Hình Ảnh & Sự Kiện
“Cô ơi! Em đã nhịn đói từ hôm qua tới nay rồi”
Đó là lời mở đầu trong lá đơn xin nghỉ học của Giàng Seo Sảng - học sinh lớp 1A, Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (xã Quảng Hòa, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) gửi đến cô giáo chủ nhiệm Lê Thanh Kim Huệ vào những buổi cuối cùng năm
Sản phẩm của 72 năm dưới chế độ cộng sản.
Đất nước đã bao giờ được như thế này chưa ?
“Cô ơi! Em đã nhịn đói từ hôm qua tới nay rồi”
Dân trí 26/05/2017 -
Đó là lời mở đầu trong lá đơn xin nghỉ học của Giàng Seo Sảng - học
sinh lớp 1A, Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (xã Quảng Hòa, huyện Đắk
Glong, tỉnh Đắk Nông) gửi đến cô giáo chủ nhiệm Lê Thanh Kim Huệ vào
những buổi cuối cùng năm học 2016-2017. Giáo viên lấy tiền lương mua gạo cho học sinh ăn / Hũ gạo tình thương nâng bước trò nghèo
Bữa cơm nội trú chỉ có cơm trắng và rau xào, nước mắm
Hôm ấy, cô Huệ phải dành ra 15 phút đầu giờ,
xuống tận chiếc giường nơi Sảng đang nằm để hiểu rõ tình hình. Có lẽ, đó
là lần đầu tiên, sau rất nhiều lần đặt chân đến “khu nội trú” của học
sinh, cảm giác của cô Huệ lại nghẹn ngào, khó tả đến như vậy. Trong căn
phòng chật hẹp, bám đầy bùn đất và thiếu ánh sáng, hai học trò của cô
đang nằm thều thào trên giường. Ngay lúc đó, cô chỉ kịp định thần, rồi tức tốc chạy đi mua bành mì và mấy gói mì tôm về pha cho học trò đang trong cơn đói lả.
Xót xa những bữa cơm nội trú
Sảng là 1 trong gần 70 học sinh của Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc phải
ở nội trú vì nhà cách xa trường hơn 20km. Hàng tuần, em được bố mẹ gửi
gạo, rau và một ít cá khô kèm theo mấy chục ngàn để ăn uống sinh hoạt.
Bữa cơm của em chủ yếu chỉ là cơm với canh bí, cá khô kho mặn. Những
ngày cuối tuần, khi trong người không còn đồng nào, cá khô, canh bí cũng
trở thành món ăn "xa xỉ", các em chỉ có thể tìm tới gói mì tôm, pha chế
để làm canh ăn chung với cơm.
Theo
thầy La Minh Tuấn, hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, hàng
tuần em Sảng được gia đình chu cấp gạo và tiền nhưng do mới học lớp 1,
còn đang độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nên số tiền bố mẹ cho, em chỉ
tiêu trong một hoặc hai ngày đầu tuần. Những ngày sau đó, do không còn
tiền, em phải đổi gạo để mua thức ăn nên mới xảy ra chuyện “nhịn đói từ
hôm qua tới nay” và “xin cô giáo gọi điện cho bố mẹ mang gạo và thức ăn
ra cho em”.
Giống như Sảng, cuộc sống nội trú của Phùng A Sử, học sinh Trường tiểu học Bế Văn Đàn (xã
Quảng Hòa, huyện Đắk G’Long) cũng khó khăn, thiếu thốn không kém. Cậu
học trò lớp 5 năm nay vừa tròn 15 tuổi, là người lớn tuổi nhất nên cậu
trở thành anh cả trong căn nhà nội trú với 11 đứa em không cùng họ hàng.
Hàng ngày, sau giờ học, cậu học sinh người H' Mông này phải đảm đương
việc cơm nước cho mấy đứa nhỏ còn lại.
Hơn
11h trưa, Sử mới chạy một mạch từ trường về đến nhà. Quăng vội chiếc
cặp sách xuống giường, Sử lao ngay xuống bếp nấu cơm để chiều còn kịp đi
thi. Quệt ngang dòng mồ hôi đang chảy cay xè mắt, Sử cho biết: "Tất cả
chúng em đều ở xã khác đến đây học nhờ, nhà cách trường hơn 15km nên
phải mượn nhà dân để ở, cuối tuần bố mẹ mới lên đón. Trong số 12 người đang ở đây, em được bố mẹ gửi cho nhiều tiền và gạo nhất, mỗi tuần là 3kg gạo và 30 ngàn".
