Cà Kê Dê Ngỗng
“Thiện ác báo ứng” đằng sau hàng ngàn quan chức Trung Quốc tự sát
Văn hóa cổ truyền của Việt Nam hay Trung Quốc đều cho thấy rằng làm việc thiện gặp thiện báo, làm điều ác gặp ác báo. Điều này quả là ứng với tình hình quan trường Trung Quốc hiện nay.
Vừa qua, truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vừa đưa tin về ông Vương Hồng Bác (Wang Hongbo, Phó giám đốc nhà tù Cẩm Châu) treo cổ tự tử và đặt ra nhiều vấn đề về cái chết của quan chức này. Phía chính quyền thông báo nguyên nhân cái chết là do uất ức, nhưng vì sao uất ức thì không thấy đề cập đến. Giới quan sát cho rằng, phía sau những vụ quan chức tự sát vì “uất ức” có những vấn đề mà chính quyền ĐCSTQ né tránh.
Theo thông tin trang mạng của Ban quản lý nhà tù Liêu Ninh đưa ngày 12/11, ông Vương Hồng Bác, Phó giám đốc nhà tù Cẩm Châu vì uất ức đã thắt cổ tự tử trong nhà vào ngày 6/11/2015.
Theo tài liệu, nhà tù Cẩm Châu là một trong những nhà tù lớn nhất của tỉnh Liêu Ninh, chủ yếu giam giữ những phạm nhân bị tù có thời hạn 10 năm trở lên.
Quan trường đang từng bước tan rã
Trong vài năm gần đây, số quan chức ĐCSTQ chết do tự sát không ngừng gia tăng. Theo thống kê của trang mạng quan chức Trung Quốc, từ cuối tháng 8/2003 đến đầu tháng 4/2014, số quan chức Trung Quốc chết vì tự sát là 112 người.
Tuy nhiên giới quan sát cho rằng con số thực tế vượt xa. Theo số liệu thống kê của Ủy ban Kỷ luật Trung ương (UBKLTW) trong năm 2013, có đến hơn 16.000 quan chức Trung Quốc đại lục mất tích, chạy ra nước ngoài, tự sát. Trong đó số tự sát hơn 1.200 người.
Theo nhiều trang thông tin ngoài Trung Quốc, đằng sau những vụ quan chức tự sát vì uất ức có ẩn chứa nguyên nhân sâu xa. Sau khi tập đoàn Giang Trạch Dân phát động bức hại Pháp Luân Công, qua thời gian dài suốt 16 năm, có vô số quan chức tự sát có liên quan đến bức hại Pháp Luân Công. Ông Vương Hồng Bác, Phó giám đốc nhà tù Cẩm Châu khi còn sống cũng là một kẻ tích cực tham gia đàn áp Pháp Luân Công, bị Tổ chức Quốc tế điều tra Pháp Luân Công xếp vào danh sách đối tượng truy cứu.
Nhà tù Cẩm Châu cũng là một nơi đã áp dụng những kiểu tra tấn tàn bạo đối với những học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ phi pháp. Trong đó những thủ đoạn thường được nhà tù này áp dụng đối với học viên Pháp Luân Công có thể kể như: không cho tù nhân ngủ, không cho người nhà viếng thăm, dùng tiền và giảm thời gian thụ án để khuyến khích giám ngục và những phạm nhân khác tăng cường đàn áp học viên Pháp Luân Công.
Vào đầu tháng 3/2012, dưới sự chỉ đạo của Phó Ngục trưởng Vương Học, nhà tù này bắt đầu thực hiện các biện áp khủng bố tinh thần và đày đọa thể xác với học viên Pháp Luân Công, ép họ phải bỏ tín ngưỡng. Bọn ác ôn đã áp dụng bức hại “kiểu bánh xe”, cho nhốt học viên Pháp Luân Công vào một phòng kín và không cho ngủ trong suốt 24 tiếng, cho các phạm nhân khác thay phiên trực liên tục, ép học viên Pháp Luân Công phải từ bỏ tu luyện cho đến khi tinh thần suy sụp.
Các quan chức đàn áp Pháp Luân Công mục đích là muốn vì được khoản tiền thưởng hậu hĩnh và thăng quan tiến chức. Nhưng đến nay, Tập Cận Bình đẩy nhanh chiến dịch chống tham nhũng, nhiều quan chức lớn nhỏ nằm trong tầm ngắm, và trùng hợp thay họ đều là những người từng rất hăng hái đàn áp Pháp Luân Công.
