Tham Khảo
“Số phận" đồng bằng sông Cửu Long
TCT - Đất đai rộng lớn, bằng phẳng với gần 18 triệu dân, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ lâu đã được xác định là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Song sau trận hạn, mặn lịch sử vừa qua, cùng với nhiều thách thức khác ngày càng gay gắt hơn, đồng bằng cực kỳ quan trọng này sẽ đi về đâu?
Sông Hậu, một nhánh của sông Mekong, đoạn qua thành phố Cần Thơ -Chí Quốc |
Nhiều nhà khoa học đã chỉ ra hai thách thức lớn mà ĐBSCL đang đương đầu: thách thức toàn cầu - khu vực và thách thức từ chính hiện trạng của vùng đồng bằng này.
Tính chất lệ thuộc rất lớn của toàn vùng vào nguồn nước từ hệ thống sông Cửu Long đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khái quát ngắn gọn: “Nếu không có dòng nước sông Cửu Long thì không có ĐBSCL”.
Vị thế và đối mặt thách thức
Theo GS Nguyễn Ngọc Trân, thách thức toàn cầu đến với đồng bằng ở cả hai góc độ: biến đổi khí hậu và toàn cầu hóa - hội nhập kinh tế. Nhìn từ góc độ khu vực, thách thức lớn nhất chính là việc khai thác tài nguyên nước từ thượng nguồn của châu thổ, đặc biệt là khai thác nước làm thủy điện trên dòng chính sông Mekong từ cao nguyên Tây Tạng trở xuống.
Còn nhìn từ bên trong đồng bằng, thách thức tại chỗ là do thiếu hụt cơ chế vùng để tạo nên sức mạnh tổng hợp - điều đã được nói đến nhiều nhưng chưa làm được bao nhiêu của cả vùng.
Theo GS Trân, nền kinh tế của 13 tỉnh thành ĐBSCL cộng lại vẫn không phải là nền kinh tế của cả đồng bằng, ngược lại còn có nguy cơ cản trở và làm suy yếu nhau.
Ông cho rằng những thách thức từ bên ngoài và bên trong này không tác động riêng lẻ lên đồng bằng mà cùng tác động lên nhau, làm hậu quả ảnh hưởng càng mạnh mẽ hơn.
Vị thế của ĐBSCL được xác lập bởi nhiều con số lớn: chiếm hơn 19% dân số cả nước, chiếm 13% diện tích cả nước, tốc độ tăng trưởng cao hơn cả nước (năm 2015 tăng 7,8% trong khi cả nước tăng 6,8%). Chỉ riêng cây lúa đã chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng lúa cả nước; xuất khẩu gạo từ toàn vùng chiếm tới 90% sản lượng. Chưa kể thủy sản chiếm 70% diện tích, 40% sản lượng và 60% xuất khẩu của cả nước...
Nhưng ĐBSCL đứng về phương diện thu nhập lại nghèo hơn cả nước: thu nhập bình quân đầu người với mức 40,2 triệu đồng (cả nước là 47,9 triệu đồng/người/năm). Cái nghèo khó của ĐBSCL cũng đã được chỉ ra từ lâu: làm nông nghiệp nhiều nhưng với kiểu hiện tại thì năng suất lao động thấp.
Bên cạnh đó là đầy rẫy những khó khăn khác: sức cạnh tranh của nông nghiệp thấp, chi phí lớn, nguồn nhân lực chất lượng cao còn ít, hạ tầng tuy được đầu tư nhưng so với yêu cầu vẫn còn thấp kém, đặc biệt là hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu...
Các nhà quản lý, giới chuyên môn đang thảo luận sôi nổi về “số phận” của đồng bằng trước nhiều dự báo. Đầu tiên vẫn là vấn đề tác động của biến đổi khí hậu, nhiệt độ Trái đất ấm lên.
Với xác quyết giữ mức tăng nhiệt độ không quá 20C của toàn cầu vào cuối thế kỷ này, giả dụ có đạt được thì ĐBSCL cũng sẽ mất 40% diện tích (bị ngập nước), chưa kể nạn xâm nhập mặn. Các chuyên gia không lạc quan, họ cho rằng điều này có thể đến nhanh hơn, có thể tới năm 2050 đã có khoảng 27% dân số và 31% diện tích ĐBSCL bị ngập mặn.
