Cà Kê Dê Ngỗng
‘Ngày Quốc Khánh’ Trung Quốc trở thành ngày tang
Ngược với hình ảnh ngọn cờ đỏ giương cao cùng với những lời ca chiến thắng của quốc ca nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, hàng trăm người dân Trung Quốc đã tập trung dưới cơn mưa phùn tại một thành phố ở miền Đông Bắc vào ngày 1 tháng Mười và lặng lẽ tưởng niệm cuộc đời của người bán dạo vừa bị tử hình gần đây.
Xia Junfeng (Hạ Tuấn Phong), 36 tuổi, bị tử hình vào ngày 25 tháng Chín, kể từ đó anh trở thành một biểu tượng của sự bất công và sự kháng cự trên khắp cả nước, mặc dù anh đã giết chết hai nhân viên quản lý đô thị.
Tự vệ
Vào ngày 16 tháng Năm 2009, anh bị hai nhân viên quản lý đô thị (chengguan) đánh ngay tại quầy bán dạo của mình và sau đó bị giải lên đồn cảnh sát. Nhiệm vụ của những nhân viên này là giữ gìn trật tự đường phố, nhưng họ lại gây ra vô số vụ bạo lực cực đoan với bất kỳ ai chống đối họ mà không hề bị trừng phạt.
Sau khi bị đưa đến đồn cảnh sát, Xia kể lại các tay nhân viên này tấn công anh bằng những tách trà kim loại một cách dã man. Anh đã rút một con dao bếp từ trong bộ đồ của mình và đâm chết hai trong số họ và làm một người bị thương.
Tang lễ ảm đạm
Đám tang của Xia được tổ chức vào ngày 1 tháng Mười đã thu hút nhiều người bán dạo, luật sư bảo vệ dân quyền và những người ủng hộ trên khắp Trung Quốc. Đa số họ đều biết về sự kiện và câu chuyện của Xia thông qua mạng, và cái chết của anh đã trở thành điểm hội tụ cho những người không hài lòng với sự lạm dụng hệ thống tư pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Zhang Jing, vợ của Xia cùng với cậu con trai nhỏ ôm di ảnh và hũ tro của anh trong đám tang tại Nghĩa trang Memorial Forest ở ngoại ô thành phố Thẩm Dương thuộc miền Đông Bắc Trung Quốc. Sự kiện này đã diễn ra vào lúc sáng sớm.
Một vài ngày trước tang lễ, Zhang Jing viết trên Weibo – một trang mạng xã hội giống Twitter để thông báo về sự kiện, rằng “Sẽ không có tiệc tiễn đưa; chúng tôi không nhận tiền; sẽ không có biểu ngữ; và không có khẩu hiệu”. Bài đăng này sau đó đã bị chính quyền xóa bỏ.
Án tử dành cho Xia được tòa án phán quyết dựa trên lời khai của bốn viên cảnh sát là đồng nghiệp của hai người mà Xia đâm chết. Trong cuộc phỏng vấn với Ku6 – một trong những trang web video lớn nhất Trung Quốc, Chen Youxi – luật sư của Junfeng cho biết, các nhà chức trách từ chối thực hiện kiểm chứng từ những người khác mà đã trực tiếp thấy Xia bị ức hiếp và bị đánh trước.
Bất công, tức giận, thi ca
Nỗi tiếc thương cho Xia cũng khiến mọi người tập trung vào hình phạt mang tính chính trị cao gần đây của bà Cốc Khai Lai, vợ của nguyên ủy viên bộ chính trị Bạc Hy Lai, bà bị tuyên án tử hình treo – thực tế là tù chung thân vì đã âm mưu sát hại một doanh nhân người Anh.
Họ nói, Xia trái lại chỉ tự vệ và thật điên rồ khi anh lại bị tử hình.
Một cư dân mạng giấu tên nói : “Những tay cảnh sát đô thị không cho người ta cơ hội sống. Họ đáng bị đánh! Họ thừa biết những người nghèo khổ sẽ không yếu đuối ngay cả khi họ bị đánh chết”
Chen Zonghe – một nhà đầu tư và là một blogger viết trên trang Weibo: “Khi cảnh sát đô thị giết chết những người bán dạo, họ lại không bị tử hình; khi vợ của nhà lãnh đạo chính trị sát hại một người nước ngoài, bà ta cũng không bị tử hình; khi những cuộc vận động chính trị giết rất nhiều người, nhà lãnh đạo [Bạc Hy Lai] cũng không hề bị tử hình.”