Thiện ác báo ứng là lời dạy do tổ tiên để lại
Tháng 5/2012, học viên Pháp Luân Công Lữ Khai Lợi (Lu Kaili) bị bức hại tại nhà tù Cẩm Châu đến bại liệt, đại tiểu tiện không làm chủ được, cuộc sống bị mất tự do, nhưng người nhà phạm nhân vẫn không được thăm hỏi. Người nhà học viên Lữ Khai Lợi vì muốn mời luật sư biện hộ đã bị ông Vương Hồng Bác cho người ngăn cản và đe dọa, khi đó ông Vương Hồng Bác tuyên bố: “Chúng tao phải đàn áp Pháp Luân Công.”
Vương Hồng Bác vì tham gia bức hại tàn nhẫn khiến tinh thần ông ta cũng suy sụp đến nỗi tự sát, phía chính quyền ĐCSTQ thông báo ông Vương Hồng Bác bị “chứng uất ức”. Tổ chức Quốc tế Điều tra đàn áp Pháp Luân Công còn đặc biệt chú ý đến những nhân vật khác liên quan đến hoạt động của nhà tù này như: Trương Phàm (Zhang Fan, Trưởng ban Tư pháp tỉnh Liêu Ninh, cựu Giám đốc nhà tù Cẩm Châu; Vương Chiêm Sở (Wang Zhansuo, Giám đốc nhà tù), Vương Học (Wang Xue) và An Chí Cương (An Zhigang, Phó Giám đốc), Ngô Húc (Wu Xu, Chính ủy), Cao Khoan (Gao Kuan, Trưởng ban Chính trị), Thái Lập Tân (Cai Lixin, Phó trưởng ban giáo dục), Vương Hồng Đào (Wang Hongtao, Chủ nhiệm phòng Thụ lý), Thôi Nguyên Kỳ (Cui Yuanqi, Đại đội trưởng Khu giam số 1), Lưu Hồng Vĩ (Liu Hongwei, Giám ngục).
Giới quan sát phân tích cho rằng, chính sách bức hại của tập đoàn Giang Trạch Dân với Pháp Luân Công hiện không còn là sự bảo đảm trong quan trường ĐCSTQ, bộ máy lãnh đạo mới hiện nay dùng danh nghĩa chống tham nhũng và tập trung xử lý hàng loạt những đối tượng trong phe thất thế này. Trước đây khi Giang Trạch Dân còn thế lực không ai dám động đến nhóm này, tuy nhiên tình hình hiện đã khác, họ có thể bị tóm bất cứ lúc nào. Trước đây vì tham gia bức hại Pháp Luân Công nên tinh thần luôn căng thẳng, hiện giờ lại đang từng bước bị thanh trừng, vì thế mà tinh thần những người này bị sức ép rất lớn.
Theo một bản điều tra năm 2010, đa số quan chức ĐCSTQ tự sát trong 10 năm qua đều từng giữ những chức vụ trong hệ thống Chính trị và Pháp luật. Những kẻ đầu xỏ tham gia bức hại Pháp Luân Công cùng ông Giang Trạch Dân như Chu Vĩnh Khang (cựu Bí thư Ban Chính trị và Pháp luật), Lý Đông Sinh (Chủ nhiệm phòng 610) đều ngã ngựa. Chỉ 3 tháng sau Đại hội 18 ĐCSTQ đã có gần 500 quan chức phụ trách Chính trị và Pháp luật bị tóm, 12 quan chức cao cấp trong ban này tự sát.
Cùng với kế hoạch “đả hổ” của ông Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn đang ngày càng mạnh mẽ, quan trường Trung Quốc luôn trong tình trạng căng thẳng cao độ, cùng với tình trạng nhiều người bị tóm, vô số người khác vì quá lo lắng nên bị uất ức khiến phải tự sát, có những cái chết vô cùng ly kỳ. Có phân tích cho rằng, lời dạy của người xưa “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo” đang ứng nghiệm trong quan trường Trung Quốc hiện nay, bọn họ vì tham gia bức hại tàn nhẫn Pháp Luân Công nên đang bắt đầu bị báo ứng.