Hết gạo, hết thức ăn, hết tiền nhiều em phải ăn mì tôm cầm cự đến cuối tuần
“Với
số tiền và gạo ấy, chúng em phải ăn tiêu làm sao cho đủ từ thứ hai đến
thứ sáu. Hàng ngày chúng em góp tiền, gạo nấu cơm chung. Bữa cơm cũng
chỉ có rau và nước mắm, còn nếu trong tuần có bữa nào ăn trứng thì cuối
tuần phải mua mì tôm về làm canh hoặc đi xin thức ăn của các bạn nhà
khác”, Sử nói vẻ ngượng ngùng.
Là người có nhiều năm gắn bó với ngôi trường vùng cao Quảng Hòa, thầy Nguyễn Quang Trung, giáo viên Trường THCS Quảng Hòa không biết bao nhiêu lần xót xa trước bữa cơm của học sinh nội trú.
Thầy
bảo: “Có lần vào đúng bữa trưa, tôi đi qua nhà nội trú của học sinh.
Thấy tụi nhỏ đang xúm nhau lại chỗ chậu nước nên tôi chạy lại xem, không ngờ rằng, chúng đang làm thịt chuột để ăn.
Một lần khác, tôi vào tận bếp, xem những nồi cơm của tụi nhỏ, nồi cơm
vẫn còn nguyên nhưng đã mốc xanh, mốc đỏ. Vì không có thức ăn nên chúng
nấu cơm rồi để đó. Nhìn cảnh ấy chẳng giáo viên nào mà cầm lòng nổi”.
Thiếu ăn, thiếu cả chỗ ở
Ngoài
những thiếu thốn trong bữa ăn khiến nhiều học sinh phải nhịn đói đến
trường thì học sinh xã Quảng Hòa còn thiếu cả chỗ ở. Hiện nay có khoảng
hơn 100 em học sinh của cả ba trường đang ở khu “nội trú” tự phát, tức
là phụ huynh các em tự thuê hoặc mượn nhà dân để các em trọ học. Trong
số học sinh nội trú này, phần lớn là các em học từ lớp 1 đến lớp 5.
Sử là anh cả trong nhà nên đảm nhận luôn việc nấu nướng cho các em
Theo
thầy La Minh Tuấn, gần 70 học sinh đang ở nội trú đều là học sinh dân
tộc H' Mông, nhà ở tận khu vực Suối Phèn (cách trường ít nhất 22km).
Những năm trước, khi chưa có nhà xây kiên cố thì nhà trường phải dành
một khoảng đất trong khuôn viên để các học sinh ở Suối Phèn tự dựng lều
trọ học. Cách đây 2 năm các em được một đoàn từ thiện xây hỗ trợ 6 phòng
bán trú, bây giờ chuyển thành nơi ở thường xuyên của 68 em.
Mỗi căn phòng rộng 12 m2 được
bố trí kê 4 chiếc giường tầng. “Phòng nhìn chật chội vậy thôi nhưng
cũng đủ cho 12 em trong một phòng, hai em ngủ chung một giường vẫn được.
Từ ngày có nhà xây kiên cố, mấy căn nhà tôn cũ được chuyển thành nơi
nấu ăn và nhà tắm. Tuy nhiên do không có điện, các em vẫn phải sử dụng
củi đế nấu nướng, ngoài giờ học ở lớp, học ngoài giờ, các em còn dành
thời gian đi nhặt củi” - thầy Tuấn chia sẻ thêm.
Vì không có phòng, Chư phải kê chiếc giường ngay cạnh bếp
Trong
khi đó, hơn 30 học sinh Trường tiểu học Bế Văn Đàn, THCS Quảng Hòa phải
mượn lại 3 căn nhà tái định cư của người dân trong xã làm nơi trọ học.
Mỗi căn nhà rộng khoảng 20m2 vừa là chỗ ở, vừa là bếp của ít nhất 8 học sinh.
