Truyện Ngắn & Phóng Sự
Ðít chuột – Bình Nguyên Lộc
ÐÍT CHUỘT- Hay là chuyện một ông chủ báo dốt
(Hồi ký văn nghệ)
Cháu tôi nó đọc báo Việt ngữ, nó thấy trong một bài kia có nói đến con Ðại Thử, nó hỏi tôi Ðại Thử là con gì. Tôi giải-thích cho nó hiểu, và lúc nói, tôi lại nhớ đến một câu chuyện xưa hăm sáu năm, xảy ra ở Sàigòn, trong đó cũng có vụ „Thử“. Chuyện liên hệ đến văn-nghệ rất ít, nhưng dầu sao cũng có „Văn“ trong đó, nên xin kể lại đây.
Một hôm một ông chủ báo hằng ngày kia mời tôi viết mục Film du jour, mục nầy do anh Tiểu-Nguyên Tử phụ trách, nhưng anh ấy viết đến bốn phim cho bốn tờ báo, thành-thử khó lòng mà còn hay được, nên ông chủ báo ấy muốn tôi thay thế T.N.T.
Loạt bài ấy rất khó viết, bởi phải dùng văn trào-phúng, chớ văn thường thì không được, tạm viết văn thường, độc giả không thích xem. Tôi vốn đã chủ trương một tờ trào phúng hằng tuần rồi, nên ông ấy mới mời. Chính vì phải trào-phúng mỗi hôm cho bốn tờ báo mà anh Tiểu-Nguyên Tử không còn trào-phúng được, hóa ra rồi anh ấy chỉ viết văn thường thôi. Trào-phúng mà mỗi ngày viết một bài đã khó, phương chi phải viết đến bốn bài thì là quá sức con người.
Tôi nhận lời, và tôi viết liền ngay sau đó. Viết xong, không biết ký tên là gì. Cũng nên nhắc rằng loại bài nầy là loại bài châm chọc thiên hạ, nên thường bị chúng chửi, nên anh nào viết phim, cũng thay đổi biệt hiệu luôn luôn, liệu thiên hạ đánh hơi được rằng ông Tú Nớp là mình, thì mình nên ký tên khác lập tức. Chỉ có anh Tiểu-Nguyên Tử là gan cùng mình, dám giữ mãi cái biệt hiệu của anh.
Thoạt tiên, tôi nghĩ ngay đến Tú. Từ ngày nhà thơ trào-phúng Trần-Kế-Xương tạo ra cái bút hiệu Tú Xương, thì Tú mọc lên như nấm, nào là Tú Mỡ, Tú Nớp, Tú Sơn, Tú Xe, Tú Xuỵt v.v…. , nhiều quá trời, hóa ra Tú thì hay, nhưng hơi nhàm. Tôi nặn óc một lát thì tìm ra được một biệt hiệu mà tôi cho là ngộ-nghĩnh. Ðó là Mông-Thử.
Tôi viết được một tuần lễ thì ông chủ báo ấy mời tôi vào văn phòng và nói : « Tôi xin anh đổi biệt hiệu. Tên gì mà nghe kỳ quá ! Mông thử là cái Ðít chuột. Coi bộ xấu quá đó anh. »
Tôi cố nín cười đến tức cả ngực. Ông chủ báo nầy tuy có học có đỗ đạt thiệt, nhưng ngoài bài vở nhà trường, ông ta dốt lắm, nhứt là về chữ nho. Thấy tôi làm thinh (vì chưa hết cười để mà đáp lời) ông ấy lại nói : « Anh đồng ý nhé. » Tôi còn nín vài mươi giây nữa, rồi mới mở miệng được :
– Thật ra thì biệt hiệu chưa nổi danh, chẳng quí báu gì đó, bỏ mấy chục cái cũng chẳng sao, và trong một tiếng đồng hồ, tôi có thể tìm được ba chục biệt hiệu mới. Như vậy tôi có tiếc gì đâu. Nhưng tôi từ chối là vì một nguyên tắc mà thôi.
– Tôi không có quyền yêu cầu cộng-sự viên thay bút hiệu hay sao ?
– Cái đó cũng tùy. Nếu bắt phải bỏ bút hiệu Bình-nguyên Lộc thì anh không có quyền, còn như hủy Mông thử thì cũng chấp nhận được dễ dàng.
– Chớ nguyên tắc đó là nguyên tắc nào ?