Theo daikynguyenvn.com
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
“Thiện ác báo ứng” đằng sau hàng ngàn quan chức Trung Quốc tự sát
Văn hóa cổ truyền của Việt Nam hay Trung Quốc đều cho thấy rằng làm việc thiện gặp thiện báo, làm điều ác gặp ác báo. Điều này quả là ứng với tình hình quan trường Trung Quốc hiện nay.
Vừa qua, truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vừa đưa tin về ông Vương Hồng Bác (Wang Hongbo, Phó giám đốc nhà tù Cẩm Châu) treo cổ tự tử và đặt ra nhiều vấn đề về cái chết của quan chức này. Phía chính quyền thông báo nguyên nhân cái chết là do uất ức, nhưng vì sao uất ức thì không thấy đề cập đến. Giới quan sát cho rằng, phía sau những vụ quan chức tự sát vì “uất ức” có những vấn đề mà chính quyền ĐCSTQ né tránh.
Theo thông tin trang mạng của Ban quản lý nhà tù Liêu Ninh đưa ngày 12/11, ông Vương Hồng Bác, Phó giám đốc nhà tù Cẩm Châu vì uất ức đã thắt cổ tự tử trong nhà vào ngày 6/11/2015.
Theo tài liệu, nhà tù Cẩm Châu là một trong những nhà tù lớn nhất của tỉnh Liêu Ninh, chủ yếu giam giữ những phạm nhân bị tù có thời hạn 10 năm trở lên.
Quan trường đang từng bước tan rã
Trong vài năm gần đây, số quan chức ĐCSTQ chết do tự sát không ngừng gia tăng. Theo thống kê của trang mạng quan chức Trung Quốc, từ cuối tháng 8/2003 đến đầu tháng 4/2014, số quan chức Trung Quốc chết vì tự sát là 112 người.
Tuy nhiên giới quan sát cho rằng con số thực tế vượt xa. Theo số liệu thống kê của Ủy ban Kỷ luật Trung ương (UBKLTW) trong năm 2013, có đến hơn 16.000 quan chức Trung Quốc đại lục mất tích, chạy ra nước ngoài, tự sát. Trong đó số tự sát hơn 1.200 người.
Theo nhiều trang thông tin ngoài Trung Quốc, đằng sau những vụ quan chức tự sát vì uất ức có ẩn chứa nguyên nhân sâu xa. Sau khi tập đoàn Giang Trạch Dân phát động bức hại Pháp Luân Công, qua thời gian dài suốt 16 năm, có vô số quan chức tự sát có liên quan đến bức hại Pháp Luân Công. Ông Vương Hồng Bác, Phó giám đốc nhà tù Cẩm Châu khi còn sống cũng là một kẻ tích cực tham gia đàn áp Pháp Luân Công, bị Tổ chức Quốc tế điều tra Pháp Luân Công xếp vào danh sách đối tượng truy cứu.
Nhà tù Cẩm Châu cũng là một nơi đã áp dụng những kiểu tra tấn tàn bạo đối với những học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ phi pháp. Trong đó những thủ đoạn thường được nhà tù này áp dụng đối với học viên Pháp Luân Công có thể kể như: không cho tù nhân ngủ, không cho người nhà viếng thăm, dùng tiền và giảm thời gian thụ án để khuyến khích giám ngục và những phạm nhân khác tăng cường đàn áp học viên Pháp Luân Công.
Vào đầu tháng 3/2012, dưới sự chỉ đạo của Phó Ngục trưởng Vương Học, nhà tù này bắt đầu thực hiện các biện áp khủng bố tinh thần và đày đọa thể xác với học viên Pháp Luân Công, ép họ phải bỏ tín ngưỡng. Bọn ác ôn đã áp dụng bức hại “kiểu bánh xe”, cho nhốt học viên Pháp Luân Công vào một phòng kín và không cho ngủ trong suốt 24 tiếng, cho các phạm nhân khác thay phiên trực liên tục, ép học viên Pháp Luân Công phải từ bỏ tu luyện cho đến khi tinh thần suy sụp.
Các quan chức đàn áp Pháp Luân Công mục đích là muốn vì được khoản tiền thưởng hậu hĩnh và thăng quan tiến chức. Nhưng đến nay, Tập Cận Bình đẩy nhanh chiến dịch chống tham nhũng, nhiều quan chức lớn nhỏ nằm trong tầm ngắm, và trùng hợp thay họ đều là những người từng rất hăng hái đàn áp Pháp Luân Công.
