Truyện Ngắn & Phóng Sự
Ði Mỹ cầu viện - Trần Nguơn Phiêu
Các đổ nát sau Tết Mậu Thân 1968 trên khắp đất nước chưa được thật sự được hoàn toàn hàn gắn, nay lại thêm các thiệt hại to lớn do cuộc Tổng tấn công của Bắc Việt sau Mùa hè Ðỏ lửa. Dân chúng gần vùng Phi quân sự là thành phần gánh chịu nhiều thiệt hại nhất. Từ Gio Linh, Ðông Hà đến Quảng Trị bao nhiêu gia đình đã bị tiêu tan sản nghiệp, bồng bế di tản về Nam tạm sống trong bao nhiêu trại tị nạn Cộng sản. Những trợ giúp ngay sau khi chiến cuộc chấm dứt chỉ là trong giai đoạn tạm thời. Làm thế nào để họ có được một đời sống tương đối ổn định trở lại mới là việc trọng yếu. Ngân sách quốc gia của Việt Nam trong thời chiến không thể đảm đang nổi việc tốn kém này.
Triệu đã thăm dò các cơ quan thiện nguyện ngoại quốc đang thực hiện các chương trình trợ giúp sau Tết Mậu Thân để mong tìm nguồn trợ giúp tư nhân, ngoài khả năng tài chánh của chánh phủ quốc gia và viện trợ Hoa Kỳ. Theo kinh nghiệm trong quá khứ, sử dụng tiền các chánh phủ phải thông qua nhiều thủ tục dự trù, xét nghiệm, chấp thuận nhiều lúc rất nhiêu khê, mất nhiều thời gian. Phần đông các nơi tham khảo đều đề nghị Triệu nên tìm cách qua Mỹ thuyết phục các cơ sở chánh của các hội của họ ở Hoa Kỳ để xin trợ giúp.
Trong việc tiếp xúc thân hữu với các cơ quan Mỹ ở Việt Nam, Triệu tìm được sự thân tình với một tùy viên văn hóa của tòa đại sứ tên J.C. Bà là một phụ nữ biết tiếng Pháp, thích lối sống và văn hóa Việt. Trong các buổi tiệc khoản đãi của bà, thay vì cho khách ăn từng món dọn theo lối Âu Mỹ, bà cho đầu bếp Việt dọn bày các thức ăn Việt đầy đủ trên bàn theo lối Việt. Chủ và khách vì thế vừa ăn vừa bàn công việc rất thoải mái. Mặc dầu Triệu vẫn biết thông thường các tùy viên văn hóa cũng là những người có liên hệ ít nhiều với khía cạnh tình báo nhưng Triệu cũng không ngại nhân các cơ hội tiếp xúc để nói lên các suy gẫm riêng của Triệu về việc Mỹ tham chiến ở Việt Nam.
J.C. tán đồng việc Triệu nên qua Hoa Kỳ tiếp xúc trực tiếp với các cơ quan thiện nguyện Mỹ và một vài yếu nhân Mỹ. Do các vận động của J.C. chuyến đi được tổ chức dưới danh nghĩa của cơ quan Giáo dục Quốc tế (Institute of International Education).
Ðã từng được xuất ngoại nhiều lần nên Triệu không có gì bỡ ngỡ trong chuyến đi này. Trong thời gian lưu lại ở thủ đô Washington D.C. Triệu đã có nhiều dịp tiếp xúc với bộ tham mưu của Thượng nghị sĩ Edward Kennedy vì theo những hiểu biết của Triệu, các nhà làm chánh trị ở Mỹ thường có một nhóm tham mưu nghiên cứu để giúp họ trong việc định đoạt các kế hoạch. Muốn có ảnh hưởng đến các quyết định của các dân biểu, nghị sĩ trong quốc hội Mỹ, phải tìm cách gây ảnh hưởng- gọi là “làm lobby”- đối với văn phòng của họ. Nhiều quốc gia, nhiều nhóm như Trung Hoa Dân Quốc, nhóm Do Thái... đều được biết như những nhóm làm lobby quan trọng nhất ở Washington. Không biết vì sao - vì không hiểu rõ tầm quan trọng hay vì e ngại tốn kém - chánh phủ miền Nam lại không tổ chức các nhóm lobby này để gây ảnh hưởng đến các nhà dân cử của quốc hội Mỹ?
Thượng nghị sĩ Edward Kennedy trong quốc hội Mỹ là người có nhiều quan tâm đến các vấn đề nhân quyền, xã hội, trợ giúp nhân đạo. Các ngân khoản cứu trợ nạn nhân chiến cuộc ở Việt Nam thường được nghị sĩ E. Kennedy góp nhiều bàn cãi ở quốc hội.
Trong dịp tiếp xúc với các nhân viên của bộ tham mưu của ông, Triệu đã nhận thức được sự hiểu biết của họ về các vấn đề xã hội ở Việt Nam. Phần lớn họ đều là những người rất trẻ nhưng rất hăng say nghiên cứu, học hỏi trong phần việc của họ. Các dữ kiện họ thâu góp về tình trạng nhân số, vị trí địa dư các trại tị nạn, thành phần xã hội, nhu cầu vật chất... đều khá chính xác. Qua các cuộc trao đổi, tiếp xúc, Triệu đã nắm bắt được phần nào những biến chuyển trong dư luận Mỹ về vấn đề cuộc chiến ở Việt Nam. Các nhân viên trẻ trong bộ tham mưu của nghị sĩ E. Kennedy đã cho Triệu biết: năm 1968, sau việc Cộng sản Bắc Việt tổng tấn công vào miền Nam, nhiều sự việc khác đã xảy ra ở Mỹ cũng như trên thế giới như mục sư da đen Martin Luther King bị mưu sát, các cuộc biểu tình sinh viên Mỹ chống chiến tranh Việt Nam, cuộc biểu tình rầm rộ của sinh viên Pháp ở Nantes... Dư luận chung của dân chúng Mỹ đã muốn chánh phủ Mỹ phải rút chân ra khỏi cuộc chiến ở Việt Nam. Ðây là một ước muốn càng ngày càng thành hình rõ rệt.
