Kinh Đời
“Chuyện lạ” trong trường học Nhật Bản
(GD&TĐ) - Cô Sheila Burt - Giáo viên người Mỹ đến làm việc tại Nhật Bản -nhận thấy có những khác biệt thú vị trong trường học Nhật Bản so với phương Tây. Bài viết được đăng trên gapersblock.com.
Học sinh tự lau dọn phòng học |
Học sinh tự dọn vệ sinh trường học
Thời gian làm sạch trong các lớp học kéo dài khoảng 20 - 25 phút sau giờ ăn trưa. Đây được coi là một phần của chương trình giáo dục chính thức và là yêu cầu bắt buộc cho tới khi học sinh lên đại học. Khi giáo viên giám sát hoạt động này, học sinh lau sàn nhà, cầu thang và thậm chí cả phòng tắm của trường.
Các em làm việc một cách vui vẻ và đùa vui với nhau khi lau sàn. Khi Sheila Burt nói với các giáo viên Nhật rằng tại Mỹ không bắt học sinh lau dọn thì phản ứng tức thời của họ là “Thế ai lau dọn trường học?”. Họ có vẻ rất ngạc nhiên khi biết nhân viên vệ sinh đảm trách gần như toàn bộ công việc.
Bữa trưa “bình đẳng”
Kyushoku, từ của Nhật gọi bữa ăn trưa, là bắt buộc với toàn bộ học sinh tiểu học và THCS. Toàn thể giáo viên và nhân viên cũng ăn đúng các món như học sinh. Bữa trưa tại trường học nói chung là hợp lí dinh dưỡng, gồm một phần thịt (thường là cá hoặc thịt lợn), rau, cơm và sữa. Bữa ăn này nhiều khi được các nông dân và cửa hàng thực phẩm địa phương ưu đãi để có giá thành hợp lí nhất. Sheila Burt chỉ phải đóng khoảng 45 USD/tháng cho 20 – 25 bữa trưa.
Ở trường THCS mà Sheila Burt học không có máy bán hàng tự động bán các loại đồ uống có đường và bánh snack. Ăn trưa tại trường dường như là một cách để người Nhật có cơ thể lành mạnh. Mặc dù tỉ lệ trẻ em béo phì trong thời hiện đại ở Nhật có tăng so với trước đây nhưng thấp hơn nhiều so với trẻ em Mỹ.
Tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa
Hầu hết học sinh trong trường của Sheila Burt đều ghi danh hoạt động trong các câu lạc bộ. Mặc dù không phải tất cả các phòng giáo dục tại Nhật Bản yêu cầu học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa nhưng câu lạc bộ trường học là một cách quan trọng phát triển tiềm năng và tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần. Có thể lực tốt giúp học sinh đối phó tốt hơn với áp lực luyện thi khi vào cấp THPT trước khi thi đại học.
Học sinh phải mặc đồng phục
Điểm đặc trưng nhất với giáo dục Nhật Bản là học sinh bắt buộc phải mặc đồng phục cho tới khi vào đại học. Đồng phục có khác nhau một chút giữa các trường nhưng thường thì có màu xanh dương hoặc đen. Nữ sinh thường mặc váy và áo jacket đen cho nam sinh.
“Ngại” phát biểu
Thống nhất và hài hòa là những thành tố quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Bất cứ ai phá vỡ điều đó có thể bị coi là kẻ phá rối. Sự thống nhất có mặt tiêu cực của nó, như có nhiều vụ bắt nạt khiến nạn nhân phải tự sát, những học sinh không có cha hoặc mẹ không phải là người Nhật thường trở thành đối tượng bị châm chọc, tẩy chay hoặc kì thị.
Trong các lớp học, rất khó để học sinh bày tỏ suy nghĩ. Khi Sheila Burt đề nghị học sinh nêu quan điểm thì rất lâu mới có câu trả lời bởi không học sinh nào muốn là người đưa ra quan điểm trước tiên. Học sinh thường đợi cô giáo chỉ định mới nói. Trang trí trong phòng học cũng buồn tẻ và Sheila Burt nghĩ rằng không có nhiều thay đổi so với thời Thế chiến II. Giáo viên Nhật khi nhìn thấy nhiều tranh ảnh trong lớp học tại Mỹ thường tỏ ra rất ngạc nhiên.