– Chắc là có đồng-nghiệp nào đó gợi ý cho anh. Nhưng đồng-nghiệp ấy dốt lắm. Hắn ta chưa đủ sức hiểu nỗi Mông thử là gì, lại dám cho rằng đó là một cái tên xấu, là Ðít chuột. (Tôi tránh né, không nói là ông ta dốt, cho rằng một đồng-nghiệp của tôi kẻ vạch, chớ thật ra, đồng-nghiệp của tôi bất kể, ai muốn ký tên gì, mặc kệ ai, họ xía vào đó để làm gì). Và tôi nói tiếp :
– Chẳng những tôi từ chối đổi biệt hiệu mà tôi cũng nghỉ viết kể từ giây phút nầy. Trong tòa soạn có người dốt đến thế, thì tôi còn viết làm gì ?
– Nhưng nếu không phải Ðít chuột thì là gì ?
– Anh cứ bảo anh ấy tìm hiểu để rồi nói cho anh nghe. Nhưng tôi cũng nói chút ít về cái tên đó. Nếu là chữ nho, thì đâu có là Mông được ? Mông là tiếng Việt Nam ấy chớ. Tôi thí dụ « Ðít », chữ nho là « Tôn », thì hiệu của tôi phải là Tôn thử ấy chớ sao lại là Mông thử được. Bằng như đó là tiếng Việt Nam, thì nó phải là Mông chuột, chớ sao lại là Mông thử được. Anh ấy không hiểu nỗi cách cấu tạo một từ. Ðiểm thứ nhì. Chẳng có cái tên xấu nào mà đáng phải tránh né hết. Hơn thế đây là bài trào-phúng thì ký tên càng bậy bạ, càng hay.
– Thôi, thì anh cứ giữ Mông thử.
– Tôi cứ giữ cho tôi, chớ không cho báo của anh. Tôi nghỉ viết. Ðã dứt khoát rồi.
Mười năm sau đó, một bạn đồng-nghiệp của tôi cho tôi biết rằng là ông chủ báo ấy vẫn còn tức mình về vụ Mông thử. Ông ta không còn giận tôi nữa, nhưng ông ta tức là không làm sao để biết Mông thử có nghĩa là gì. Hỏi thì ông ta không dám hỏi, sợ người mà ông ta vấn kế sẽ cười chê ông ta, còn tìm biết, thì ông ta cũng chẳng biết cách tìm.
Anh đồng-nghiệp ấy tiết lộ cho tôi biết điều trên đây rồi cười mà nói : « Thú thật với bồ, mổ cũng chẳng biết Mông thử là cái quái gì. » Người bạn nầy chỉ là một phóng viên. Anh ta không hề khoe bằng cấp, cũng chẳng làm bộ ta đây giỏi chữ nghĩa lắm, nên tôi không có cười anh ta và cứ mến anh như thường. Sau khi giải-thích cho cháu tôi biết con Ðại thử là con gì, sẵn dịp tôi cũng giải-thích nghĩa của Mông thử, xin chép lại đây để bạn nào thấy sai, chỉ giáo hộ, vì thú thật, chữ nho, tôi cũng đã quên gần hết, lúc tôi tìm ra biệt hiệu Mông thử.
****
Nước Ấn Ðộ vì quá nóng nên có quá nhiều rắn, độc và không độc. Người Ấn Ðộ nào có tiền đều nuôi một con vật kia, không biết tiếng Ấn Ðộ gọi là gì, nhưng tiếng Pháp là Mangouste. Con vật nầy hơi giống con chồn nên người Việt Nam gọi là chồn rắn. Nó có tài săn rắn, rắn bao to, cự với nó cũng không lại. Ai có nuôi con Mangouste thì ít bị nguy cơ chết vì rắn độc, bởi không có rắn nào vào nhà mà thoát được nó hết.
Nước Tàu không có con thú nầy. Nhưng họ là nước lớn, nên họ cũng cố gắng bắt chước Pháp, Anh, Mỹ là có đủ thứ danh từ, mặc dù không dùng, họ cũng phải có. Nhơn thấy con thú ấy to bằng con chuột cống, họ mới gọi nó là Thử (Thử là Chuột), còn Mông chỉ là phiên âm âm Mang của Pháp mà thôi. [Trái Xoài, thì tiếng Ấn Ðộ là Manga, họ cũng phiên âm là Mông (quả)].
