật nhưng về mặt chính trị gây khó chịu.
Sau khi Donald Trump đắc cử, các tranh luận về vai trò trung tâm của
mạng xã hội Facebook trong thế giới thông tin tại Hoa Kỳ nẩy sinh và
được Bắc Kinh coi là một trắc nghiệm « phê duyệt » các biện pháp mà họ
áp dụng : Trung Quốc đã ngăn chặn Facebook từ năm 2009.
Ngày 21/11/2016, Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản
Trung Quốc nhấn mạnh : « Internet tích chứa một năng lượng tràn trề đi
kèm với những rủi ro chính trị bất khả đoán định ».
Minh Anh
(RFI)