Anh còn nói “Xia Junfeng đã ra đi mãi mãi. Chúng tôi đã cố gắng hết sức để lên tiếng bảo vệ cho những người như anh trong nhiều năm, nhưng cuối cùng chúng tôi phải nhìn anh trở về với lòng đất.”
Vài người mang hoa đến cho vợ anh, trong khi những người khác sáng tác những bài thơ cảm động mà vợ Xia dán trên tường phòng khách.
Cơn mưa ngày 1 tháng Mười đã khiến cho không khí tang lễ càng ảm đạm. Một cư dân mạng tự hỏi: “Có phải ông Trời cũng buồn và rơi nước mắt cho sự đau khổ của người dân Trung Quốc?”
‘Ngày Quốc Khánh?’
Ngày đưa tang là một ngày đặc biệt sâu sắc, nhiều người cảm thấy rằng: ngày 1 tháng Mười năm nay kỷ niệm 64 năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, đánh dấu sự ra đời “Nhà nước mới” của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Các nhà chức trách gọi đó là ngày sinh của Trung Quốc, nhưng bây giờ nó được xem là ngày tưởng nhớ một người bán dạo đã chiến đấu chống lại một hệ thống bất công và tưởng nhớ những người đã chết do chế độ Cộng sản Trung Quốc gây ra.
Nhà đầu tư Chen nói “Năm nay đúng là một ngày Quốc Khánh đặc biệt”. “Ánh nến tràn ngập trên trang Weibo”, anh nói thêm về hình ảnh những ngọn nến nhỏ mà cư dân mạng đăng lên để bày tỏ nỗi buồn.
Fanrenxiaoshenke – một cư dân mạng khác nói “Đúng là mỉa mai khi một đằng là lễ quốc khánh, mặt khác lại là tang lễ bi thương của một con người nhỏ bé.”
Những kẻ hung bạo trên đường phố
Nhiệm vụ của cảnh sát đô thị là phải tuân thủ luật lệ về mỹ quan đường phố, lối đi và nơi những người bán dạo đậu xe chở hàng. Tuy nhiên, họ lại trở nên khét tiếng vì những hành vi bạo lực gây sốc trong khi làm nhiệm vụ.
Trường hợp gần đây nhất diễn ra vào tháng Bảy, khi một người bán dưa hấu dạo bị giết trong khi cự cãi với một nhân viên quản lý đô thị, tay này đã dùng cân trái cây kim loại đập mạnh vào đầu anh. Vụ án kết thúc với số tiền bồi thường là 897,000 Nhân Dân tệ ($146,533) trả cho gia đình nạn nhân. Viên cảnh sát không bị vào tù, huống gì là tử hình.
Một loạt các bức ảnh chụp những tay quản lý đô thị đánh người trên phố đã lan truyền trên mạng vào đêm trước ngày Quốc Khánh.
Một trong số những bức ảnh cho thấy một viên quản lý đô thị trong bộ đồng phục của anh ta đang quỳ phục xuống cổ của một người phụ nữ, ép đầu cô vào lề đường. Một bức ảnh khác cho thấy một người nhặt rác già nua ngồi rũ rượi trên mặt đất, đầu dính đầy máu sau khi bị một tay cảnh sát đánh.
Trong bối cảnh bạo lực và lộng hành nên Xia mới chiến đấu chống lại các viên an ninh. Vợ của Xia cho báo chí Hong Kong biết rằng, trước khi bị hành quyết anh đã nói với gia đình “Anh chỉ bảo vệ cho mạng sống của mình. Anh không muốn giết họ. Anh không phạm tội! Thậm chí nếu phải chết anh cũng không chấp nhận bản án.”