Do vậy, người đứng đầu Chính phủ khi thị sát ĐBSCL tuần qua đã nhắc: “Ngay từ bây giờ phải có giải pháp lâu dài. Đất nước mình, mình phải ở đây, phải ứng phó với thiên tai, thích ứng với thiên tai...”.
Hiểu nguyên nhân gốc
Phía sau những thiệt hại to lớn đã được thống kê ban đầu do xâm nhập mặn nghiêm trọng “chưa từng xuất hiện trong lịch sử quan trắc xâm nhập mặn” (mất 160.000ha lúa và còn tiếp tục mất, ảnh hưởng lớn đến 320.000 hộ dân, khiến 775.000 người thiếu nước ngọt...), hàng loạt lý giải đã được nêu.
Ngoài những nguyên nhân chung: mùa mưa năm 2015 đến muộn và kết thúc sớm, dòng chảy thượng nguồn sông Mekong bị thiếu hụt, mực nước thấp nhất trong vòng 90 năm qua, theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Trần Hồng Hà, nguyên nhân chính của diễn biến hạn, mặn khốc liệt đang diễn ra ở ĐBSCL là các vấn đề ở thượng nguồn dòng chảy.
Hai tháng đầu năm 2016, tổng lượng dòng chảy từ Biển Hồ vào sông Mekong thấp nhất trong lịch sử: giảm đến 55% so với trung bình của hai tháng đầu năm cùng kỳ. Kế đến là việc vận hành, điều tiết của các hệ thống hồ chứa trên dòng chính thuộc phía Trung Quốc và các hồ chứa trên những sông nhánh nằm ngoài Việt Nam.
Theo Bộ Tài nguyên - môi trường, các hồ chứa trên dòng chính ở phía Trung Quốc có dung tích khoảng 23 tỉ m3, các hồ chứa trên những sông nhánh khoảng 20 tỉ m3. Tổng dung tích này tác động rất lớn đến việc điều tiết nước và lưu lượng dòng chảy về phía hạ lưu.
Hiện có 11 đập trên dòng Mekong bên ngoài Việt Nam (gồm 9 đập trong kế hoạch xây dựng ở Lào và hai đập ở Campuchia) nhưng theo Thứ trưởng Trần Hồng Hà, 11 đập này chỉ bằng 1/7 so với tác động của thượng lưu từ các đập ở Trung Quốc.
Diễn biến dòng chảy từ Tân Châu (An Giang) - đầu nguồn của sông Tiền và Châu Đốc (An Giang) - đầu nguồn sông Hậu trong hai tháng qua đã chứng minh rõ là do việc vận hành, điều tiết chế độ dòng chảy theo nhu cầu của Trung Quốc (hiện tại chưa có tác động của các đập thủy điện nằm trong kế hoạch xây dựng ở Lào và Campuchia).
Trong dịp Tết Nguyên đán ở Trung Quốc, nhu cầu năng lượng giảm nên họ tích nước, do vậy vào thời điểm này lượng nước giảm đáng kể, sau đó dòng chảy tăng lên (khi các hồ xả nước để chạy thủy điện). “Tôi khẳng định đây là nguyên nhân cơ bản” - ông Hà nói.
Sông Hậu - một nhánh của sông Mekong đoạn qua TP Cần Thơ Chí Quốc |
“Chính thức công khai việc này”
“Tôi đã kiến nghị với Bộ Tài nguyên - môi trường: công bố các báo cáo cuối cùng của công ty tư vấn; kết quả nghiệm thu và tài liệu có liên quan; các phản biện, trả lời của công ty tư vấn… Công bố đặt hàng mà Bộ Tài nguyên - môi trường đã hợp đồng với công ty tư vấn (4,3 triệu USD, làm trong 30 tháng). Đề nghị Bộ Tài nguyên - môi trường giải trình công khai về dự án nghiên cứu này cho cộng đồng khoa học, nhân dân cả nước biết”. GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân |
Sau đề nghị của phía Bộ Tài nguyên - môi trường về một tiếng nói ngoại giao (gửi công hàm) đối với Trung Quốc về tăng lượng dòng chảy từ các hồ chứa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu chuẩn bị các số liệu liên quan vấn đề nóng bỏng nói trên một cách cụ thể để ông phát biểu tại hội nghị Mekong - Lancang (Lan Thương) sắp tới (Trung Quốc mời Việt Nam cùng một số nước chủ trì) và nhấn mạnh “một nội dung tôi yêu cầu chuẩn bị là chính thức công khai việc này”.
