Kinh Khổ
‘Chữa bệnh’: Từ Nguyễn Bá Thanh, Phùng Quang Thanh đến Trịnh Xuân Thanh
Sân khấu chính trị Việt Nam một lần nữa dậy tràng pháo tay cho một nhân vật hài hước mới: Trịnh Xuân Thanh.
Sân khấu chính trị Việt Nam một lần nữa dậy tràng pháo tay cho một nhân vật hài hước mới: Trịnh Xuân Thanh.
Vở hài kịch ngắn được tung hứng bởi Ủy ban Kiểm tra trung ương dưới chỉ
đạo diễn xuất của tổng đạo diễn Nguyễn Phú Trọng, để giờ đây nhường sân
khấu cho Ban thường vụ tỉnh ủy Hậu Giang, nơi mà ông Trịnh Xuân Thanh
vẫn còn là tỉnh ủy viên.
Về trạng thái biến mất không sủi tăm của ông Trịnh Xuân Thanh, Hậu Giang
giải thích “đồng chí Trịnh Xuân Thanh xin nghỉ phép một tháng để trị
bệnh”.
Tháng 7/2015, một viên tướng phát ngôn cho Bộ Quốc phòng đã giải thích
“Bộ trưởng Phùng Quanh Thanh đi Pháp chữa bệnh”, trước vô số đồn đoán về
việc ông Phùng Quang Thanh “bị ám sát ở Paris”.
Cuối năm 2014, Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe trung ương cùng Ban Tuyên
giáo trung ương đồng nhận trách nhiệm phát ngôn về “đồng chí Nguyễn Bá
Thanh đi Mỹ chữa bệnh”, trước vô số đồn đoán về việc ông Nguyễn Bá Thanh
“bị đầu độc”.
Cả hai trường hợp Nguyễn Bá Thanh và Phùng Quang Thanh đều bị giới quan
chức bất nhất và cực kỳ thiếu ăn ý ở Việt Nam biến thành những diễn viên
hài bất đắc dĩ.
Còn lần này là Trịnh Xuân Thanh.
Cả ba nhân vật đều tên Thanh.
Nếu chiếu theo hai vụ cười ra nước mắt trước đây thì có thể rút ra một
kết luận: cứ nhân vật nào được báo cáo “đi chữa bệnh” thì y như rằng
hoặc chết hoặc “sống cũng như chết”.
Vào lần này, có lẽ tỉnh ủy Hậu Giang cũng sao y bản chính kịch bản của
trung ương về Nguyễn Bá Thanh và Phùng Quang Thanh, để cho Trịnh Xuân
Thanh “nghỉ phép trị bệnh”.
Không biết rồi đây số phận của ông Trịnh Xuân Thanh sẽ ra sao – như
Nguyễn Bá Thanh hay “sống cũng như chết” của Phùng Quang Thanh?
Chỉ biết rằng ngay trước mắt, dân Hà Nội dậy lên dồn đoán về việc ông Trịnh xuân Thanh đã bị bắt.
Quả vậy, khám nhà thì đã có, tố tụng hình sự cũng đã bắt đầu. Nhưng không hiểu sao không thể công bố?
Đến khổ báo giới nhà nước, chạy suốt ngày săn tin mà chỉ được đăng “Ông
Trịnh Xuân Thanh xin nghỉ phép 1 tháng để trị bệnh”, hay “Ông Trịnh Xuân
Thanh đang ở đâu?”
Đến nỗi một nhà báo quốc doanh là Ngọc Vinh đã phải cảm thán như thế
này: “Bị khám nhà chưa phải là bị bắt. Bị câu lưu cũng chưa phải là bị
bắt. Bị bắt nhưng công an chưa xác nhận thì … chưa bị bắt. Mà chưa bị
bắt thì ko thể đưa tin là… bị bắt. Nếu đưa tin chưa bị bắt thì… kỳ cục
quá vì nó chưa phải là tin. Vậy phải làm sao đây? Thôi đành lủi thủi ra
về chứ sao. Hôm nay chưa được, ngày mai ta phục tiếp, khi nào “bị bắt
chính thức” thì ta đưa tin. Làm báo lề phải khổ bỏ mẹ chứ có sướng đâu,
mà nhiều thằng nói bậy là sướng. Nhiều khi cực như con chó ghẻ để kiếm
tin, mà đăng cho đám “phây” (Facebook) nó có cái mà bình… noạn”.