Bảo Chi (Tổng hợp)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
“Chuyện lạ” trong trường học Nhật Bản
(GD&TĐ) - Cô Sheila Burt - Giáo viên người Mỹ đến làm việc tại Nhật Bản -nhận thấy có những khác biệt thú vị trong trường học Nhật Bản so với phương Tây. Bài viết được đăng trên gapersblock.com.
Học sinh tự lau dọn phòng học |
Học sinh tự dọn vệ sinh trường học
Thời gian làm sạch trong các lớp học kéo dài khoảng 20 - 25 phút sau giờ ăn trưa. Đây được coi là một phần của chương trình giáo dục chính thức và là yêu cầu bắt buộc cho tới khi học sinh lên đại học. Khi giáo viên giám sát hoạt động này, học sinh lau sàn nhà, cầu thang và thậm chí cả phòng tắm của trường.
Các em làm việc một cách vui vẻ và đùa vui với nhau khi lau sàn. Khi Sheila Burt nói với các giáo viên Nhật rằng tại Mỹ không bắt học sinh lau dọn thì phản ứng tức thời của họ là “Thế ai lau dọn trường học?”. Họ có vẻ rất ngạc nhiên khi biết nhân viên vệ sinh đảm trách gần như toàn bộ công việc.
Bữa trưa “bình đẳng”
Kyushoku, từ của Nhật gọi bữa ăn trưa, là bắt buộc với toàn bộ học sinh tiểu học và THCS. Toàn thể giáo viên và nhân viên cũng ăn đúng các món như học sinh. Bữa trưa tại trường học nói chung là hợp lí dinh dưỡng, gồm một phần thịt (thường là cá hoặc thịt lợn), rau, cơm và sữa. Bữa ăn này nhiều khi được các nông dân và cửa hàng thực phẩm địa phương ưu đãi để có giá thành hợp lí nhất. Sheila Burt chỉ phải đóng khoảng 45 USD/tháng cho 20 – 25 bữa trưa.
Ở trường THCS mà Sheila Burt học không có máy bán hàng tự động bán các loại đồ uống có đường và bánh snack. Ăn trưa tại trường dường như là một cách để người Nhật có cơ thể lành mạnh. Mặc dù tỉ lệ trẻ em béo phì trong thời hiện đại ở Nhật có tăng so với trước đây nhưng thấp hơn nhiều so với trẻ em Mỹ.
Tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa
Hầu hết học sinh trong trường của Sheila Burt đều ghi danh hoạt động trong các câu lạc bộ. Mặc dù không phải tất cả các phòng giáo dục tại Nhật Bản yêu cầu học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa nhưng câu lạc bộ trường học là một cách quan trọng phát triển tiềm năng và tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần. Có thể lực tốt giúp học sinh đối phó tốt hơn với áp lực luyện thi khi vào cấp THPT trước khi thi đại học.
Học sinh phải mặc đồng phục
Điểm đặc trưng nhất với giáo dục Nhật Bản là học sinh bắt buộc phải mặc đồng phục cho tới khi vào đại học. Đồng phục có khác nhau một chút giữa các trường nhưng thường thì có màu xanh dương hoặc đen. Nữ sinh thường mặc váy và áo jacket đen cho nam sinh.
“Ngại” phát biểu
Thống nhất và hài hòa là những thành tố quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Bất cứ ai phá vỡ điều đó có thể bị coi là kẻ phá rối. Sự thống nhất có mặt tiêu cực của nó, như có nhiều vụ bắt nạt khiến nạn nhân phải tự sát, những học sinh không có cha hoặc mẹ không phải là người Nhật thường trở thành đối tượng bị châm chọc, tẩy chay hoặc kì thị.
Trong các lớp học, rất khó để học sinh bày tỏ suy nghĩ. Khi Sheila Burt đề nghị học sinh nêu quan điểm thì rất lâu mới có câu trả lời bởi không học sinh nào muốn là người đưa ra quan điểm trước tiên. Học sinh thường đợi cô giáo chỉ định mới nói. Trang trí trong phòng học cũng buồn tẻ và Sheila Burt nghĩ rằng không có nhiều thay đổi so với thời Thế chiến II. Giáo viên Nhật khi nhìn thấy nhiều tranh ảnh trong lớp học tại Mỹ thường tỏ ra rất ngạc nhiên.
Bảo Chi (Tổng hợp)