Kinh Đời
“ĐẬP VỠ MŨI CHÚNG ĐI!”
1-8-2016
Tập Cận Bình đang đứng trước sự chọn lựa nan giải: hoặc làm “tới bến” bằng giải pháp quân sự hóa, hoặc đấu dịu và câu giờ bằng biện pháp đối thoại. Cánh nhà binh Trung Quốc đang dùng những từ ngữ rất kích động, giục Tập phải mạnh tay. Bản tin Reuters hôm qua (31-7-2016) dẫn từ một nguồn có quan hệ gần gũi với phe quân đội, cho biết “Quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA) đang sẵn sàng. Chúng tôi nên vào cuộc và đánh hộc máu mũi chúng, như Đặng Tiểu Bình từng làm với Việt Nam năm 1979”. “Mỹ sẽ làm những gì họ phải làm. Chúng ta sẽ làm những gì chúng ta phải làm. Toàn quân đã vững. Đó là một sự mất mặt (ám chỉ phán quyết PCA)” – nguồn trên nói với Reuters.
Khi được hỏi PLA sẵn sàng phản hồi mạnh mẽ hơn hay không, phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân (Yang Yujun) nhắc đi nhắc lại rằng quân đội luôn vững tay súng bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền biển… Lương Phương (Liang Fang), giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc, viết trên mạng Weibo: “Quân đội Trung Quốc sẽ bước lên và chiến đấu dũng mãnh. Trung Quốc sẽ không bao giờ nhân nhượng trước bất kỳ nước nào về các vấn đề chủ quyền”. Tương tự, Lý Kim Minh (Li Jinming), Viện biển Nam Trung Hoa (tên gọi của họ) thuộc Đại học Hạ Môn, viết trên chuyên san Southeast Asian Studies: “Chúng ta phải chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài và xem điều này (phán quyết PCA) như một bước ngoặt trong chiến lược quân sự về biển Nam Trung Hoa của chúng ta”.
Sau sự kiện PCA, Bắc Kinh dù muốn hay không cũng không thể phủ nhận việc họ bị mất mặt nghiêm trọng. Họ có thể chiến thắng trên một sân chơi vừa hẹp vừa lỏng lẻo như ASEAN nhưng họ đang thua trên khán đài quốc tế. Nỗi khiếp sợ mà họ muốn gieo rắc chỉ khiến các nước khu vực quay mặt lại với họ. Thời điểm trước mắt, sẽ không có chiến tranh và sự giằng co tiếp tục xảy ra trên mặt trận ngoại giao. Trong thực tế thì Trung Quốc không phải không “biết điều”. The Diplomat (26-7-2016) cho biết, ảnh vệ tinh cho thấy hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 đã được tháo khỏi đảo Phú Lâm vào ngày hoặc trong khoảng ngày 10-7 (hai ngày trước phán quyết PCA). Khó có thể diễn dịch rằng Bắc Kinh đã “run” khi thực hiện điều đó. Họ hiểu phải nên rút bớt củi vào lúc nào.
Chính sách hiếu chiến và nóng vội của Tập đang dẫn Tập đến những khả năng chọn lựa rất hẹp trong đấu pháp. Nếu giở giọng mềm, Tập sẽ bị sỉ nhục bởi dư luận trong nước; nếu cứng hơn, Tập sẽ bị sỉ nhục bởi dư luận nước ngoài. Đứng giữa hai điều này, Tập có thể sẽ chọn điều thứ hai, như lâu nay. Ngọn lửa “giấc mơ Trung Hoa” mà Tập châm lên đã lan rộng trong nước và không thể bị chính Tập dập tắt, đặc biệt khi kinh tế đang rối ren và lòng dân đang bất mãn. Khó khăn đối với Tập là cân bằng giữa điều hai và điều một. Tập đã lèo lái vất vả nhưng ít nhiều thành công trong chính sách chuyển lửa ra bên ngoài, cho đến trước sự kiện phán quyết PCA. Tập sẽ khó khăn hơn nếu trong tương lai gần lại có một phán quyết “PCA 2.0” được khởi lên từ một nước nào đó. Điều này đáng lý nên được tận dụng. Philippines đã mở ra một cánh cửa. Cần có nhiều cánh cửa pháp lý nữa mở ra.
Ở thời điểm này, giải pháp Bắc Kinh là “kẻ đánh người xoa”. Bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị nói rằng điều quan trọng bây giờ là đối thoại; là lúc đưa mọi việc trở lại “đúng hướng” và “lật trang” sau sự kiện PCA. Xét về yếu tố thời điểm, Bắc Kinh sẽ tiếp tục “nhịn nhục” cho qua sự kiện Hội nghị thượng đỉnh G-20 tổ chức tại Hàng Châu vào tháng 9. Sau mốc thời gian đó, cho đến trước tháng 11 (khi bầu cử Mỹ diễn ra), họ có thể sẽ lợi dụng “khoảng trống” này để tăng cường kế hoạch quân sự hóa biển Đông. Tập Cận Bình từng lợi dụng tương tự và làm rất mạnh chiến dịch xây đảo tại Trường Sa vào thời điểm mà nước Mỹ bận bịu với cuộc bầu cử khi Barack Obama tái tranh ghế tổng thống vào cuối năm 2008. Một cuộc đánh chiếm chớp nhoáng Trường Sa là điều không thể không tính đến. Nếu Trung Quốc tận dụng “khoảng trống” nói trên để làm liều thì Việt Nam có lẽ cũng nên tận dụng “khoảng trống” tương tự để mau chóng tìm một đấu pháp dứt khoát về xây dựng liên minh. Mất Trường Sa thì không còn gì để “đối thoại” nữa.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
“ĐẬP VỠ MŨI CHÚNG ĐI!”