Chánh giới Việt Nam phải nhận thức về biến chuyển này và chuẩn bị đối phó với tình huống mới. Với sự Việt Nam hóa chiến tranh, quốc hội Mỹ sẽ có những định đoạt mới về ngân quỹ dành cho cuộc chiến. Chiều hướng chung có thể là sự càng ngày càng cắt giảm ngân sách. Viện trợ có thể chuyển qua một phần nào cho các chương trình cứu tế xã hội hay chương trình tái kiến thiết. Hội đàm Paris sẽ có lúc được khai thông khi việc tù binh Mỹ bị Hà Nội bắt được giải quyết thỏa đáng. Ðây là việc tối quan trọng đối với các nghị sĩ và dân biểu ở Mỹ vì họ phải chú trọng đến ý muốn của dân chúng Hoa Kỳ. Chánh giới Việt Nam phải ý thức về việc này.
Triệu cũng nhận thấy là các viên chức trẻ này rất chú trọng đến một chương trình từng được họ hỗ trợ ở Việt Nam cũng như ở vài nước kém mở mang khác trên thế giới. Ðó là chủ trương “phát triển cộng đồng”(Community Development). Họ cho là loại chương trình này đã được thực thi có kết quả tốt ở các quận 7 và 8 ở Sài Gòn. Dân chúng đã được giúp đỡ có hiệu quả và đã giúp đưa vào quốc hội Việt Nam những thành phần trẻ và tiến bộ đã góp công trong chương trình này.
Triệu đã thu thập được các ý kiến chung của chánh giới Mỹ không phải do những buổi tiếp xúc chánh thức nhưng phần lớn nhờ vào những buổi gặp gỡ ngoài giờ làm việc. Sau khi các công sở đóng cửa, nhân viên ở Washington phần đông thích gặp gỡ ở các quán nước chuyện trò trước khi về lại nhà. Trong thời gian ở Washington, Triệu có cơ hội gặp lại nhiều giới chức đã từng làm việc chung với Triệu. Sau thời gian phục vụ ở Việt Nam, một số lớn trở về làm ở bộ Ngoại giao. Họ thường mời Triệu đến tư gia dùng cơm chiều và Triệu nhờ đó đã có cơ hội cùng họ đến các quán nước trong giờ thư giãn sau ngày làm việc. Triệu cho đây là cơ hội hiếm có để tìm hiểu các suy tư của họ ngoài những phát biểu của họ trong các buổi hội chánh thức. Tuy được gọi là cùng nhau cụng ly rượu khai vị trước cơm chiều nhưng có người lắm khi cũng hơi quá chén, khiến “rượu vào, lời ra”. Triệu có được thói luôn giữ mình trong việc tạc thù nên không khi nào quá chén, để có được dịp biết các tâm tình của người đồng ẩm. Có lẽ Triệu đã học được cách thức thưởng thức rượu của cả hai bên nội ngoại. Trong các buổi ăn, Ông nội của Triệu bao giờ cũng chỉ dùng một ly nhỏ rượu đế. Rượu ông trữ ở nhà trên vì nhà là loại nhà sàn. Trước mỗi bữa ăn, ông tự rót một ly rượu, không bao giờ rót tràn ly vì phải cầm ly rượu từ nhà trên xuống thang đến bàn ăn đặt ở từng trệt, để tránh khỏi đổ. Ông ngoại của Triệu sống ở tỉnh nên không thấy nhu cầu phải trữ rượu ở nhà. Mỗi chiều ông thường sai Triệu ra quán mua cho ông một chai rượu nhỏ để dùng đến ngày hôm sau. Thấy cháu chiều nào cũng phải ra quán mua rượu, có bận bà ngoại Triệu thương cháu nên bảo: “Sao ông không mua sẵn một lít để khỏi sai cháu nó đi mua mỗi ngày?”.
Ông ngoại của Triệu cười bảo: “Có sẵn rượu, nếu tôi lỡ quá chén Bà nghĩ sao?”. Ðể giữ mình, trong các buổi gặp ở quán rượu, Triệu thường gọi một ly “Bloody Mary”, là loại nước cà tô mát có pha với ít rượu vodka. Loại này uống để giải khát nhưng không bao giờ có thể làm say.
Sau những ngày tiếp xúc ở thủ đô Washington D.C., Triệu đã đến New York nhân dịp hội của các cơ sở từ thiện Council of Voluntary Agencies. Ðây là các hội ngoài cơ quan chánh phủ (N.G.O: Non Governmental Organization). Họ thường là những cơ sở hoạt động có ngân khỏa riêng do các hội vận động xin yểm trợ. Nhưng các hội nàyỳ cũng có thể xin được một phần ngân khoản tài trợ của chánh phủ. Mỗi năm chánh phủ Mỹ có một ngân khoản cho các hội và hằng năm có cuộc hội quan trọng để tìm sự đồng thuận phân chia ngân khoản cho các chương trình được chánh phủ chấp thuận. Triệu đã được gặp trong buổi hội gần trên bốn mươi cơ quan này nhiều tổ chức đã từng hoạt động ở Việt Nam như International Rescue Committee (IRS), Save the Childen Fund, World Vision... Có được dịp sinh hoạt với các hội Triệu mới biết được việc là tuy họ không thuộc cơ quan chính phủ nhưng họ cũng phải bị ràng buộc bởi nhiều luật lệ. Chẳng hạn như việc chi phí hành chánh, lương nhân viên của các hội không thể vượt trên 15 phần trăm của tiền được ủng hộ. Trong buổi gặp gỡ này nhiều hội đã yêu cầu Triệu trình bày cho họ biết về chương trình hậu chiến Việt Nam, thường được gọi là chương trình Lilienthal - Vũ Quốc Thúc. Triệu cho họ biết đây là một chương trình được dự thảo khoản năm 1963. Tương tự như chương trình Lilienthal về phát triển các vùng sông Mississippi ở Mỹ, đây là một dự thảo phát triển kinh tế về các vùng dọc sông Cửu Long và không có liên quan nhiều đến việc cứu giúp nạn nhân sau cuộc chiến.