Kẻ viết Phim hằng ngày cũng giống như con chồn rắn, chuyên bắt rắn độc trong xã hội. Biệt hiệu đó, ý nghĩa là như thế, chớ không hề là Ðít chuột bao giờ.
Thật ra thì Mông thử cũng chẳng hay gì hơn là Tú Sơn (Tú Sơn là biệt hiệu trào-phúng của Phan-Khôi, do hai tiếng Pháp Tout seul mà ra). Tôi không hề bám níu vào bút hiệu không hay đó. Nhưng tôi cứng đầu, lúc đó, chỉ là vì nguyên tắc mà thôi.
Ngày nay, nhớ lại câu chuyện trên đây, tôi bật cười. Tôi cười chê tôi, chớ không còn cười chê ông chủ báo đó nữa. Tôi đã làm quân tử …. Tàu, khí-khái xì xằng, chẳng có ích lợi gì cho tôi cả, mà cũng chẳng có ích lợi gì cho ai hết. Một cái « dốp »* bất kỳ vào thời nào, bất kỳ ở chơn trời nào, cũng đâu có dễ kiếm. Sá gì hai cái chữ nho lăng-nhăng đó mà bỏ đi một công ăn việc làm. Phải chi ông ấy ra lịnh cho tôi chửi ông bố tôi thì tôi chống lại là chánh đáng, đằng nầy chẳng hề có chỉ-thị nào cả, tôi hoàn toàn tự do, muốn viết gì mặc tôi, thì hách xì xằng để làm gì chớ. Rõ là rồ dại.
Nhưng tôi được cái an ủi nhỏ nầy là thuở đó, vài người bạn thân đã phục tôi là khí-khái. Các bạn ấy cũng chỉ điên như tôi thôi, vì lũ tôi thuở ấy còn trẻ, rất dễ hăng tiết vịt, chớ có khí-khái cái con khỉ-khô gì đâu chớ. Giờ thì tôi nghĩ như vậy, chớ quả thật thuở đó tôi đã phồng mũi lên trước lời khen của bạn hữu.
—————————————————–
Chú thích.-* « dốp » là từ Việt hóa của từ « job » của Mỹ, có nghĩa là một cái nghề, một công ăn việc làm.
Ðít chuột – Bình Nguyên Lộc
ÐÍT CHUỘT- Hay là chuyện một ông chủ báo dốt
(Hồi ký văn nghệ)
Cháu tôi nó đọc báo Việt ngữ, nó thấy trong một bài kia có nói đến con Ðại Thử, nó hỏi tôi Ðại Thử là con gì. Tôi giải-thích cho nó hiểu, và lúc nói, tôi lại nhớ đến một câu chuyện xưa hăm sáu năm, xảy ra ở Sàigòn, trong đó cũng có vụ „Thử“. Chuyện liên hệ đến văn-nghệ rất ít, nhưng dầu sao cũng có „Văn“ trong đó, nên xin kể lại đây.
Một hôm một ông chủ báo hằng ngày kia mời tôi viết mục Film du jour, mục nầy do anh Tiểu-Nguyên Tử phụ trách, nhưng anh ấy viết đến bốn phim cho bốn tờ báo, thành-thử khó lòng mà còn hay được, nên ông chủ báo ấy muốn tôi thay thế T.N.T.
Loạt bài ấy rất khó viết, bởi phải dùng văn trào-phúng, chớ văn thường thì không được, tạm viết văn thường, độc giả không thích xem. Tôi vốn đã chủ trương một tờ trào phúng hằng tuần rồi, nên ông ấy mới mời. Chính vì phải trào-phúng mỗi hôm cho bốn tờ báo mà anh Tiểu-Nguyên Tử không còn trào-phúng được, hóa ra rồi anh ấy chỉ viết văn thường thôi. Trào-phúng mà mỗi ngày viết một bài đã khó, phương chi phải viết đến bốn bài thì là quá sức con người.
Tôi nhận lời, và tôi viết liền ngay sau đó. Viết xong, không biết ký tên là gì. Cũng nên nhắc rằng loại bài nầy là loại bài châm chọc thiên hạ, nên thường bị chúng chửi, nên anh nào viết phim, cũng thay đổi biệt hiệu luôn luôn, liệu thiên hạ đánh hơi được rằng ông Tú Nớp là mình, thì mình nên ký tên khác lập tức. Chỉ có anh Tiểu-Nguyên Tử là gan cùng mình, dám giữ mãi cái biệt hiệu của anh.