Một cư dân mạng bình luận, “Khi một sát nhân trở thành anh hùng trong lòng mọi người, chẳng phải chúng ta nên hỏi tại sao? Xã hội này quá bại hoại rồi phải không?”
http://vietdaikynguyen.com/v3/china/chinese-society/ngay-quoc-khanh-trung-quoc-tro-thanh-ngay-tang/
Lính Dù Post
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
‘Ngày Quốc Khánh’ Trung Quốc trở thành ngày tang
Ngược với hình ảnh ngọn cờ đỏ giương cao cùng với những lời ca chiến thắng của quốc ca nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, hàng trăm người dân Trung Quốc đã tập trung dưới cơn mưa phùn tại một thành phố ở miền Đông Bắc vào ngày 1 tháng Mười và lặng lẽ tưởng niệm cuộc đời của người bán dạo vừa bị tử hình gần đây.
Xia Junfeng (Hạ Tuấn Phong), 36 tuổi, bị tử hình vào ngày 25 tháng Chín, kể từ đó anh trở thành một biểu tượng của sự bất công và sự kháng cự trên khắp cả nước, mặc dù anh đã giết chết hai nhân viên quản lý đô thị.
Tự vệ
Vào ngày 16 tháng Năm 2009, anh bị hai nhân viên quản lý đô thị (chengguan) đánh ngay tại quầy bán dạo của mình và sau đó bị giải lên đồn cảnh sát. Nhiệm vụ của những nhân viên này là giữ gìn trật tự đường phố, nhưng họ lại gây ra vô số vụ bạo lực cực đoan với bất kỳ ai chống đối họ mà không hề bị trừng phạt.
Sau khi bị đưa đến đồn cảnh sát, Xia kể lại các tay nhân viên này tấn công anh bằng những tách trà kim loại một cách dã man. Anh đã rút một con dao bếp từ trong bộ đồ của mình và đâm chết hai trong số họ và làm một người bị thương.
Tang lễ ảm đạm
Đám tang của Xia được tổ chức vào ngày 1 tháng Mười đã thu hút nhiều người bán dạo, luật sư bảo vệ dân quyền và những người ủng hộ trên khắp Trung Quốc. Đa số họ đều biết về sự kiện và câu chuyện của Xia thông qua mạng, và cái chết của anh đã trở thành điểm hội tụ cho những người không hài lòng với sự lạm dụng hệ thống tư pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Zhang Jing, vợ của Xia cùng với cậu con trai nhỏ ôm di ảnh và hũ tro của anh trong đám tang tại Nghĩa trang Memorial Forest ở ngoại ô thành phố Thẩm Dương thuộc miền Đông Bắc Trung Quốc. Sự kiện này đã diễn ra vào lúc sáng sớm.
Một vài ngày trước tang lễ, Zhang Jing viết trên Weibo – một trang mạng xã hội giống Twitter để thông báo về sự kiện, rằng “Sẽ không có tiệc tiễn đưa; chúng tôi không nhận tiền; sẽ không có biểu ngữ; và không có khẩu hiệu”. Bài đăng này sau đó đã bị chính quyền xóa bỏ.
Án tử dành cho Xia được tòa án phán quyết dựa trên lời khai của bốn viên cảnh sát là đồng nghiệp của hai người mà Xia đâm chết. Trong cuộc phỏng vấn với Ku6 – một trong những trang web video lớn nhất Trung Quốc, Chen Youxi – luật sư của Junfeng cho biết, các nhà chức trách từ chối thực hiện kiểm chứng từ những người khác mà đã trực tiếp thấy Xia bị ức hiếp và bị đánh trước.
Bất công, tức giận, thi ca
Nỗi tiếc thương cho Xia cũng khiến mọi người tập trung vào hình phạt mang tính chính trị cao gần đây của bà Cốc Khai Lai, vợ của nguyên ủy viên bộ chính trị Bạc Hy Lai, bà bị tuyên án tử hình treo – thực tế là tù chung thân vì đã âm mưu sát hại một doanh nhân người Anh.
Họ nói, Xia trái lại chỉ tự vệ và thật điên rồ khi anh lại bị tử hình.
Một cư dân mạng giấu tên nói : “Những tay cảnh sát đô thị không cho người ta cơ hội sống. Họ đáng bị đánh! Họ thừa biết những người nghèo khổ sẽ không yếu đuối ngay cả khi họ bị đánh chết”
Chen Zonghe – một nhà đầu tư và là một blogger viết trên trang Weibo: “Khi cảnh sát đô thị giết chết những người bán dạo, họ lại không bị tử hình; khi vợ của nhà lãnh đạo chính trị sát hại một người nước ngoài, bà ta cũng không bị tử hình; khi những cuộc vận động chính trị giết rất nhiều người, nhà lãnh đạo [Bạc Hy Lai] cũng không hề bị tử hình.”