Lê Dung
(SBTN)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
‘Chữa bệnh’: Từ Nguyễn Bá Thanh, Phùng Quang Thanh đến Trịnh Xuân Thanh
Sân khấu chính trị Việt Nam một lần nữa dậy tràng pháo tay cho một nhân vật hài hước mới: Trịnh Xuân Thanh.
Sân khấu chính trị Việt Nam một lần nữa dậy tràng pháo tay cho một nhân vật hài hước mới: Trịnh Xuân Thanh.
Vở hài kịch ngắn được tung hứng bởi Ủy ban Kiểm tra trung ương dưới chỉ
đạo diễn xuất của tổng đạo diễn Nguyễn Phú Trọng, để giờ đây nhường sân
khấu cho Ban thường vụ tỉnh ủy Hậu Giang, nơi mà ông Trịnh Xuân Thanh
vẫn còn là tỉnh ủy viên.
Về trạng thái biến mất không sủi tăm của ông Trịnh Xuân Thanh, Hậu Giang
giải thích “đồng chí Trịnh Xuân Thanh xin nghỉ phép một tháng để trị
bệnh”.
Tháng 7/2015, một viên tướng phát ngôn cho Bộ Quốc phòng đã giải thích
“Bộ trưởng Phùng Quanh Thanh đi Pháp chữa bệnh”, trước vô số đồn đoán về
việc ông Phùng Quang Thanh “bị ám sát ở Paris”.
Cuối năm 2014, Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe trung ương cùng Ban Tuyên
giáo trung ương đồng nhận trách nhiệm phát ngôn về “đồng chí Nguyễn Bá
Thanh đi Mỹ chữa bệnh”, trước vô số đồn đoán về việc ông Nguyễn Bá Thanh
“bị đầu độc”.
Cả hai trường hợp Nguyễn Bá Thanh và Phùng Quang Thanh đều bị giới quan
chức bất nhất và cực kỳ thiếu ăn ý ở Việt Nam biến thành những diễn viên
hài bất đắc dĩ.
Còn lần này là Trịnh Xuân Thanh.
Cả ba nhân vật đều tên Thanh.
Nếu chiếu theo hai vụ cười ra nước mắt trước đây thì có thể rút ra một
kết luận: cứ nhân vật nào được báo cáo “đi chữa bệnh” thì y như rằng
hoặc chết hoặc “sống cũng như chết”.
Vào lần này, có lẽ tỉnh ủy Hậu Giang cũng sao y bản chính kịch bản của
trung ương về Nguyễn Bá Thanh và Phùng Quang Thanh, để cho Trịnh Xuân
Thanh “nghỉ phép trị bệnh”.
Không biết rồi đây số phận của ông Trịnh Xuân Thanh sẽ ra sao – như
Nguyễn Bá Thanh hay “sống cũng như chết” của Phùng Quang Thanh?
Chỉ biết rằng ngay trước mắt, dân Hà Nội dậy lên dồn đoán về việc ông Trịnh xuân Thanh đã bị bắt.
Quả vậy, khám nhà thì đã có, tố tụng hình sự cũng đã bắt đầu. Nhưng không hiểu sao không thể công bố?
Đến khổ báo giới nhà nước, chạy suốt ngày săn tin mà chỉ được đăng “Ông
Trịnh Xuân Thanh xin nghỉ phép 1 tháng để trị bệnh”, hay “Ông Trịnh Xuân
Thanh đang ở đâu?”
Đến nỗi một nhà báo quốc doanh là Ngọc Vinh đã phải cảm thán như thế
này: “Bị khám nhà chưa phải là bị bắt. Bị câu lưu cũng chưa phải là bị
bắt. Bị bắt nhưng công an chưa xác nhận thì … chưa bị bắt. Mà chưa bị
bắt thì ko thể đưa tin là… bị bắt. Nếu đưa tin chưa bị bắt thì… kỳ cục
quá vì nó chưa phải là tin. Vậy phải làm sao đây? Thôi đành lủi thủi ra
về chứ sao. Hôm nay chưa được, ngày mai ta phục tiếp, khi nào “bị bắt
chính thức” thì ta đưa tin. Làm báo lề phải khổ bỏ mẹ chứ có sướng đâu,
mà nhiều thằng nói bậy là sướng. Nhiều khi cực như con chó ghẻ để kiếm
tin, mà đăng cho đám “phây” (Facebook) nó có cái mà bình… noạn”.
Lê Dung
(SBTN)