Thoạt tiên, tôi nghĩ ngay đến Tú. Từ ngày nhà thơ trào-phúng Trần-Kế-Xương tạo ra cái bút hiệu Tú Xương, thì Tú mọc lên như nấm, nào là Tú Mỡ, Tú Nớp, Tú Sơn, Tú Xe, Tú Xuỵt v.v…. , nhiều quá trời, hóa ra Tú thì hay, nhưng hơi nhàm. Tôi nặn óc một lát thì tìm ra được một biệt hiệu mà tôi cho là ngộ-nghĩnh. Ðó là Mông-Thử.
Tôi viết được một tuần lễ thì ông chủ báo ấy mời tôi vào văn phòng và nói : « Tôi xin anh đổi biệt hiệu. Tên gì mà nghe kỳ quá ! Mông thử là cái Ðít chuột. Coi bộ xấu quá đó anh. »
Tôi cố nín cười đến tức cả ngực. Ông chủ báo nầy tuy có học có đỗ đạt thiệt, nhưng ngoài bài vở nhà trường, ông ta dốt lắm, nhứt là về chữ nho. Thấy tôi làm thinh (vì chưa hết cười để mà đáp lời) ông ấy lại nói : « Anh đồng ý nhé. » Tôi còn nín vài mươi giây nữa, rồi mới mở miệng được :
– Thật ra thì biệt hiệu chưa nổi danh, chẳng quí báu gì đó, bỏ mấy chục cái cũng chẳng sao, và trong một tiếng đồng hồ, tôi có thể tìm được ba chục biệt hiệu mới. Như vậy tôi có tiếc gì đâu. Nhưng tôi từ chối là vì một nguyên tắc mà thôi.
– Tôi không có quyền yêu cầu cộng-sự viên thay bút hiệu hay sao ?
– Cái đó cũng tùy. Nếu bắt phải bỏ bút hiệu Bình-nguyên Lộc thì anh không có quyền, còn như hủy Mông thử thì cũng chấp nhận được dễ dàng.
– Chớ nguyên tắc đó là nguyên tắc nào ?
– Chắc là có đồng-nghiệp nào đó gợi ý cho anh. Nhưng đồng-nghiệp ấy dốt lắm. Hắn ta chưa đủ sức hiểu nỗi Mông thử là gì, lại dám cho rằng đó là một cái tên xấu, là Ðít chuột. (Tôi tránh né, không nói là ông ta dốt, cho rằng một đồng-nghiệp của tôi kẻ vạch, chớ thật ra, đồng-nghiệp của tôi bất kể, ai muốn ký tên gì, mặc kệ ai, họ xía vào đó để làm gì). Và tôi nói tiếp :
– Chẳng những tôi từ chối đổi biệt hiệu mà tôi cũng nghỉ viết kể từ giây phút nầy. Trong tòa soạn có người dốt đến thế, thì tôi còn viết làm gì ?
– Nhưng nếu không phải Ðít chuột thì là gì ?
– Anh cứ bảo anh ấy tìm hiểu để rồi nói cho anh nghe. Nhưng tôi cũng nói chút ít về cái tên đó. Nếu là chữ nho, thì đâu có là Mông được ? Mông là tiếng Việt Nam ấy chớ. Tôi thí dụ « Ðít », chữ nho là « Tôn », thì hiệu của tôi phải là Tôn thử ấy chớ sao lại là Mông thử được. Bằng như đó là tiếng Việt Nam, thì nó phải là Mông chuột, chớ sao lại là Mông thử được. Anh ấy không hiểu nỗi cách cấu tạo một từ. Ðiểm thứ nhì. Chẳng có cái tên xấu nào mà đáng phải tránh né hết. Hơn thế đây là bài trào-phúng thì ký tên càng bậy bạ, càng hay.
– Thôi, thì anh cứ giữ Mông thử.
– Tôi cứ giữ cho tôi, chớ không cho báo của anh. Tôi nghỉ viết. Ðã dứt khoát rồi.
Mười năm sau đó, một bạn đồng-nghiệp của tôi cho tôi biết rằng là ông chủ báo ấy vẫn còn tức mình về vụ Mông thử. Ông ta không còn giận tôi nữa, nhưng ông ta tức là không làm sao để biết Mông thử có nghĩa là gì. Hỏi thì ông ta không dám hỏi, sợ người mà ông ta vấn kế sẽ cười chê ông ta, còn tìm biết, thì ông ta cũng chẳng biết cách tìm.