1-8-2016
Tập Cận Bình đang đứng trước sự chọn lựa nan giải: hoặc làm “tới bến” bằng giải pháp quân sự hóa, hoặc đấu dịu và câu giờ bằng biện pháp đối thoại. Cánh nhà binh Trung Quốc đang dùng những từ ngữ rất kích động, giục Tập phải mạnh tay. Bản tin Reuters hôm qua (31-7-2016) dẫn từ một nguồn có quan hệ gần gũi với phe quân đội, cho biết “Quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA) đang sẵn sàng. Chúng tôi nên vào cuộc và đánh hộc máu mũi chúng, như Đặng Tiểu Bình từng làm với Việt Nam năm 1979”. “Mỹ sẽ làm những gì họ phải làm. Chúng ta sẽ làm những gì chúng ta phải làm. Toàn quân đã vững. Đó là một sự mất mặt (ám chỉ phán quyết PCA)” – nguồn trên nói với Reuters.
Khi được hỏi PLA sẵn sàng phản hồi mạnh mẽ hơn hay không, phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân (Yang Yujun) nhắc đi nhắc lại rằng quân đội luôn vững tay súng bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền biển… Lương Phương (Liang Fang), giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc, viết trên mạng Weibo: “Quân đội Trung Quốc sẽ bước lên và chiến đấu dũng mãnh. Trung Quốc sẽ không bao giờ nhân nhượng trước bất kỳ nước nào về các vấn đề chủ quyền”. Tương tự, Lý Kim Minh (Li Jinming), Viện biển Nam Trung Hoa (tên gọi của họ) thuộc Đại học Hạ Môn, viết trên chuyên san Southeast Asian Studies: “Chúng ta phải chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài và xem điều này (phán quyết PCA) như một bước ngoặt trong chiến lược quân sự về biển Nam Trung Hoa của chúng ta”.
Sau sự kiện PCA, Bắc Kinh dù muốn hay không cũng không thể phủ nhận việc họ bị mất mặt nghiêm trọng. Họ có thể chiến thắng trên một sân chơi vừa hẹp vừa lỏng lẻo như ASEAN nhưng họ đang thua trên khán đài quốc tế. Nỗi khiếp sợ mà họ muốn gieo rắc chỉ khiến các nước khu vực quay mặt lại với họ. Thời điểm trước mắt, sẽ không có chiến tranh và sự giằng co tiếp tục xảy ra trên mặt trận ngoại giao. Trong thực tế thì Trung Quốc không phải không “biết điều”. The Diplomat (26-7-2016) cho biết, ảnh vệ tinh cho thấy hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 đã được tháo khỏi đảo Phú Lâm vào ngày hoặc trong khoảng ngày 10-7 (hai ngày trước phán quyết PCA). Khó có thể diễn dịch rằng Bắc Kinh đã “run” khi thực hiện điều đó. Họ hiểu phải nên rút bớt củi vào lúc nào.
Chính sách hiếu chiến và nóng vội của Tập đang dẫn Tập đến những khả năng chọn lựa rất hẹp trong đấu pháp. Nếu giở giọng mềm, Tập sẽ bị sỉ nhục bởi dư luận trong nước; nếu cứng hơn, Tập sẽ bị sỉ nhục bởi dư luận nước ngoài. Đứng giữa hai điều này, Tập có thể sẽ chọn điều thứ hai, như lâu nay. Ngọn lửa “giấc mơ Trung Hoa” mà Tập châm lên đã lan rộng trong nước và không thể bị chính Tập dập tắt, đặc biệt khi kinh tế đang rối ren và lòng dân đang bất mãn. Khó khăn đối với Tập là cân bằng giữa điều hai và điều một. Tập đã lèo lái vất vả nhưng ít nhiều thành công trong chính sách chuyển lửa ra bên ngoài, cho đến trước sự kiện phán quyết PCA. Tập sẽ khó khăn hơn nếu trong tương lai gần lại có một phán quyết “PCA 2.0” được khởi lên từ một nước nào đó. Điều này đáng lý nên được tận dụng. Philippines đã mở ra một cánh cửa. Cần có nhiều cánh cửa pháp lý nữa mở ra.
Ở thời điểm này, giải pháp Bắc Kinh là “kẻ đánh người xoa”. Bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị nói rằng điều quan trọng bây giờ là đối thoại; là lúc đưa mọi việc trở lại “đúng hướng” và “lật trang” sau sự kiện PCA. Xét về yếu tố thời điểm, Bắc Kinh sẽ tiếp tục “nhịn nhục” cho qua sự kiện Hội nghị thượng đỉnh G-20 tổ chức tại Hàng Châu vào tháng 9. Sau mốc thời gian đó, cho đến trước tháng 11 (khi bầu cử Mỹ diễn ra), họ có thể sẽ lợi dụng “khoảng trống” này để tăng cường kế hoạch quân sự hóa biển Đông. Tập Cận Bình từng lợi dụng tương tự và làm rất mạnh chiến dịch xây đảo tại Trường Sa vào thời điểm mà nước Mỹ bận bịu với cuộc bầu cử khi Barack Obama tái tranh ghế tổng thống vào cuối năm 2008. Một cuộc đánh chiếm chớp nhoáng Trường Sa là điều không thể không tính đến. Nếu Trung Quốc tận dụng “khoảng trống” nói trên để làm liều thì Việt Nam có lẽ cũng nên tận dụng “khoảng trống” tương tự để mau chóng tìm một đấu pháp dứt khoát về xây dựng liên minh. Mất Trường Sa thì không còn gì để “đối thoại” nữa.