Mặc dầu cuộc gặp gỡ các hội thiện nguyện Mỹ đã giúp được Triệu biết rõ thêm về đường hướng hoạt động của họ trong nhiều năm sắp đến nhưng Triệu lại cảm thấy ngao ngán vì Việt Nam đang vừa trải qua một cuộc chiến đẫm máu qui mô khốc liệt: “Mùa hè Ðỏ lửa” chống hơn mười sư đoàn chánh qui Bắc Việt trong khi Mỹ họ lại đang nghĩ đến chuyện hậu chiến! Việc Việt Nam hóa chiến tranh là một dấu hiệu về việc Mỹ sẽ điều đình để chấm dứt cuộc chiến.
Từ New York, Triệu được sắp xếp để viếng thăm Chicago, thành phố lộng gió cạnh bờ biển hồ Michigan của tiểu bang Illinois. Ðây là một thành phố đông dân nên thường phải đương đầu với nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Triệu muốn được cơ hội để học tập các kinh nghiệm của chánh quyền cũng như của các nhà xã hội học để phòng ngừa vấn đề thanh thiếu niên phạm pháp, các băng đảng... của các thành phố lớn. Thành phố Sài Gòn càng ngày càng đông dân nên các vấn đề xã hội cũng sẽ là những vấn nạn không thể tránh. Trong những ngày ở Chicago, việc làm Triệu phải thán phục là Trung tâm theo dõi hoạt động Cảnh sát: trên một bản đồ thật to của các đường sá thành phố, vị trí từng xe tuần tiễu được ghi nhận từng năm hay mười phút. Cảnh sát liên tục báo cáo về cho những người phụ trách từng khu ở sở Cảnh sát Trung ương khi có các dữ kiện bất thường xảy ra. Tình hình an ninh trong thành phố vì thế lúc nào cũng được theo dõi ngày như đêm.
Trước khi rời Chicago, Triệu được mời dùng cơm tối với gia đình một bác sĩ. Vợ chồng viên y sĩ này là người Mỹ gốc Do Thái. Không hiểu cơ quan sắp xếp chương trình thăm viếng của Triệu có ẩn ý gì không nhưng đối với Triệu, đây là một cuộc gặp gỡ có ý nghĩa nhất trong chuyến du hành đến đất Mỹ của Triệu.
Chủ nhân, bác sĩ S. là một người trung niên đã có thời du học ở Ðức và Pháp nên rất thông thạo Pháp ngữ. Trong buổi ăn tối do chính tay bà chủ nhà đứng nấu, bà cho hay đã được một nhà hàng Pháp ở Chicago nhường cho một mớ nấm cèpe từ Paris gởi hằng tuần cho nhà hàng. Cèpe là một loại nấm thơm mọc tự nhiên ở các rừng bên Pháp. Ðến mùa cèpe, những người sành điệu thường vào rừng tìm nấm. Món thịt bà dọn với nấm là một đùi trừu đút lò thơm phức. Ông bà đã đọc trước tiểu sử của Triệu do cơ quan tổ chức chuyến đi gởi cho nên bác sĩ S. đã chọn cho buổi ăn một chai ruợu đỏ Saint Émilion 51 vì ông biết Triệu từng là sinh viên đã sống nhiều năm ở Bordeaux. Cả hai ông bà đã từng viếng thăm những vùng rượu danh tiếng ở Pháp từ miền Bourgogne, Reims đến Perpignan, Gironde..., biết cả đến vùng Tây Nam đất Pháp đặc biệt có rượu ngọt Banuyls. Bà chủ nhà đã chọn gia vị để chấm thịt trừu là cumin và coriander có mùi giống như rau om của miền Nam Việt Nam thay vì dùng menthe như người Mỹ. Thịt trừu chấm muối tiêu trộn với cumin và coriander là gia vị đặc điểm của người Bắc Phi, chứng tỏ chủ nhân là những người sành điệu. Dân gian thế giới thường hay nói đùa: gặp người có phảng phất có mùi cà ry thì chắc chắn là người Ấn Ðộ, gặp anh thơm mùi cumin thì nhất quyết phải là người Bắc Phi.
Sau buổi ăn, Bác sĩ S. mời Triệu sang phòng khách cùng thưởng thức rượu cognac và nơi đây ông đã cho Triệu biết tâm tình của ông đối với chiến cuộc ở Việt Nam. Ông giải thích cho Triệu thủ tục vận hành nền dân chủ ở Mỹ. Ở đất Hoa Kỳ, tuy Tổng thống là người có các quyết định về đường lối ngoại giao nhưng lưỡng viện quốc hội là nơi nắm ngân sách chi tiêu. Quốc hội vì thế là nơi có khả năng cột chân Tổng thống nếu họ không tán thành các quyết định của ông. Nhiều quốc gia khác trên thế giới thường có những nhân vật để vận động dư luận của dân biểu và nghị sĩ nếu đất nước họ cần đến sự trợ giúp của Mỹ. Những người làm “lobby” này lúc nào cũng theo sát các diễn biến chánh trị ở Mỹ. Hai quốc gia có tiếng làm lobby mạnh ở Mỹ là Ðài Loan và Do Thái. Bác sĩ S. cho biết ông rất ngạc nhiên khi thấy Việt Nam là quốc gia cần nhiều nhất về viện trợ Mỹ lại không có tổ chức làm lobby với quốc hội Mỹ! Phải chăng vì Việt Nam coi việc được Mỹ giúp là sự đương nhiên, không cần gì phải bận tâm lo lắng?
