Tham Khảo
‘Lá bài tẩy’ Trung Quốc đang sở hữu trong cuộc chiến thương mại với Mỹ
Bắc Kinh dường như đã tìm được đối sách cho cuộc chiến thương mại với Washington, có thể đây là “lá bài tẩy” mà Trung Quốc sẽ khiến Mỹ nhiều khả năng sẽ phải nhân nhượng.
Thứ Sáu (23/3), trả lời câu hỏi của Bloomberg Television về việc Trung Quốc đang cân nhắc việc thu hồi nợ trái phiếu mua từ chính phủ Mỹ, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Cui Tiankai nói: “Chúng tôi đang xem xét tất cả các phương án”.
“Chúng tôi tin rằng bất kỳ động thái đơn phương và tự vệ nào đều có thể sẽ gây tổn hại cho tất cả mọi người, bao gồm cả Mỹ”, ông Cui nói. “Nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của tầng lớp trung lưu Mỹ, các công ty Mỹ và các thị trường tài chính”.
Trung Quốc chính là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, với 1,17 nghìn tỷ USD vào cuối tháng Giêng, tương đương 19% tổng số vốn vay của Mỹ. Sẽ rất đáng lo ngại nếu hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này lao vào cuộc chiến thương mại, Trung Quốc có thể sử dụng chiêu thức giảm bớt việc mua trái phiếu Mỹ và điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường trái phiếu Mỹ.
Chưa bao giờ có một quan chức cao cấp như ông Cui ám chỉ về việc cắt giảm lượng trái phiếu mua từ Mỹ, điều này cho thấy quyết tâm trả đũa của Trung Quốc đối với các biện pháp trừng phạt được chính quyền của Tổng thống Donald Trump đưa ra.
Hôm thứ Sáu, Bộ Thương mại Trung Quốc đã công bố kế hoạch áp mức thuế 25% đối với 128 sản phẩm của Mỹ, sau chính sách thuế đánh vào các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ.
“Trung Quốc đã có sự chuẩn bị và có đủ khả năng để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình”, ông Lưu Hạc, trợ lý thân cận của Chủ tịch Tập Cận Bình, nói trong một cuộc điện đàm với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin vào thứ Bảy (24/3), theo báo Tân Hoa Xã.
Ông Lưu, người mới được bầu vào vị trí Phó Thủ tướng hồi đầu tháng này, đã bày tỏ mối quan ngại về một cuộc chiến thương mại có thể xảy ra, và nói thêm rằng Trung Quốc vẫn hy vọng cả hai bên sẽ vẫn hành động “hợp logic” và cùng duy trì mối quan hệ thương mại ổn định.
Theo Tân Hoa Xã, ông Trump đã áp đặt lệnh trừng phạt Trung Quốc theo Điều 301, Đạo luật Thương mại Mỹ năm 1974 dựa trên kết quả của một cuộc điều tra về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra tràn lan ở Trung Quốc.
Ông Lưu cho hay bản báo cáo “vi phạm các quy tắc thương mại quốc tế và không có lợi cho cả Trung Quốc và Mỹ, cũng như lợi ích toàn cầu”.
Ông Lưu và Mukuch đã đồng ý tiếp tục cuộc đàm phán.
“Trước tiên, thuế quan sẽ được đánh vào đậu nành, sau đó là xe hơi và máy bay”, ông Lưu cho biết.
Mọi sự chú ý đang dồn vào động thái tiếp theo của Bắc Kinh, đặc biệt nếu nó liên quan đến việc xem xét vấn đề mua lại trái phiếu của Mỹ.
Khoản nợ của Mỹ đối với Trung Quốc đã không ngừng tăng lên kể từ năm 2016. Tuy nhiên, lượng trái phiếu của Mỹ do Trung Quốc mua lại tăng mạnh và đạt kỷ lục vào mùa hè 2017.
Vào tháng 1, Bloomberg thông tin, các quan chức cao cấp của chính phủ Trung Quốc đã đề nghị trì hoãn hoặc ngưng mua trái phiếu của Mỹ, việc này gây áp lực lên lãi suất dài hạn ở Mỹ. Ngay lập tức, Cơ quan Quản lý Ngoại hối Trung Quốc bác bỏ thông tin này.
Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nước nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ nhiều nhất vào tháng 9/2008 sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Vào thời điểm đó, Washington cần một khoản tài chính lớn để giải quyết cuộc khủng hoảng. Và nhiều người tin rằng Mỹ đã tiếp cận nguồn vốn từ Trung Quốc.
Henry Paulson, Bộ trưởng Bộ tài chính Mỹ lúc bấy giờ, thông qua quan hệ cá nhân thân tình, đã yêu cầu Vương Kỳ Sơn, Phó Chủ tịch Trung Quốc phụ trách vấn đề tài chính, mua trái phiếu của chính phủ Mỹ.
Từ đó Washington mắc nợ Bắc Kinh, hoặc ít nhất Bắc Kinh cho rằng quan hệ giữa hai bên là như vậy. Dễ hiểu khi Trung Quốc cư xử với Mỹ theo tư thế là chủ nợ lớn nhất, đặc biệt Trung Quốc có thể tận dụng điều này để giành lợi thế trong những tình huống nhạy cảm .
Sự kiện xảy ra vào tháng 8/2011 là một minh chứng: Sau khi cơ quan xếp hạng tín dụng Mỹ Standard & Poor hạ xếp hạng tín dụng dài hạn của chính phủ Mỹ, Bắc Kinh thông qua Tân Hoa Xã truyền đi thông điệp: “Yêu cầu Mỹ giải quyết các vấn đề về khoản nợ và đảm bảo an toàn cho tài sản của Trung Quốc bằng đồng USD trong thời gian ngắn nhất”. Trung Quốc cũng kêu gọi Mỹ cắt giảm chi tiêu quân sự.
Đầu tháng 3, khi ông Vương Kỳ Sơn được bầu làm Phó Chủ tịch nước Trung Quốc, nhiều chuyên gia coi đó như là một dấu hiệu cho thấy Chủ tịch Tập Cận Bình đã đặt kỳ vọng cao về việc ông Vương có thể sử dụng hiểu biết sâu sắc của mình trong mối quan hệ Mỹ-Trung để quản lý xung đột ngoại giao với Mỹ.
Ông Vương thậm chí có thể đã tư vấn cho những phát biểu của ông Cui vào ngày 23/3.
Trí Dũng
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
‘Lá bài tẩy’ Trung Quốc đang sở hữu trong cuộc chiến thương mại với Mỹ
Bắc Kinh dường như đã tìm được đối sách cho cuộc chiến thương mại với Washington, có thể đây là “lá bài tẩy” mà Trung Quốc sẽ khiến Mỹ nhiều khả năng sẽ phải nhân nhượng.
Thứ Sáu (23/3), trả lời câu hỏi của Bloomberg Television về việc Trung Quốc đang cân nhắc việc thu hồi nợ trái phiếu mua từ chính phủ Mỹ, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Cui Tiankai nói: “Chúng tôi đang xem xét tất cả các phương án”.
“Chúng tôi tin rằng bất kỳ động thái đơn phương và tự vệ nào đều có thể sẽ gây tổn hại cho tất cả mọi người, bao gồm cả Mỹ”, ông Cui nói. “Nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của tầng lớp trung lưu Mỹ, các công ty Mỹ và các thị trường tài chính”.
Trung Quốc chính là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, với 1,17 nghìn tỷ USD vào cuối tháng Giêng, tương đương 19% tổng số vốn vay của Mỹ. Sẽ rất đáng lo ngại nếu hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này lao vào cuộc chiến thương mại, Trung Quốc có thể sử dụng chiêu thức giảm bớt việc mua trái phiếu Mỹ và điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường trái phiếu Mỹ.
Chưa bao giờ có một quan chức cao cấp như ông Cui ám chỉ về việc cắt giảm lượng trái phiếu mua từ Mỹ, điều này cho thấy quyết tâm trả đũa của Trung Quốc đối với các biện pháp trừng phạt được chính quyền của Tổng thống Donald Trump đưa ra.
Hôm thứ Sáu, Bộ Thương mại Trung Quốc đã công bố kế hoạch áp mức thuế 25% đối với 128 sản phẩm của Mỹ, sau chính sách thuế đánh vào các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ.
“Trung Quốc đã có sự chuẩn bị và có đủ khả năng để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình”, ông Lưu Hạc, trợ lý thân cận của Chủ tịch Tập Cận Bình, nói trong một cuộc điện đàm với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin vào thứ Bảy (24/3), theo báo Tân Hoa Xã.
