Cà Kê Dê Ngỗng
‘Tiếng Việt 1 chỉ là ngữ liệu tham khảo, giáo viên có thể thay đổi’ - Nguyễn Sương
Bước sang tuần thứ 6 của năm học 2020-2021, tại các trường dạy Tiếng Việt theo bộ sách Cùng học để phát triển năng lực, học sinh đã học hết phần âm, bắt đầu chuyển sang phần vần.
Học sinh trường Tiểu học Nguyễn Du trong giờ học Tiếng Việt. Ảnh: N.S. |
Tốc độ này từng bị đánh giá là quá nhanh so với khả năng tiếp thu của học sinh, khiến cả giáo viên lẫn phụ huynh đều mệt khi dạy con.
Thời gian gần đây, cuốn Tiếng Việt của bộ Cánh diều lại nhận chỉ trích vì từ ngữ, câu chuyện trong sách. Những điều trên cho thấy năm học mới với chương trình mới có khởi đầu bỡ ngỡ.
Trao đổi với Zing, cô Trịnh Thị Kim Quế, giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Du (Hà Nội), thừa nhận khi bắt tay vào điều gì mới cũng có khó khăn. Chương trình cũ kéo dài nhiều năm, khá quen thuộc nên giáo viên biết bài học tiếp theo sẽ dạy gì.
Với chương trình này, giáo viên cần nghĩ nhiều hoạt động để các con ghi nhớ bài học, không phải đọc chép như trước. Ở chương trình mới, tiến độ bài nhanh, cô trò không có vài tuần làm quen các nét như chương trình cũ.
Cùng quan điểm, cô Đào Thu Thuỷ, giáo viên trường Tiểu học Tràng An (Hà Nội), cho rằng năm đầu tiên thực hiện SGK mới, họ gặp khó khăn do chương trình Tiếng Việt có tốc độ nhanh hơn chương trình cũ.
Tuy nhiên, giáo viên có lợi thế khi chương trình theo hướng mở, thầy cô chủ động hơn trong công việc dạy học. Họ có thể tự phân bố thời gian giữa các môn học, các nội dung trong bài học tùy thuộc vào tình hình thực tế.
Học sinh trường Tiểu học Tràng An học vần "ây", "ay" qua hoạt động vẽ tranh, tô màu. Ảnh: N.S. |
Thực tế, theo quan sát, khi cùng dạy về vần "ây" và "ay", cô Thủy và cô Quế có cách tiếp cận khác nhau.
Cô Quế hướng dẫn học sinh sử dụng bộ dụng cụ học tập với các chữ cái có sẵn để các em tự ghép thành từ có vần vừa được học. Cô Thủy lại cho học trò thông qua hoạt động vẽ tranh để nhớ vần mới.
Sự chủ động, linh hoạt trong dạy học của giáo viên cũng là yếu tố bà Bùi Thị Diệu Ngọc, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Du, nhấn mạnh khi nói về việc triển khai dạy học theo sách giáo khoa mới.
Cô thông tin trong quá trình chọn sách, giáo viên đã nghiên cứu, tìm hiểu cách triển khai. Sau khi có quyết định chọn bộ nào, giáo viên, ban giám hiệu cùng nghiên cứu cách dạy học, lên yêu cầu cần đạt trong từng tuần cho từng môn học.
Giáo viên căn cứ vào đó cùng tình hình thực tế để điều tiết việc dạy học. Nếu trong tiết học, học sinh chưa đạt yêu cầu đề ra, thầy cô có thể chuyển sang dạy ở tiết sau hoặc các tiết củng cố.
Bà nhấn mạnh giáo viên cần hiểu sách giáo khoa, bao gồm cả môn Tiếng Việt, chỉ là ngữ liệu, chương trình mới là pháp lệnh. Do đó, trong quá trình dạy học, giáo viên có thể thay đổi ngữ liệu phù hợp với học sinh.