Anh còn nói “Xia Junfeng đã ra đi mãi mãi. Chúng tôi đã cố gắng hết sức để lên tiếng bảo vệ cho những người như anh trong nhiều năm, nhưng cuối cùng chúng tôi phải nhìn anh trở về với lòng đất.”
Vài người mang hoa đến cho vợ anh, trong khi những người khác sáng tác những bài thơ cảm động mà vợ Xia dán trên tường phòng khách.
Cơn mưa ngày 1 tháng Mười đã khiến cho không khí tang lễ càng ảm đạm. Một cư dân mạng tự hỏi: “Có phải ông Trời cũng buồn và rơi nước mắt cho sự đau khổ của người dân Trung Quốc?”
‘Ngày Quốc Khánh?’
Ngày đưa tang là một ngày đặc biệt sâu sắc, nhiều người cảm thấy rằng: ngày 1 tháng Mười năm nay kỷ niệm 64 năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, đánh dấu sự ra đời “Nhà nước mới” của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Các nhà chức trách gọi đó là ngày sinh của Trung Quốc, nhưng bây giờ nó được xem là ngày tưởng nhớ một người bán dạo đã chiến đấu chống lại một hệ thống bất công và tưởng nhớ những người đã chết do chế độ Cộng sản Trung Quốc gây ra.
Nhà đầu tư Chen nói “Năm nay đúng là một ngày Quốc Khánh đặc biệt”. “Ánh nến tràn ngập trên trang Weibo”, anh nói thêm về hình ảnh những ngọn nến nhỏ mà cư dân mạng đăng lên để bày tỏ nỗi buồn.
Fanrenxiaoshenke – một cư dân mạng khác nói “Đúng là mỉa mai khi một đằng là lễ quốc khánh, mặt khác lại là tang lễ bi thương của một con người nhỏ bé.”
Những kẻ hung bạo trên đường phố
Nhiệm vụ của cảnh sát đô thị là phải tuân thủ luật lệ về mỹ quan đường phố, lối đi và nơi những người bán dạo đậu xe chở hàng. Tuy nhiên, họ lại trở nên khét tiếng vì những hành vi bạo lực gây sốc trong khi làm nhiệm vụ.
Trường hợp gần đây nhất diễn ra vào tháng Bảy, khi một người bán dưa hấu dạo bị giết trong khi cự cãi với một nhân viên quản lý đô thị, tay này đã dùng cân trái cây kim loại đập mạnh vào đầu anh. Vụ án kết thúc với số tiền bồi thường là 897,000 Nhân Dân tệ ($146,533) trả cho gia đình nạn nhân. Viên cảnh sát không bị vào tù, huống gì là tử hình.
Một loạt các bức ảnh chụp những tay quản lý đô thị đánh người trên phố đã lan truyền trên mạng vào đêm trước ngày Quốc Khánh.
Một trong số những bức ảnh cho thấy một viên quản lý đô thị trong bộ đồng phục của anh ta đang quỳ phục xuống cổ của một người phụ nữ, ép đầu cô vào lề đường. Một bức ảnh khác cho thấy một người nhặt rác già nua ngồi rũ rượi trên mặt đất, đầu dính đầy máu sau khi bị một tay cảnh sát đánh.
Trong bối cảnh bạo lực và lộng hành nên Xia mới chiến đấu chống lại các viên an ninh. Vợ của Xia cho báo chí Hong Kong biết rằng, trước khi bị hành quyết anh đã nói với gia đình “Anh chỉ bảo vệ cho mạng sống của mình. Anh không muốn giết họ. Anh không phạm tội! Thậm chí nếu phải chết anh cũng không chấp nhận bản án.”
Một cư dân mạng bình luận, “Khi một sát nhân trở thành anh hùng trong lòng mọi người, chẳng phải chúng ta nên hỏi tại sao? Xã hội này quá bại hoại rồi phải không?”
http://vietdaikynguyen.com/v3/china/chinese-society/ngay-quoc-khanh-trung-quoc-tro-thanh-ngay-tang/
Lính Dù Post