Anh đồng-nghiệp ấy tiết lộ cho tôi biết điều trên đây rồi cười mà nói : « Thú thật với bồ, mổ cũng chẳng biết Mông thử là cái quái gì. » Người bạn nầy chỉ là một phóng viên. Anh ta không hề khoe bằng cấp, cũng chẳng làm bộ ta đây giỏi chữ nghĩa lắm, nên tôi không có cười anh ta và cứ mến anh như thường. Sau khi giải-thích cho cháu tôi biết con Ðại thử là con gì, sẵn dịp tôi cũng giải-thích nghĩa của Mông thử, xin chép lại đây để bạn nào thấy sai, chỉ giáo hộ, vì thú thật, chữ nho, tôi cũng đã quên gần hết, lúc tôi tìm ra biệt hiệu Mông thử.
****
Nước Ấn Ðộ vì quá nóng nên có quá nhiều rắn, độc và không độc. Người Ấn Ðộ nào có tiền đều nuôi một con vật kia, không biết tiếng Ấn Ðộ gọi là gì, nhưng tiếng Pháp là Mangouste. Con vật nầy hơi giống con chồn nên người Việt Nam gọi là chồn rắn. Nó có tài săn rắn, rắn bao to, cự với nó cũng không lại. Ai có nuôi con Mangouste thì ít bị nguy cơ chết vì rắn độc, bởi không có rắn nào vào nhà mà thoát được nó hết.
Nước Tàu không có con thú nầy. Nhưng họ là nước lớn, nên họ cũng cố gắng bắt chước Pháp, Anh, Mỹ là có đủ thứ danh từ, mặc dù không dùng, họ cũng phải có. Nhơn thấy con thú ấy to bằng con chuột cống, họ mới gọi nó là Thử (Thử là Chuột), còn Mông chỉ là phiên âm âm Mang của Pháp mà thôi. [Trái Xoài, thì tiếng Ấn Ðộ là Manga, họ cũng phiên âm là Mông (quả)].
Kẻ viết Phim hằng ngày cũng giống như con chồn rắn, chuyên bắt rắn độc trong xã hội. Biệt hiệu đó, ý nghĩa là như thế, chớ không hề là Ðít chuột bao giờ.
Thật ra thì Mông thử cũng chẳng hay gì hơn là Tú Sơn (Tú Sơn là biệt hiệu trào-phúng của Phan-Khôi, do hai tiếng Pháp Tout seul mà ra). Tôi không hề bám níu vào bút hiệu không hay đó. Nhưng tôi cứng đầu, lúc đó, chỉ là vì nguyên tắc mà thôi.
Ngày nay, nhớ lại câu chuyện trên đây, tôi bật cười. Tôi cười chê tôi, chớ không còn cười chê ông chủ báo đó nữa. Tôi đã làm quân tử …. Tàu, khí-khái xì xằng, chẳng có ích lợi gì cho tôi cả, mà cũng chẳng có ích lợi gì cho ai hết. Một cái « dốp »* bất kỳ vào thời nào, bất kỳ ở chơn trời nào, cũng đâu có dễ kiếm. Sá gì hai cái chữ nho lăng-nhăng đó mà bỏ đi một công ăn việc làm. Phải chi ông ấy ra lịnh cho tôi chửi ông bố tôi thì tôi chống lại là chánh đáng, đằng nầy chẳng hề có chỉ-thị nào cả, tôi hoàn toàn tự do, muốn viết gì mặc tôi, thì hách xì xằng để làm gì chớ. Rõ là rồ dại.
Nhưng tôi được cái an ủi nhỏ nầy là thuở đó, vài người bạn thân đã phục tôi là khí-khái. Các bạn ấy cũng chỉ điên như tôi thôi, vì lũ tôi thuở ấy còn trẻ, rất dễ hăng tiết vịt, chớ có khí-khái cái con khỉ-khô gì đâu chớ. Giờ thì tôi nghĩ như vậy, chớ quả thật thuở đó tôi đã phồng mũi lên trước lời khen của bạn hữu.
—————————————————–
Chú thích.-* « dốp » là từ Việt hóa của từ « job » của Mỹ, có nghĩa là một cái nghề, một công ăn việc làm.