Bên
trong căn nhà nội trú của Phùng A Sử, những bức tường đã bong tróc hết
vôi vữa, nhiều chỗ cáu bẩn bám thành lớp dày. Nhà có hai phòng nhưng có
tới 12 học sinh (cả nam, nữ) nên Mùa Thị Chư (học sinh lớp 5) cùng hai
bạn khác phải ngủ dưới bếp và lối ra vào nhà vệ sinh. “Ngày mới tới đây,
anh chị làm cho em một chiếc giường bằng những thân lồ ô đập dập, bên
trên trải một chiếc chiếu đã rách tả tơi. Bên dưới này là nơi để sách
vở, quần áo, củi và xong nồi”, vừa nói, Chư vừa chỉ tay xuống gầm giường
nơi em đang ngồi.
Căn nhà nội trú được mượn của xã là nơi ở của 8-12 em học sinh nam nữ
Thầy
Đỗ Ngọc Khanh, Hiệu trưởng Trường THCS Quảng Hòa cho biết, với hơn 90%
hộ nghèo, xã Quảng Hòa là địa phương có nhiều hộ nghèo nhất tỉnh Đắk
Nông, việc học hành của con em trong xã vì thế cũng gặp nhiều khó khăn.
Cả ba trường đóng chân trên địa bàn xã đều hy vọng, trong thời gian tới
sẽ lập được khu bán trú để các em được hưởng chế độ bán trú qua đó có
điều kiện đến đời sống ăn ở, học hành của các em hơn.
Theo
UBND xã Quảng Hòa, ngoài học sinh trong xã, tại ba trường này có cả học
sinh từ Thác 4 (thôn Phú Vinh, xã Quảng Phú, huyện Krông Nô) đến học
nên các em phải xin ở nhờ trong các nhà tái định cư của xã. Tuy nhiên,
do nhiều học sinh thuộc diện di dân tự do nên không có hộ khẩu tại địa
phương. Mặc dù các trường đều thuộc diện vùng 3, nhưng chế độ cho các em hầu như không được nhận vì các em có mỗi giấy khai sinh.
Dương Phong- H’Dơng
http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/co-oi-em-da-nhin-doi-tu-hom-qua-toi-nay-roi-20170525223823506.htm
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
“Cô ơi! Em đã nhịn đói từ hôm qua tới nay rồi”
Đó là lời mở đầu trong lá đơn xin nghỉ học của Giàng Seo Sảng - học sinh lớp 1A, Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (xã Quảng Hòa, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) gửi đến cô giáo chủ nhiệm Lê Thanh Kim Huệ vào những buổi cuối cùng năm
Sản phẩm của 72 năm dưới chế độ cộng sản.
Đất nước đã bao giờ được như thế này chưa ?
“Cô ơi! Em đã nhịn đói từ hôm qua tới nay rồi”
Dân trí 26/05/2017 -
Đó là lời mở đầu trong lá đơn xin nghỉ học của Giàng Seo Sảng - học
sinh lớp 1A, Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (xã Quảng Hòa, huyện Đắk
Glong, tỉnh Đắk Nông) gửi đến cô giáo chủ nhiệm Lê Thanh Kim Huệ vào
những buổi cuối cùng năm học 2016-2017. Giáo viên lấy tiền lương mua gạo cho học sinh ăn / Hũ gạo tình thương nâng bước trò nghèo
Bữa cơm nội trú chỉ có cơm trắng và rau xào, nước mắm
Hôm ấy, cô Huệ phải dành ra 15 phút đầu giờ,
xuống tận chiếc giường nơi Sảng đang nằm để hiểu rõ tình hình. Có lẽ, đó
là lần đầu tiên, sau rất nhiều lần đặt chân đến “khu nội trú” của học
sinh, cảm giác của cô Huệ lại nghẹn ngào, khó tả đến như vậy. Trong căn
phòng chật hẹp, bám đầy bùn đất và thiếu ánh sáng, hai học trò của cô
đang nằm thều thào trên giường. Ngay lúc đó, cô chỉ kịp định thần, rồi tức tốc chạy đi mua bành mì và mấy gói mì tôm về pha cho học trò đang trong cơn đói lả.
Xót xa những bữa cơm nội trú
Sảng là 1 trong gần 70 học sinh của Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc phải
ở nội trú vì nhà cách xa trường hơn 20km. Hàng tuần, em được bố mẹ gửi
gạo, rau và một ít cá khô kèm theo mấy chục ngàn để ăn uống sinh hoạt.