Bác sĩ S. cho biết hiện tình đang có nhiều biến chuyển mới. Ông cho Triệu biết về lịch trình thành hình quốc gia Do Thái sau Ðệ nhị Thế chiến. Như mọi người đều biết; gần 2000 năm sau Công nguyên, dân Do Thái là một dân tộc không quê hương, sống rải rác gần như khắp địa cầu và đâu đâu cũng bị kỳ thị, ngược đãi. Dưới thời Ðức quốc xã, cả triệu người Do Thái đã bị chế độ Hitler đưa vào các lò thiêu. Việc xử sự tàn ác này đã đánh động lương tâm nhân loại và sau Ðệ nhị Thế chiến dân Do Thái mới có được cơ hội tập họp gầy dựng lại quốc gia Do Thái. Trong những bước đầu tái lập quốc gia, các lân bang Á Rập đã nhiều lần toan tính phá nát sự thành hình này. Trong cuộc chiến lịch sử “Sáu ngày”, quân đội DoThái đã đánh tan liên quân Á Rập, chiếm thêm được cao điểm chiến lược Ðồi Golan ở phía Bắc và lấn sang Bờ Tây ngạn Jordan để có thế giữ nước. Chiến thắng to lớn đã do ưu điểm khả năng phi pháo phối hợp với cuộc điều quân của tướng “độc nhãn” Moshey Dayan. Sau đó, Nga Sô đã nhảy vào trợ giúp Ai Cập, Syria, trang bị khí giới mới và hỏa tiễn Sam chống phi cơ. Trong trận chiến Yom Kippur năm 1973, hỏa tiễn tầm nhiệt Sam đã làm tê liệt khả năng phi pháo của Do Thái và nếu không có tài khéo điều quân của tướng lãnh, cả một sư đoàn Do Thái đã phải bị kẹt trong vùng sa mạc Sinai. Tổng thống Nixon đã phải cấp tốc tổ chức hơn 560 chuyến bay tiếp vận, chuyển 22,000 tấn quân dụng và cấp 80 chiến đấu cơ cho Do Thái.
Kể từ ngày nhận thức được sự yếu kém đó, người Do Thái đã dốc toàn lực để vận động cho kỳ được sự gia tăng yểm trợ của Hoa Kỳ. Họ đã lưu ý dân chúng Mỹ về khả năng dự trữ nhiên liệu của vùng Trung Ðông. Nền kinh tế Mỹ không thể tiếp tục có khả năng duy trì phát triển nếu nguồn cung cấp dầu hỏa Trung Ðông bị xáo trộn. Do Thái là quốc gia có khả năng chiến lược giúp Mỹ duy trì vị trí kinh tế trên thế giới. So với nhu cầu chiến lược, giúp Do Thái nay cần được coi ưu tiên hơn việc giúp Việt Nam. Kể từ ngày Do Thái mất ưu thế quân sự ở Trung Ðông do sự trợ giúp của Nga Sô cho khối Á Rập, ngân khoản trợ cấp ngoại viện Mỹ đã được các lobby Do Thái tìm cách xoay chuyển từ Việt Nam sang cho Do Thái. Dư luận Mỹ nay đã được giới truyền thông và các vận động quần chúng hướng dẫn phải sớm chấm dứt chiến tranh ở Ðông Dương. Trước kia, Hoa Kỳ chủ trương phải giúp bảo vệ Ðông Dương khỏi rơi vào vòng ảnh hưởng Cộng sản vì việc này sẽ có thể kéo thêm các nước Ðông Nam Á. Ðó là chủ thuyết “Domino” được phổ biến rộng rãi vào thời bấy giờ. Tuy nhiên nhờ có cuộc chiến Việt Nam nên các quốc gia Ðông Nam Á đã mua được thời gian để phát triển kinh tế vững vàng và củng cố các cơ chế dân chủ. Thuyết Domino nay vì thế đã lỗi thời.
Từ cái thế “Lưỡng Cực” tranh chấp ý thức hệ Tư bản - Cộng Sản với chủ trương Ðối đầu và Bao vây, sau khi bắt tay được với Trung Cộng, nay Hoa Kỳ đã bước qua giai đoạn mới “Tam Ðầu” gồm ba đại cường Nga-Mỹ-Tàu. Nga và Trung Cộng cũng đang tìm cách giao hảo với Mỹ trong cái thế “tam phân thế giới”. Bàn cờ quốc tế chánh yếu nay xoay về cạnh tranh kinh tế, trong đó vấn đề năng lượng là một vấn đề then chốt.
Hòa đàm đã khởi sự ở Paris và sớm muộn gì cũng sẽ đưa đến giải pháp Mỹ rút chân ra khỏi cuộc chiến ở Việt Nam. Việc quan trọng nhất đối với chánh quyền và nhân dân Mỹ là phải đem về được số tù binh Mỹ còn bị Bắc Việt giam giữ. Cái giá phải trả, hơn thiệt không biết sẽ là bao nhưng chắc sẽ được định đoạt.
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và chánh phủ phải nhận thức được thực trạng sẽ xảy đến trong tương lai để soát định lại đường lối. Nhận định tình hình chánh trị và ý muốn của cử tri Mỹ những người làm lobby của khối Do Thái muốn chân thành nhắn gởi đến Tổng thống Thiệu: “It’s time to make peace, not war anymore”(Ðã đến lúc chuẩn bị hòa bình, không còn là lúc nói chuyện chiến tranh nữa).
Bác sĩ S. kết luận: “Làm chánh trị là có lúc phải uyển chuyển, nghĩ đến thỏa hiệp để đương đầu với tình thế mới. Nếu Tổng thống Thiệu cứ khăng khăng chủ trương ‘Bốn Không’, e rằng ông sẽ đi tới cái ‘Không thứ Năm’ là Không còn gì cả”.
Ðã từng biết được sức mạnh ngấm ngầm của cộng đồng Do Thái trên thế giới, một cộng đồng có khả năng nắm tài chánh và vận mạng của một số cường quốc, Triệu đã bâng khuâng lo nghĩ về những gì đã được biết trong buổi ăn tối kết thúc chuyến du hành qua Mỹ trong mười ngày qua.
Có phải chuyến đi của Triệu đã được tổ chức cốt yếu chỉ để Triệu biết được ý đồ của những sắp xếp trong tương lai của bàn cờ thế giới?
Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (2)
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
Ði Mỹ cầu viện - Trần Nguơn Phiêu
Các đổ nát sau Tết Mậu Thân 1968 trên khắp đất nước chưa được thật sự được hoàn toàn hàn gắn, nay lại thêm các thiệt hại to lớn do cuộc Tổng tấn công của Bắc Việt sau Mùa hè Ðỏ lửa. Dân chúng gần vùng Phi quân sự là thành phần gánh chịu nhiều thiệt hại nhất. Từ Gio Linh, Ðông Hà đến Quảng Trị bao nhiêu gia đình đã bị tiêu tan sản nghiệp, bồng bế di tản về Nam tạm sống trong bao nhiêu trại tị nạn Cộng sản. Những trợ giúp ngay sau khi chiến cuộc chấm dứt chỉ là trong giai đoạn tạm thời. Làm thế nào để họ có được một đời sống tương đối ổn định trở lại mới là việc trọng yếu. Ngân sách quốc gia của Việt Nam trong thời chiến không thể đảm đang nổi việc tốn kém này.
Triệu đã thăm dò các cơ quan thiện nguyện ngoại quốc đang thực hiện các chương trình trợ giúp sau Tết Mậu Thân để mong tìm nguồn trợ giúp tư nhân, ngoài khả năng tài chánh của chánh phủ quốc gia và viện trợ Hoa Kỳ. Theo kinh nghiệm trong quá khứ, sử dụng tiền các chánh phủ phải thông qua nhiều thủ tục dự trù, xét nghiệm, chấp thuận nhiều lúc rất nhiêu khê, mất nhiều thời gian. Phần đông các nơi tham khảo đều đề nghị Triệu nên tìm cách qua Mỹ thuyết phục các cơ sở chánh của các hội của họ ở Hoa Kỳ để xin trợ giúp.
Trong việc tiếp xúc thân hữu với các cơ quan Mỹ ở Việt Nam, Triệu tìm được sự thân tình với một tùy viên văn hóa của tòa đại sứ tên J.C. Bà là một phụ nữ biết tiếng Pháp, thích lối sống và văn hóa Việt. Trong các buổi tiệc khoản đãi của bà, thay vì cho khách ăn từng món dọn theo lối Âu Mỹ, bà cho đầu bếp Việt dọn bày các thức ăn Việt đầy đủ trên bàn theo lối Việt. Chủ và khách vì thế vừa ăn vừa bàn công việc rất thoải mái. Mặc dầu Triệu vẫn biết thông thường các tùy viên văn hóa cũng là những người có liên hệ ít nhiều với khía cạnh tình báo nhưng Triệu cũng không ngại nhân các cơ hội tiếp xúc để nói lên các suy gẫm riêng của Triệu về việc Mỹ tham chiến ở Việt Nam.
J.C. tán đồng việc Triệu nên qua Hoa Kỳ tiếp xúc trực tiếp với các cơ quan thiện nguyện Mỹ và một vài yếu nhân Mỹ. Do các vận động của J.C. chuyến đi được tổ chức dưới danh nghĩa của cơ quan Giáo dục Quốc tế (Institute of International Education).
Ðã từng được xuất ngoại nhiều lần nên Triệu không có gì bỡ ngỡ trong chuyến đi này. Trong thời gian lưu lại ở thủ đô Washington D.C. Triệu đã có nhiều dịp tiếp xúc với bộ tham mưu của Thượng nghị sĩ Edward Kennedy vì theo những hiểu biết của Triệu, các nhà làm chánh trị ở Mỹ thường có một nhóm tham mưu nghiên cứu để giúp họ trong việc định đoạt các kế hoạch. Muốn có ảnh hưởng đến các quyết định của các dân biểu, nghị sĩ trong quốc hội Mỹ, phải tìm cách gây ảnh hưởng- gọi là “làm lobby”- đối với văn phòng của họ. Nhiều quốc gia, nhiều nhóm như Trung Hoa Dân Quốc, nhóm Do Thái... đều được biết như những nhóm làm lobby quan trọng nhất ở Washington. Không biết vì sao - vì không hiểu rõ tầm quan trọng hay vì e ngại tốn kém - chánh phủ miền Nam lại không tổ chức các nhóm lobby này để gây ảnh hưởng đến các nhà dân cử của quốc hội Mỹ?
Thượng nghị sĩ Edward Kennedy trong quốc hội Mỹ là người có nhiều quan tâm đến các vấn đề nhân quyền, xã hội, trợ giúp nhân đạo. Các ngân khoản cứu trợ nạn nhân chiến cuộc ở Việt Nam thường được nghị sĩ E. Kennedy góp nhiều bàn cãi ở quốc hội.
Trong dịp tiếp xúc với các nhân viên của bộ tham mưu của ông, Triệu đã nhận thức được sự hiểu biết của họ về các vấn đề xã hội ở Việt Nam. Phần lớn họ đều là những người rất trẻ nhưng rất hăng say nghiên cứu, học hỏi trong phần việc của họ. Các dữ kiện họ thâu góp về tình trạng nhân số, vị trí địa dư các trại tị nạn, thành phần xã hội, nhu cầu vật chất... đều khá chính xác. Qua các cuộc trao đổi, tiếp xúc, Triệu đã nắm bắt được phần nào những biến chuyển trong dư luận Mỹ về vấn đề cuộc chiến ở Việt Nam. Các nhân viên trẻ trong bộ tham mưu của nghị sĩ E. Kennedy đã cho Triệu biết: năm 1968, sau việc Cộng sản Bắc Việt tổng tấn công vào miền Nam, nhiều sự việc khác đã xảy ra ở Mỹ cũng như trên thế giới như mục sư da đen Martin Luther King bị mưu sát, các cuộc biểu tình sinh viên Mỹ chống chiến tranh Việt Nam, cuộc biểu tình rầm rộ của sinh viên Pháp ở Nantes... Dư luận chung của dân chúng Mỹ đã muốn chánh phủ Mỹ phải rút chân ra khỏi cuộc chiến ở Việt Nam. Ðây là một ước muốn càng ngày càng thành hình rõ rệt.