Ông Lưu, người mới được bầu vào vị trí Phó Thủ tướng hồi đầu tháng này, đã bày tỏ mối quan ngại về một cuộc chiến thương mại có thể xảy ra, và nói thêm rằng Trung Quốc vẫn hy vọng cả hai bên sẽ vẫn hành động “hợp logic” và cùng duy trì mối quan hệ thương mại ổn định.
Theo Tân Hoa Xã, ông Trump đã áp đặt lệnh trừng phạt Trung Quốc theo Điều 301, Đạo luật Thương mại Mỹ năm 1974 dựa trên kết quả của một cuộc điều tra về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra tràn lan ở Trung Quốc.
Ông Lưu cho hay bản báo cáo “vi phạm các quy tắc thương mại quốc tế và không có lợi cho cả Trung Quốc và Mỹ, cũng như lợi ích toàn cầu”.
Ông Lưu và Mukuch đã đồng ý tiếp tục cuộc đàm phán.
“Trước tiên, thuế quan sẽ được đánh vào đậu nành, sau đó là xe hơi và máy bay”, ông Lưu cho biết.
Mọi sự chú ý đang dồn vào động thái tiếp theo của Bắc Kinh, đặc biệt nếu nó liên quan đến việc xem xét vấn đề mua lại trái phiếu của Mỹ.
Khoản nợ của Mỹ đối với Trung Quốc đã không ngừng tăng lên kể từ năm 2016. Tuy nhiên, lượng trái phiếu của Mỹ do Trung Quốc mua lại tăng mạnh và đạt kỷ lục vào mùa hè 2017.
Vào tháng 1, Bloomberg thông tin, các quan chức cao cấp của chính phủ Trung Quốc đã đề nghị trì hoãn hoặc ngưng mua trái phiếu của Mỹ, việc này gây áp lực lên lãi suất dài hạn ở Mỹ. Ngay lập tức, Cơ quan Quản lý Ngoại hối Trung Quốc bác bỏ thông tin này.
Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nước nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ nhiều nhất vào tháng 9/2008 sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Vào thời điểm đó, Washington cần một khoản tài chính lớn để giải quyết cuộc khủng hoảng. Và nhiều người tin rằng Mỹ đã tiếp cận nguồn vốn từ Trung Quốc.
Henry Paulson, Bộ trưởng Bộ tài chính Mỹ lúc bấy giờ, thông qua quan hệ cá nhân thân tình, đã yêu cầu Vương Kỳ Sơn, Phó Chủ tịch Trung Quốc phụ trách vấn đề tài chính, mua trái phiếu của chính phủ Mỹ.
Từ đó Washington mắc nợ Bắc Kinh, hoặc ít nhất Bắc Kinh cho rằng quan hệ giữa hai bên là như vậy. Dễ hiểu khi Trung Quốc cư xử với Mỹ theo tư thế là chủ nợ lớn nhất, đặc biệt Trung Quốc có thể tận dụng điều này để giành lợi thế trong những tình huống nhạy cảm .
Sự kiện xảy ra vào tháng 8/2011 là một minh chứng: Sau khi cơ quan xếp hạng tín dụng Mỹ Standard & Poor hạ xếp hạng tín dụng dài hạn của chính phủ Mỹ, Bắc Kinh thông qua Tân Hoa Xã truyền đi thông điệp: “Yêu cầu Mỹ giải quyết các vấn đề về khoản nợ và đảm bảo an toàn cho tài sản của Trung Quốc bằng đồng USD trong thời gian ngắn nhất”. Trung Quốc cũng kêu gọi Mỹ cắt giảm chi tiêu quân sự.
Đầu tháng 3, khi ông Vương Kỳ Sơn được bầu làm Phó Chủ tịch nước Trung Quốc, nhiều chuyên gia coi đó như là một dấu hiệu cho thấy Chủ tịch Tập Cận Bình đã đặt kỳ vọng cao về việc ông Vương có thể sử dụng hiểu biết sâu sắc của mình trong mối quan hệ Mỹ-Trung để quản lý xung đột ngoại giao với Mỹ.
Ông Vương thậm chí có thể đã tư vấn cho những phát biểu của ông Cui vào ngày 23/3.
Trí Dũng