"Cùng hoạt động đó, các cô có thể chủ động sử dụng ngữ liệu từ bộ sách khác, không nhất thiết của bộ sách đã chọn", cô Ngọc nói. HD chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
‘Tiếng Việt 1 chỉ là ngữ liệu tham khảo, giáo viên có thể thay đổi’ - Nguyễn Sương
Bước sang tuần thứ 6 của năm học 2020-2021, tại các trường dạy Tiếng Việt theo bộ sách Cùng học để phát triển năng lực, học sinh đã học hết phần âm, bắt đầu chuyển sang phần vần.
Học sinh trường Tiểu học Nguyễn Du trong giờ học Tiếng Việt. Ảnh: N.S. |
Tốc độ này từng bị đánh giá là quá nhanh so với khả năng tiếp thu của học sinh, khiến cả giáo viên lẫn phụ huynh đều mệt khi dạy con.
Thời gian gần đây, cuốn Tiếng Việt của bộ Cánh diều lại nhận chỉ trích vì từ ngữ, câu chuyện trong sách. Những điều trên cho thấy năm học mới với chương trình mới có khởi đầu bỡ ngỡ.
Trao đổi với Zing, cô Trịnh Thị Kim Quế, giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Du (Hà Nội), thừa nhận khi bắt tay vào điều gì mới cũng có khó khăn. Chương trình cũ kéo dài nhiều năm, khá quen thuộc nên giáo viên biết bài học tiếp theo sẽ dạy gì.
Với chương trình này, giáo viên cần nghĩ nhiều hoạt động để các con ghi nhớ bài học, không phải đọc chép như trước. Ở chương trình mới, tiến độ bài nhanh, cô trò không có vài tuần làm quen các nét như chương trình cũ.
Cùng quan điểm, cô Đào Thu Thuỷ, giáo viên trường Tiểu học Tràng An (Hà Nội), cho rằng năm đầu tiên thực hiện SGK mới, họ gặp khó khăn do chương trình Tiếng Việt có tốc độ nhanh hơn chương trình cũ.
Tuy nhiên, giáo viên có lợi thế khi chương trình theo hướng mở, thầy cô chủ động hơn trong công việc dạy học. Họ có thể tự phân bố thời gian giữa các môn học, các nội dung trong bài học tùy thuộc vào tình hình thực tế.
Học sinh trường Tiểu học Tràng An học vần "ây", "ay" qua hoạt động vẽ tranh, tô màu. Ảnh: N.S. |
Thực tế, theo quan sát, khi cùng dạy về vần "ây" và "ay", cô Thủy và cô Quế có cách tiếp cận khác nhau.
Cô Quế hướng dẫn học sinh sử dụng bộ dụng cụ học tập với các chữ cái có sẵn để các em tự ghép thành từ có vần vừa được học. Cô Thủy lại cho học trò thông qua hoạt động vẽ tranh để nhớ vần mới.
Sự chủ động, linh hoạt trong dạy học của giáo viên cũng là yếu tố bà Bùi Thị Diệu Ngọc, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Du, nhấn mạnh khi nói về việc triển khai dạy học theo sách giáo khoa mới.
Cô thông tin trong quá trình chọn sách, giáo viên đã nghiên cứu, tìm hiểu cách triển khai. Sau khi có quyết định chọn bộ nào, giáo viên, ban giám hiệu cùng nghiên cứu cách dạy học, lên yêu cầu cần đạt trong từng tuần cho từng môn học.
Giáo viên căn cứ vào đó cùng tình hình thực tế để điều tiết việc dạy học. Nếu trong tiết học, học sinh chưa đạt yêu cầu đề ra, thầy cô có thể chuyển sang dạy ở tiết sau hoặc các tiết củng cố.
Bà nhấn mạnh giáo viên cần hiểu sách giáo khoa, bao gồm cả môn Tiếng Việt, chỉ là ngữ liệu, chương trình mới là pháp lệnh. Do đó, trong quá trình dạy học, giáo viên có thể thay đổi ngữ liệu phù hợp với học sinh.
"Cùng hoạt động đó, các cô có thể chủ động sử dụng ngữ liệu từ bộ sách khác, không nhất thiết của bộ sách đã chọn", cô Ngọc nói. HD chuyen