Chánh giới Việt Nam phải nhận thức về biến chuyển này và chuẩn bị đối phó với tình huống mới. Với sự Việt Nam hóa chiến tranh, quốc hội Mỹ sẽ có những định đoạt mới về ngân quỹ dành cho cuộc chiến. Chiều hướng chung có thể là sự càng ngày càng cắt giảm ngân sách. Viện trợ có thể chuyển qua một phần nào cho các chương trình cứu tế xã hội hay chương trình tái kiến thiết. Hội đàm Paris sẽ có lúc được khai thông khi việc tù binh Mỹ bị Hà Nội bắt được giải quyết thỏa đáng. Ðây là việc tối quan trọng đối với các nghị sĩ và dân biểu ở Mỹ vì họ phải chú trọng đến ý muốn của dân chúng Hoa Kỳ. Chánh giới Việt Nam phải ý thức về việc này.
Triệu cũng nhận thấy là các viên chức trẻ này rất chú trọng đến một chương trình từng được họ hỗ trợ ở Việt Nam cũng như ở vài nước kém mở mang khác trên thế giới. Ðó là chủ trương “phát triển cộng đồng”(Community Development). Họ cho là loại chương trình này đã được thực thi có kết quả tốt ở các quận 7 và 8 ở Sài Gòn. Dân chúng đã được giúp đỡ có hiệu quả và đã giúp đưa vào quốc hội Việt Nam những thành phần trẻ và tiến bộ đã góp công trong chương trình này.
Triệu đã thu thập được các ý kiến chung của chánh giới Mỹ không phải do những buổi tiếp xúc chánh thức nhưng phần lớn nhờ vào những buổi gặp gỡ ngoài giờ làm việc. Sau khi các công sở đóng cửa, nhân viên ở Washington phần đông thích gặp gỡ ở các quán nước chuyện trò trước khi về lại nhà. Trong thời gian ở Washington, Triệu có cơ hội gặp lại nhiều giới chức đã từng làm việc chung với Triệu. Sau thời gian phục vụ ở Việt Nam, một số lớn trở về làm ở bộ Ngoại giao. Họ thường mời Triệu đến tư gia dùng cơm chiều và Triệu nhờ đó đã có cơ hội cùng họ đến các quán nước trong giờ thư giãn sau ngày làm việc. Triệu cho đây là cơ hội hiếm có để tìm hiểu các suy tư của họ ngoài những phát biểu của họ trong các buổi hội chánh thức. Tuy được gọi là cùng nhau cụng ly rượu khai vị trước cơm chiều nhưng có người lắm khi cũng hơi quá chén, khiến “rượu vào, lời ra”. Triệu có được thói luôn giữ mình trong việc tạc thù nên không khi nào quá chén, để có được dịp biết các tâm tình của người đồng ẩm. Có lẽ Triệu đã học được cách thức thưởng thức rượu của cả hai bên nội ngoại. Trong các buổi ăn, Ông nội của Triệu bao giờ cũng chỉ dùng một ly nhỏ rượu đế. Rượu ông trữ ở nhà trên vì nhà là loại nhà sàn. Trước mỗi bữa ăn, ông tự rót một ly rượu, không bao giờ rót tràn ly vì phải cầm ly rượu từ nhà trên xuống thang đến bàn ăn đặt ở từng trệt, để tránh khỏi đổ. Ông ngoại của Triệu sống ở tỉnh nên không thấy nhu cầu phải trữ rượu ở nhà. Mỗi chiều ông thường sai Triệu ra quán mua cho ông một chai rượu nhỏ để dùng đến ngày hôm sau. Thấy cháu chiều nào cũng phải ra quán mua rượu, có bận bà ngoại Triệu thương cháu nên bảo: “Sao ông không mua sẵn một lít để khỏi sai cháu nó đi mua mỗi ngày?”.
Ông ngoại của Triệu cười bảo: “Có sẵn rượu, nếu tôi lỡ quá chén Bà nghĩ sao?”. Ðể giữ mình, trong các buổi gặp ở quán rượu, Triệu thường gọi một ly “Bloody Mary”, là loại nước cà tô mát có pha với ít rượu vodka. Loại này uống để giải khát nhưng không bao giờ có thể làm say.
Sau những ngày tiếp xúc ở thủ đô Washington D.C., Triệu đã đến New York nhân dịp hội của các cơ sở từ thiện Council of Voluntary Agencies. Ðây là các hội ngoài cơ quan chánh phủ (N.G.O: Non Governmental Organization). Họ thường là những cơ sở hoạt động có ngân khỏa riêng do các hội vận động xin yểm trợ. Nhưng các hội nàyỳ cũng có thể xin được một phần ngân khoản tài trợ của chánh phủ. Mỗi năm chánh phủ Mỹ có một ngân khoản cho các hội và hằng năm có cuộc hội quan trọng để tìm sự đồng thuận phân chia ngân khoản cho các chương trình được chánh phủ chấp thuận. Triệu đã được gặp trong buổi hội gần trên bốn mươi cơ quan này nhiều tổ chức đã từng hoạt động ở Việt Nam như International Rescue Committee (IRS), Save the Childen Fund, World Vision... Có được dịp sinh hoạt với các hội Triệu mới biết được việc là tuy họ không thuộc cơ quan chính phủ nhưng họ cũng phải bị ràng buộc bởi nhiều luật lệ. Chẳng hạn như việc chi phí hành chánh, lương nhân viên của các hội không thể vượt trên 15 phần trăm của tiền được ủng hộ. Trong buổi gặp gỡ này nhiều hội đã yêu cầu Triệu trình bày cho họ biết về chương trình hậu chiến Việt Nam, thường được gọi là chương trình Lilienthal - Vũ Quốc Thúc. Triệu cho họ biết đây là một chương trình được dự thảo khoản năm 1963. Tương tự như chương trình Lilienthal về phát triển các vùng sông Mississippi ở Mỹ, đây là một dự thảo phát triển kinh tế về các vùng dọc sông Cửu Long và không có liên quan nhiều đến việc cứu giúp nạn nhân sau cuộc chiến.