Trong hội nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các vấn đề phát triển khoa học - công nghệ (tại TP Cần Thơ hôm 7-3), GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân nhắc đến việc ngày 29-1-2016, Bộ Tài nguyên - môi trường nghiệm thu dự án nghiên cứu tác động của công trình thủy điện trên dòng chính sông Mekong.
Dự án này được triển khai thông qua một hợp đồng giữa bộ và một công ty tư vấn của Đan Mạch, với kinh phí 4,3 triệu USD. Ông đề nghị cho biết những gì công ty tư vấn đã làm, công bố báo cáo nghiên cứu cuối cùng và chính thức; công bố kết quả nghiệm thu và các tài liệu có liên quan, các báo cáo phản biện...
Theo TS Lê Anh Tuấn (Viện Biến đổi khí hậu), tiếp cận của các nhà khoa học trong khu vực đối với thông tin dự án này khá hạn chế và chưa chính thức.
Theo Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam đã chủ động thực hiện nghiên cứu những tác động khi xây dựng các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mekong, trong đó yêu cầu các bên liên quan làm rõ ngoài các đập ở Trung Quốc thì 9 đập ở Lào và 2 đập ở Campuchia nếu xây dựng sẽ tác động gì đến số lượng và chất lượng nước.
Ông đã yêu cầu Bộ Tài nguyên - môi trường nghe ý kiến của các hội ngành nghề, các nhà khoa học, Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường Quốc hội... và báo cáo rõ với Bộ Chính trị, Quốc hội và công khai trước nhân dân. ■
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
“Số phận" đồng bằng sông Cửu Long
TCT - Đất đai rộng lớn, bằng phẳng với gần 18 triệu dân, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ lâu đã được xác định là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Song sau trận hạn, mặn lịch sử vừa qua, cùng với nhiều thách thức khác ngày càng gay gắt hơn, đồng bằng cực kỳ quan trọng này sẽ đi về đâu?
Sông Hậu, một nhánh của sông Mekong, đoạn qua thành phố Cần Thơ -Chí Quốc |
Nhiều nhà khoa học đã chỉ ra hai thách thức lớn mà ĐBSCL đang đương đầu: thách thức toàn cầu - khu vực và thách thức từ chính hiện trạng của vùng đồng bằng này.
Tính chất lệ thuộc rất lớn của toàn vùng vào nguồn nước từ hệ thống sông Cửu Long đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khái quát ngắn gọn: “Nếu không có dòng nước sông Cửu Long thì không có ĐBSCL”.
Vị thế và đối mặt thách thức
Theo GS Nguyễn Ngọc Trân, thách thức toàn cầu đến với đồng bằng ở cả hai góc độ: biến đổi khí hậu và toàn cầu hóa - hội nhập kinh tế. Nhìn từ góc độ khu vực, thách thức lớn nhất chính là việc khai thác tài nguyên nước từ thượng nguồn của châu thổ, đặc biệt là khai thác nước làm thủy điện trên dòng chính sông Mekong từ cao nguyên Tây Tạng trở xuống.
Còn nhìn từ bên trong đồng bằng, thách thức tại chỗ là do thiếu hụt cơ chế vùng để tạo nên sức mạnh tổng hợp - điều đã được nói đến nhiều nhưng chưa làm được bao nhiêu của cả vùng.
Theo GS Trân, nền kinh tế của 13 tỉnh thành ĐBSCL cộng lại vẫn không phải là nền kinh tế của cả đồng bằng, ngược lại còn có nguy cơ cản trở và làm suy yếu nhau.