Thiện ác báo ứng là lời dạy do tổ tiên để lại
Tháng 5/2012, học viên Pháp Luân Công Lữ Khai Lợi (Lu Kaili) bị bức hại tại nhà tù Cẩm Châu đến bại liệt, đại tiểu tiện không làm chủ được, cuộc sống bị mất tự do, nhưng người nhà phạm nhân vẫn không được thăm hỏi. Người nhà học viên Lữ Khai Lợi vì muốn mời luật sư biện hộ đã bị ông Vương Hồng Bác cho người ngăn cản và đe dọa, khi đó ông Vương Hồng Bác tuyên bố: “Chúng tao phải đàn áp Pháp Luân Công.”
Vương Hồng Bác vì tham gia bức hại tàn nhẫn khiến tinh thần ông ta cũng suy sụp đến nỗi tự sát, phía chính quyền ĐCSTQ thông báo ông Vương Hồng Bác bị “chứng uất ức”. Tổ chức Quốc tế Điều tra đàn áp Pháp Luân Công còn đặc biệt chú ý đến những nhân vật khác liên quan đến hoạt động của nhà tù này như: Trương Phàm (Zhang Fan, Trưởng ban Tư pháp tỉnh Liêu Ninh, cựu Giám đốc nhà tù Cẩm Châu; Vương Chiêm Sở (Wang Zhansuo, Giám đốc nhà tù), Vương Học (Wang Xue) và An Chí Cương (An Zhigang, Phó Giám đốc), Ngô Húc (Wu Xu, Chính ủy), Cao Khoan (Gao Kuan, Trưởng ban Chính trị), Thái Lập Tân (Cai Lixin, Phó trưởng ban giáo dục), Vương Hồng Đào (Wang Hongtao, Chủ nhiệm phòng Thụ lý), Thôi Nguyên Kỳ (Cui Yuanqi, Đại đội trưởng Khu giam số 1), Lưu Hồng Vĩ (Liu Hongwei, Giám ngục).
Giới quan sát phân tích cho rằng, chính sách bức hại của tập đoàn Giang Trạch Dân với Pháp Luân Công hiện không còn là sự bảo đảm trong quan trường ĐCSTQ, bộ máy lãnh đạo mới hiện nay dùng danh nghĩa chống tham nhũng và tập trung xử lý hàng loạt những đối tượng trong phe thất thế này. Trước đây khi Giang Trạch Dân còn thế lực không ai dám động đến nhóm này, tuy nhiên tình hình hiện đã khác, họ có thể bị tóm bất cứ lúc nào. Trước đây vì tham gia bức hại Pháp Luân Công nên tinh thần luôn căng thẳng, hiện giờ lại đang từng bước bị thanh trừng, vì thế mà tinh thần những người này bị sức ép rất lớn.
Theo một bản điều tra năm 2010, đa số quan chức ĐCSTQ tự sát trong 10 năm qua đều từng giữ những chức vụ trong hệ thống Chính trị và Pháp luật. Những kẻ đầu xỏ tham gia bức hại Pháp Luân Công cùng ông Giang Trạch Dân như Chu Vĩnh Khang (cựu Bí thư Ban Chính trị và Pháp luật), Lý Đông Sinh (Chủ nhiệm phòng 610) đều ngã ngựa. Chỉ 3 tháng sau Đại hội 18 ĐCSTQ đã có gần 500 quan chức phụ trách Chính trị và Pháp luật bị tóm, 12 quan chức cao cấp trong ban này tự sát.
Cùng với kế hoạch “đả hổ” của ông Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn đang ngày càng mạnh mẽ, quan trường Trung Quốc luôn trong tình trạng căng thẳng cao độ, cùng với tình trạng nhiều người bị tóm, vô số người khác vì quá lo lắng nên bị uất ức khiến phải tự sát, có những cái chết vô cùng ly kỳ. Có phân tích cho rằng, lời dạy của người xưa “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo” đang ứng nghiệm trong quan trường Trung Quốc hiện nay, bọn họ vì tham gia bức hại tàn nhẫn Pháp Luân Công nên đang bắt đầu bị báo ứng.
Theo daikynguyenvn.com