Mặc dầu cuộc gặp gỡ các hội thiện nguyện Mỹ đã giúp được Triệu biết rõ thêm về đường hướng hoạt động của họ trong nhiều năm sắp đến nhưng Triệu lại cảm thấy ngao ngán vì Việt Nam đang vừa trải qua một cuộc chiến đẫm máu qui mô khốc liệt: “Mùa hè Ðỏ lửa” chống hơn mười sư đoàn chánh qui Bắc Việt trong khi Mỹ họ lại đang nghĩ đến chuyện hậu chiến! Việc Việt Nam hóa chiến tranh là một dấu hiệu về việc Mỹ sẽ điều đình để chấm dứt cuộc chiến.
Từ New York, Triệu được sắp xếp để viếng thăm Chicago, thành phố lộng gió cạnh bờ biển hồ Michigan của tiểu bang Illinois. Ðây là một thành phố đông dân nên thường phải đương đầu với nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Triệu muốn được cơ hội để học tập các kinh nghiệm của chánh quyền cũng như của các nhà xã hội học để phòng ngừa vấn đề thanh thiếu niên phạm pháp, các băng đảng... của các thành phố lớn. Thành phố Sài Gòn càng ngày càng đông dân nên các vấn đề xã hội cũng sẽ là những vấn nạn không thể tránh. Trong những ngày ở Chicago, việc làm Triệu phải thán phục là Trung tâm theo dõi hoạt động Cảnh sát: trên một bản đồ thật to của các đường sá thành phố, vị trí từng xe tuần tiễu được ghi nhận từng năm hay mười phút. Cảnh sát liên tục báo cáo về cho những người phụ trách từng khu ở sở Cảnh sát Trung ương khi có các dữ kiện bất thường xảy ra. Tình hình an ninh trong thành phố vì thế lúc nào cũng được theo dõi ngày như đêm.
Trước khi rời Chicago, Triệu được mời dùng cơm tối với gia đình một bác sĩ. Vợ chồng viên y sĩ này là người Mỹ gốc Do Thái. Không hiểu cơ quan sắp xếp chương trình thăm viếng của Triệu có ẩn ý gì không nhưng đối với Triệu, đây là một cuộc gặp gỡ có ý nghĩa nhất trong chuyến du hành đến đất Mỹ của Triệu.
Chủ nhân, bác sĩ S. là một người trung niên đã có thời du học ở Ðức và Pháp nên rất thông thạo Pháp ngữ. Trong buổi ăn tối do chính tay bà chủ nhà đứng nấu, bà cho hay đã được một nhà hàng Pháp ở Chicago nhường cho một mớ nấm cèpe từ Paris gởi hằng tuần cho nhà hàng. Cèpe là một loại nấm thơm mọc tự nhiên ở các rừng bên Pháp. Ðến mùa cèpe, những người sành điệu thường vào rừng tìm nấm. Món thịt bà dọn với nấm là một đùi trừu đút lò thơm phức. Ông bà đã đọc trước tiểu sử của Triệu do cơ quan tổ chức chuyến đi gởi cho nên bác sĩ S. đã chọn cho buổi ăn một chai ruợu đỏ Saint Émilion 51 vì ông biết Triệu từng là sinh viên đã sống nhiều năm ở Bordeaux. Cả hai ông bà đã từng viếng thăm những vùng rượu danh tiếng ở Pháp từ miền Bourgogne, Reims đến Perpignan, Gironde..., biết cả đến vùng Tây Nam đất Pháp đặc biệt có rượu ngọt Banuyls. Bà chủ nhà đã chọn gia vị để chấm thịt trừu là cumin và coriander có mùi giống như rau om của miền Nam Việt Nam thay vì dùng menthe như người Mỹ. Thịt trừu chấm muối tiêu trộn với cumin và coriander là gia vị đặc điểm của người Bắc Phi, chứng tỏ chủ nhân là những người sành điệu. Dân gian thế giới thường hay nói đùa: gặp người có phảng phất có mùi cà ry thì chắc chắn là người Ấn Ðộ, gặp anh thơm mùi cumin thì nhất quyết phải là người Bắc Phi.
Sau buổi ăn, Bác sĩ S. mời Triệu sang phòng khách cùng thưởng thức rượu cognac và nơi đây ông đã cho Triệu biết tâm tình của ông đối với chiến cuộc ở Việt Nam. Ông giải thích cho Triệu thủ tục vận hành nền dân chủ ở Mỹ. Ở đất Hoa Kỳ, tuy Tổng thống là người có các quyết định về đường lối ngoại giao nhưng lưỡng viện quốc hội là nơi nắm ngân sách chi tiêu. Quốc hội vì thế là nơi có khả năng cột chân Tổng thống nếu họ không tán thành các quyết định của ông. Nhiều quốc gia khác trên thế giới thường có những nhân vật để vận động dư luận của dân biểu và nghị sĩ nếu đất nước họ cần đến sự trợ giúp của Mỹ. Những người làm “lobby” này lúc nào cũng theo sát các diễn biến chánh trị ở Mỹ. Hai quốc gia có tiếng làm lobby mạnh ở Mỹ là Ðài Loan và Do Thái. Bác sĩ S. cho biết ông rất ngạc nhiên khi thấy Việt Nam là quốc gia cần nhiều nhất về viện trợ Mỹ lại không có tổ chức làm lobby với quốc hội Mỹ! Phải chăng vì Việt Nam coi việc được Mỹ giúp là sự đương nhiên, không cần gì phải bận tâm lo lắng?