Bữa cơm của em chủ yếu chỉ là cơm với canh bí, cá khô kho mặn. Những
ngày cuối tuần, khi trong người không còn đồng nào, cá khô, canh bí cũng
trở thành món ăn "xa xỉ", các em chỉ có thể tìm tới gói mì tôm, pha chế
để làm canh ăn chung với cơm.
Theo
thầy La Minh Tuấn, hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, hàng
tuần em Sảng được gia đình chu cấp gạo và tiền nhưng do mới học lớp 1,
còn đang độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nên số tiền bố mẹ cho, em chỉ
tiêu trong một hoặc hai ngày đầu tuần. Những ngày sau đó, do không còn
tiền, em phải đổi gạo để mua thức ăn nên mới xảy ra chuyện “nhịn đói từ
hôm qua tới nay” và “xin cô giáo gọi điện cho bố mẹ mang gạo và thức ăn
ra cho em”.
Giống như Sảng, cuộc sống nội trú của Phùng A Sử, học sinh Trường tiểu học Bế Văn Đàn (xã
Quảng Hòa, huyện Đắk G’Long) cũng khó khăn, thiếu thốn không kém. Cậu
học trò lớp 5 năm nay vừa tròn 15 tuổi, là người lớn tuổi nhất nên cậu
trở thành anh cả trong căn nhà nội trú với 11 đứa em không cùng họ hàng.
Hàng ngày, sau giờ học, cậu học sinh người H' Mông này phải đảm đương
việc cơm nước cho mấy đứa nhỏ còn lại.
Hơn
11h trưa, Sử mới chạy một mạch từ trường về đến nhà. Quăng vội chiếc
cặp sách xuống giường, Sử lao ngay xuống bếp nấu cơm để chiều còn kịp đi
thi. Quệt ngang dòng mồ hôi đang chảy cay xè mắt, Sử cho biết: "Tất cả
chúng em đều ở xã khác đến đây học nhờ, nhà cách trường hơn 15km nên
phải mượn nhà dân để ở, cuối tuần bố mẹ mới lên đón. Trong số 12 người đang ở đây, em được bố mẹ gửi cho nhiều tiền và gạo nhất, mỗi tuần là 3kg gạo và 30 ngàn".
Hết gạo, hết thức ăn, hết tiền nhiều em phải ăn mì tôm cầm cự đến cuối tuần
“Với
số tiền và gạo ấy, chúng em phải ăn tiêu làm sao cho đủ từ thứ hai đến
thứ sáu. Hàng ngày chúng em góp tiền, gạo nấu cơm chung. Bữa cơm cũng
chỉ có rau và nước mắm, còn nếu trong tuần có bữa nào ăn trứng thì cuối
tuần phải mua mì tôm về làm canh hoặc đi xin thức ăn của các bạn nhà
khác”, Sử nói vẻ ngượng ngùng.
Là người có nhiều năm gắn bó với ngôi trường vùng cao Quảng Hòa, thầy Nguyễn Quang Trung, giáo viên Trường THCS Quảng Hòa không biết bao nhiêu lần xót xa trước bữa cơm của học sinh nội trú.
Thầy
bảo: “Có lần vào đúng bữa trưa, tôi đi qua nhà nội trú của học sinh.
Thấy tụi nhỏ đang xúm nhau lại chỗ chậu nước nên tôi chạy lại xem, không ngờ rằng, chúng đang làm thịt chuột để ăn.
Một lần khác, tôi vào tận bếp, xem những nồi cơm của tụi nhỏ, nồi cơm
vẫn còn nguyên nhưng đã mốc xanh, mốc đỏ. Vì không có thức ăn nên chúng
nấu cơm rồi để đó. Nhìn cảnh ấy chẳng giáo viên nào mà cầm lòng nổi”.
Thiếu ăn, thiếu cả chỗ ở
Ngoài
những thiếu thốn trong bữa ăn khiến nhiều học sinh phải nhịn đói đến
trường thì học sinh xã Quảng Hòa còn thiếu cả chỗ ở. Hiện nay có khoảng
hơn 100 em học sinh của cả ba trường đang ở khu “nội trú” tự phát, tức
là phụ huynh các em tự thuê hoặc mượn nhà dân để các em trọ học. Trong
số học sinh nội trú này, phần lớn là các em học từ lớp 1 đến lớp 5.