Ông cho rằng những thách thức từ bên ngoài và bên trong này không tác động riêng lẻ lên đồng bằng mà cùng tác động lên nhau, làm hậu quả ảnh hưởng càng mạnh mẽ hơn.
Vị thế của ĐBSCL được xác lập bởi nhiều con số lớn: chiếm hơn 19% dân số cả nước, chiếm 13% diện tích cả nước, tốc độ tăng trưởng cao hơn cả nước (năm 2015 tăng 7,8% trong khi cả nước tăng 6,8%). Chỉ riêng cây lúa đã chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng lúa cả nước; xuất khẩu gạo từ toàn vùng chiếm tới 90% sản lượng. Chưa kể thủy sản chiếm 70% diện tích, 40% sản lượng và 60% xuất khẩu của cả nước...
Nhưng ĐBSCL đứng về phương diện thu nhập lại nghèo hơn cả nước: thu nhập bình quân đầu người với mức 40,2 triệu đồng (cả nước là 47,9 triệu đồng/người/năm). Cái nghèo khó của ĐBSCL cũng đã được chỉ ra từ lâu: làm nông nghiệp nhiều nhưng với kiểu hiện tại thì năng suất lao động thấp.
Bên cạnh đó là đầy rẫy những khó khăn khác: sức cạnh tranh của nông nghiệp thấp, chi phí lớn, nguồn nhân lực chất lượng cao còn ít, hạ tầng tuy được đầu tư nhưng so với yêu cầu vẫn còn thấp kém, đặc biệt là hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu...
Các nhà quản lý, giới chuyên môn đang thảo luận sôi nổi về “số phận” của đồng bằng trước nhiều dự báo. Đầu tiên vẫn là vấn đề tác động của biến đổi khí hậu, nhiệt độ Trái đất ấm lên.
Với xác quyết giữ mức tăng nhiệt độ không quá 20C của toàn cầu vào cuối thế kỷ này, giả dụ có đạt được thì ĐBSCL cũng sẽ mất 40% diện tích (bị ngập nước), chưa kể nạn xâm nhập mặn. Các chuyên gia không lạc quan, họ cho rằng điều này có thể đến nhanh hơn, có thể tới năm 2050 đã có khoảng 27% dân số và 31% diện tích ĐBSCL bị ngập mặn.
Do vậy, người đứng đầu Chính phủ khi thị sát ĐBSCL tuần qua đã nhắc: “Ngay từ bây giờ phải có giải pháp lâu dài. Đất nước mình, mình phải ở đây, phải ứng phó với thiên tai, thích ứng với thiên tai...”.
Hiểu nguyên nhân gốc
Phía sau những thiệt hại to lớn đã được thống kê ban đầu do xâm nhập mặn nghiêm trọng “chưa từng xuất hiện trong lịch sử quan trắc xâm nhập mặn” (mất 160.000ha lúa và còn tiếp tục mất, ảnh hưởng lớn đến 320.000 hộ dân, khiến 775.000 người thiếu nước ngọt...), hàng loạt lý giải đã được nêu.
Ngoài những nguyên nhân chung: mùa mưa năm 2015 đến muộn và kết thúc sớm, dòng chảy thượng nguồn sông Mekong bị thiếu hụt, mực nước thấp nhất trong vòng 90 năm qua, theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Trần Hồng Hà, nguyên nhân chính của diễn biến hạn, mặn khốc liệt đang diễn ra ở ĐBSCL là các vấn đề ở thượng nguồn dòng chảy.
Hai tháng đầu năm 2016, tổng lượng dòng chảy từ Biển Hồ vào sông Mekong thấp nhất trong lịch sử: giảm đến 55% so với trung bình của hai tháng đầu năm cùng kỳ. Kế đến là việc vận hành, điều tiết của các hệ thống hồ chứa trên dòng chính thuộc phía Trung Quốc và các hồ chứa trên những sông nhánh nằm ngoài Việt Nam.
Theo Bộ Tài nguyên - môi trường, các hồ chứa trên dòng chính ở phía Trung Quốc có dung tích khoảng 23 tỉ m3, các hồ chứa trên những sông nhánh khoảng 20 tỉ m3. Tổng dung tích này tác động rất lớn đến việc điều tiết nước và lưu lượng dòng chảy về phía hạ lưu.