Bác sĩ S. cho biết hiện tình đang có nhiều biến chuyển mới. Ông cho Triệu biết về lịch trình thành hình quốc gia Do Thái sau Ðệ nhị Thế chiến. Như mọi người đều biết; gần 2000 năm sau Công nguyên, dân Do Thái là một dân tộc không quê hương, sống rải rác gần như khắp địa cầu và đâu đâu cũng bị kỳ thị, ngược đãi. Dưới thời Ðức quốc xã, cả triệu người Do Thái đã bị chế độ Hitler đưa vào các lò thiêu. Việc xử sự tàn ác này đã đánh động lương tâm nhân loại và sau Ðệ nhị Thế chiến dân Do Thái mới có được cơ hội tập họp gầy dựng lại quốc gia Do Thái. Trong những bước đầu tái lập quốc gia, các lân bang Á Rập đã nhiều lần toan tính phá nát sự thành hình này. Trong cuộc chiến lịch sử “Sáu ngày”, quân đội DoThái đã đánh tan liên quân Á Rập, chiếm thêm được cao điểm chiến lược Ðồi Golan ở phía Bắc và lấn sang Bờ Tây ngạn Jordan để có thế giữ nước. Chiến thắng to lớn đã do ưu điểm khả năng phi pháo phối hợp với cuộc điều quân của tướng “độc nhãn” Moshey Dayan. Sau đó, Nga Sô đã nhảy vào trợ giúp Ai Cập, Syria, trang bị khí giới mới và hỏa tiễn Sam chống phi cơ. Trong trận chiến Yom Kippur năm 1973, hỏa tiễn tầm nhiệt Sam đã làm tê liệt khả năng phi pháo của Do Thái và nếu không có tài khéo điều quân của tướng lãnh, cả một sư đoàn Do Thái đã phải bị kẹt trong vùng sa mạc Sinai. Tổng thống Nixon đã phải cấp tốc tổ chức hơn 560 chuyến bay tiếp vận, chuyển 22,000 tấn quân dụng và cấp 80 chiến đấu cơ cho Do Thái.
Kể từ ngày nhận thức được sự yếu kém đó, người Do Thái đã dốc toàn lực để vận động cho kỳ được sự gia tăng yểm trợ của Hoa Kỳ. Họ đã lưu ý dân chúng Mỹ về khả năng dự trữ nhiên liệu của vùng Trung Ðông. Nền kinh tế Mỹ không thể tiếp tục có khả năng duy trì phát triển nếu nguồn cung cấp dầu hỏa Trung Ðông bị xáo trộn. Do Thái là quốc gia có khả năng chiến lược giúp Mỹ duy trì vị trí kinh tế trên thế giới. So với nhu cầu chiến lược, giúp Do Thái nay cần được coi ưu tiên hơn việc giúp Việt Nam. Kể từ ngày Do Thái mất ưu thế quân sự ở Trung Ðông do sự trợ giúp của Nga Sô cho khối Á Rập, ngân khoản trợ cấp ngoại viện Mỹ đã được các lobby Do Thái tìm cách xoay chuyển từ Việt Nam sang cho Do Thái. Dư luận Mỹ nay đã được giới truyền thông và các vận động quần chúng hướng dẫn phải sớm chấm dứt chiến tranh ở Ðông Dương. Trước kia, Hoa Kỳ chủ trương phải giúp bảo vệ Ðông Dương khỏi rơi vào vòng ảnh hưởng Cộng sản vì việc này sẽ có thể kéo thêm các nước Ðông Nam Á. Ðó là chủ thuyết “Domino” được phổ biến rộng rãi vào thời bấy giờ. Tuy nhiên nhờ có cuộc chiến Việt Nam nên các quốc gia Ðông Nam Á đã mua được thời gian để phát triển kinh tế vững vàng và củng cố các cơ chế dân chủ. Thuyết Domino nay vì thế đã lỗi thời.
Từ cái thế “Lưỡng Cực” tranh chấp ý thức hệ Tư bản - Cộng Sản với chủ trương Ðối đầu và Bao vây, sau khi bắt tay được với Trung Cộng, nay Hoa Kỳ đã bước qua giai đoạn mới “Tam Ðầu” gồm ba đại cường Nga-Mỹ-Tàu. Nga và Trung Cộng cũng đang tìm cách giao hảo với Mỹ trong cái thế “tam phân thế giới”. Bàn cờ quốc tế chánh yếu nay xoay về cạnh tranh kinh tế, trong đó vấn đề năng lượng là một vấn đề then chốt.
Hòa đàm đã khởi sự ở Paris và sớm muộn gì cũng sẽ đưa đến giải pháp Mỹ rút chân ra khỏi cuộc chiến ở Việt Nam. Việc quan trọng nhất đối với chánh quyền và nhân dân Mỹ là phải đem về được số tù binh Mỹ còn bị Bắc Việt giam giữ. Cái giá phải trả, hơn thiệt không biết sẽ là bao nhưng chắc sẽ được định đoạt.
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và chánh phủ phải nhận thức được thực trạng sẽ xảy đến trong tương lai để soát định lại đường lối. Nhận định tình hình chánh trị và ý muốn của cử tri Mỹ những người làm lobby của khối Do Thái muốn chân thành nhắn gởi đến Tổng thống Thiệu: “It’s time to make peace, not war anymore”(Ðã đến lúc chuẩn bị hòa bình, không còn là lúc nói chuyện chiến tranh nữa).
Bác sĩ S. kết luận: “Làm chánh trị là có lúc phải uyển chuyển, nghĩ đến thỏa hiệp để đương đầu với tình thế mới. Nếu Tổng thống Thiệu cứ khăng khăng chủ trương ‘Bốn Không’, e rằng ông sẽ đi tới cái ‘Không thứ Năm’ là Không còn gì cả”.
Ðã từng biết được sức mạnh ngấm ngầm của cộng đồng Do Thái trên thế giới, một cộng đồng có khả năng nắm tài chánh và vận mạng của một số cường quốc, Triệu đã bâng khuâng lo nghĩ về những gì đã được biết trong buổi ăn tối kết thúc chuyến du hành qua Mỹ trong mười ngày qua.
Có phải chuyến đi của Triệu đã được tổ chức cốt yếu chỉ để Triệu biết được ý đồ của những sắp xếp trong tương lai của bàn cờ thế giới?
Tân Sơn Hòa chuyển