Sử là anh cả trong nhà nên đảm nhận luôn việc nấu nướng cho các em
Theo
thầy La Minh Tuấn, gần 70 học sinh đang ở nội trú đều là học sinh dân
tộc H' Mông, nhà ở tận khu vực Suối Phèn (cách trường ít nhất 22km).
Những năm trước, khi chưa có nhà xây kiên cố thì nhà trường phải dành
một khoảng đất trong khuôn viên để các học sinh ở Suối Phèn tự dựng lều
trọ học. Cách đây 2 năm các em được một đoàn từ thiện xây hỗ trợ 6 phòng
bán trú, bây giờ chuyển thành nơi ở thường xuyên của 68 em.
Mỗi căn phòng rộng 12 m2 được
bố trí kê 4 chiếc giường tầng. “Phòng nhìn chật chội vậy thôi nhưng
cũng đủ cho 12 em trong một phòng, hai em ngủ chung một giường vẫn được.
Từ ngày có nhà xây kiên cố, mấy căn nhà tôn cũ được chuyển thành nơi
nấu ăn và nhà tắm. Tuy nhiên do không có điện, các em vẫn phải sử dụng
củi đế nấu nướng, ngoài giờ học ở lớp, học ngoài giờ, các em còn dành
thời gian đi nhặt củi” - thầy Tuấn chia sẻ thêm.
Vì không có phòng, Chư phải kê chiếc giường ngay cạnh bếp
Trong
khi đó, hơn 30 học sinh Trường tiểu học Bế Văn Đàn, THCS Quảng Hòa phải
mượn lại 3 căn nhà tái định cư của người dân trong xã làm nơi trọ học.
Mỗi căn nhà rộng khoảng 20m2 vừa là chỗ ở, vừa là bếp của ít nhất 8 học sinh.
Bên
trong căn nhà nội trú của Phùng A Sử, những bức tường đã bong tróc hết
vôi vữa, nhiều chỗ cáu bẩn bám thành lớp dày. Nhà có hai phòng nhưng có
tới 12 học sinh (cả nam, nữ) nên Mùa Thị Chư (học sinh lớp 5) cùng hai
bạn khác phải ngủ dưới bếp và lối ra vào nhà vệ sinh. “Ngày mới tới đây,
anh chị làm cho em một chiếc giường bằng những thân lồ ô đập dập, bên
trên trải một chiếc chiếu đã rách tả tơi. Bên dưới này là nơi để sách
vở, quần áo, củi và xong nồi”, vừa nói, Chư vừa chỉ tay xuống gầm giường
nơi em đang ngồi.
Căn nhà nội trú được mượn của xã là nơi ở của 8-12 em học sinh nam nữ
Thầy
Đỗ Ngọc Khanh, Hiệu trưởng Trường THCS Quảng Hòa cho biết, với hơn 90%
hộ nghèo, xã Quảng Hòa là địa phương có nhiều hộ nghèo nhất tỉnh Đắk
Nông, việc học hành của con em trong xã vì thế cũng gặp nhiều khó khăn.
Cả ba trường đóng chân trên địa bàn xã đều hy vọng, trong thời gian tới
sẽ lập được khu bán trú để các em được hưởng chế độ bán trú qua đó có
điều kiện đến đời sống ăn ở, học hành của các em hơn.
Theo
UBND xã Quảng Hòa, ngoài học sinh trong xã, tại ba trường này có cả học
sinh từ Thác 4 (thôn Phú Vinh, xã Quảng Phú, huyện Krông Nô) đến học
nên các em phải xin ở nhờ trong các nhà tái định cư của xã. Tuy nhiên,
do nhiều học sinh thuộc diện di dân tự do nên không có hộ khẩu tại địa
phương. Mặc dù các trường đều thuộc diện vùng 3, nhưng chế độ cho các em hầu như không được nhận vì các em có mỗi giấy khai sinh.
Dương Phong- H’Dơng
http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/co-oi-em-da-nhin-doi-tu-hom-qua-toi-nay-roi-20170525223823506.htm