Hiện có 11 đập trên dòng Mekong bên ngoài Việt Nam (gồm 9 đập trong kế hoạch xây dựng ở Lào và hai đập ở Campuchia) nhưng theo Thứ trưởng Trần Hồng Hà, 11 đập này chỉ bằng 1/7 so với tác động của thượng lưu từ các đập ở Trung Quốc.
Diễn biến dòng chảy từ Tân Châu (An Giang) - đầu nguồn của sông Tiền và Châu Đốc (An Giang) - đầu nguồn sông Hậu trong hai tháng qua đã chứng minh rõ là do việc vận hành, điều tiết chế độ dòng chảy theo nhu cầu của Trung Quốc (hiện tại chưa có tác động của các đập thủy điện nằm trong kế hoạch xây dựng ở Lào và Campuchia).
Trong dịp Tết Nguyên đán ở Trung Quốc, nhu cầu năng lượng giảm nên họ tích nước, do vậy vào thời điểm này lượng nước giảm đáng kể, sau đó dòng chảy tăng lên (khi các hồ xả nước để chạy thủy điện). “Tôi khẳng định đây là nguyên nhân cơ bản” - ông Hà nói.
Sông Hậu - một nhánh của sông Mekong đoạn qua TP Cần Thơ Chí Quốc |
“Chính thức công khai việc này”
“Tôi đã kiến nghị với Bộ Tài nguyên - môi trường: công bố các báo cáo cuối cùng của công ty tư vấn; kết quả nghiệm thu và tài liệu có liên quan; các phản biện, trả lời của công ty tư vấn… Công bố đặt hàng mà Bộ Tài nguyên - môi trường đã hợp đồng với công ty tư vấn (4,3 triệu USD, làm trong 30 tháng). Đề nghị Bộ Tài nguyên - môi trường giải trình công khai về dự án nghiên cứu này cho cộng đồng khoa học, nhân dân cả nước biết”. GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân |
Sau đề nghị của phía Bộ Tài nguyên - môi trường về một tiếng nói ngoại giao (gửi công hàm) đối với Trung Quốc về tăng lượng dòng chảy từ các hồ chứa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu chuẩn bị các số liệu liên quan vấn đề nóng bỏng nói trên một cách cụ thể để ông phát biểu tại hội nghị Mekong - Lancang (Lan Thương) sắp tới (Trung Quốc mời Việt Nam cùng một số nước chủ trì) và nhấn mạnh “một nội dung tôi yêu cầu chuẩn bị là chính thức công khai việc này”.
Trong hội nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các vấn đề phát triển khoa học - công nghệ (tại TP Cần Thơ hôm 7-3), GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân nhắc đến việc ngày 29-1-2016, Bộ Tài nguyên - môi trường nghiệm thu dự án nghiên cứu tác động của công trình thủy điện trên dòng chính sông Mekong.
Dự án này được triển khai thông qua một hợp đồng giữa bộ và một công ty tư vấn của Đan Mạch, với kinh phí 4,3 triệu USD. Ông đề nghị cho biết những gì công ty tư vấn đã làm, công bố báo cáo nghiên cứu cuối cùng và chính thức; công bố kết quả nghiệm thu và các tài liệu có liên quan, các báo cáo phản biện...
Theo TS Lê Anh Tuấn (Viện Biến đổi khí hậu), tiếp cận của các nhà khoa học trong khu vực đối với thông tin dự án này khá hạn chế và chưa chính thức.
Theo Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam đã chủ động thực hiện nghiên cứu những tác động khi xây dựng các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mekong, trong đó yêu cầu các bên liên quan làm rõ ngoài các đập ở Trung Quốc thì 9 đập ở Lào và 2 đập ở Campuchia nếu xây dựng sẽ tác động gì đến số lượng và chất lượng nước.
Ông đã yêu cầu Bộ Tài nguyên - môi trường nghe ý kiến của các hội ngành nghề, các nhà khoa học, Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường Quốc hội... và báo cáo rõ với Bộ Chính trị, Quốc hội và công khai trước nhân dân. ■